Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Xô viết Nghệ Tĩnh, phần 2


IV_Công tác tuyên truyền của Đảng trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
BTXV: 15:13-31/03/2009
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, công cuộc xây dựng đất nước ta diễn ra theo con đường đổi mới toàn diện được mở ra từ Đại hội VI của Đảng và chịu nhiều tác động của tình hình chính trị thế giới. Các thế lực thù địch đang âm mưu “diễn biến hoà bình”, kích động và đa nguyên chính trị và đa đảng để đối lập với Đảng cộng sản. Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng đây đó ở trong và ngoài nước đang lan truyền quan điểm sai trái, phủ nhận những thắng lợi vẻ vang mà cách mạng Việt Nam đã giành được bằng mồ hôi và xương máu của nhân dân ta. Thâm độc hơn nữa, các thế lực thù địch đang thổi phồng khuyết điểm của Đảng. Họ xuyên tạc bóp méo lịch sử, phủ nhận Đảng cộng sản, chủ nghĩa Mác - Lê nin. Vì vậy đấu tranh với những luận điệu phản động chống phá cách mạng và xây dựng những cứ liệu khoa học là nhiệm vụ của ngành khoa học xã hội. Việc giáo dục tuyên truyền sâu rộng trong quảng đại quần chúng nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghiã Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một việc làm cần thiết.
Công tác tuyên truyền trong bất cứ thời đại nào cũng nhằm phục vụ cho yêu cầu chính trị thời đại đó. Đảng ta muốn nắm được động lực chính của cách mạng tức là quần chúng công nông thì công tác tuyên truyền không thể thiếu được. Gần 70 năm hoạt động của Đảng, công tác tuyên truyền rất rộng lớn và cũng có bài viết về Đảng Cộng sản Việt Nam, kể cả các tác giả nước ngoài. Ngay cả Đảng Cộng sản Pháp khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra quyết liệt đã cho ra cuốn “ Một năm khủng bố và cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương” (Paris, 1931). Cuốn sách đã kịp thời nêu trước dư luận nhân dân nước Pháp và thế giới những tội ác đẫm máu của chính quyền thuộc địa đối với các chiến sỹ Xô Viết. Đặc biệt cần nhắc tới cuốn sách đã làm sôi nổi dư luận đương thời, cả ở Việt Nam và nước ngoài. Đó là cuốn “Đông Dương cấp cứu” của nữ văn sỹ Pháp Ăng đrây Vi ô lít (Andrée Viollis) viết sau chuyến bà sang thăm Đông Dương năm 1931. Cuốn sách đã kịch liệt tố cáo những thủ đoạn đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với các chiến sỹ cách mạng Việt Nam trong các nhà tù.
Năm 1933, đồng chí Hà Huy Tập( Tổng Bí thư của Đảng năm 1935) đã viết cuốn “Lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương” nhằm tổng kết kinh nghiệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ năm 1960 đến nay các chuyên đề về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã được các nhà sử học trong và ngoài nước nghiên cứu khá công phu, trong đó có việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng.
Để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin trong điều kiện đất nước đang chìm đắm trong vòng nô lệ là một vấn đề đòi hỏi người cách mạng phải kiên trì vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Lê nin đã từng nói rằng: Truyền bá các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong công chúng, thống nhất về mặt tổ chức những người công nhân giác ngộ theo cương lĩnh lý luận mác xít cách mạng, góp phần đắc lực và hoàn thiện Đảng cộng sản.
Bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sau khi bắt gặp Luận cương của Lê nin – con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam đã được mở ra, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin về Việt Nan. Người nói: mục đich tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo và dân làm. Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Nghị quyết hội nghị Trung ương tháng 10/1930 đã nhấn mạnh: Đảng phải mở rộng việc tuyên truyền cổ động(ra báo, sách, truyền đơn, diễn thuyết...). Tài liệu huấn luyện phải viết cho rõ ràng, dễ hiểu và in cho sạch sẽ”(Văn kiện Đảng bộ Nghệ An, tập I, BNC lịch sử Nghệ An, 1971, trang 94). Nghị quyết đó đã được cụ thể hoá trong các chỉ thị riêng biệt về công tác công hội, nông hội và các đoàn thể khác.
Xã hội Việt Nam nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng vào những năm đầu thế kỷ 20 còn chìm đắm trong vòng nô lệ. Chính sách ngu dân là một trong những thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp nhằm kìm hãm nhân dân Việt Nam trong dốt nát tối tăm để dễ bề cai trị. Ngày 30/12/1898, Bộ Thuộc địa Pháp đã ban hành một sắc lệnh bác bỏ việc thực hiện Luật Báo chí của Quốc hội Pháp năm 1881(một bộ luật ít nhiều mang tính chất tiến bộ). Ngày 24/10/1927, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cấm các tờ báo có nội dung tiến bộ.
Bên cạnh hàng loạt biện pháp bạo lực, bọn thống trị không quên dùng một thủ đoạn thâm độc mà tên thực dân cáo già trong làng báo thuộc địa Éc nét Ba buy đã tổng kết: Ngày nay bọn cộng sản dùng cách cổ động thì ta cũng lại phải tìm cách cổ động để đối phó lại mới được. Âm mưu của thực dân Pháp nhằm chống lại sự tuyên truyền của báo chí cách mạng đối với nhân dân. Chúng cho xuất bản một số báo phản động như: Hà Tĩnh tân văn(tháng 8/1928), Hoan Châu tân báo(1/1930), Thanh Nghệ Tĩnh tân văn(7/1930), Bình Phú tân văn(8/1930). Năm 1932, thực dân Pháp cho tư sản ở Nghệ Tĩnh ra tờ “Sao Mai”, tờ “Trung Kỳ tuần báo”. Để lợi dụng số thân sỹ trong Viện Dân biểu Trung Kỳ, Pháp cho xuất bản tờ “Tiếng Dân” tại Huế(ngày 10/8/1927). Song song với việc thi hành chính sách ngu dân về văn hoá, thực dân Pháp còn đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện.
Về mặt kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khổ cực, mất mùa đói kém thường xuyên nhưng các thứ thuế vẫn tăng. Người nông dân phải bỏ quê hương đi phu Cửa Rào, đồn điền Trạm Lụi, Phú Riềng...Người nông dân một cổ hai tròng. Có áp bức thì có đấu tranh. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 bùng lên mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì chưa có một đường lối cách mạng đúng đắn. Và chỉ có Nguyễn Ái Quốc mới tìm ra con đường cách mạng đúng đắn đó. Người đã sớm thấy báo chí là công cụ để đấu tranh vạch mặt tội ác của chủ nghĩa thực dân và tuyên truyền giác ngộ các dân tộc thuộc địa vùng lên tự giải phóng. Ngay từ những ngày đầu đặt chân trên đất Pháp, với vốn liếng tiếng Pháp còn ít những Nguyễn Ái Quốc đã viết báo đăng trên các báo như báo “Nhân đạo” và “Người cùng khổ” lên tiếng đòi tự do cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức.
Sau khi được trang bị tư tưởng mới nhờ sự tiếp cận với Luân cương của Lê nin và gia nhập Đảng cộng sản Pháp; Nguyễn Ái Quốc chuyển từ người yêu nước sang người cộng sản được trang bị chủ nghĩa Mác - Lê nin. Người nhận thức rất rõ: con đường cách mạng là phải đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện người cày có ruộng. Vậy muốn thực hiện hai nhiệm vụ đó, Đảng cách mạng phải coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và phải lấy công nông làm gốc, là động lực chính. Do đó một Đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lê nin không được xem nhẹ công tác tổ chức quần chúng. Một người đảng viên bắt buộc phải hoà mình với quần chúng công nông để tuyên truyền cách mạng, giáo dục đường lối của Đảng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Xác định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền nên khi mới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề này. Án nghị quyết của Trung ương toàn thể hội nghị lần thứ II(tháng 3/1931) đã đề ra nhiệm vụ: Tổ chức Bộ Cổ động tuyên truyền từ Trung ương - Xứ uỷ, tổng uỷ...và việc chọn người làm công tác đó cũng rất quan trọng , có chọn lọc và các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải kiểm tra và lãnh đạo chặt chẽ sát sao.
I. Cơ cấu tổ chức của công tác tuyên truyền trong Đảng:
Bộ phận tuyên truyền là một thành phần quan trọng trong tổ chức từ Xứ uỷ Trung Kỳ đến tận chi bộ cơ sở.
1. Xứ uỷ: Sau khi Đông Dương cộng sản Đảng ra đời( 17/6/1929) đã phân công đồng chí Trần Văn Cung và Nguyễn Phong Sắc vào chỉ đạo phong trào ở Nghệ Tĩnh. Ngay từ đầu, các đồng chí rất chú trọng đến công tác tuyên truyền. Vừa làm công tác xây dựng tổ chức Đảng vừa là người chịu trách nhiệm tuyên truyền ấn loát tài liệu, đồng chí Trần Văn Cung, Võ Mai, Nguyễn Phong Sắc đã từng bước một gây dựng cơ sở Đảng mạnh ở Nghệ Tĩnh. Theo tài liệu của mật thám Pháp để lại và qua hồi ký của những đảng viên hoạt động năm 1930-1931 như Nguyễn Phúc, Nguyễn Lợi, Chu Văn Biên, Võ Mai...chúng ta thấy rõ cơ cấu trong tổ chức của Xứ uỷ Trung Kỳ gồm các ban:
  • Ban Tuyên truyền: 3 người
  • Ban Công nhân: 3 người
  • Ban Nông dân: 3 người
  • Ban Thanh niên cộng sản: 3 người
  • Ban Chống đế quốc chủ nghĩa: 3 người
  • Ban Quân sự: 1 người
  • Ban Phụ nữ:
Qua đó chúng ta thấy rằng Ban Tuyên truyền là ban quan trọng nhất trong các ban của Xứ uỷ.
2. Tỉnh uỷ: Sơ đồ của tổ chức của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh năm 1931(bản gốc, do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ là Trần Húc vẽ bằng bút chì) chúng ta có thể hình dung được tổ chức của Tỉnh uỷ Nghệ An lúc bấy giờ.
Sơ đồ như sau:
* Trước khi thành lập Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: từ tháng 5/1930 đến 1/1931:
- Tỉnh bộ Hà Tĩnh có 5 đồng chí trong Ban Cán sự: đồng chí cán sự Tuyên truyền có vị trí thứ 3 sau đồng chí Bí thư và phó bí thư Tỉnh uỷ. Cán sự tuyên truyền phục trách tiểu ban tuyên truyền và ấn hành của tỉnh uỷ.
- Huyện uỷ: ban lãnh đạo huyện bộ gọi là Ban Trị sự: đồng chí Trị sự tuyên truyền phụ trách tiểu ban Tuyên truyền ấn hành
- Chi bộ: đồng chí tuyên truyền là uỷ viên Ban chấp hành chi bộ
- Tổ chức Nông hội (gọi là tỉnh Bộ Nông) cũng được cơ cấu các thành phần như Tỉnh uỷ. Đồng chí phụ trách tuyên truyền từ cấp tỉnh đến xã đều nằm trong Ban cán sự.
* Thành lập ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Tháng 1/1931: phong trào đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của tỉnh đảng bộ lên cao, công tác tuyên truyền đòi hỏi yêu cầu cao hơn.
- Ban Thường vụ gồm: Bí thư, tuyên truyền và quần chúng. Uỷ viên Thường vụ phụ trách Tiểu ban tuyên truyền(có ba người) và Tiểu ban ấn hành( 3 người)
- Trong tổ chức Huyện uỷ, tổng uỷ và chi bộ: đồng chí làm công tác tuyên truyền cấp nào thì thuộc Ban Thường vụ cấp đó.
- Tỉnh đoàn Thanh niên: xác định thanh niên là lực lượng xung kích của Đảng nên công tác tuyên truyền giáo dục trong tổ chức Thanh niên được quan tâm đặc biệt, vai trò của công tác tuyên truyền cũng được đặt trong Ban Thường vụ từ cấp Tỉnh đến tận chi bộ Đoàn.
- Tổ chức Nông hội: đồng chí phụ trách tuyên truyền là uỷ viên Ban Thường vụ từ cấp Tỉnh đến Xã bộ nông
Tóm lại: về mặt tổ chức, Đảng ta đã đặt công tác tuyên truyền vào vị trí quan trọng từ Trung ương xuống tận cơ sở. Như vậy thường xuyên quán triệt được các chủ trương. nghị quyết của cấp trên, mặt khác có sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền phát triển mạnh trong quần chúng cách mạng làm tiền đề cho phong trào đấu tranh ngày càng lên cao.
II. Vai trò của cán bộ tuyên truyền và hình thức tuyên truyền:
1.Vai trò cán bộ tuyên truyền:
Người cán bộ tuyên truyền là người có vai trò quan trọng trong việc đưa ý trưỏng của chủ nghĩa Mác - Lê nin vào quần chúng nhân dân. Đó là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng. Trung ương Đảng dã có nghị quyết về việc chọn cán bộ tuyên truyền tại Hội nghị lần thứ II(tháng 3/1931): “Công việc cổ động tuyên truyền rất phiền phức, vậy nên... lựa chịn người bổ sung vào bộ ấy thì phải đặc biệt chú ý về nền tư tưởng và cái xu hướng của họ. Không nên giao trách nhiệm cho những người có những tư tưởng hoặc xu hướng không hợp với tư tưởng và con đường chánh trị của Đảng”(Văn kiện Đảng bộ Nghệ An” tập 2, Ban nghiên cứu Lịch sử Nghệ An, năm 1971, tr. 192).
Đó là những người có sẵn bầu nhiệt huyết, hiểu biết, nhanh nhẹn hoạt bát. Dám đấu tranh trực diện với kẻ thù lúc tuyên truyền cho binh lính hay đi đầu trong các đoàn biểu tình. Ban tuyên truyền tỉnh uỷ Nghệ An có đồng chí Đặng Chính Kỷ là trưởng ban, trưởng ban tỉnh uỷ Hà Tĩnh là đồng chí Lê Lộc. Mỗi huyện có một ban riêng như đã nói ở trên. Họ vừa là người biên cho các báo, làm thơ, vè...vừa là người tuyên truyền giác ngộ quần chúng như đồng chí Nguyễn Phong sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật, Hoàng Văn Tâm, Lê Xuân Đào...
2. Các hình thức tuyên truyền:
Để tuyên truyền cách mạng vào quần chúng nhân dân, Đảng ta đã sử dụng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, vừa công khai vừa bí mật.
a. Hình thức bí mật:
Báo chí là một hình thức tuyên truyền bí mật đặc sắc của các tổ chức Đảng. Báo chí thực sự là một mặt trận rất ác liệt mà ở đó các chiến sỹ cách mạng phải trả bằng máu và trí sáng tạo của mình để hoàn thành sứ mạng vẻ vang của báo chí vô sản mà Lê nin đã vạch ra: Tờ báo không những là người tuyên truyền tập thể và báo chí của Đảng không những hoạt động với tư cách là một cơ quan báo chí mà còn là với tư cách là một tế bào tổ chức.
Nhằm tuyên truyền giác ngộ công nhân và nông dân đấu tranh, các tổ chức của Đảng cộng sản dã in ấn lưu hành bí mật nhiều tờ báo cách mạng.
* Báo chí của Xứ uỷ Trung Kỳ:
Tháng 6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng đã phái đồng chí Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ An cùng Võ Mai lập ra Xứ bộ Trung Kỳ. Ban chỉ đạo và cơ quan ấn loát của Xứ uỷ đặt tại Vinh. Tờ báo “Bônsơvích” ra đời nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng(tháng 7/1929). Đến tháng 8/1929 ra báo Công hội”. tháng 10/1929 ra báo “Công Nông Binh”. Sau hội nghị hợp nhất của Đảng ngày 3/2/1930, đồng chí Nguyễn Phong Sắc chính thức được cử phụ trách Xứ uỷ Trung Kỳ kiêm trực tiếp chỉ đạo phong trào Nghệ An. Từ đó cơ sở Đảng ở Nghệ Tĩnh phát triển mạnh và việc cần thiết của công tác giáo dục truyền thống của Đảng trong đó vai trò của báo chí nổi lên hàng đầu. Đó cũng là cơ sở cho hoạt động báo chí của Đảng ở Nghệ Tĩnh trở nên phong phú và mang nhiều sắc thái.
Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra, số báo “Người Lao khổ” đầu tiên của Xứ uỷ Trung Kỳ ra mắt. Tên tuổi tờ báo này gắn chặt với cao trào 1930-1931. Nó góp phần trực tiếp chỉ đạo và tổ chức cuộc “Tổng diễn tập” đầu tiên của cách mạng tháng Tám nước ta. Số 2 của tờ báo ra ngày 2/5/1930 đã góp phần cổ vũ phong trào cách mạng tiến lên. “Người Lao khổ” không những được phát hành rộng rãi trong toàn xứ mà còn được tuyên truyền ra khắp toàn quốc; thông báo tình hình đấu tranh và kêu gọi cả nước hưởng ứng. Đến tháng 10/1930, tờ “Người Lao khổ” đổi tên thành “Lao Khổ”. Từ số 25 ra ngày 10/1/1931, tờ “Lao Khổ” lại đổi tên là “ Công Nông Binh”(kỷ niệm Liên hiệp công nông binh Đông Dương, kỷ niệm Bến Thuỷ đấu tranh)
Tháng 6/193, Xứ uỷ Trung Kỳ ra tuyên bố thủ tiêu tờ “Công Nông Binh” và “Tranh đấu”, ra tờ “ Vô sản” làm cơ quan cho Xứ và tờ “Chỉ đạo” để chống lại hoạt đầu chủ nghĩa trong Đảng và sửa lại cách làm việc của Đảng.
* Báo chí của các Tỉnh uỷ và Huyện uỷ:
Mặc dù lưu hành trong các vùng hẹp, có đối tượng và người đọc riêng, nhưng tờ báo của các tỉnh là sự cụ thể hoá công tác chỉ đạo của Đảng . Thực sự là những tế bào tổ chức gắn chặt với những hoạt động cách mạng của quần chúng. Trong Nghị quyết của Trung ương tháng 10/1930 đã lưu ý nhiều đến việc ra những tờ báo địa phương, báo “Sản nghiệp”. Đến tháng 4/1931, Xứ uỷ Trung Kỳ đã ra Nghị quyết nhấn mạnh: Muốn cho báo phong phú về nội dung cách mạng và lôi cuốn người đọc và nhất là làm cho quần chúng nhận diện thấy tờ báo Đảng là tờ báo của mình và duy trì lấy tờ báo thì “ các tỉnh uỷ, huyện uỷ quan trọng phải cốt sức ra báo, tổ chức việc làm báo và khuyến khích cho các chi bộ, nhất là các chi bộ nhà máy phải ra báo sản nghiệp. Phải để cho chi bộ tự viết bài lấy, tự in lấy, tự kiếm tiền duy trì lấy báo” (Văn kiện Đảng bộ Nghệ An, tập II, năm 1971, trang 213).
Báo “Tiến lên” cơ quan tuyên truyền của tỉnh đảng bộ Nghệ An ra đời khoảng tháng 5/1930. Hiện nay còn lại 6 số rải rác từ năm 1931-1932. Đến tháng 5/1933 thay tên “Tiến lên” bằng tờ “Tự cứu”. Khu bộ Vinh có tờ “ Chuông vô sản” ra đời khoảng giữa năm 1931, nhưng đến đầu năm 1932 đổi tên là “Cờ dẫn đạo”. Đến ngày 15/2/1932 (từ số 2) lấy tên là “Sóng cách mạng” ra mỗi tháng 2 kỳ.
Báo “Bước tới” của tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh
Vào cuối năm 1929, tờ báo quần chúng bí mật đầu tiên ở Nghệ An xuất hiện. Tờ “Xích Sinh” cơ quan ngôn luận của Sinh hội Đỏ trường Quốc học Vinh và do đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo. Đến giữa năm 1930 đổi tên là “Người học trò” và sang năm 1931 đổi tên là “Học sinh”.
Song song với các tờ báo của Xứ uỷ, tỉnh uỷ và các huyện đảng bộ cho in tờ báo cơ quan ngôn luận của huyện mình dùng tuyên truyền cổ động các cấp. Các loại báo của các cấp uỷ Đảng ra đời và được lưu hành rộng rãi: Báo “Tự cứu” của huyện Can Lộc, “Tiếng gọi” của huyện Thạch Hà, “Cổ động” của huyện Đức Thọ, “Bước Tới” của Cẩm Xuyên. Ở Nghệ An, huyện bộ Anh Sơn ra báo “Gương vô sản”, huyện bộ Quỳnh Lưu với báo “Lao động” , báo “Nhà quê” của huyện Thanh Chương, báo “Giác ngộ của huyện Nam Đàn, “Dân nghèo” của huyện Nghi Lộc...
Ngoài ra, các cơ quan ngôn luận của Xứ uỷ, tỉnh uỷ còn in lại các báo của Trung ương như báo “Búa liềm”, “Cờ đỏ”, “Bôn sơ vích” nhằm báo đảm sự chỉ đạo của Trung ương thông qua cơ quan ngôn luận của mình trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn về ấn loát và phát hành. Vì thế các loại báo này đều có chữ “Tỉnh uỷ Nghệ An in lại”. Những tờ báo của Trung ương được phát hành xuống tận địa phương và cũng có một số chi bộ in lại một lần nữa.
Như vậy là trong quá trình vận động cách mạng ngay sau khi Đảng ta mới ra thành lập, báo chí vô sản ở Nghệ Tĩnh đã trở thành một vũ khí sắc bén mà các tổ chức Đảng luôn luôn coi trọng trong việc chỉ đạo và phát huy sức mạnh; xứng đáng với sứ mạng vẻ vang của mình “là những người tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể” như Lê nin đã từng nói.
* Các tác phẩm, Nghị quyết và truyền đơn của Đảng:
Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các tác phẩm nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối cách mạng vô sản đã được bí mật chuyển về Việt Nam nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng qua các đường thuỷ bộ. Về đến địa phương, các cấp uỷ Đảng dùng in lại để tuyên truyền sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, Nhật ký chìm tàu, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản...Nhân dân ta đã bí mật chuyền tay nhau đọc các tác phẩm đó. Nhiều người thuộc lòng nội dung tác phẩm “Nhật ký chìm tàu” của Nguyễn Ái Quốc.
Tại các trường học, học sinh tìm và đặt mua nhiều sách báo từ Pháp để tìm hiểu về chủ nghĩa cộng sản. Lê Lộc, một học sinh Quốc học Vinh (khoá 1926-1929) đã kể rằng: “Con đường cách mạng Việt Nam không thể tiến hành bằng phương pháp cải lương mà bằng phương pháp bạo lực ...không thể dựa vào sự ban ơn của các nước đế quốc luôn luôn muốn thôn tính thuộc địa, mà phải hướng về Nga Xô Viết, một nhà nước công nông đã xoá bỏ ách người bóc lột người. Nhưng bước đi thế nào thì vẫn còn là ẩn số cần phải tìm hiểu thêm. Được biết ở Pháp có nhà xuất bản có rất nhiều sách về chủ nghĩa xã hội...Chúng tôi gửi tiền trước cho nhà xuất bản xã hội đặt mua sách... Chúng tôi nhận được các sách như: “ Triết yếu Mã Khắc Tư, “Cộng sản nhập môn”, “Những bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa cộng sản”, “Làm gì”. Các sách này được truyền tay nhau trong đám học sinh”( Đặc san “ 70 năm Quốc học Vinh- Huỳnh Thúc Kháng” năm 1990, tr. 31).
Song song với việc in và phát hành các tác phẩm cách mạng, ra các tờ báo của các cấp bộ Đảng. Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Xứ uỷ, Tỉnh uỷ, đều được in thành truyền đơn phân phát xuống tận cơ sở. Thực sự truyền đơn là hình thức sơ khai của báo chí vô sản như Lê nin đã từng nhận định có vai trò rất lớn trong công tác tuyên truyền giác ngộ quần chúng. Đó là những lời hiệu triệu kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh. Các tổ chức quần chúng như tổng Sinh hội Nghệ An đêm 22/1/1930 rải truyền đơn ở trường Quốc học Vinh kêu gọi học sinh gia nhập Sinh hội Đỏ. Ngày 25/4/1930, tổng Sinh hội kêu gọi học sinh tẩy chay cuộc diễn thuyết của Tổng đốc Nghệ An Hồ Đắc Khải. Truyền đơn của tổng Nông hội, Phụ nữ, Công hội...rải khắp nơi trước và sau các cuộc đấu tranh của nhân dân nhằm phát động và cổ vũ phong trào đấu tranh.
* Băng cờ khẩu hiệu:
Ngơài việc lưu hành báo chí, rải truyền đơn...hình thức tuyên truyền cổ động bằng băng cờ, biểu ngữ được Đảng ta rất quan tâm và có sự chỉ đạo cụ thể cho từng cuộc đấu tranh. Hình thức này có tác động trực tiếp, cổ vũ phong trào, tạo khí thế hừng hực sôi động cho quần chúng, tạo niềm tin cho quần chúng với Đảng. Băng cờ, biểu ngữ thường được treo ở những nơi tập trung quần chúng như đình làng, chợ, giếng nước, ngã ba đường, rạp hát, trại lính...để chuẩn bị cho các ngày lễ kỷ niệm lớn và quần chúng đấu tranh.
b. Hình thức tuyên truyền công khai:
Ngoài phương thức sử dụng báo chí, truyền đơn lưu hành trong điều kiện bí mật, các cấp bộ Đảng còn sử dụng hình thức hoạt động công khai hợp pháp nhằm tuyên truyền tinh thần yêu nước trong quảng đại quần chúng. Hình thức thơ ca truyền miệng ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga, ca ngợi tinh thần hy sinh anh dũng cua rngười cách mạng... Khí thế đấu tranh các mạng của quần chúng được thể hiện sôi nổi mãnh liệt:
Kìa Bến Thuỷ đứng dầu dậy trước,
Nọ Thanh Chương tiếp bước tiến lên.
Nam Đàn, Nghi Lộc Hưng Nguyên,
Anh Sơn Hà Tĩnh một phen dậy rồi.
                        (Đặng Chánh Kỷ- bài ca cách mạng)
Người dân thuộc lòng những bài thơ ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga, ca ngơi nước Nga Xô Viết. Đó là một thực tế tác động sâu sắc tới quần chúng cách mạng. Nhân dân ta đang sống trong vòng nô lệ của thực dân Pháp và phong kiến tay sai rất vui sướng khi được nghe nói về đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá của Liên Xô:
Có chính phủ công nông
Lên cầm quyền chính trị
Được tự do hội nghị...
Và đời sống kinh tế:
Nào ngô khoai lúa đỗ
Nào hoa quả bốn mùa...
Nuôi những người cô quả
Nuôi những kẻ già nua...
Và văn hoá xã hội:
Lại dạy khắp các sở
Nhân dân đều biết chữ
Cầm sách báo đều hay
Từ thợ thuyền dân cày
Ai ai đều xem được
                   (Trường Văn Lĩnh- Giới thiệu Liên Xô)
Vào năm 1930, để tuyên truyền được sâu rộng trong quần chúng, đồng chí Đặng Chính Kỷ(trưởng ban tuyên truyền tỉnh uỷ Nghệ An) đã sáng tác nhiều bài thơ theo lối “hát dặm” để phổ biến cho nhân dân, những bài thơ này rất dễ thuộc:
Công Nông Binh một phái
Anh em phải đồng tình
Quyết một dạ nhiệt thành
Để cùng nhau chiến đấu
Trận cuối cùng chiến đấu
                 (Tổng tập văn học Việt Nam, tập 31, khoa học XH. 1981, tr. 269)
Để giáo dục tư tưởng cũng như phương pháp hoạt động lúc bấy giờ, người dân thường thuộc lòng bài “Cách mạng huấn điều”:
Thơ từ giấy má,                                Hội nghị phải tính,
Hình ảnh thiếp danh.                      Lối chạy lời thưa.
Chớ để trong mình,                         Cổ bài, bàn cờ,
Khi thông sứ mạng.                        Thường nên dự bị.
Song song với thơ ca tuyên truyền, trong các làn điệu dân ca hò vè, kịch, tuồng... đều mang đậm sức sống cách mạng của người dân Nghệ Tĩnh. Truyền thống chống giặc cứu nước của ông cha trước đây được thể hiện lên sân khấu. Các vở tuồng Trưng Trắc, Trưng Nhị được diễn khắp nơi; để vở diễn thêm sinh động, họ mượn guơm giáo đồ tế khí bằng gỗ của các đình hoặc đền như: Đình Long Ân(Diễn Châu), đền Mượu(Nam Đàn)... Có nhiều làng thành lập tổ văn nghệ của thanh niên như: làng Nguyệt Bổng(huyện Thanh Chương), làng Hữu Biệt (huyện Nam Đàn). Những chiến sỹ trên mặt trận văn nghệ đó sau này trở thành cán bộ nòng cốt của Đảng.
Người cán bộ cách mạng trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tìm mọi cách để đưa tiếng nói của Đảng đến với quần chúng. Tại các buổi đấu tranh, lễ truy điệu hay phiên chợ, miễn là có từ 10 ngườ trở lên là cán bộ tuyên truyền đứng lên diễn thuyết cho đồng bào nghe. Ngày nay đi qua những di tích còn để lại như Bãi Phú Đầm(Kim Liên, Nam Đàn), Phù Xá(Hưng Nguyên), chợ Cồn(Thanh Chương) như vẫn còn vang vọng đâu đây tiếng kêu gọi đấu tranh của các chị Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Phia, Trần Thị Minh Châu...vai trò của chị em trong phương thức này rất quan trọng. Họ vừa là những người đi chợ hoặc là người tham gia các cuộc đấu tranh đồng thời vừa là cán bộ tuyên truyền cổ động thoắt ẩn, thoắt hiện nhanh nhẹn hoạt bát: như các chị Nguyễn Thị Phia, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Thiu, Phan Thị Ngọc Băng, Võ Thị Ngọ, Nguyễn Thị Năm....
Cực lắm rồi chị em ta hỡi!
Đứng mau lên mà cởi trói ra.
...Hô khẩu hiệu cờ hồng đi trước,
Chị em ơi cố bước tiến lên.
Trừ đế quốc cướp chính quyền,
Phá tan áp bức xây nên tự do.
Phụ nữ ta làm cho rõ mặt,
Cùng anh em ta dắt nhau đi...
                                 (Thơ khuyết danh)
Mưa dầm thấm lâu, người dân càng hiểu và tin tưởng hơn về Đảng về cách mạng.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng lên cao, khiến thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ. Chúng tìm mọi cách dìm phong trào vào trong biển máu. Tôn Thất Đàn( Thượng thư Bộ Hình) đã tuyên bố “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, Vô Nghệ Tĩnh bất bần”(có Nghệ Tĩnh không giàu, không có Nghệ Tĩnh không nghèo). Đồn bốt bọn thực dân dựng lên khắp nơi. Ngoài số đồn đã có sẵn từ truớc, đến tháng 2/1931 chúng dựng lên 28 đồn ở Nghệ An, nâng tổng số đồn ở Nghệ Tĩnh lên 60 cái. Bên cạnh đó chúng mở thêm nhà tù, các đồn binh trở thành nơi giam giữ các chiến sỹ cộng sản như: Triệu Dương, Kim Nhan(Anh Sơn), Cửa Rào (Tương Dương), Rạng (Thanh Chương)... Hàng ngàn chiến sỹ cách mạng bị bắt giam và đày đi Kon Tum, Lao Bảo, Ban Mê Thuột, Côn Đảo...Với tinh thần của người cộng sản, vì lý tưởng cách mạng, họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Các chiến sỹ cách mạng biến nhà tù thành trường học cộng sản. Các lớp học chính trị, quốc ngữ và ngoại ngữ được mở ra trong 4 bức tường nhà lao, lấy nền nhà làm giấy, nước lã làm mực, que tăm làm bút, nhiều người đã miệt mài học tập. Trong chốn lao tù đó, người cốngản vẫn trọn một niềm tin với Đảng:
Ai bảo đề lao chốn thảm sầu,
Ấy trường tranh đấu dạy cùng nhau.
Cho nền tư tưởng càng thêm rộng,
Về mặt tinh thần mãi tiến mau.
Đào tạo nhân tài cho cách mạng,
Trau dồi chiến sỹ lúc binh đao.
Hỡi ai là kẻ vì nhân loại,
Gặp hội chông gai chớ hoạt đầu
                          (Nhà lao cũng là trường học- Khuyết danh).
Trong lao tù, không có giấy bút, các đồng chí cộng sản vẫn xuất bản “Đề lao tuần báo”, “Tiếng nhà pha” và các tác phẩm văn học bằng miệng. Các tiểu thuyết miệng được chuyển thể thành kịch như vở “Giọt máu hồng” của đồng chí Hồ Tùng Mậu được hoan nghênh nhiệt liệt ở nhà lao Vinh năm 1931. Ở lao Kon Tum lập “Tao đàn ngục thất”, thơ ca được sáng tác để ca ngợi tinh thần hy sinh anh dũng của đồng chí mình và tin tuởng vào ngày thắng lợi của cách mạng. Mặt khác, các chi bộ nhà tù cũng được thành lập để chỉ đạo đấu tranh. Chi bộ nhà lao Vinh do Xứ uỷ trực tiếp chỉ đạo. Tại nhà lao Đồng Hới(Quảng Bình) lập chi bộ nhà lao(năm 1932), trong đó Ban Chấp hành gồm 4 tiểu tổ: phụ trách tuyên truyền là đồng chí Võ Thị Ngọ; phụ trách in tài liệu là đồng chí Nguyễn Trung Lục, Đinh Quế; phụ trách binh lính là Trần Mạnh Táo và Bí thư chi bộ là Lê Bá Cảnh; họ in báo “Bước tới” và báo “ Lao khổ” (Theo báo cáo ngày 18/1/1934 của Paul Humbert, chánh cảnh sát đặc biệt gửi chánh cảnh sát và Liêm phóng Trung Kỳ ở Huế).
Sau khi phong trào cách mạng lên cao, chính quyền Xô Viết được thành lập ở nhiều làng xã. Các xã bộ nông đứng ra điều hành công việc ở địa phương. Họ tiến hành cải cách hương thôn, xây dựng một số công trình văn hoá, tuyên truyền đồng bào xoá bỏ hủ tục mê tín lạc hậu, truyền bá chữ quốc ngữ cho nhân dân. Nhân dân trong các làng Xô Viết thực sự sống vui vẻ và hồ hởi.
Phương thức tuyên truyền của Đảng ta thật đa dạng và phong phú. Ngoài ra còn lợi dụng một số báo chí của địch xuất bản như “Tiếng dân”, “Đông Pháp”, “Công luận”... có đưa tin về các cuộc biểu tình của các vùng để tuyên truyền vận động quần chúng vững tin vào Đảng. Công tác tuyên truyền của Đảng ta phát triển mạnh tạo cơ sở vững chắc cho phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Gac- ni- ê(Garnier) tiểu đoàn trưởng chỉ huy khu Hà Tĩnh đã báo cáo lên Khâm sứ Trung Kỳ ngày 12/6/1931 như sau: “Đảng cộng sản đã có một mảnh đất chuẩn bị sẵn sàng, Đảng đã hoạt động với sự hiểu biết sâu sắc tâm lý dân chúng, theo nội dung chương trình và một phương pháp, biết khai thác tình trạng nghèo khổ của dân chúng, hứa hẹn với họ một cuộc sống hạnh phúc, cổ vũ và động viên tinh thần dân tộc, để sau đó tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản”.
3. Phương pháp ấn loát:
Trong điều kiện hoạt động bí mật vô cùng khó khăn, người cán bộ ấn loát tìm mọi cách để ra các tờ báo đúng kỳ, có chất lượng và đủ để phân phát về cơ sở . Phương pháp ấn hành thủ công là chủ yếu.
a. Phương pháp in thạch:
Trong điều kiện như vậy in thạch vừa đơn giản, nhanh và dễ xoá dấu vết mỗi khi ccó địch. Nguyên liệu in chủ yếu là thạch. Thạch là thứ dùng để giải khát(có sợ như sợi miến được chế từ rong biển). Thạch được nấu đổ vào khay(có thể mâm gỗ hoặc đồng) dàn phẳng để nguội. Lấy tờ truyền đơn hoặc báo úp lên mặt thạch, ta có chữ trái trên khuôn thạch(bản mẫu viết bằng mực, càng đậm mực bao nhiêu thì số lượng in ra càng nhiều bấy nhiêu). Sau đó dùng giấy trắng ép vào khuôn thạch vuốt thẳng, lấy lên được bản in như bản mẫu. Mỗi lần in được khoảng 80 đến 100 tờ. Lúc nào bản in trên thạch nhạt chữ thì phải đổ thạch vào nấu lại và viết bản mẫu khác.
Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật nên in tài liệu khó và vật tư cũng khó. Để có được thạch, các cơ sở Đảng phải đi chợ huyện hoặc chợ tỉnh để mua. Nếu không có thạch được chế sẵn thì phải mua cây rong về nấu, tốn thời gian hơn. Những thứ này lúc mua đưa ra khỏi chợ rất khó, phải cải trang khéo mới qua được vòng kiểm soát của địch. Cuối năm 1931, địch khủng bố mạnh tìnhhình hoạt động của Đảng vô cùng khó khăn. Các bộ phận ấn loát phải rút vào rừng sâu như Tràng Ri(Nam Đàn), Vều(Anh Sơn, núi Hồng Lĩnh ...Không có thạch, cán bộ ấn loát phải dùng bột nếp thay. Số lượng tài liệu in một lần được ít hơn. Song cũng đã có tài liệu truyền đơn chuyển về cơ sở để ổn định tinh thần của nhân dân.
b. Phương pháp in li tô:
Ngoài việc in thạch là phổ biến của các cơ sở ấn loát. phương pháp in li tô cũng góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng. In kiểu này khó hơn, cán bộ ấn loát phải dùng dao khắc chữ trái lên mặt đá phẳng, sau đó thoa muội đèn dầu hoả lên; lấy giấy trắng đặt vào mặt đá vuốt thẳng, lấy ra sẽ được một bản in. Phương pháp này phức tạp và lâu hơn vì khắc chữ lâu và dùngmột lần là phải bỏ vì nội dung lần sau khác. Tuy nhiên phương pháp này không có thạch vẫn làm được và tiện lợi vì điều kiện trongnúi rừng sẵn đá.
4. Địa bàn hoạt động:
Để vận chuyển được số truyền đơn và báo chí xuống cơ sở, người làm công tác giao thông phải nhanh nhẹn, cải trang thật giỏi. Phần lớn lực lượng giao thông là phụ nữ èa thanh niên trẻ. Họ cải trang làm người đi chợ, buôn hàng tấm, đi chăn trâu cắt cỏ hoặc là thợ cắt tóc hoặc là con gái lấy chồng xa nay về thăm cha mẹ đẻ... Đó là những phụ nữ như Hoàng Thị Tích(HưngNguyên), Mai Thị Đán(Diễn Châu), Lê Cảnh Cải(Thanh Chương), Nguyễn Thị Duệ (Vinh – Bến Thuỷ)...
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng ta đã nắm vững phương châm đó nên cơ sở Đảng năm 1930-1931 được xây dựng và phát triển triên trong hai tỉnh. Các cơ quan ấn loát được thành lập từ Xứ uỷ đến tận chi bộ. Người cộng sản sử dụng các cơ sở bí mật để làm nơi in tài liệu như: nhà thờ họ Hoàng Trần(Anh Sơn), họ Uông(Lộc Đa, Hưng Nguyên), Nguyễn Như, Lê ban, Nguyễn Đình Kình (Thanh Chương)...Đình, chùa, miếu và các hang ở trong rừng (hang Đá Chồng, Đá Bạc ở Hà Tĩnh .. cũng được sử dụng làm cơ sở ấn loát tài liệu Đảng; Và cũng có lúc in tài liệu tại các nhà giàu có tinh thần cách mạng khiến địch không nghi ngờ. Ngay ở thành phố Vinh, cơ sở ấn loát của Xứ uỷ Trung Kỳ được đặt tại nhà Nguyễn Hữu Diên(làng Yên Dũng Thượng) sau đó dời xuống làng Yên Lưu. Đi đến đâu cơ quan này cũng được nhân dân che chở bảo vệ chu đáo. Mặt khác khu nội trú của học sinh Hà Tĩnh cũng được sử dụng in truyền đơn cộng sản. Theo báo cáo ngày 4/3/1930 của công sứ Pháp ở Hà Tĩnh gửi Khâm sứ Trung Kỳ về việc bắt được truyền đơn và đồ dùng in tài liệu tại nhà trọ của học sinh Lê Bá Cảnh ở Hà Tĩnh. Thậm chí truyền đơn được in ngay trong trường Quốc học Vinh.
Ngoài việc ấn hành các tài liệu truyền đơn báo chí của Xứ uỷ, tỉnh uỷ, các cơ sở còn in lại truyền đơn, nghị quyết của Trung ương kêu gọi các tỉnh ủng hộ Nghệ Tĩnh Đỏ. Đó cũng là nguồn động viên cổ vũ lớn đối với phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh. Nhân dân Nghệ Tĩnh thấy được sự “chia lửa” với mình nên vững tin về Đảng về cách mạng.
III. Nội dung công tác tuyên truyền:
1. Tính chiến đấu:
Công tác tuyên truyền cổ động của Đảng nhằm giáo dục đảng viên, quần chúng nhân dân. Sự chỉ đạo của Đảng thông qua nghị quyết từ Trung ương đến địa phương; qua truyền đơn, báo chí vận động nhân dân đứng lên đấu tranh, ca ngợi tinh thần anh dũng của nhân dân. Báo “Người Lao khổ” số ra ngày 2/5/1930, sau khi cuộc biểu tình 1/5 nổ ra- Cuộc tổng bãi công mở đường hừng hực khí thế chiến đấu. Số đặc biệt này với những lời kêu gọi rất cảm động và đanh thép: “ Hỡi anh chị em thợ thuyền, dân cày, binh lính thanh niên học sinh !!! Hỡi anh chị em bị bóc lột đè nén ở An Nam.
Hơn một ngàn anh chị em dân cày và thợ thuyền tuần hành thị uy bữa 1/5 để kỷ niệm ngày Quốc tế lao động. Vì anh chị em đã tỏ thái độ rất dũng cảm và hết sức hy sinh để bênh vực quyền lợi cho tất cả anh chị em thanh niên nên bị bọn đế quốc chủ nghĩa Pháp bắn giết rất hung ác.. Cuộc đấu tranh ở An Nam đã đến ngày phải kịch liệt. Những một người trong anh em, chị em phải chết thì lại có hàng ngàn vạn anh em, chị em khác kế tiếp...Anh em, chị em không thể do dự được nữa. Phải nhớ lấy 6 người bị thảm sát ở Bến Thuỷ. Phải theo gương trước mà hăng hái hy sinh”. Báo chí lúc này đã vạch rõ trách nhiệm của quần chúng là “Phải tranh đấu mới giữ được quyền lợi, chỉ có cách mệnh mới giữ quyền lợi được ! chỉ có khi nào chúng ta cướp được chính quyền và xây dựng chính phủ Xô Viết công nông binh như ở Xô Viết Nga mới thiệt bênh vực cho chúng ta và quyền lợi của chúng ta mới thật vững vàng; Nếu bây giờ thôi tranh đấu thì đế quôc tưởng là mình yếu sức, nó thẳng tay trừng trị” (Báo “Lao khổ” số 17 ngày 5/10/1930).
Không chỉ dừng lại ở việc tường thuật mô tả, những tờ báo của Đảng đã kịp thời tổng hợp tình hình đấu tranh giúp cho công tác chỉ đạo các địa phương được sát sao như bài “ Kết quả của các cuộc biểu tình ở Nghệ An tháng 5 và 6/1930” (Báo “Người Lao khổ” ngày 13/7/1930). Hoặc nhân kỷ niệm một năm vụ tàn sát Hưng Nguyên (12/9/1930), báo “Chỉ đạo” của Xứ uỷ Trung Kỳ, “Tiến lên” của tỉnh uỷ Nghệ An đăng bài để ổn định tình hình và động viên tinh thần nhân dân.
Liên minh công nông là ưu điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh ở Nghệ Tĩnh là cơ sở tạo cho chính quyền Xô Viết ra đời ở hai tỉnh. Đánh giá đúng nhân tố đó và sự phối hợp nhịp nhàng của phong trào công nông và công tác binh vận “Người lao khổ” số đặc biệt ngày 6/9/1930 ca ngợi “ Lần đầu tiên mà công nông binh giúp nhau một trận...Tình đoàn kết đó đã phát sinh dưới bóng cờ đỏ...và làm cơ sở cho cuộc cách mạng vô sản sau này”.
Qua thơ văn truyền miệng thời kỳ này, thể hiện tínhchiến đấu của người chiến sỹ cách mạng thật kiên cường bất khuất. Những áng thơ văn được lưu truyền trong nhân dân thật hùng hồn. Ngay cả đến những bài văn tế cũng vậy. Sức mạnh truyền thống dân tộc được nhân lên nhiều với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Người cộng sản ngã xuống với nhận thức đầy đủ: hy sinh vì dân tộc, vì giai cấp vì nhân loại. Họ hiểu rõ vì ai mà chiến đấu, vì ai mà hiến máu. Cho nên những bài văn tế truy điệu khóc thương người chết mà vẫn hào hùng. Người ta tự hào với người đã chết. Trong những dịp này, tình đồng chí, tình bạn, nghĩa đồng bào được bồi dưỡng nâng cao. Người sống phải phải sống như thế nào ? Sống sao cho xứng đáng với người đã khuất, với xóm làng.
Song song với các phương thức tuyên truyền khác, truyền đơn của Đảng cộng sản Việt Nam đã kịp thời phát rộng trong hai tỉnh và cả nước kêu gọi nhân dân ủng hộ công nông Nghệ Tĩnh đấu tranh, kêu gọi kỷ niệm các ngày lễ lớn, tình đoàn kết đấu tranh được thể hiện hơn bao giờ hết.
2. Đấu tranh chống khủng bố:
Làn sóng đấu tranh của nhân dân lên cao, ảnh hưởng của Đảng sâu rộng trong quần chúng, chính vì vậy mà thực dân Pháp dùng khủng bố trắng để tiêu diệt Đảng. Tôn Thất Đàn đề ra chủ trương “cho bàn dân quy thuận với chính phủ”, Nguyễn Hữu Bài( Thượng thư Bộ lại- Viện trưởng Viện Cơ mật), chủ trương “lập hệ thống bang tá từ huyện trở xuống”. Trước tình hình đó, Thường vụ Trung ương ra thông cáo cho các Xứ uỷ ngày 3/1/1931, hướng dẫn cơ sở Đảng phương pháp chống khủng bố trắng: “ Phải bền lòng, phải kiên quyết mà tuyên truyền cổ động và tổ chức tranh đấu... bây giờ chúng ta phải xoay hướng về chính trị tranh đấu...phải tổ chức đội tự vệ”.
Ngày 25/1/1931 Thông báo hướng dẫn nhân dân chống đầu thú của Thường vụ Trung ương đã ổn định được tư tưởng cho nhân dân. Kỳ bộ Trung Kỳ ra khẩu hiệu: “Treo cờ đỏ, bỏ cờ trắng, không cờ vàng”. Để giáo dục quần chúng không được tự động, phải biết chờ thời cơ, chờ mệnh lệnh của tổ chức Đảng. Ban tuyên truyền tỉnh uỷ Nghệ An đã phổ biến miệng bài thơ khẳng định thắng lợi của phong trào và uốn nắn những chủ trưong lệch lạc:
Nay chưa phải cái trường chinh chiến,
Phải tính cho lợi tiện đôi đường.
Chớ nên tự động làm càn,
Khó khăn cho Đảng, phá tan phong trào
                                 (Tổng tập văn học, Tr. 343)
Truyền đơn của Đảng Cộng sản, báo “Công nông binh” số ra ngày 10/01/1931 ra lời kêu gọi nhân dân đấu tranh chống khủng bố sau vụ giết tri huyệ Nghi Lộc. Báo “Chỉ đạo” ra ngày 17/8/1931 đã nói rõ: “Chúng ta bây giờ đang ở vào lúc đế quốc thẳng tay khủng bố, lại vừa lúc quần chúng đã mệt. Trong thời kỳ đặc biệt này, phải hết sức mở rộng tuyên truyền và tranh đấu để lấy lại tinh thần quần chúng”.
Khi bị kẻ thù đàn áp dữ dội, phong trào phải tạm chuyển hướng và lắng xuống thì truyền đơn và báo chí cùng các hình thức tuyên truyền khác đã góp phần cổ vũ đảng viên và quần chúng giữ vững ý chí, nhanh chóng chuyển hướng đấu tranh: “Ngày nay không biểu tình, không bãi công, không phải vì sợ khủng bố của đế quốc mà khiếp nhược đâu, những thật ra chính sách của Đảng bây giờ là phải xoay về bí mật để chấn chỉnh nội bộ cho vững vàng thêm, khuyếch trương thế lực cho vững vàng thêm để dự bị cuộc đấu tranh rất cao về sau”(báo “Sóng cách mệnh”, số 2 ngày 15/3/1932)
3. Tính tổ chức:
Truyền đơn báo chí của Đảng đã kêu gọi phong trào công nông các tỉnh ủng hộ Nghệ Tĩnh, kêu gọi tinh thần đoàn kết quốc tế, nhân dân yêu chuộng hoà bình Pháp ủng hộ cách mạng Đông Dương. Ngoài ra trong công tác tổ chức, thông qua tuyên truyền hướng dẫn thanh niên, tự vệ, phụ nữ, nông hội, đồng tử quân đấu tranh, xây dựng tổ chức của giới vững mạnh. Rút kinh nghiệm trong cuộc bạo động non, thanh đảng; Thường vụ Trung ương có chỉ thị về vấn đề thanh đảng của Xứ uỷ Trung Kỳ (ngày 20/5/1931) của nhằm uốn nắn sai lầm, phê phán những biện pháp mạnh động trước âm mưu khiêu khích của kẻ thù. Đảng đã phê phán kịp thời những khuynh hướng cải lương tư sản của một số nhà yêu nước có tư tưởng ôn hoà cải lương. Tiêu biểu là cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo “Tiếng dân”. Sự phê phán này là hết sức cần thiết đặc biệt là đối với những quan điểm sai lầm có hại cho phong trào cách mạng. Tờ “Xích Sinh” ngày 15/1/1930 có bài chất vấn chủ bút báo “Tiếng dân”. Báo ”Vô sản” số tháng 10/1930 phản đối Bùi Quang Chiêu kêu gọi đánh đổ Đảng Lý nhân, Lập Hiến, đã vạch trần âm mưu mị dân của bọn đế quốc. Báo “Vô sản” ngày 29/7/1931 đã viết: “Ôi xảo quyệt thay là quân giặc Pháp, nguy hại thay là chính sách cải lương! Chúng ta phải đả đảo chính sách cải lương, để gỡ cái mặt nạ, xỏ lá của đế quốc Pháp và tôi tớ trung thành của nó”. Báo “Tiến lên” ngày 20/8/1931 với bài “Chính sách cải lương là một lợi hại khí rất độc hại của đế quốc chủ nghĩa Pháp phá cách mạng”; bài “Cách mệnh và cải lương” của báo “Sóng cách mệnh” số 2 ngày 25/3/1931.
4. Vấn đề uốn nắn tư tưởng:
Ngoài việc uốn nắn những sai lầm trong đấu tranh mà qua công tác tuyên truyền Đảng ta còn đi sâu vào những ấn đề cụ thể, sát với sinh hoạt hàng ngày của đảng viên. Tờ “Lao động” của huyện bộ Quỳnh Lưu ngày 13/9/1931 đăng tin huyện bộ quyết định khai trừ 2 đảng viên phạm khuyết điểm trong sinh hoạt. Quan điểm về tính tổ chức và kỷ luật của Đảng nhằm bảo đảm sự trong sạch và uy tín tuyệt đối với quần chúng thông qua vụ kỷ luật. Việc thi hành kỷ luật Đảng nhằm để giáo dục đảng viên. Án nghị quyết của tỉnh uỷ Nghệ An(Hội nghị ngày 29/1/1932) đã viết rõ: “ Tỉnh uỷ có 5 người(3 thường vụ 2 hội viên). Song có đồng chí Tá có tư tưởng bậy bạ, làm mất tín nhiệm Đảng. Nên Tỉnh uỷ quyết nghị hạ tầng công tác để ra ngoài cơ quan chỉ huy”(Văn kiện Đảng bộ Nghệ An tập 2, tr. 311)
Một nội dung khác không kém phần quan trọng trong công tác tư tưởng là : giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê nin, xây dựng Đảng, nâng cao trình độ giác ngộ cho đảng iên. Án nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (tháng 3/1932) đã đề ra nhiệm vụ: “Đào tạo ra một nền tư tưởng Bôn sơ vích là một việc rất quan trọng, bởi vậy Bộ Cổ động tuyên truyền phải đặc biệt chú ý về việc ấy...phải huấn luyện đảng viên và quần chúng vô sản theo tình thần chủ nghĩa Mác - Lê nin theo con đường chính trị đúng của Quốc tế cộng sản và của Đảng ta” (Văn kiện Đảng bộ Nghệ An tập 2, tr. 193-194).
Nghị quyết của trung ương đã được cụ thể hoá qua các bài viết của các báo Tỉnh uỷ. Báo “Tiến lên” (ngày 12/3/1932), “Sóng cách mệnh” (ngày 15/3/1932), truyên đơn của Đảng cộng sản... đều viết về Lê nin về cách mạng tháng Mười Nga, kỷ niệm Quảng Châu công xã, công xã Pa ri...làm cho quần chúng hiểu được ý nghĩa các ngày truyền thống và nó gắn chặt vào thực tế cách mạng nước ta qua những khẩu hiệu đấu tranh cụ thể. Mặt khác việc tuyên truyền còn có tính chất giáo dục sâu sắc cho đảng viên và quần chúng trong quan hệ bạn bè đồng chí.
Tóm lại: nội dung tuyên truyền rất đa dạng, phong phú mang đầy đủ tính chất giáo dục, định hướng đấu tranh chống lại thực dân Pháp và tay sai. Đây là một công việc hết sức quan trọng của Đảng trong việc thu phục quần chúng cách mạng. Sự cổ động tuyên truyền có tổ chức, có kế hoạch đúng, chuyên cần là một điều kiện quan trọng để tiến hành các công tác khác của Đảng trong quần chúng. Xây dựng được mặt trận thống nhất, xây dựng Đảng vững mạnh, nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên đào tạo thêm cán bộ cho Đảng.
Trong phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Nghệ Tĩnh nói riêng năm 1930-1931, với điều kiện Đảng ta mới ra đời, phong trào cách mạng lên cao, nhưng sự tương quan lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch. Công tác tuyên truyền của Đảng trong quảng đại quần chúng có một tầm quan trọng đặc biệt. Nó đã tập trung được lực lượng quần chúng cách mạng xung quanh Đảng. Xây dựng nòng cốt liên minh công nông vững chắc, động lực chính của cách mạng vô sản. Thông qua tuyên truyền cổ động, từng bước giáo dục và nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên và quần chúng cách mạng. Nâng cao vai trò của Đảng về công tác tư tưởng và tổ chức.
Trong điều kiện Đảng Cộng sản mới ra đời, còn hạn chế về nhiều mặt. Công tác tuyên truyền cổ động còn nhiều khiểm khuyết, hoạt động bí mật, sự cổ động tuyên truyền trong vùng nhỏ hẹp. Báo chí còn ít, không có người viết chuyên sâu, chưa đề cập đến đời sống khổ cực của người lao động. Vì vậy , việc đạt được những thành qủa trên là một thắng lợi lớn của Đảng, góp phần đưa Cách mạng đi lên.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đất nước ta ngày càng phát triển về mọi mặt. Công tác tuyên truyền của Đảng ta có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. đấu ởanh chống đa nguyên, đa đảng, thói hư tật xấu; đấu tranh để giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc là một việc làm cần thiết đối với mọi ngành khoa học. Đặc biệt là trên mặt trận báo chí, văn hoá văn nghệ, và các tổ chức quần chúng phải luôn luôn nắm vững lập trường chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường và giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Lê Thị Hạnh Phúc- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

V_Quá trình thành lập Xứ uỷ Trung Kỳ và các Tỉnh đảng bộ Nghệ Tĩnh
BTXV: 14:43-31/03/2009
I- Một số suy nghĩ trước khi vào đề tài
1. Lí do chọn đề tài:
Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc cách mạng rung trời chuyển đất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta, chính quyền Xô Viết được ra đời ở nhiều nơi trong hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Kỳ tích vẻ vang đó là sự chỉ đạo tài tình của Trung ương Đảng, Xứ uỷ Trung Kỳ và các cấp uỷ Đảng trong những năm 1930-1931.
Cuộc tổng diễn tập đầu tiên ấy đã để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng ta trong quá trình chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
Các nhà lịch sử đã nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng và các cấp uỷ Đảng trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Nhiều tác giả đã làm khá sáng tỏ nội dung qua qua trình hội thoả khoa học như 60 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, 65 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, về vai trò của đồng chí Nguyễn Phong Sắc v.v. Tuy nhiên, công cuộc nghiên cứu về di sản quý báu đó không phải một sớm, một chiều hoàn tất được mà là sự kế tục của nhiều thế hệ.
Với tư cách là một cán bộ tuyên truyền trên quê hương Nghệ Tĩnh, nơi trước đây Xứ uỷ Trung Kỳ đóng, nơi xẩy ra nhều cuộc đấu tranh của công nông Nghệ Tĩnh trong những năm 1930-1931, tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình bổ sung thêm tư liệu. Đó là những địa danh với những tên người, tên đất cụ thể đã tham gia phong trào cách mạng này, đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cách mạng Quốc gia.
Những tư liệu trên giúp cho nội dung ngày càng phong phú để độc giả có một tầm khái quát về hệ thống tổ chức Đảng thời kỳ này. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Quá trình thành lập Xứ uỷ Trung Kỳ và các Tỉnh Đảng bộ Nghệ Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Phạm vi, đối tuợng nghiên cứu của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu đề tài này tương đối rộng rãi, từ các tổ chức tiền thân đến hệ thống tổ chức Đảng từ Xứ uỷ đến cơ sở.
Nội dung chính được đề cập đến ở sự ra đời của Xứ uỷ Trung Kỳ, cơ quan lãnh đạo Đảng cao nhất miền Trung đến các cấp uỷ Đảng từ Tỉnh xuống cơ sở.
3. Bố cục đề tài: Được chia làm 3 phần:
- Phần thứ nhất: Sự hình thành các tổ chức tiền thân, điều kiện thuận lợi để nhanh chóng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phần thứ hai: Quá trình thành lập Xứ uỷ Trung Kỳ và các Tỉnh Đảng bộ Nghệ Tĩnh.
- Phần thứ ba: Đánh giá, tổng kết việc kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng từ Xứ uỷ đến cơ sở trong phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh, vai trò của nó đối với phong trào cách mạng này. Qua đây để khẳng định vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử.
II- Nội dung đề tài
1. Sự hình thành các tổ chức tiền thân ở Nghệ Tĩnh.
a. Từ Phục Việt đến Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Tiếp nối phong trào Văn thân Cần Vương trên dải đất Hồng Lam, ngày 14-7-1925 tại núi Con Mèo(Bến Thuỷ), Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Lê Huân v.v…thành lập tổ chức Phục Việt. Đây là bộ phận yêu nước trong tần lớp trí thức hoat động nhằm mục đích khôi phục lại nước Việt Nam. Nhớ lại ngày lập Hội, đồng chí Tôn Quang Phiệt kể: “khi chúng tôi chuẩn bị tuyên thệ thì cụ Giải Huân đến. Cụ rất hoan nghênh việc tổ chức đoàn thể yêu nước, sẵn sàng tham gia. Cụ đã gần 60 tuổi nhưng ý chí rất kiên cường được mọi người kính phục. Cụ nói: tôi xin đặt tên cho Hội ta là Hội Phục Việt, mọi người tán thành ngay”. (“Nguồn gốc Tân Việt” của Hoàng Thanh Đạm- Kỷ yếu 65 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh tháng 3/1996;tr 158)
Dưới sự lãnh đạo của Hội Phục Việt, đông đảo nhân dân đặc biệt là học sinh đã đấu tranh đòi tự do, dân chủ, đòi huỷ bỏ bản án tử hình cụ Phan Bội Châu. Kết quả thật mỹ mãn, ngày 23-5-1925 toàn quyền Va ren đã phải ký Nghị định huỷ bỏ bản án cụ Phan.
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện đang trưng bày con dấu của ông Trần Mộng Bạch, nguyên là Hội trưởng Tân Việt được tổ chức này dùng hoạt động từ năm 1925-1927. Sự tồn tại của Đảng Tân Việt tuy không lâu nhưng nó đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước ở Nghệ Tĩnh nhất là tầng lớp trí thức, học sinh. Vì vậy khi Chủ nghĩa Mác – Lê nin du nhập vào Nghệ Tĩnh và nhóm Đông Dương Cộng sản Đảng cử người vào Trung Kỳ lập Đảng thì trường Quốc học Vinh nhanh chóng trở thành một trong những chi bộ cộng sản đầu tiên.
Đầu năm 1927 hội đổi tên thành Việt Nam cách mạng đồng chí Hội. Đến tháng 7-1928 tổ chức này lại đổi thành Tân Việt cách mạng Đảng tức Đảng Tân Việt.
Năm 1929, do ảnh hưởng của Đông Dương cộng sản Đảng, phái cấp tiến trong Đảng Tân Việt ra thông đạt giải tán Đảng này để thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ngày 1-1-1930 tại bến đò Trai( Đức Thọ, Hà Tĩnh), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được ra đời, đánh dấu sự thắng thế của Xứ uỷ Trung Kỳ hướng cách mạng mang tính vô sản.
b. Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Nghệ Tĩnh.
Tháng 6-1925 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu(Trung Quốc) gọi tắt là Thanh niên. Tiểu tổ đầu tiên được ra đời ở thành phố Vinh, Nghệ An dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách quê ở làng Tú Viên(Thanh Chương) với trọng trách Bí thư Kỳ bộ Thanh niên Trung Kỳ.
Do ảnh hưởng của Đảng Thanh niên, Chủ nghĩa Mác-Lê nin đã xâm nhập sâu vào các tầng lớp nhân dân lao động Nghệ Tĩnh nhất là công nhân, nông dân “Hiệu Yên Xuân (Di tích đã được xếp hạng ngày 16/11/1988 theo Quyết định số 1288; VH/QĐ) ở làng Dương Xuân(phủ Anh Sơn) là một điển hình về hoạt động của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội các phủ huyện. Tổ chức này bên ngoài là hiệu buôn nhưng bên trong là cơ sở kinh tài và nơi liên lạc của Hội. Khi phong trào cách mạng lên cao, được đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo, số thanh niên của tổ chức trên đã nhanh chóng chuyển thành chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở phía Tây Nghệ An.
Đồng chí Trần Hữu Thiều, người con của quê hương Anh Sơn hoạt động trong tổ chức trên đã trở thành Bí thư lâm thời đầu tiên của Tỉnh bộ Hà Tĩnh.
Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào các tầng lớp nhân dân, tạo một bước chuyển biến nhảy vọt trong phong trào yêu nước ở Nghệ Tĩnh. Được chủ nghĩa Mác- Lê nin soi sáng, nhiều Đảng viên Tân Việt đã trở thành những lãnh tụ của Đảng như: Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Sỹ Sách v.v…
c. Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Do hoạt động tích cực của Đảng Thanh niên, chủ nghĩa Mác-Lê nin đã ăn sâu bén rễ ở Nghệ Tĩnh thì giữa năm 1929 Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ được thành lập. Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ Tĩnh để xây dựng Đảng. Các đồng chí đã bắt liên lạc với đồng chí Võ Mai lập ra Đông Dương Cộng sản Đảng. Trụ sở đặt tại làng Vang( nay là Đông Vĩnh, thành phố Vinh). Từ đây nhiều cơ sở của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã bắt liên lạc và chuyển thành các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng.
Cùng với sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng, các tổ chức quần chúng của Đảng như tổng Công hội, tổng Sinh hội, tổng Nông hội đã hình thành. “Tháng 10-1929 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Hội nghị đại biểu công nhân Nghệ An đã họp ở thành phố Vinh lập nên tổng Công hội do đồng chí Cát Sửu (công nhân nhà máy Diêm) làm Bí thư.
Hai hệ thống tổ chức công nhân và nông dân Nghệ An hình thành đặt nền móng cho khối công nông trong cao trào cách mạng 1930-1931” (Nguyễn Phong Sắc - người cộng sản đầu tiên của Hà Nội, Nxb Hà Nội năm 1986)
Cuối tháng 11-1929 Nguyễn Phong Sắc thành lập tổng Sinh hội Nghệ An do Nguyễn Tiềm làm Bí thư. Để tuyên truyền cho Đảng, đồng chí Nguyễn Phong Sắc thay mặt Kỳ bộ mở lớp huấn luyện 20 ngày về Tuyên ngôn Đông Dương Cộng sản Đảng tại Yên Dũng Hạ (Nguyễn Phong Sắc - người cộng sản đầu tiên ở Hà Nội, tr.66).
Cùng thời gian đó, đồng chí Nguyễn Sĩ Sách đại biểu thanh niên Trung Kỳ sau khi dự Hội nghị trù bị của Đại hội đại biểu Hội Thanh niên toàn quốc ở HươngCảng đã về nước bắt liên lạc với số thanh niên ở nhà máy Trường Thi, nhà máy Diêm, trường Quốc Học lập ra các nhóm cộng sản ở Vinh.
Như vậy là đến tháng 1-1930 ở Nghệ Tĩnh đã có 3 tổ chức cộng sản cùng hoạt động: Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn và các nhóm cộng sản do Nguyễn Sỹ Sách sáng lập. Trong 3 tổ chức trên thì Đông Dương Cộng sản Đảng đóng vai trò tích cực nhất, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh giai đoạn này.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930.
Như đã trình bày ở phần trên, sự xuất hiện các tổ chức tiền thân ở Nghệ Tĩnh là bước phát triển mới của phong trào cách mạng. Sự kiện đó tất yếu phải có sự thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất. Vì vậy ngày 3-2-1930, tại Cửu Long – Hương Cảng - Trung Quốc, đồng chí Nguyến Ái Quốc đã chính thức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện trọng đại này có ý nghĩa, tác dụng to lớn đến tiến trình thành lập Đảng ở Nghệ Tĩnh.
“Sau ngày 3-2-1930 đồng chí Nguyễn Phong Sắc với trách nhiệm uỷ viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời triệu tập Kì bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung Kỳ và các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Nghệ An, Hà Tĩnh họp tại thị xã Vinh để thành lập Phân cục Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ.” (Nguyễn Phong Sắc - Người cộng sản đầu tiên của Hà Nội. Nxb Hà Nội năm 1986, tr. 67)
“Cơ quan lãnh đạo đầu tiên của Phân cục Trung ương đặt tại nhà ông Thất Cán đường M. Phốc thành phố Vinh” (Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Vinh, tập I, Nxb Nghệ Tĩnh năm , tr. 34)
“Các đại biểu đã cử ra Ban chấp hành Phân cục Trung ương gồm có 3 đồng chí: Nguyễn Phong Sắc tức Thịnh, Lê Mao tức Cát, Lê Viết Thuật tức Luyện do đồng chí Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư” (Nguyễn Phong Sắc - Người cộng sản đầu tiên ở Hà Nội)
Ban chấp hành đầu tiên đó với những con người trung kiên đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của quê hương và làm rạng rỡ trang sử vàng chói lọi của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Phong Sắc (1902-1931) quê ở Bạch Mai( Hà Nội), sau khi tốt nghiệp xuất sắc tại trường Bưởi, được chính phủ bảo hộ cho đi Pháp học nhưng đồng chí đã từ chối. Là viên chức có tài, được trả lương cao nhưng đồng chí đã hi sinh tất cả để dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ. Ngày 21-7-1929, khi còn là thành viên của Đông Dương Cộng sản Đảng, sau khi tham dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời tại nhà đồng chí Ngô Gia Tự ở Từ Sơn, Bắc Ninh), đồng chí được phân công vào phụ trách Trung Kỳ.
“Nhiệm vụ của đồng chí Nguyễn Phong Sắc rất nặng nề. Lúc đầu là Bí thư Kỳ bộ Trung Kỳ sau đó làm Bí thư Phân cục Trung ương có trách nhiệm xây dựng hệ thống tổ chức Đảng. Với trọng trách Bí thư phân cục, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã đi khắp mọi nẻo đường quê Nghệ Tĩnh từ khu vực Vinh - Bến Thuỷ cho đến những vùng xa xôi hẻo lánh như phủ Anh Sơn để xây dựng cơ sở Đảng. Tên gọi “Anh Thịnh” đã đi vào tâm hồn tình cảm của anh em công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh bấy giờ. Đồng chí đã sống, chiến đấu, hi sinh trên mảnh đất nóng bỏng tinh thần cách mạng này. Lúc ấy đồng chí Nguyễn Phong Sắc mới 29 tuổi.
Lê Mao (1903-1931), quê ở làng Yên Dũng Hạ(tổng Yên Trường, Hưng Nguyên, nay là phường Bến Thuỷ- Vinh), là công nhân nhà máy Diêm - Bến Thuỷ. Đồng chí hoạt động tích cực trong phong trào công nhân, tham gia hoạt động trong Đảng Tân Việt, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, Đông Dương Cộng sản Đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1930, Lê Mao làm Bí thư chi bộ cộng sản ở các nhà máy Vinh - Bến Thuỷ: “Khi phân cục Trung ương thành lập, Lê Mao là một trong những đại biểu hoạt động trong các nhà máy, được mời dự Hội nghị và được cử làm uỷ viên thường trực của phân cục Trung Kỳ phụ trách phong trào công nhân” (Nghệ An những tấm gương cộng sản, tập II, Nxb Nghệ An năm 1998, tr. 135) và là đồng chí Bí thư đầu tiên của Tỉnh uỷ Vinh - Bến Thủy. Tháng 4-1931, Lê Mao được bầu là uỷ viên Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương lần thứ hai họp tại Sài Gòn. Đồng chí Lê Mao đã cống hiến tuổi xuân của mình cho cách mạng và hi sinh anh dũng tại cầu cảng Bến Thuỷ. Lúc đó đồng chí vừa tròn 28 tuổi.
Lê Viết Thuật (1905-1931), quê ở làng Yên Dũng Hạ(nay là phường Bến Thuỷ, thành phố Vinh). Đồng chí là công nhân nhà máy Trường Thi – Vinh, phụ trách phong trào công nhân ở vùng Yên Dũng Hạ và phố Đệ Thập. Khi Lê Mao hy sinh, Lê Viết Thuật đảm nhận trách nhiệm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ từ tháng 6-1931 đến cuối năm 1931. Báo “Chỉ đạo” tiếng nói của Xứ uỷ do Lê Viết Thuật soạn thảo rồi thông qua giao thông Lê Thị Vi Nình ở làng Yên chuyển đi các cơ sở. Nữ đồng chí Vi Nình bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Vinh, tra tấn hết sức dã man nhưng không một lời khai báo và đã anh dũng hy sinh tại nhà lao Vinh vừa lúc tuổi tròn 25.
“Giữa năm 1930 phân cục Trung ương lâm thời họp bầu ban chấp hành chính thức và đổi tên gọi Phân cục Trung ương Trung Kỳ thành Kỳ bộ Trung Kỳ. Đứng đầu Kỳ bộ là Xứ uỷ. Tháng 10-1930, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử Nguyễn Đức Cảnh quê ở Thái Bình, Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ vào công tác ở Trung Kỳ. Nguyễn Đức Cảnh được bổ sung vào ban thường vụ Xứ uỷ Trung Kỳ cùng Nguyễn Phong Sắc, Lê Viết Thuật và Lê Mao. Ban lãnh đạo Xứ ủy Trung Kỳ được kiện toàn một bước” (Kỷ yếu Hội thảo 65 năm XVNT, bài của Đức Vượng – Ban tổ chức Trung ương Đảng, tr. 25)
Việc thành phần Ban chấp hành chính thức không thay đổi so với Ban chấp hành lâm thời, điều đó càng thấy rõ uy tín to lớn của các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật trong cơ quan Xứ uỷ giai đoạn cách mạng này.
“Cuối năm 1930 Hội nghị Trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng từ ngày 22 đến ngày 27-12-1930. Hội nghị đã vận dụng Nghị quyết của Trung ương đi sâu vào thảo luận những vấn đề về chấn chỉnh tổ chức Đảng, duy trì và bảo vệ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cũng trong Hội nghị này Phân cục Trung ương được chuyển thành Xứ uỷ Trung Kỳ. Nguyễn Phong Sắc và Lê Mao là hai cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Xứ uỷ” (Nghệ An những tấm gương cộng sản).
Xứ uỷ Trung Kỳ cử cán bộ xuống chỉ đạo tận các cơ sở. Đồng chí Tôn Gia Chung, Tôn Thị Quế đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng ở huyện Thanh Chương, Nam Đàn. Đặc biệt, tổ chức phụ nữ đã được đồng chí Tôn Thị Quế dày công huấn luyện. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí và các cấp uỷ Đảng, một cuộc biểu tình toàn chị em phụ nữ đã được phát động ở làng Kim Liên(huyện Nam Đàn) gây cho địch nhiều hoang mang.
Đồng chí Lê Xuân Đào quê ở Hưng Xá – Hưng Nguyên, Tỉnh ủy viên Nghệ An, cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ năm 1931. Trong hoàn cảnh khó khăn của phong trào cách mạng đồng chí đã cùng Tỉnh uỷ chỉ huy cuộc rút lui vào hoạt động bí mật để bảo toàn lực lượng. Có khi cả tuần trong rừng sâu đầy thú dữ, đói rét hoành hành mà vẫn một lòng kiên trung với Đảng để chờ thời cơ móc nối gây dựng lại cơ sở Đảng. Các đồng chí trong cơ quan Xứ uỷ ở Vinh - Bến Thuỷ thường đứng mũi chịu sào trong các cuộc đấu tranh. Nguyễn Phúc, Nguyễn Lợi luôn sát cánh với Hoàng Trọng Trì đi đầu cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 của công nông Vinh - Bến Thuỷ.
Ở Hà Tĩnh, đồng chí Hoàng Khoái Lạc (huyện Can Lộc), Trần Hưng. Mai Kính (huyện Thạch Hà)v.v…ngày đêm bám đất, bám dân lãnh đạo phong trào. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Can Lộc ngày 1-8,7-9-1930 đều gắn với tên tuổi của các đồng chí. Làng Đỉnh Lữ (huyện Can Lộc), quê hương đồng chí Hoàng Khoái Lạc là nơi phong trào phát triển rầm rộ nhất. Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Khoái Lạc, làng Đỏ Xô Viết- Đỉnh Lự đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của quê hương Hà Tĩnh.
Trụ sở chính của Xứ uỷ Trung Kỳ năm 1930-1931 đặt tại thành phố Vinh và trụ sở thứ hai đặt tại Đà Nẵng. Tuy vậy trụ sở chính đặt ở Vinh và các vùng phụ cận là quan trọng nhất. Vì từ những năm 1925-1926 Tân Việt và Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội đã có cơ sở mạnh. Tổng bộ Tân Việt và Kì bộ Thanh niên đóng ở thành phố Vinh. Nơi đây đã trở thành đầu mối của đường dây liên lạc từ Nam ra Bắc.
“Sự đặc biệt chú ý của Đảng đối với Nghệ Tĩnh và tình hình cơ sở Đảng đã khá mạnh là điều kiện quyết định trực tiếp cho cao trào cách mạng ở hai tỉnh này” (Tập san nghiên cứu lịch sử Đảng Nghệ Tĩnh 1960)
Qua nghiên cứu khảo sát gần đây của Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, chúng tôi đã phát hiện một địa điểm hoạt động của cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ ở Vinh và các vùng phụ cận Nghệ An.
“Ở Lộc Đa, Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy đóng tại nhà Hoàng Trọng Trì, nhà thờ họ Hoàng từ tháng 3 đến tháng 5/1930” (Nhà thờ họ Hoàng xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, cơ sở làm việc của Xứ ủy Trung Kỳ. Di tích đã xếp hạng. Quyết định số 2223/VH-QĐ; tr.5).
“Khi bị lộ, cơ quan Xứ uỷ lại chuyển đến nhà thờ họ Uông. Tại đây Xứ uỷ Trung Kỳ đã làm việc từ tháng 6-1930 đến tháng 10-1930. Lãnh đạo Xứ ủy có các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Chu Văn Biên, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Khuê”(Hồ sơ nhà thờ họ Uông xã Hưng Lộc, thành phố Vinh cơ sở làm việc của Xứ uỷ Trung Kỳ từ tháng 6 đến tháng 10-1930. Di tích đã xếp hạng theo quyết định số 599/QĐ ngày 11-3-1992)
Gần làng Lộc Đa là làng Yên Dũng, một điểm nóng của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tại đây còn lưu giữ nhiều dấu tích nơi làm việc của Xứ uỷ Trung Kỳ năm 1930. “Từ tháng 8-1930 cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ do Nguyễn Phong Sắc, Lê Viết Thuật, Lê Mao, Nguyễn Phúc, Nguyễn Lợi đã quyết định chuyển cơ quan Xứ uỷ về đóng tại làng Đỏ Hưng Dũng… ở nhà ông Nguyễn Đình Ky thuộc làng Xuân Thọ…nhà ông Nguyễn Bá Nhàn, Nguyễn Bá Ất ở làng Yên. Cơ quan ấn loát đóng tại nhà ông Nguyễn Sỹ Huyến, trạm liên lạc đóng tại nhà ông Ngãi.” (Hồ sơ làng Đỏ - Hưng Dũng, thành phố Vinh, cơ sở làm việc của Xứ uỷ Trung Kỳ, xếp hạng theo quyết định số 84 QĐ, ngày 27-4-1990; tr. 5; lưu ở Bảo tàng Xô Viết ).
“Cuối năm 1931 phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị khủng bố khốc liệt, cơ quan Xứ uỷ vẫn được nhân dân đùm bọc, che chở. Qua bao lần chuyển địa điểm sơ sán, Hưng Dũng vẫn là điểm bám trụ của cơ quan Xứ uỷ” (Hồ sơ Làng Đỏ).
Các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Viết Thuật, Lê Mao được gia đình ông Nguyễn Sỹ Huyến nuôi dấu, che chở. Bảo tàng Xô Viết Xô Viết Nghệ Tĩnh đang trưng bày chiếc hộp gỗ khảm ngọc trai của gia đình ông Huyến dùng cất giữ tài liệu cho Đảng năm 1930. Còn ngôi nhà của gia đình ông đã trở thành một trong những di tích làng Đỏ - Hưng Dũng. Nhiều đồng chí cán bộ hoạt động trước đây được ông Huyến nuôi dưỡng khi mỗi lần về thăm quê hương đều ghé thăm ngôi nhà này để ôn lại kỉ niệm xưa.
“Đến năm 1938, cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ trở lại làm việc ở Hưng Dũng. Những gia đình cách mạng như bà Diên, ông Hộ, ông Ngãi…cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ lấy làm nơi làm việc, in ấn tài liệu. Nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo Trung ương như Nguyễn Tạo, Chu Văn Biên, Trần Quỳ, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh trở về đây làm việc”(Hồ sơ làng Đỏ Hưng Dũng)
Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã có thời gian về chỉ đạo phong trào ở Nghệ Tĩnh. “Đồng chí đã từng làm việc tại đình Trung. Cuối năm 1940 trên đường đi công tác, đồng chí bị địch vây bắt tại làng Phong Toàn. Đồng chí đã được nhân dân ở đây ngụy trang che chở thoát khỏi sự vây bắt của kẻ thù” (Hồ sơ làng Đỏ Hưng Dũng).
Cách Vinh, Hưng Dũng không đầy 10 km, tại một địa điểm của huyện Hưng Nguyên, “đồng chí Lê Doãn Sửu, Lê Viết Thuật công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, cán bộ lãnh đạo của Xứ ủy Trung Kỳ cùng với đồng chí Lê Xuân Đào – Bí thư Phủ uỷ Hưng Nguyên đã về Hưng Châu hoạt động. Thời gian từ tháng 9-1930 đến tháng 8-1931” ( Trích hồ sơ nhà ông Hoàng Viện, làng Phúc Mỹ - Hưng Châu, cơ sở hoạt động của Xứ uỷ Trung Kỳ năm 1930. Di tích đã xếp hạng theo quyết định số 457-QĐ/VH ngày 25-3-1991;tr. 3)
Ở Nghi Lộc, nhiều đền thờ, miếu mạo và các gia đình cơ sở cách mạng đã trở thành nơi hoạt động của các cơ quan Xứ uỷ.
Đền Phượng Cương ở Nghi Phong là nơi cơ quan ấn loát của Xứ làm việc từ tháng 3 đến tháng 10-1939 gồm các đồng chí: Nguyễn Duy Trinh phụ trách in ấn, viết tin có Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Duy Trinh. Người in có Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Phúc, Trương Văn Lý, Trương Văn Đôn. “Đêm đêm trong đền Phượng Cương, dưới ánh nến mờ trên bàn hương án cùng những chiếc màn che với dụng cụ in đơn sơ, hàng trăm tờ truyền đơn, báo Lao khổ, báo Chỉ đạo, tin tranh đấu, chỉ thị, nghị quyết của Đảng được các đồng chí in ra phục vụ kịp thời”. (Hồ sơ đền Phượng Cương ở Nghi Phong, Nghi Lộc, cơ sở hoạt động của Đảng năm 1930-1931. Di tích đã xếp hạng theo quyết định số 1460VH-QĐ; tr. 8)
“ Nhiều gia đình như Trương Văn Lý, Trương Văn Đán v.v… đã nuôi dưỡng cán bộ cấp trên như Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Hữu Cơ, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Xân v.v…”( Hồ sơ đền Phượng Cương, tr. 9)
Nhiều kỉ vật của các gia đình nuôi dưỡng cán bộ được lưu giữ tại Bảo tàng: bàn gỗ của ông Trương Văn Đán, dùng đánh cờ che mắt địch nhưng mặt trái bàn gỗ dùng đổ thạch in tài liệu năng suất nhất cho Xứ uỷ Trung kỳ.
Quả sơn bằng gỗ của gia đình ông Trương Văn Lý, dùng đựng hoa quả thờ tự gia tiên trên bàn thờ nhưng bên trong dùng cất dấu tài liệu của Xứ ủy.
Thật cảm động biết bao tấm lòng những người mẹ, người chị ở thành phố Vinh và các phủ huyện không quản ngại hi sinh gian khổ, không tiếc của, tiếc công nuôi dấu cán bộ Xứ ủy, Tỉnh ủy hoạt động trong nhà mình. Sưu tập nuôi dưỡng cán bộ Đảng trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thể hiện tấm lòng vàng của các mẹ, các chị về đức hy sinh cho cách mạng, cho Đảng.
Là cơ quan lãnh đạo của Đảng cao nhất ở miền Trung, địa bàn hoạt động của Xứ uỷ Trung Kỳ khá rộng. Chiều dài xuyên suốt từ Thanh Hóa vào đến Bình Định, Phú Yên. Từ Vinh - Bến Thuỷ nơi cơ quan đầu não của Xứ ủy đóng, các đồng chí lãnh đạo phân công cán bộ đi vào các tỉnh phía Nam để xây dựng cơ sỏ Đảng. Đồng chí Bí thư Xứ uỷ Nguyễn Phong Sắc thay mặt Trung ương Đảng tham dự Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi họp vào tháng 3-1930 tại làng Phổ Phong, huyện Đức Phổ. Và đồng chí đã dự Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Hội nghị đã thảo luận chủ trương của Tỉnh uỷ và đề ra kế hoạch phát động phong trào đấu tranh rộng lớn trong toàn tỉnh” (Nguyễn Phong Sắc - người cộng sản đầu tiên của Hà Nội, tr. 68). Xứ uỷ Trung Kỳ đã cử đồng chí Phan Thái Ất quê ở Anh Sơn, Bí thư tổng Nông hội Nghệ An vào Quảng Ngãi xây dựng phong trào. “Để che mắt địch, đồng chí Phan Thái Ất khi thì khoác áo một thầy đồ đi tìm nơi dạy học, lúc thì đóng vai một thầy thuốc xứ Nghệ đi vào các tỉnh tìm nhân mối liên lạc, xây dựng cơ sở Đảng ở tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên” (Nghệ An, những tấm gương cộng sản, Nxb Nghệ An năm 1998, tập 1, tr. 56)
Đây là những tư liệu quý giá giúp chúng ta xác định vùng hoạt động của Xứ uỷ Trung Kỳ giai đoạn tiền khởi nghĩa.
Sau khi Xứ ủy kiện toàn, dưới ánh sáng nghị quyết của Xứ uỷ, 3 tổ chức Tỉnh ủy đã nhanh chóng được thành lập:
Tỉnh ủy Vinh-Bến Thuỷ ra đời tại nhà đồng chí Hoàng Trọng Trì ở làng Lộc Đa.
“Ban chấp hành lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Vinh đầu tiên gồm các đồng chí: Hoàng Trọng Trì, Nguyễn Xuân Thân, Nguyễn Công Sửu, Nguyễn Hữu Cơ, Hoàng Bá do Lê Mao làm Bí thư” (Lịch sử Đảng bộ thành phố Vinh, Nghệ An, Nxb Nghệ Tĩnh, tr. 34)
Tỉnh ủy Vinh có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động của công nhân ở thành phố Vinh - Bến Thuỷ, hai huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và Thị xã Thanh Hóa.
“Đến tháng 4-1931 thấy chưa hợp lý Xứ ủy quyết định giải tán cấp Tỉnh uỷ, thành lập Khu ủy Vinh và Khu ủy Bến Thủy do đồng chí Phan Công Vượng và Lê Doãn Sửu phụ trách” (Lịch sử Đảng bộ thành phố Vinh, NXB Nghệ Tĩnh , tr. 73).
Tháng 10-1930 tại nhà ông Nguyễn Đình Kình làng Đồng Xuân(huyện Nam Đàn, nay là xã Xuân Tường, Thanh Chương), Tỉnh ủy Nghệ An được ra đời. Ban chấp hành Tỉnh uỷ có 7 người: Nguyễn Tiềm, Tôn Gia Chung, Nguyễn Sinh Diên, Phan Đình Đồng, Nguyễn Trần Thâm, Phạm Huy Thường do Nguyễn Tiềm làm Bí thư”.
Đồng chí Nguyễn Tiềm (1902-1932) quê ở Nam Trung, Nam Đàn. Đồng chí là học sinh trường Quốc học Vinh. Sớm có tư tưởng yêu nước tiến bộ, đồng chí đã sớm trở thành lãnh tụ của tổ chức tổng Sinh hội Nghệ An. Tháng 6/1930 Nguyễn Tiềm trở thành Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Nghệ An. Tháng 5-1931 nhiều cán bộ Xứ ủy, Tỉnh ủy bị bắt, đồng chí Nguyễn Tiềm được bổ sung vào Ban thường vụ Xứ ủy phụ trách công tác tuyên truyền. Tháng 11-1931, Nguyễn Tiềm bị bắt, thực dân Pháp kết án tử hình, sau đó giảm xuống khổ sai chung thân và đày đi Lao Bảo. Đồng chí Nguyễn Tiềm hy sinh tại nhà tù Lao Bảo ngày 11/10/1932.
“Tháng 9-1930, tại nhà ông Mai Kính, xã Thạch Việt, Thạch Hà, dưới sự chủ tọa của Bí thư lâm thời Trần Hữu Thiều, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành chính thức Tỉnh ủy Hà Tĩnh gồm Nguyễn Châu, Trần Hưng, Võ Quê, Bùi Thi, Nguyễn Trọng Hào do Nguyễn Châu làm Bí thư”(Hồ sơ di tích: nhà cụ Mai Kính, Thạch Việt, Thạch Hà nơi thành lập Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, đã xếp hạng theo quyết định số 575-QĐ/VH ngày 14-7-1990).
Đồng chí Nguyễn Châu (1894-1932) quê ở làng Phù Việt(huyện Thạch Hà). Là giáo viên dạy học ở quê nhà, lại sớm tham gia cách mạng, đồng chí nhanh chóng trở thành cán bộ nòng cốt ở đây. Tháng 9-1930 Nguyễn Châu được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Tháng 5-1931 đồng chí được cơ quan tỉnh uỷ điều ra để bổ sung Ban chấp hành Xứ ủy sau khi Nguyễn Phong Sắc và Lê Mao hy sinh. Trong những ngày cơ quan Xứ uỷ gặp khó khăn, Nguyễn Châu đã cùng Lê Viết Thuật chỉ đạo phong trào. Tháng 6-1931 Nguyễn Châu bị bắt ở phố Đệ Thập- Vinh, thực dân Pháp giam đồng chí ở nhà lao Vinh tra tấn gần như kiệt sức. Sau đó chúng chuyển đồng chí vào Ban Mê Thuột, Nguyễn Châu hy sinh tại đây vào ngày 16-12-1932.
Về tổ chức Đảng từ cấp Tỉnh xuống cơ sở, theo báo cáo của mật thám Pháp để lại kèm theo 2 sơ đồ tổ chức Đảng Cộng sản ở Hà Tĩnh. Sơ đồ do đồng chí Trần Hoặc – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh vẽ bằng bút chì. Qua 2 sơ đồ này ta thấy tổ chức Đảng ngày càng được kiện toàn từ Tỉnh bộ, huyện bộ, chi bộ và chịu sự chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ.
Sơ đồ 1: Tổ chức Đảng ở Hà Tĩnh trước khi lập Ban Thường vụ từ tháng 5-1930 đến tháng 1-1931. Tổ chức Đảng từ tỉnh xuống chi bộ đều có một đồng chí Bí thư, một phó bí thư, một tiểu ban tuyên truyền, một tiểu ban huấn luyện và tiểu ban thanh niên. Tổ chức thanh niên đặt chung trong tổ chức nông hội.
Sơ đồ 2: Tổ chức Đảng ở Hà Tĩnh sau khi thành lập Ban Thường vụ từ tháng 1-1931 đến tháng 4-1931. Thời gian này tổ chức Đảng được củng cố vững hơn. Tỉnh Đảng bộ đã lập Ban Thường vụ gồm: Bí thư Trần Hoặc, các hội viên có đồng chí Mai Kính, Lê Lộc v.v…
Các bộ phận như ban chuyên môn, ban quân ủy, ban tuyên truyền huấn luyện, ban ấn hành, ban công nông vận. Cơ cấu thường vụ huyện bộ và tổng bộ cũng đầy đủ chức danh như Thường vụ tỉnh đảng bộ.
Đoàn Thanh niên đã tách ra khỏi tổ chức nông hội. Đoàn đã có hệ thống tổ chức từ chi bộ đến tỉnh bộ và đã thành lập Ban Thường vụ gồm Bí thư, đồng chí phụ trách tổ chức, đồng chí phụ trách tuyên truyền.
Như vậy trình độ tổ chức Đảng được nâng cao trong thời gian này rất phù hợp với sự phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Tĩnh.
Nhờ sự nỗ lực của các đồng chí trong Xứ ủy và các Tỉnh ủy, chỉ sau một thời gian ngắn, hệ thống tổ chức Đảng từ Xứ ủy đến cơ sở đã hình thành.
Theo thống kê ở Bảo tàng Xô Viết, trên cơ sở khảo sát thực tế các địa phương, qua quá trình nghiên cứu cho thấy: hệ thống tổ chức Đảng và quần chúng ở Nghệ Tĩnh năm 1930-1931 có: 3 Tỉnh ủy với 368 chi bộ, 3427 đảng viên, 1631 công hội đỏ, 57046 nông hội đỏ, 1152 phụ nữ, 4170 thanh niên,115434 tự vệ đỏ, 65 sinh hội đỏ, 4164 cứu tế đỏ, 374 thiếu nhi. Đấy là con số mang sức sống mãnh liệt hun đúc thêm niềm tin tuyệt đối cho nhân dân đối với Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nghệ Tĩnh hăng hái lao vào cuộc chiến đấu đầy hi sinh gian khổ nhưng anh dũng, vẻ vang để làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng.
Năm 1931, trước âm mưu khủng bố trắng của thực dân Pháp và phong kiến, đáng tiếc thay Xứ ủy Trung Kỳ đã phạm một số sai lầm tả khuynh. Dù thời gian xảy ra yếu điểm đó rất ngắn ngủi (khoảng một tháng) nhưng nó đã gây ra tổn thất cho phong trào bấy giờ: Chỉ thị thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ ra đời đầu tháng 4-1931. Trong chỉ thị này có câu “Trí phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” “Đuổi sạch sành sanh ra ngoài hết thảy những bọn trí phú địa hào. Nếu đồng chí nào muốn làm cách mạng, tự nguyện đứng về phía giai cấp vô sản mà phấn đấu cũng không cho đứng trong Đảng.” Sau khi nhận được chỉ thị thanh Đảng, các đảng viên thuộc thành phần lớp trên không tránh khỏi đột ngột.
Bà Tôn Thị Quế, nguyên là Tỉnh ủy viên Nghệ An, người có công lớn trong công tác xây dựng cơ sở Đảng ở huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã kể lại: “Khi nhận được quyết nghị hạ tầng công tác của Tỉnh ủy, tôi bàng hoàng cả người. Trở lại công tác ở Ngọc Lâm, lòng tôi vô cùng đau xót. Ngày đêm tôi không ăn, không ngủ được. Biết tôi là một cán bộ bị hạ tầng, quần chúng đối đãi khác hẳn.” (Chỉ một con đường - Hồi kí của Tôn Thị Quế. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh ủy Nghệ An, xuất bản năm 1972, tr. 54).
Nghiên cứu đặc điểm Đảng ta và tìm hiểu thành phần xuất thân của lớp đảng viên đầu tiên ở Nghệ Tĩnh như Trần Phú, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sỹ Sách, Nguyễn Tiềm v.v… phần lớn họ là trí thức tiểu tư sản thuộc các gia đình khá giả. Chính họ đã tiếp thu truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc vào phong trào yêu nước. Phần đông trong số họ giữ cương vị chủ chốt trong các cấp bộ Đảng. Vì vậy chỉ thị thanh Đảng của Xứ uỷ Trung Kỳ đánh vào lực lượng nòng cốt của Đảng. “Tuy các địa phương không khai trừ đảng viên song việc chuyển vị trí và hạ tầng công tác nhất loạt hầu hết đảng viên thuộc đối tượng thanh Đảng ra khỏi các cương vị chủ chốt trong cấp ủy và thay thế bằng những đảng viên thành phần bần cố nông trình độ quá thấp. Trong tình hình địch khủng bố trắng lúc bấy giờ đã gây trở ngại và tổn thất không nhỏ.” (Trích bài “Nhìn lại một số sự kiện về Xô Viết Nghệ Tĩnh trong thời kỳ chống khủng bố trắng” của Bùi Ngọc Tam, Ban sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An trong tập kỉ yếu 65 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, tr. 262)
Có thể nói chỉ thị thanh Đảng của Xứ uỷ Trung Kỳ trong thời kì cuối của Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sai lầm lớn về công tác xây dựng Đảng. Chỉ thị đó bộc lộ tư tưởng cô độc, hẹp hòi nghiêm trọng và sự ấu trĩ về nguyên lý xây dựng Đảng, về nhận thức đặc điểm của Đảng ta.
Trong hoàn cảnh đó, Trung ương Đảng đã kịp thời ra chỉ thị uốn nắn phong trào. Chỉ thị về vấn đề thanh Đảng Trung kỳ ngày 20-5-1931 của Thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Xứ uỷ Trung Kỳ, nhất là đồng chí Bí thư ra chỉ thị thanh Đảng viết rõ từng chữ: thanh trừng trí phú, địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ, như vậy thì lấy gốc đâu mà đào, xem rễ ở đâu mà trốc, quả là một ý nghĩ mơ hồ, một chỉ thị võ đoán và là một lối hành động quàng xiên chi tướng” Các địa phương đã báo cáo về Xứ ủy có hiện tượng một số đảng viên thuộc đối tượng thanh Đảng ra đầu thú với địch, hoặc chuẩn bị ra đầu thú. Xứ uỷ Trung Kỳ phải tuyền lệnh thu hồi chỉ thị đó.
Trên thực tế ở hầu khắp các địa phương có cơ sở Đảng tại Nghệ An, không có hiện khai trừ Đảng viên.
“Theo điều tra của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh uỷ Nghệ An, cả Đảng bộ Thanh Chương - Đảng bộ có số lượng đảng viên đông nhất tỉnh, không có trường hợp nào khai trừ đảng viên theo chỉ thị thanh Đảng” và sáng suốt thay “đã không xảy ra một cuộc thanh trừng, sát phạt trong các Đảng bộ” (Bài của Bùi Ngọc Tam trong tập Kỷ yếu 65 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, sách đã dẫn, tr 260)
III. Phần kết luận:
Nhìn lại quá trình nghiên cứu về sự thành lập Xứ ủy Trung Kỳ chúng ta thấy: Dù có lúc mang tính tả khuynh nhưng khi được Trung ương uốn nắn, Xứ ủy đã nhanh chóng sửa sai kịp thời.
Cơ quan Xứ ủy và các Tỉnh ủy là nơi tập trung những đảng viên, cán bộ trung kiên bất khuất. Những người con ưu tú của Đảng như Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Nguyễn Tiềm, Nguyễn Châu, Tôn Thị Quế, Lê Xuân Đào v.v…đã không sợ hy sinh gian khổ, kiên cường bám đất, bám dân, chỉ đạo phong trào.
Từ các lán đơn sơ, những căn hầm ẩm ướt trong lòng đất, báo chí, truyền đơn của Đảng vẫn ra hàng ngày đến nhân dân, chỉ đạo động viên phong trào cách mạng.
Đã một thời các báo: Lao khổ, Chỉ đạo, Công nông binh, Tiến lên, Bước tới v.v…là ngọn hải đăng soi đường cho Xô Viết Nghệ Tĩnh và cách mạng Việt Nam.
Số cán bộ đảng viên khác như Hoàng Trọng Trì, Hoàng Văn Tâm, Nguyễn Phúc, Nguyễn Lợi, Hoàng Khoái Lạc v.v…thường đứng mũi chịu sào, đầu sóng ngọn gió trong các cuộc biểu tình. Và đẹp biết bao, nhiều cán bộ đảng viên đã ngã xuống trên đường tranh đấu, trong lao tù đế quốc để giữ vững khí tiết như Lê Viết Thuật, Nguyễn Thị Nghĩa.
Nói về tư cách, đức hy sinh của cán bộ đảng viên thủa ấy, báo “Lao khổ” ra ngày 13/7/1930 viết “Đảng Cộng sản từ khi thành lập đã hết sức hy sinh để bênh vực anh em. Càng bị tù tội đày ải, càng bị đế quốc hành hạ dã man thì các đảng viên cộng sản lại càng hăng hái hi sinh dẫn đầu anh em đòi quyền lợi.”
Tất cả điều đó giải thích tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại tập hợp được đông đảo quần chúng dưới ngọn cờ tiền phong của mình.
Sau khi tổ chức Đảng ổn định, Xứ ủy Trung Kỳ và các Tỉnh Đảng bộ đã nhanh chóng lãnh đạo một phong trào cách mạng rầm rộ chưa từng thấy. Mở đầu là phong trào đấu tranh của công nông Vinh - Bến Thuỷ trong ngày 1-5-1930. Tiếp đến là làn sóng đấu tranh khổng lồ trào dâng khắp nơi trong 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Từ tháng 9-1930 đến tháng 5-1931, phong trào như nước vỡ bờ cuốn phăng hệ thống cai trị của đế quốc, phong kiến ở nhiều nơi, thiết lập nên chính quyền Xô Viết.
Qua Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 và thực tiễn cách mạng Việt Nam, chúng ta khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam bởi Đảng đã tập hợp được sức mạnh “của khối đoàn kết toàn dân mà công, nông, trí thức là nòng cốt”

Nguyễn Thị Hồng Vân - Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh


VI_Chị em phụ nữ trong phong trào Xô Viết nghệ Tĩnh
BTXV: 20:29-27/11/2008
1- Những đóng góp to lớn của phụ nữ trong quá trình vận động bảo vệ Đảng trong phong trào Xô viết nghệ Tĩnh:
Luận cương của Lê Nin và thực tiễn của cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã tạo cơ sở để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước. Tư tưởng và những hoạt động cách mạng của Người đã ảnh hưởng trực tiếp tới những người con thân yêu của quê hương Nghệ Tĩnh đang hoạt động ở Quảng Châu, Hương Cảng lúc bấy giờ. Cũng với sự ra đời, phát triển của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tại Quảng Châu, Ở Nghệ Tĩnh hội Phục Việt ra đời sau đổi tên là Hưng Nam. Đây chính là nòng cốt của tổ chức Tân Việt. Tổ chức Việt Nam thanh niên đồng chí hội được thành lập ở Nghệ Tĩnh và phát triển đã tập hợp nhiều thanh niên yêu nước. Khác với các địa phương khác, ở nghệ Tĩnh 2 tổ chức trên song song tồn tại phát triển theo cùng một chí hướng và đến cuối năm 1929 đã tập hợp những yêu nhân của nó thành Đông Dương cộng sản Đảng và sau ngày 3/2/1930 trở thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Cũng như trong các phong trào yêu nước trước đó cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam để đi theo “Đường cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, phụ nữ Nghệ Tĩnh đã hăng hái hưởng ứng, tham gia ngay từ đầu. Trong số học trò xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc trước hết phải kể đến Nguyễn Thị Minh Khai. Chị cũng từ một hội viên của hội Tân Việt sau chuyển sang thanh niên cách mạng đồng chí hội và trở thành người nữ cộng sản đầu tiên ở nghệ Tĩnh. Chị là người đã giác ngộ, dìu dắt giới thiệu kết nạp Đảng lớp chị em đầu tiên ở đảng bộ Vinh - Bến Thuỷ và Nghệ An như Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Nhã, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Nhuận.
Đảng bộ Hà Tĩnh được thành lập, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào của các đồng chí Trần Hữu Thiều, Nguyễn Châu, Trần Phú, Hà Huy Tập nhiều chị em đã sớm lăn lộn với phong trào trong giới phụ nữ ở Hà Tĩnh như Đặng Thị Em, Nguyễn Thị Năm, Đậu Thị Uyển, Đặng Thị Cẩm, Nguyễn Thị Khương, Phạm Thị Dung…
Tuy mới ra đời nhưng lực lượng đảng viên đã phát triển nhanh ở hầu khắp các địa phương có phong trào đấu tranh cách mạng mạnh của quần chúng . Đảng viên phát triển, tổ chức Đảng phát triển và đã lãnh đạo phong trào đi lên. Đó là đặc điểm cơ bản trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trong lực lượng đảng viên chị em đã chiếm phần đáng kể.
Những ngày đầu Đảng mới được thành lập, công tác giao thông liên lạc rất quan trọng. Trong hoàn cảnh kẻ thù luôn luôn săn tìm để phát hiện ra tổ chức của Đảng để bóp chết trong trứng nước. Giao thông liên lạc làm cho các tổ chức Đảng liên hệ mật thiết với nhau không những để bảo vệ và phát triển mà còn bám sâu vào phong trào quần chúng để lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời. Thời gian này hầu hết mạng lưới giao thông liên lạc từ Trung ương đến địa phương đều do chị em đảm nhận. Chị em dễ cải trang làm người buôn bán đi lại từ vùng nông thôn đến thành thị, qua lại vùng địch kiểm soát cũng dễ dàng. Chị Nguyễn Thị Nghĩa là một giao thông liên lạc của Trung ương vào Xứ uỷ. Chị là người đã mang nhiều chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về Xứ uỷ, từ Xứ uỷ xuống các tỉnh uỷ, huyện uỷ chỉ đạo kịp thời, tổ chức quần chúng đấu tranh chông slại mọi thủ đoạn đàn áp khủng bố phong trào trong Xô Viết Nghệ Tĩnh. Khi bị sa vào tay kẻ thù, chị đã dũng cảm đấu tranh thà chết quyết không khai báo đảm bảo bí mật của Đảng. Khí tiết, phẩm giá của người nữ đảng viên sáng người trong chị. Các chị Nguyễn Thị Phúc , Trần Thị Hường, Võ Thị Ngọ, Lê Thị Vi, Phan Thị Ngọc Băng… là những đảng viên trung kiên trên mặt trận giao thông liên lạc của Đảng trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Từ tháng 3 năm 1930 đến giữa năm 1931 ở Nghệ Tĩnh đã có 368 chi bộ với 3420 đảng viên trong đó nhiều chi bộ nữ đảng viên chiếm 30 – 40%. Nhiều huyện nữ đảng viên chiếm khá đông như Thanh Chương, Can Lộc.
2- Chị em phụ nữ là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong các cuộc đấu tranh:
Khác với các phong trào yêu nước trước đây, chị em tham gia phong trào đấu tranh trong Xô Viết Nghệ Tĩnh có sự phát triển đột biến cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về tính chất nội dung lẫn quy mô và hình thức đấu tranh. Trong các phong trào trước đây chi em tham gia hoạt động mới chỉ xuất phát từ lòng yêu nước, hoàn cảnh cụ thể của bản thân mà tự nguyện đấu tranh. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh chị em thực sự giác ngộ lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, một lòng một dạ đi theo Đảng. Biết bao tấm gương chị em đã hy sinh bản thân mình, hy sinh quyền lợi gia đình để hoạt động cho đoàn thể. Nhiều chị em được học hành, có nhancs, được gia đình gả bán cho danh giá nhưng cị em quyết không vì phận má hồng mà quên lý tưởng.
Nhiều chị em ngày thường tưởng như nhút nhát, bèn lẽn, không mấy khi xã nhà xa làng, không nỡ nặng lời với ai, nhưng khi đi đấu tranh bị lôi cuốn vào khí thế cách mạng đã tỏ ra hoạt bát, xông xáo dũng cảm lạ thường. Từ những cuộc đấu tranh của chị em nữ công nhân nhà máy cưa Bến Thuỷ đặc biệt là cuộc đấu tranh của 300 chị em nữ công nhân nhà máy Diêm nổ ra vào ngày 23-3-1930 cho đến những cuộc đấu tranh vào cuối tháng 10 – 1931 của nông dân Nghệ Tĩnh, chị em đều tham gia với số lượng lớn, đều là những người dương cao khẩu hiệu, biểu ngữ, cờ đỏ, diễn thuyết, kêu gọi đấu tranh. Trong cuộc đấu tranh của nhân dân 3 huyện diễn ra ngày 8-9-1930 ở Hà Tĩnh, chị em phụ nữ đã dẫn đầu đoàn biểu tình khi kép vào dinh tuần phủ đòi yêu sách. Các chị Trần Thị Hường, Nguyễn Thị năm, Nguyễn Thị Hà, Võ Thị Ngọ đã gạt văng họng súng của bọn lính cho đoàn biểu tình vào thành. Mặc dù kẻ thù đã dùng thủ đoạn đê hèn xé rách hết quần áo chị em hòng làm nhụt ý chí đấu tranh song chị em vẫn hăng hái xông lên càng làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ.
Trong cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 của 300 nông dân Hưng Nguyên, chị Nguyễn Thị Phia người nữ chiến sỹ cách mạng của vùng quê Chín Nam đã dương cao cờ búa liềm, đứng cao lên giữa đoàn người biểu tình để diễn thuyết tố cáo tội ác của thực dân phong kiến, ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga, hô hào quần chúng xông lên đòi yêu sách. Cuộc đấu tranh càng về gần phủ Hưng Nguyên thu hút càng đông lực lượng quần chúng tham gia. Hoảng sợ trước khí thế đấu tranh cách mạng kẻ thù đã huy động máy bay bỏ bon tàn sát trên 200 người. Đầy là lần đầu tiên kẻ thù phải dùng đến máy bay ném bom để đàn áp phong trào. Ngày 30-8-1930, khi hàng ngàn nông dân Nam Đàn đang kéo tới bao vây huyện đường các bà Tổng Phương, Sáu Thân, Phạm Thị Ba, chị Tuy… là những người cầm cờ đi đầu. Bà Bùi Thị Di cùng một số người vào tận huyện đường buộc tri huyện Lê Khắc Tưởng phải ký nhận vào bản yêu sách và cam kết từ nay không nhũng nhiễu nhân dân. Ngày 25-2-1931 hàng trăm nông dân Anh Sơn kéo đến bao vây đồn Phúc Sơn bà Đặng Thị Mận đã cầm cờ chỉ huy tốp nữ tự vệ xông lên phía trước. Bà Mận bị lính trong đồn bắn chết lập tức bfa Tuân thay bà Mận cầm cờ xông lên đã làm cho đoàn người càng thêm căm thù mà tiến lên đấu tranh đối mặt với quân thù.
Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, còn biết bao nhiêu các bà, các chị anh dũng kiên trung như vậy. Dù trong số đó nhiều người chưa phải là đảng viên cộng sản, hoặc còn chưa kịp vào hội viên phụ nữ gải phóng nhưng khi Đảng kêu gọi họ sẵn sàng chiến đấu quyết hy sinh vì đất nước quê hương một lòng kiên trung với Đảng. Ghi nhận sự sinh tử vì sự nghiệp đó báo người lao khổ số ra ngày 18/9/1930 đã viết: “ Cuộc đấu tranh giữ dội ở Hưng Nguyên cũng như các cuộc đấu tranh dữ dội ở Thanh Chương, Bến Thuỷ, Can Lộc Hà Tĩnh đều do chị em phụ nữ chỉ huy và đâu đâu chị em cũng rất dũng cảm hy sinh. Chính trong thời kỳ đấu tranh kịch liệt này, chính trong lúc công nông binh bắt tay nhau trong hàng trận, chị em cũng bắt đầu tranh đấu một cách vẻ vang. Cho nên lực lượng quần chúng đấu tranh thêm được một cái sức rất mạng tấc là chị em phụ nữ đã phá xiềng nô lệ giam hãm đàn bà xưa nay mà ra vai dự cuộc tranh đấu …” (Những sự kiện lịch sử của Đảng bộ Nghệ Tĩnh, nhà xuất bản Nghệ Tĩnh 1981 trang 46 – 47).
Qua đấu tranh chị em càng bộc lộ phẩm chất cao đẹp của mình đó là lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, với tổ chức, với đoàn thể. Đó là trí thông minh, tin thần khắc phục mọi khó khăn ác liệt quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ khi Đảng giao, quần chúng tín nhiệm. Chị em còn thực sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau khi gặp hoạn nạn. Đặc biệt khi bị sa vào tay giặc dù bị tra tấn cực hình, dù phải hy sinh trước mũi súng quân thù chị em vẫn quyết đàu hàng, không chịu khuất phục.
Chị Nguyễn Thị Bảy ở Xuân Trường Thanh Chương, trên đường chuyển tài liệu, đưa cơm nước tiếp tế cho cơ quan Tỉnh uỷ đang ở trong núi Tràng Ri chẳng may bị quân địch phục kích bắt được. Chúng buộc chị phải dẫn đường cho chúng đến địa điểm đã hẹn, chị nhất định không đi. Chúng đe doạ rồi lột hết quần áo của chị bắt chị về đồn. Chị kiên quyết chống trả. Chúng tra tấn bắt khai, chị không hé răng, Cuối cùng chị đã bị chúng bắn chết. Trước lúc hy sinh chị bắt chúng phải trả quần áo cho chị mặc tử tế và yêu cầu không cần bịt mắt để chị nhìn rõ kẻ thù. Chị là một người con gái bình thường như hàng trăm hàng ngàn người con của đất Thanh Chương nhưng khi cần bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng chị sẵn sàng hy sinh tính mạng khi tuổi thanh xuân đang tràn đầy sức sống. Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, trênmảnh đất Lam Hồng này còn có hàng trăm tấm gương hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng mà mỗi cuộc đời của các chị, các mẹ là một bài ca.
Có những người mẹ, người chị do hoàn cảnh gia đình không thể tháot ly để hoạt động như chị Nghĩa, chị Phúc, chị Quế song các chị đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng một cách thầm lặng. Một trong hàng trăm ngàn tấm gương tiêu biểu đó là chị Phạm Thị Loan vợ đồng chí Hoàng Trọng Trì ở làng Lộc Đa – Hưng Lộc thành phố Vinh. Chồng thoát ly hoạt động. Chị ở nhà tần tảo nuôi con vừa làm nhiệm vụ lien lạc vừa nuôi dấu cán bộ, cất dấu tài liệu bí mật cho Đảng. Tháng 5/1930 trước khi chồng bị bắt, cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ đặtt rụ sở tại nhà chị. Khi chồng bị bắt, nhà của chị bị đốt, cơ quan xứ uỷ chuyển đi một số tài liệu, truyền đơn đã được chị Loan cất dấu ngay khi kẻ thù đến lục soát. Để kịp thời thông báo cơ quan xứ uỷ bị lộ cho các đồng chí mình, cị đã dựng quán bán nước ngay cổng nhà. Chị bị địch bắt 5 lần, bị khảo tra đánh đập nhưng chị không hề khai báo. Chồng chị bị địch bắn chết chị vẫn dự vững lòng tin vào tổ chức, vào Đảng.
Những ngày địch khủng bó phong trào, nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng bị sa vào tay giặc. Hầu hết cơ sở Đảng phải rút lui về hậu cứ để bảo vệ lực lượng và giữ vững liên lạc bảo vệ và duy trì phong trào. Các mẹ, các chị là những người có công lao to lớn trong việc nuôi dấu cán bộ bảo vệ cơ sở trong những ngày khó khăn ác liệt nhất. Mẹ Trần Thị Chiên là cơ sở của Đảng ngay từ khi mới thành lập ở Vinh. Mẹ chỉ là một quần chúng nhưng căn nhà của mẹ đã trở thành cơ sở liên lạc của Tỉnh uỷ Nghệ An với Xứ uỷ và với cơ sở. Mẹ đã phấn đấu trở thành một đảng viên và là một chiến sỹ giao thông liên lạc son sắt thuỷ chung với phong trào từ năm 1931 - 1932 thưòi kỳ địch khủng bố ráo riết nhất. Bị sa vào tay giặc, bị giải đi nhận dạng hết người này sang người khác ở các nhà lao Vinh, Hà Tĩnh nhưng mẹ vẫn không nhận ra ai, khai báo ai là đồng chí của Đảng. Bị giam cầm một thời gian buộcc húng phải thả, mẹ tiếp tục hoạt động bảo vệ cơ sở liên lạc ở Vinh cho đến sau ngày cách mạng tháng Tám thành công.
Còn biết bao các mẹ, các chị đáng phải nêu gương, đáng phải nhắc tới để con cháu chúng ta noi theo trên mặt thầm lặng này. Đó là các chị Nguyễn Thị Nhâm, Lê Thị Vy, Võ Thị Túc, Trần Thị Liên ở Vinh. Chị Lê Thị Nhung, Nguyễn Thị Nữu ở Anh Sơn, Võ Thị Hoa, Phạm Thị Chung, Nguyễn Thị Triển, Hồ Thị Lan ở Hà Tĩnh….
Từ tháng 9 – 1930 nhiều làng xã trong cả 2 tỉnh hình thành chính quyền xô viết ( bộ máy thống trị phong kiến tan ra, chính quyền về tay xã bộ nông, thôn bộ nông một hình thức chính quyền do nông dân tự quản) lực lượng tự vệ đỏ được thành lập. Đây là nền móng của lực lượng vũ trang cách mạng. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng tự vệ đỏ lúc bấy giờ là bảo vệ an ninh thôn xóm, trấn áp những tên tay sai bảo vệ tổ chức, bảo vệ Đảng, bảo vệ các cuộc đấu tranh của nhân dân. Lực lượng phụ nữ đã tích cực gia nhập tự vệ nhất là số chị em chứ lập gia đình. Bằng vũ khí thô sơ như gậy gộc, giáo mác, dao kiếm chị em đã hăng hái tham gia luyện tập quân sự, ban đêm thì tuần tra cacnh gác. Khi có lính kéo về làng đán áp thì chị em nổi trống mõ tù và báo hiệu cho dân làng biết. Nhiều nơi đã lập đội tự vệ nữ như ở Đức Bình-Đức Thọ, Thanh mai – Thanh Chương, Phúc Sơn –Anh Sơn… Đội tự vệ Phúc Sơn sau khi giết chết tên đồn trưởng Prie, lính Pháp về bao vây hòng hủy diệt dân làng nên cả làng phải vào xây dựng căn cứ ở Động Sớ để bảo vệ lực lượng. Trong suốt nhiều tháng trời đội tự vệ nữ Phúc Sơn đã làm nhiệm vụ vừa bảo vệ vừa tiếp tế quân lương, nước uống cho nhân dân. Chị Nguyễn Thị Nhuyễn ( chị Là ) đã chỉ huy đội tự vệ Phúc Sơn trừng trị 11 tên tay sai dẫn lính về tàn sát đồng bào trong ngày 12/4/1931. Các chị Nguyễn Thị Nữu, Nguyễn Thị Ả, đã bị giặc bắt tra tấn đánh đập dã man nhưng các chị vẫn không hề khai báo. Chúng đem phơi nắng 2 chị ngoài đình rồi kết án tử hình hòng lung lạc ý chí đấu tranh của chị em trong đội tự vệ Phúc Sơn. Trước làn sóng đấu tranh của nhân dân cuối cùng chúng không giết được 2 chị mà phải đem về giam tại nhà lao Vinh.
Trong đấu tranh, trong sinh hoạt và mọi hoạt động xã hội chị em đã tham gia tích cực trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan, dạy và học chữ quốc ngữ, thực hiện đời sống mới trong cưới hỏi, ma chay, tham gia đỏi công, đoàn kết thương thân tương ái giũp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn. Nhiều địa phương phong trào phụ nữ hoạt động rất mạnh như Đai Định, Diên Tràng( huyện Thanh Chương ), Kim Liên, Trung Cần( Nam Đàn ), Đỉnh Lữ, Lai Thạch, Ba Xã ( huyện Can Lộc), Thái Yên(huyện Đức Thọ ), Dương Xuân, Phúc Sơn ( Anh Sơn )…
Được tôi luyện, thử thách trong cao trào đấu tranh cách mạng nhiều chị em đã trưởng thành được nhân dân tin yêu, tổ chức Đảng tín nhiệm giao đảm nhận những trọng trách chỉ đạo phong trào ở các huyện. Cuối năm 1930 đồng chí Tôn Thị Quế được Tỉnh uỷ Nghệ An giao nhiệm vụ phụ trách huyện Nam Đàn, rồi lên phụ trách huyện Thanh Chương, Yên Thành. Năm 1931 khi phong trào bị đàn áp khủng bố, lực lượng Đảng có nơi còn rát ít, tổ chức Đảng có nơi bị xoá trắng. Chị Quế là một trong những người lăn lộn với phong trào liên lạc để củng cố lực lượng ở các địa phương như Anh Sơn, Đô Lương, Yên Thành… Các chị Nguyễn Thị Xân lúc đầu chỉ đoạ phong trào Nghi lộc, Anh Sơn rồi phát triển ra vùng Bắc Nghệ An, Nguyễn Thị Kỳ chỉ đoạ Thanh Chương thay chị Quế, chị Vi Thị Ninh phụ trách khu Bến Thuỷ, chị Thiu, chị Phúc phụ trách Nghi Lộc, chị Nguyễn Thị Năm phụ trách Can Lộc, chị Ngọc Băng chỉ đạo ở Đức Thọ, chị Nguyễn Thị Khương đảm nhận công tác ấn loát cho Xứ uỷ…
Ý chí cách mạng, tinh thần trách nhiệm với dân với Đảng đã tạo nên nghị lực giúp chị em đã đóng góp to lớn trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Chị em đã làm rạng rỡ thêm truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang của phụ nữ Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Nghĩa cán bộ giao thông của Đảng, trước khi trút hơi thở cuối cùng trong nhà lao Vinh, mặc dù bị kẻ thù đã hớt lưỡi chị vẫn cố gắng nói thật rõ lời 4 câu thơ vô cùng xúc động sau:
  • Rồng tiên con cháu nước nhà
  • Nước ta tuy mất, hồn ta vẫn còn
  • Còn giời, còn nước, còn non
  • Hãy còn quân giặc ta còn đấu tranh Hồi ký ("Chỉ một con đường ”của Tôn Thị Quế, nhà xuất bản Nghệ An 1972 trang 95)
3- Hội phụ nữ giải phóng được tổ chức và phát triển trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Trong các phong trào yêu nước trước đây diễn ra ở nghệ Tĩnh đã có lực lượng phụ nữ tham gia nhưng chỉ mới là cá nhân tự giác. Năm 1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trực tiếp lãnh đạo phong trào Xô viết đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân được tổ chức thành đoàn thể có điều lệ, mục tiêu hoạt động. chị em phụ nữ thực sự tin vào đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng gia cấp của Đảng nên đã một lòng một dạ đi theo Đảng, tập hợp lực lượng trong đoàn thể để đạt được quyền lợi chị em trong quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc.
Sau khi Đảng ra đời đã tập hợp lực lượng công nhân trong tổ chức công hội đỏ, nông dân trong nông hội đỏ thiết lập khối công nông liên minh. Thời gian đầu các đoàn thể quần chúng hoạt động trong 2 tổ chức trên nhưng sau đó do đặc điểm tâm lý, điều kiện sinh hoạt dần dần chị em hình thành tổ chức riêng của mình. Đoàn thể phụ nữ cũng như các đoàn thể khác đã phát triển cả về tổ chức và ý thức theo đà phát triển của cách mạng. Hội phụ nữ giải phóng được chính thức thành lập và là thành viên trong công hội và nôgn hội đỏ.
Tháng 4/1930 Đảng ra điều lệ tạm thời về hội phụ nữ giải phóng. Sau ngày 1-5-1930 các chi bộ Đảng trực tiếp tổ chức ra hội phụ nữ giải phóng trên địa bàn lãnh đạo ở địa phương. Đặc biệt sau tháng 9-1930 tổ chức hội phát triển nhanh chóng các cấp uỷ cử người ra phụ trách hội theo nội dung công tác phụ vận của Đảng. Lúc đầu chị em hoạt động theo nội dung ái hữu, giúp đỡ nhau về kinh tế, sinh hoạt tình cảm những lúc đau ốm sinh nở hoặc hoạn nạn. Sau tổ chức những hoạt động chính trị xã hội sau rộng hơn như học chính trị, văn hoá, vận động nếp sống mới, binh vận, diễn thuyết…. Những nơi đã thành lập chính quyền xô viết chị em tham gia hoạt động rất tích cực trong mọi công tác xã hội như mít tinh, biểu tình, chia ruộng công điền, xoá bỏ công nợ, bài trừ mê tín dị đoan thực hiện nếp sống mới trong mọi sinh hoạt. Trong quá trình hoạt động cho đoàn thể nhiều chị em đã trưởng thành được đứng trong hàng ngũ của Đảng hoặc thoát ly gia đình đi hoạt động. Nhiều chị được Đảng giao trách nhiệm hoạt động cho hội như chị tôn Thị Quế phụ trách hội huyện Nam Đàn, chị Kỳ phụ trách hội ở Thanh Chương, chị Xân, chị Thiu, chị Nhã phụ trách công tác hội ở nghi Lộc, chị Nhuận phụ trách hội ở Vinh, hưng Nguyên, chị Băng, chị tứ, chị Tửu phụ trách hội ở Đức Thọ, chị Hoà, chị Gạo phụ trách hội ở Thạch hà, chị Năm, chị Ngọ phụ trách công tác hội ở Can Lộc…
Trong báo cáo nội bộ của xứ uỷ Trung Kỳ ngày 27-12-1930 số hội viên phụ nữ giải phóng mới có 887 người. Trong đó ở Nghệ An có 746 chị em ở huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Vinh - Bến Thuỷ có 66 hội viên, ở Hà Tĩnh mới có 48 người. Đến tháng 4/1931 trong báo cáo của Xứ uỷ số hội viên phụ nữ giải phóng ở Nghệ An đã có 7.341 người, ở Hà Tĩnh có 2.168 người (Số liệu ở Bảo tàng XVNT). Từ thôn, xã, huyện đèu có tổ chức hội, có ban chấp hành hoặc ban cán sự phụ trách công tác hội. Trong tổ chức hội còn có các hội nghề nghiệp như hội nuôi tằm, hội dệt vải, hội buôn bán, hội hộ sản thu hút nhiều phụ nữ tham gia kể cả chị em chưa phải là là hội viên phụ nữ giải phóng.
Mặc dù trong cả nước chưa thành lập được đoàn thể phụ nữ nhưng ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931 đã thành lập Hội phụ nữ giải phóng. Được ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, chị em đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, hội phụ nữ thực sự trở thành một đoàn thể quần chúng cách mạng quan trọng.
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với sự ra đời của tổ chức Công hội đỏ, Nông hội đỏ, đoàn thanh niên cộng sản, Hội phụ nữ giải phóng được thành lập đã đóng góp to lớn vào sự bùng nổ và phát triển của phong trào trở thành đỉnh cao của thời kì cách mạng 1930 -1931 của Đảng, của dân tộc. Mặc dù hai tổ chức đoàn thể quần chúng trên mới chỉ là buổi sơ khai song thực tiễn đấu tranh cách mạng đã thực sự làm cho thế hệ trẻ, lực lượng phụ nữ Nghệ Tĩnh trưởng thành đặt nền móng cho Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ Việt Nam phát triển. Sự ra đời của hai đoàn thể quần chúng trên phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm về công tác thanh vận, phụ vận. Những bài học đó mãi mãi vô giá ngay cả trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
                                                                                                                            Nguyễn Xuân Các - Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh


VII_Chính quyền Xô Viết năm 30-31 ở Nghệ Tĩnh
BTXV: 20:18-27/11/2008
Đình Võ Liệt (Thanh Chương) nơi thành lập
chính quyền Xô Viết năm 1930
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề giành chính quyền và giữ chính quyền. Trong cao trào cách mạng năm 1930-1931 sở dĩ Nghệ Tĩnh trở thành đỉnh cao vì tại Nghệ Tĩnh đã thành lập được chính quyền cách mạng, đó là các Xô Viết “xã bộ nông”, “ Thôn bộ nông”.
Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu chính quyền xã bộ nông, thôn bộ nông trong phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh là một trong những nội dung hàng đầu khi nghiên cứu về phong trào đấu tranh cách mạng năm 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh.
Việc nghiên cứu về mô hình chính quyền Xô Viết càng có nhiều ý nghĩa thiết thực đối với những người đang công tác tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Chỉ có nắm vững nội dung của chính quyền Xô Viết, người làm công tác trưng bày, ngưòi làm công tác hướng dẫn khách tham quan học tập mới giúp cho khách tham quan có điều kiện tiếp xúc vơi hiện thực khách quan.
 I- Các cơ sở Đảng xây dựng và lãnh đạo bộ máy chính quyền Xô viết “Xã bộ nông -Thôn bộ nông”
1. Hoàn cảnh ra đời của các Xô viết:
Cuộc biểu tình khổng lồ của 1200 công-nông Vinh-Bến Thuỷ và những vùng phụ cận trong ngày 1/5/1930 nhân ngày Quốc tế lao động đã mở đầu cho phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh.
Liên tiếp sau đó nhiều cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng sôi nổi và quyết liệt của nhân dân ta ở khắp nơi trong 2 tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh.
Từ tháng 9 trở đi, sau 2 cuộc biểu tình lớn chưa từng có của nông dân 2 huyện Nam Đàn và Thanh Chương, cao trào đấu tranh cách mạng ở Nghệ Tĩnh chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ Đảng. Bằng những cuộc biểu tình đấu tranh chính trị có vũ khí thô sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc và nhiều huyện khác trong 2 tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân, phong kiến từ huyện đến xã.
Trước bão táp cách mạng của quần chúng, hệ thống chính quyền cuả thực dân phong kiến ở vùng nông thôn Nghệ Tĩnh bị rối loạn. Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm nơm nớp sống trong tâm trạng lo âu. Ở Vinh, mỗi người Pháp đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn phòng khi bị tấn công. Quan lại phong kiến Nam triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác, số quan lại được cử đến thay thế cũng dè dặt hơn khi làm nhiệm vụ. Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và Triều đình Huế đã phải thay đổi tới 3 tổng đốc ở Nghệ An và 2 tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bộ máy chính quyền ở cơ sở hết sức rối ren. Tại Thanh Chương, tri huyện, nha laị không dám trở lại làm việc. Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt, tri huyện Nghi Lộc và đội lệ bị giết. Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh thần. Binh lính các đồn không dám hoạt động, một số ngã theo cách mạng, chính quyền địch ở nhiều làng xã bị tê liệt hoặc tan rã.
Rô Bin, xử lý thường vụ toàn quyền Đông Dương trong báo cáo về bộ thuộc địa Pháp ngày 1/8/1930 đã viết:
“...Đây là một vụ tấn công lớn nhất ở giai đoạn này. Nó chứng tỏ chính quyền địa phưong hoàn toàn bất lực trong việc làm chủ tình thế...Những người Bôn sê vích ngày một thắng thế, nhiều tổng theo họ cả tổng, hội tề không trả lệnh của quan lại, mà quan lại thì không còn mong thể gì nữa.”
Là một phong trào trưởng thành và lớn lên dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ lâu các Đảng viên và quần chúng đều được học tập, tuyên truyền về chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng tháng Mười Nga bằng các tác phẩm thơ, ca, hò, vè ... bằng “Nhật ký chìm tàu” và nhiều truyền đơn báo chí của Đảng đều phản ánh mục tiêu, nguyện vọng theo gương cách mạng tháng Mười.
Chúng ta cũng khẳng định rằng, lúc bấy giờ việc giành chính quyền chưa phải là mục tiêu trước mắt của cách mạng. Xứ uỷ Trung Kỳ và các cấp uỷ Đảng ở 2 tỉnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng khi thực tế chính quyền địch tan rã ở thôn xã, các cấp uỷ Đảng đã kịp thời lãnh đạo các Ban chấp hành nông hội đỏ đứng ra đảm nhận các chức năng của một chính quyền cách mạng.
2- Những khảo sát về mô hình chính quyền Xô Viết ở một số địa phương tiêu biểu trong 2 tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh.
Khi nghiên cứu về cao trào đấu tranh cách mạng năm 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh, vấn đề được mọi người quan tâm là vấn đề chính quyền Xô Viết xã bộ nông, thôn bộ nông. Để có một nhận định hay một đánh giá tổng quát khả dĩ đáp ứng phần nào sự đòi hỏi của quần chúng, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu, khảo sát ở một số địa phương có phong trào tiêu biểu lúc bấy giờ như: Xô Viết Thanh Chương và một số địa phương khác.
Qua trao đổi với nhiều chứng nhân lịch sử và tài liệu để lại, chúng tôi thấy rằng:
Khẩu hiệu “dựng chính phủ Xô Viết công-nông-binh” lúc bấy giờ trên truyền đơn báo chí của Đảng đầu năm 1930 đã nêu, nhưng chủ trương thành lập chính quyền Xô Viết thì không có chỉ thị hoặc nghe phổ biến. Ngay sau khi chính quyền địch tan rã, “xã bộ nông” đã nắm lấy mọi quyền hành ở nông thôn mà vẫn chưa có quan niệm rõ ràng như thế là đã giành được chính quyền. Vì vậy mà cán bộ và nhân dân thời ấy chưa có tiếng gọi chính quyền mà thường gọi là “xã bộ”, tên gọi của ban chấp hành nông hội thời đó.
Sau khi huyện đường Thanh Chương bị đốt, tri huyện và nha lại chạy trốn, các chi bộ Đảng thông qua ban chấp hành thôn bộ, xã bộ, nông hội đỏ đứng ra lãnh đạo quần chúng liên tiếp tấn công vào bộ máy hào lý ở làng xã, và thực hiện những yêu sách cách mạng của mình. Có nơi quần chúng biểu tình tuần hành thi uy kéo đến trừng trị những tên cường hào gian ác như ở Võ Liệt, Đại Đồng, đốt nhà phó tổng cai Tổng Bích Hào, bắt cai tổng Cát Ngạn trả lại tiền sưu thuế đã thu, tự vệ đỏ kéo vào nhà hào lý lấy sổ sách đem ra đình đốt như ở thôn Xuân Tường. Quần chúng họp mít tinh tại đình làng đòi bọn hào lý bồi thường tiền phù thu lạm bổ, trả lại ruộng đất và tiền lúa công đem chia cho dân...
Trước phong trào đấu tranh của quần chúng đang lên như sóng vỡ bờ, bọn hương hào lý trưởng đều khiếp vía, hầu hết bỏ việc hoặc nằm im. Mặc dù không có chủ trương tịch thu triện bạ, nhưng nhiều làng lý trưởng đem triện nạp cho xã bộ nông, thôn bộ nông. Có nơi như ở Võ Liệt, nông hội không nhận triện, lý trưởng phải nhờ người khác giữ hộ. Các đồn khố xanh ở Thanh Quả, Chợ Rạng tuy không bị đánh phá, nhưng binh lính hoang mang không dám đi tuần, không dám vào làng. Quan hệ giữa bộ máy chính quyền phong kiến với đế quốc Pháp từ tỉnh đến xã trong một thời gian dài bị cắt đứt. Nhân dân các làng có việc gì không giải quyết được đều tìm đến xã bộ và xã bộ đã giải quyết nhanh chóng. Ban chấp hành thôn bộ, xã bộ nghiễm nhiên ra hoạt động công khai, được quần chúng công nhận và trở thành cơ quan duy nhất đứng ra giải quyết mọi việc trong làng xã theo chức năng của một chính quyền cách mạng.
Còn ở Hà Tĩnh theo số liệu điêù tra của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh uỷ Hà Tĩnh tiến hành trong thời gian từ năm 1967 đến năm 1970, toàn tỉnh có 170 làng có nông hội đỏ đứng ra trực tiếp hoặc gián tiếp đều hành, quản lý công việc ở làng xã. Cụ thể như sau: huyện Can Lộc: 73 làng; huyện Thạch Hà: 46 làng; huyện Đức Thọ: 20 làng; huyện Hương Khê: 16 làng;huyện Hương Sơn: 7 làng; huyện Cẩm Xuyên: 4 làng; huyện Nghi Xuân: 4 làng;
Như vậy xã bộ từ chức năng một đoàn thể cách mạng của nông dân đã chuyển lên làm chức năng chính quyền cách mạng của nhân dân.
3. Đời sống chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội dưới chính quyền Xô Viết:
a. Về chính trị:
Không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân phong kiến và những luật lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột nhân dân, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, như tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền...Tổ chức giáo đục chính trị cho nhân dân và động viên mọi người phát huy nhiệt tình cách mạng và vai trò làm chủ của của mình vào việc xây dựng, quản lý xã hội mới, tổ chức hoà giải những xích mích trong nội bộ nhân dân, trấn áp bọn phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các đội tự vệ đỏ...
b. Về kinh tế:
Không nộp sưu cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho nhân dân số tiền thuế đã thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho nông dân, quy định mức tiền công cho những người đi ở, làm thuê, chia lại ruộng đất công, tiền lúa công cho dân cày, vận động nhân dân đắp đập đào mương tát nước chống hạn.
c. Về văn hoá xã hội:
Bài trừ các hủ tục như cầu cúng, bói toán, rước xách, tế lễ, mê tín dị đoan, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc... giáo dục, trừng trị bọn lưu manh, trộm cắp, tổ chức việc ma chay, cưới xin, giỗ tết...theo lối mới, vận động phụ nữ cải cách trang phục cho gọn và bỏ các tục lệ cưới hỏi phiền hà, tốn kém. Hướng dẫn hội phụ nữ lập các nhóm “hộ sản” để giúp đỡ nhau trong lúc sinh đẻ, tổ chức nhân dân giúp đỡ, cưu mang nhau khi có người đau ốm hoạn nạn.
Những chính sách và biện pháp trên đây được các xã bộ nông thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới trong nông thôn. Nhân dân ngày đêm sống trong không khí tưng bừng, lành mạnh, đầy tình thân ái. Lần đầu tiên được quyền làm chủ xã hội với lòng tin sâu sắc đối với Đảng, với cách mạng, mọi người đều đem hết nhiệt tình của mình góp phần vào công việc xây dựng và bảo vệ chính quyền mới. Danh từ “xã hội” đã trở thành tiếng gọi thân quen, là hy vọng và niềm tin của mọi người vào một xã hội mới công bằng, đẹp đẽ như xã hội ở nước Nga Xô-viết. Thôn xóm ngày đêm nhộn nhịp trong không khí ngày hội cách mạng của quảng đại quần chúng nhân dân. Cán bộ đảng viên say sưa tham gia các công việc của xã hội. Chị em phụ nữ cũng “phá xiềng nô lệ giam hãm đàn bàlâu nay mà ra vai dự cuộc tranh đấu”
4. Bộ máy tổ chức của chính quyền Xô Viết:
Cho đến nay chúng tôi còn lưu giữ được 2 tư liệu gốc  trong tập báo các của mật thám Pháp, tác giả của 2 tư liệu này là đồng chí Trần Hoặc (tức Húc), nguyên Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh. Đó là 2 sơ đồ được vẽ bằng mực tím thể hiện nội dung hoạt động, bộ máy của tổ chức Đảng cộng sản tỉnh Hà Tĩnh ở 2 thời kỳ trong giai đoạn 1930-1931. Đây là tư liệu gốc duy nhất mà chúng ta có được có đề cập đến tổ chức của chính quyền Xô Viết.
Qua thực tế nghiên cứu phong trào Xô viết ở các địa phương kết hợp với tư liệu trên đây, người làm đề tài xin mạnh dạn đưa ra một mô hình có tính khái quát về chính quyền Xô Viết – xã bộ nông như sau.
Qua sơ đồ này chúng ta thấy rằng chính quyền Xô Viết-xã bộ nông thực chất là những người trong ban chấp hành nông hội đứng ra điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động từ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong làng xã.
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằn những người trong ban chấp hành nộng hội tuyệt đại bộ phận là Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương hồi đó. Trong đó những người trong ban chấp hành được phân công như sau:
  • 1 chấp hành nông hội: Phụ trách tuyên truyền.
  • 1 chấp hành nông hội: Phụ trách huấn luyện.
  • 1 chấp hành nông hội: Phụ trách đoàn thể.
  • 1 chấp hành nông hội: Phụ trách tổ chức
  • 1 chấp hành nông hội: Phụ trách kiểm tra
  • Bí thư nông hội: Phụ trách chung.
Trên đây là những kết luận vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể về tổ chức và bộ máy chính quyền của chính quyền Xô Viết-xã bộ nông thôn bộ nông trong phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh 1930-1931
Đi đôi với việc xây dựng tổ chức chính quyền Xô Viết, ngay từ bắt đầu bước vào cuộc tranh đấu với kẻ thù Đảng ta đã từng nhận thức sâu sắc rằng: “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Chính vì vậy mà bấy giờ các tổ chức quần chúng được xây dựng và phát triển đều khắp trong 2 tỉnh, đó là các tổ chức: Tự vệ đỏ, hội phụ nữ giải phóng, thanh niên cộng sản nđoàn, sinh hội, và các hội tán trợ...
Chính nhờ các tổ chức quần chúng trên mà công tác tuyên truyền, vận động giáo dục của Đảng ta được nhân lên gấp bội. Các tổ chức quần chúng đã góp phần đắc lực trong việc huy động lực lượng tham gia mít tinh, biểu tình tranh đấu trực diện với kẻ thù giai cấp và dân tộc, khi gặp khó khăn hoạn nạn các tổ chức quần chúng là nơi cưu mang đùm bọc che chở nhau.
Theo báo cáo của Xứ uỷ Trung Kỳ ở Nghệ An từ tháng 12/’1930 đến tháng 5/1931 số hội viên công hội 312 lên 399, số đoàn viên thanh niên cộng sản đoàn từ 921 lên 2356, số hội viên phụ nữ giải phóng từ 864 lên 8648, số hội viên sinh hội từ 40 nlên 105 và hội viên hội tán trợ có tất cả là 2007.
Thành công của Đảng ta trong việc tổ chức tập hợp quần chúng, các giới, các thành phần vào những tổ chức cách mạng khác nhau là điều kiện thuận lợi để nhân lên sức mạnh vốn có của Đảng ta lúc bấy giờ, đó cũng là hậu thuẫn, là điều kiện thuận lợi cho các thôn bộ nông-xã bộ nông ra đời và tồn tại trong những năm 1930-1931.
5. Những đặc điểm nổi bật của chính quyền Xô Viết-xã bộ nông, thôn bộ nông.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về chính quyề Xô Viết, chúng ta thấy rằng: Xã bộ vừa là cơ quan lãnh đạo đấu tranh, vừa là cơ quan chính quyền , phá bỏ bộ máy chính quyền cũ lập chính quyền mới, xây dựng trật tự mới ở nông thôn.
Xã bộ vừa là cơ quan lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, cơ quan hành chính. Có thể nói rằng bộ nông xét về tính chấtđại biểu và nội dung hoạt động, có nhiều nét giống như những Xô viết đại biểu công-nông-binh ở Nga trong cách mạng 1905 (khi Xô viết là cơ quan lãnh đạo đấu tranh và khởi nghĩa). Trong cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng Mười năm 1917 (khi Xô Viết chuyển thành cơ quan của chính quyền Vô sản). Do đó Đảng ta đã gọi chính quyền cách mạng ở Nghệ Tĩnh bằng danh từ Xô Viết với ý nghĩa là công và nông dân Nghệ Tĩnh đã lập được chính quyền cách mạng đúng với tinh của chủ nghĩa Mác-Lênin. Điều đó càng làm nổi bật ý nghĩa quốc tế vô sản của Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Ngay từ cuối tháng 9 năm 1930 Trung ương Đảng đã có chỉ thị cho Xứ uỷ Trung Kỳ:
“Những chỗ đã lập chính  quyền Xô Viết rồi phải huấn chỉnh cho chu đáo, làm cho hạng cố, bần, trung nông hết sức ủng hộ Xô Viết và cho Xô Viết là chính quyền của mình mới được. Mỗi việc trong làng đều lấy danh nghĩa Xô Viết, chớ không bao giờ lấy danh nghĩa Đảng”
Ngày 5/2/1930 trong thư gửi Quốc tế nông dân đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Hiện nay ở một số làng đỏ, các Xô Viết công nông đã được thành lập”.
Chẳng những Đảng ta và Quốc tế cộng sản thừa nhận Xô Viết Nghệ Tĩnh, mà cả báo chí của địch hồi đó cũng phải nói lên sự thật: “Ở thôn quê Bắc Trung Kỳ, Xô Viết đã tổ chức quyền hành chính của họ”
Một trong những đặc điểm lớn của chính quyền Xô Viết ở Nghệ Tĩnh là nó đã hình thành và tồn tại ở cấp xã, thôn chứ không phải ở cấp tổng, cấp huyện. Tuỳ theo lực lượng so sánh giữa ta và địch có nơi Xô Viết hình thành sớm, có nơi hình thành muộn.
Ở Nghệ An, sau các cuộc bạo động khổng lồ của hàng ngàn quần chúngvào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1930 như:
Ngày 30/8 hơn 3.000 nông dân Năm Đàn mít tinh, biểu tình thị uytiến thẳng vào huyện đường phá cửa nhà lao, thiêu huỷ giấy tờ, số sách, hồ sơ bắt tri huyện kí vào bản yêu sách.
Rạng sáng ngày 1/9, trên 20.000 người vượt sông Lam tiến thẳn vào huyện đường, quần chúng đốt phá huyện đường, phá nhà riêng của tên tri huyện, buộc hắn phải tháo chạy lên đồn Thanh Quả để nương thân.
Từ bấy giờ bộ máy quan lại của địch từ huyện đến làng xã hoang mang tan rã, các xã bộ nông đã nắm lấy chính quyền mà tiêu biểu là các địa phương thuộc các huyện: Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn và một phần Nghi Lộc, một phần phủ Hưng Nguyên.
Còn ở Hà Tĩnh trong năm 1930 tuy hào lý đã hoang mang không dám chống lại quần chúng, nông hội đã công khai hoạt động, nhưng vì cơ sở cách mạng chưa phát triển đều, nên ngay ở các xã phong trào phát triển mạnh, quần chúng còn phải dùng đến con dấu lý trưởng khi cần đi làm ăn ở các vùng phong trào yếu.
Có nơi nông hội đem người tốt, có cảm tình Đảng, cảm tình với cách mạng ra làm lý trưởng, rồi dựa vào đó mà làm việc. Vì vậy mà chính quyền Xô viết chưa hình thành một cách rõ rệt trong tỉnh. Cho đến đầu năm 1931, khi cơ sở Đảng và tổ chức nông hội phát triển rộng rải, quần chúg mới hoàn toàn phủ nhận bộ máy lý trưởng cường hào, chính quyền Xô viết mới hình thành hẳn ở các xã thuộc huyện Can Lộc, nhiều xã thuộc phủ Đức Thọ và huện Thạch Hà, một phần huyện Nghi Xuân và một phần huyện Hương Khê.
Cũng chính vì ở Hà Tĩnh chính quyền Xô Viết hình thành muộn mà nhiều tài liệu trước đây thường chỉ nhắc tới Xô Viết Nghệ An mà thôi.
Ở Nghệ An, từ đầu năm hđến tháng 4 năm 1931 phần lớn các làng Xô Viết ở Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc lần lượt chuyển xuống thoái trào. Hai huyện Thanh Chương và Anh Sơn nói chung đến tháng 5, tháng 6 năm 1931 mới rút lui.
Ở Hà Tĩnh, hai huyện Hương Sơn, Kỳ Anh tuy có mấy cuộc đấu tranh mạnh vào tháng 9 năm 1930 nhưng bị dập tắt ngay từ đầu. Chính quyền Xô Viết ở Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Hương Khê duy trì được đến tháng 8 năm 1931. Ở Cẩm Xuyên tuy chính quyền Xô Viết hình thành không rõ nét, nhưng phong trào kéo dài đến cuối năm 1931 mới chấm dứt.
 C. Phần kết luận:
 Chính quyền Xô Viết xã bộ nông, thôn bộ nông là kết quả của cao trào đấu tranh cách mạng trong cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Có được thành tựu vĩ đại trên đây là do ngay từ lúc đầu Đảng ta đã xác định được người bạn đồng minh có tính chiến lượcđối với cách mạng dân tộcdân chủ ở Việt Nam là giai cấp nông dân.”Vấn đề nông đỏ là một vấn đề quan trọng hiện nay vì giai cấp nông dân là bạn đồng minh sinh tử của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, và là một động lực chính của cách mạng. Cách mạng giành được chính quyền thì hình thức mchính quyền là công nông chuyên chímh, do vô sản lãnh đạo, bởi thế vấn đề dân cày hiện nay là củng cố cho bằng được cố bần nông vì họ là bán vô sản ở nông thôn, đoàn kết với trung nông vì họ là một lực lượng cách mạnglớn hiện nay và là một sức lao động cùng với giai cấp vô sảnkiến thiết xã hội chủ nghĩa sau khi chính quyền đã giành được về tay công nông”
Trong bài phát biểu tại lễ kỉ niệm trọng thể 65 năm Xô Viết-Nghệ Tĩnh (12/9/1995), đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười một lần nữa khẳng định:..”Đặc biệt là các ban chấp hành nông hội do chi bộ Đảng lãnh đạo đã làm chủ được nhiều làng xã quản lói mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế-xã hôi trên địa bàn làm nhiệm vụ của một chính quyền nhân dân, tiến hành chia ruộng đất côngcho nông dân, xoá bỏ sưu thuế, xoá nợ, giảm tô, tổ chức làm thuỷ lợi, vận động sản xuất, truyền bá quốc ngữ, thực hiện tự do hội họp, tự do biểu tình, nam nữ bình đẳng, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan...Tinh thần cách mạng sôi sục tạo nên cao trào Xô Viết sâu rộng, hào hùng, với khí thế chưa từng có, viết nên thiên anh hùng ca bất diệt trong pho lịch sử bằng vàng của dân tộcta ở thời đại ngày nay”
Khi nghiên cứu về chính quyền Xô Viết, chúng ta thấy rằng:
Do đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm hơn 90% dân số, hơn nữa địa bàn nông thôn cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng phát triển sâu rộng, còn bộ máy chính quyền thực dân phong kiến yếu kém. Vì vậy không như công xã Pa ri-1789 hay cách mạng tháng Mười Nga-1917 và công xã Quảng Châu-1927, ở những nơi đó chính quyền Xô Viết ra đời từ những trung tâm đô thị lớn. Trong cao trào cách mạng 1930-1931 Nghệ Tĩnh, các Xô viết ra đời ở thôn quê, làng xóm, nghĩa là từ cấp xã chứ không phải cấp huyện cấp tỉnh.
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, khi bộ máy hào lý tan rã, ban chấp hành nông hội đỏ mà hồi đó nhân dân ta gọi là xã bộ nông-thôn bộ nông đứng ra quản lí nông thôn. Như vậy xã bộ từ chức năng một đoàn thể cách mạng của nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã chuyển lên làm chức năng chính quyền cách mạng của nhân dân, mà không cứng nhắc phải thông qua phổ thông đầu phiếu như công xã Pa ri.
Tuỳ theo hoàn cảnh tình hình ở mỗi địa phương, tuỳ theo lực lượng so sánh giữa ta và địch, có nơi Xô viết hình thành sớm, có nơi hình thành muộn, và chính quyền Xô viết hình thành và tồn tại dưới nhiều hình thứcphomg phú và đa dạng: Công khai,bán công khai, có nơi 2 chính quyền song song tồn tại...
Nếu nhìn chung từng tỉnh, có thể nói một cách khái quát rằng ở Nghệ An chính quyền Xô Viết ra đời từ tháng 9 năm 1930 và thoái trào vào tháng 4 tháng 5 năm 1931. Ở Hà Tĩnh chính quyền Xô Viết ra đời từ tháng 11 năm 1930 và thoái trào vào tháng 7 tháng 8 năm 1931.
Ở nhiều địa phương chính quyền Xô viết tồn tại một cách công khai như nhiều làng xã ở tổng Võ Liệt, Đại Đồng, Bích Hào,Xuân Lâm, hay như các xã ở Hà Tĩnh như: Đỉnh Lữ, Ba xã thuộc huyện Can Lộc. Có nơi chính quyền Xô Viết tồn tại một cách bán công như ở Hậu Luật-Diễn Châu, Nghi Lộc ở Nghệ An, hay như: Thạch Việt-Thạch Hà-Hà Tĩnh...
Cho dù chính quyền Xô Viết chỉ tồn tại trong một thời gian ở cấp làng xã, và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều có chung bản chất: Về hình thức là chính quyền Xô viết, về nội dung là chuyên chính công nông do Đảng ccủa giai cấp công nhân lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới trong một nước thuộc địa nửa phong kiến. Vì chính quyền Xô viết mới ra đời, vừa phải lo xây dựng một xã hội mới, vừa phải lãnh đạo nhân dân đấu tranhchống những cuộc khủng bố dồn dập về quân sự và những âm mưu, thủ đoạn lừa bịp, dụ dỗ về chính trị của đế quốc và phong kiến, cho nên chúng ta không thể đòi hỏi chính quyền Xô viết phải là một chính quyền hoàn chỉnh, làm việc hoàn chỉnh và hoạt động toàn diện được.
Qua nghiên cứu tìm hiểu về chính quyền Xô viết-Nghệ Tĩnh, chúng ta có thể kết luận rằng: Xô Viết-Nghệ Tĩnh là Xô Viết của nông dân lao động ra đời bắt đầu ở nông thôn, làm nhiệm vụ công nông chuyên chính do Đảng lãnh đạo. Đây là một kiểu Xô Viết có tính độc đáo của Việt Nam.
Xô Viết-Nghệ Tĩnh chứng tỏ rằng, trong một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu như nước ta, chỗ yếu của đế quốc và phong kiến là ở nông thôn, nơi mà lực lượng nông dân rất hùng mạnh.
Xô Viết-Nghệ Tĩnh còn chứng tỏ tính sáng tạo của quần chúng nhân dân trong việc vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức và đấu tranh bảo vệ chính quyền qua các giai đoạn khác nhau của phong trào tuỳ theo lực lưống sánh giữa ta và địch.
Việc giành và giữ chính quyền Xô Viết trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh năm 1930-1931 đã đẻ lại nhiều bài học quí giá và thiết thực cho giai đoạn sau.
Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng ta đã thành lập chính quyền ở những vùng căn cứ địa rừng núi và nông thôn trước, rồi mo0ứi tiến lên giành chính quyền toàn quốc sau. Chính quyền mang nhiều hình thức rất linh hoạt như uỷ ban nhân dân khu giải phóng, ngoài ra ở tỉnh Bắc Giang và nhiều nơi khác đã thành lập uỷ ban giải phóng dân tộc, hình thức tiền chính quyền của nhân dân đồng thời tồn tại với chính quyền địch trong một thời gian nhất định, qua các hình thức đfó tiến lên thành lập chính phủ Trung ương lâm thời toàn quốc. Trong kháng chiến, ở vùng tạm chiếm, Đảng ta đã biết lợi dụng chính quyền địch làm việc cho ta như “Tề kháng chiến” hay hình thức 2 chính quyền song song tồn tại, lấy nông thôn làm căn cứ địa để bao vây thành thị...những bài học sâu sắc của chính quyền Xô Viết đã góp phần Đảng ta xây dựng chính quyền công nông trong 9 năm kháng chiến,trong cuộc kháng chiến cống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Bên cạnh những thành tích to lớn mà chính quyền Xô Viết đã giành được trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội... song thời kì đó chúng ta chưa thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi bao gồm các giai cấp, tầng lớp và thân sỹ yêu nước làm hậu thuẫn cho chính quyền. Chính quyền Xô Viết đã phạm một số sai lầm ấu trĩ như: Có nơi vay thóc của phú nông và cả trung nông, thậm chí có nơi dùng bạo lực, như vậy là chưa biết phân hoá giai cấp địa chủ, trấn áp tràn lan, không phát huy đầy đủ yếu tố dân tộc để thu hút tất cả mọi tầng lớp nhân dân nhằm tập trung sức mạnh trước hết của lực cách mạng vào đối tượng chủ yếu là đế quốc Pháp.
Với những nội dung trên, mô hình chính quền Xô Viết mới chỉ bước đầu được tác giả tim hiểu và nghiên cứu. Vì vậy việc tiếp tục tòm hiểu, nghiên cu8ứu vấn đề cần được đẩy mạnh trên các phương diện: Kinh tế-chính trị-quân sự-xã hội văn hoá để từ đó rút ra được những đánh giá khả quan hơn về mọi mặt đối với chính quyền Xô Viết.
Đó là một nhiệm vụ chuyên môn hết sức khó khăn, vì người làm đề tài trong quá trình tiếp cận vấn đề đã gặp những khó khăn bất khả kháng là nguồn tư liệu gốc quá thiếu. Đến lúc nào Bảo tàng Xô Viết sẽ có được những hiện vật có tính văn bản gốc:
Nội dung một cuộc họp của ban chấp hành nông hội đỏ mà thực chất là chính quyền Xô Viết.
Biên bản cuộc họp chi bộ có nội dung chỉ đạo chính quyền Xô Viết...
Điều đó đang đặt ra cho chúng ta trên lĩnh vực sưu tầm, là quan tâm hơn nữa những tư liệu và hiện vật gốc có thuộc tính liên quan đến chính quyền Xô Viết. Trước mắt phong sưu tầm cần làm hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý và hồ sơ khoa học cho sưu tập những con dấu của chính quyền Xô Viết (1930-1931) mặc dù chúng ta biết rằng đây là một công việc cực kỳ khó khăn và tốn kém. Song có như thế chúng ta mới khắc phục những thiếu sót về chuyên môn do hậu quả trước đây để lại.
Trên đây là những đề xuất và kiến nghị của người làm đề tài với mục đích ngày càng làm tốt hơnchức năng nghiên cứu và giáo dục khoa học của bảo tàng Xô Viết-Nghệ Tĩnh.
Tin chắc rằng nội dung đề tài còn nhiều thiếu sót, bản thân mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp và độc giả.
                                                                                                                              Phan Văn Hùng- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét