Chiến thắng Núi Thành
Trước nguy cơ sụp đổ của chế độ tay sai bù nhìn, tháng 02 năm 1965, đế quốc Mỹ đã vội vã đưa quân vào nhằm cứu vãn tình thể . Đây chính là hành động phiêu lưu quân sự, là sự bị động về chiến lược, như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định : “...việc Mỹ gấp rút đưa lực lượng lớn của quân viễn chinh Mỹ vào chiến trường Nam Việt Nam là cấp cứu không được chuẩn bị, là hành động bị động về chiến lược hòng cứu vãn tình thế ngày càng nguy khốn của tay sai”...
Ngày 08 tháng 3 năm 1965, đơn vị Thuỹ quân lục chiến ( Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 9) đầu tiên đổ bộ lên cửa biển Đà Nẵng, đánh dâu cho sự có mặt chính thức của quân đội Mỹ trên chiến trường Nam Việt Nam, ngày 07 tháng 5 năm 1965, Sư đoàn III Thuỹ quân lục chiến Mỹ đến đóng ở Chu Lai, ngày 17 tháng 5 năm 1965, quân Mỹ đưa một đại đội đến đóng ở Núi Thành; thế là Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở thành nơi đầu sóng ngọn gió của phong trào chống Mỹ.
Núi Thành tên của một cụm đồi trong dãy đồi đá trọc, đó là một địa bàn chiến lược quân sự, nằm ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành ( trước là huyện Tam Kỳ ), ở về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, nơi tiếp giáp với đường sắt và quốc lộ 1A, giáp với tỉnh Quảng Ngãi.
Với chiều dài khoảng độ 1200 mét, rộng khoảng 600 mét và cao 50 mét; cách bờ biển khoảng 6 km , cách sân bay quân sự Chu Lai 4 km, chia làm 2 mõm nối liền nhau, đồi 49 và đồi 50, giữa hai mõm là khu Yên Ngựa dài 200 mét. Núi Thành có vị trí trống trải, thuận lợi cho việc ngự án, quan sát bảo vệ căn cứ Chu Lai và khống chế các vùng giải phóng phía Tây-Nam ( Kỳ Sanh, Kỳ Trà...), kiểm soát tới vùng biển Kỳ Hà...Vì thế Mỹ chon đây làm nơi đóng quân để thực hiện các âm mưu trên. Tại Núi Thành, địch bố trí một đại đội Mỹ, khoảng gần 200 tên; vũ khí trang bị gồm có: súng cối 81 ly, DKZ 75, đại liên và một số vũ khí cá nhân khác ..., chúng thiết lập khu công sự kiên cố, có hầm ngầm, giao thông hào và những hàng rào thép gai bao bọc.
Trước sự leo thang chiến tranh ngày một quy mô của đế quốc Mỹ, tháng 3 năm 1965, Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam đã họp mở rộng, nhận định đánh giá toàn bộ tình hình và đi đến kết luận: “ Việc Mỹ ào ạt đưa quân vào không ngoài dự kiến của Trung ương, do đó ta vẫn phải chuẩn bị mọi mặt để giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh đặc biệt”. Tháng 5 năm 1965 Thường vụ hạ quyết tâm : “ Chưa giải phóng miền Nam thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh và lâu dài bao nhiêu cũng đánh. Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước tiên bằng 3 chân 2 mũi để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền Nam và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ” .
Diễn biến của tình hình chiến sự ngày càng phức tạp, quân Mỹ có mặt trên chiến trường Nam Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng ngày càng đông, chúng tiến hành nhiều cuộc càng quét và đóng chốt khắp mọi nơi, quân Nguỵ thừa cơ hội ấy đã tổ chức các cuộc hành quân phản công; thêm vào đó ở một số nơi quần chúng và dân quân địa phương thiếu tin tưởng khả năng của mình trong việc đánh Mỹ và thắng Mỹ .
Giữa lúc ấy, Trung ương Cục miền Nam và Khu uỷ Khu V mở đợt vân động học thư Đảng và phát động phong trào : “ Toàn dân hiến kế đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, ... Sau khi quán triệt tư tưởng và phát động đánh Mỹ trong toàn Khu, Bộ Tư lệnh Quan Khu V chọn Quảng Nam, mà cụ thể là Núi Thành làm nơi đầu tiên cho phong trào” Đánh Mỹ và thắng Mỹ”. Tỉnh đội Quảng Nam được giao nhiệm vụ cao cả này. Nhận lãnh trách nhiệm được giao thật là một vinh dự lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho Tỉnh đội Quảng Nam trách nhiệm nặng nề và khó khăn; bởi lẽ Núi Thành là một địa bàn hiểm trở, gần khu quân sự Chu Lai, sự chi viện của Mỹ rất hiệu quả; hơn nữa đây là lần đầu tiên đánh Mỹ...
Tất cả những điều ấy đòi hỏi Tỉnh đội Quảng Nam phải có một phương án tác chiến tối ưu để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất nếu có, khi tấn công vào cứ điểm quan trong này. Sau khi quán triệt tư tưởng trong toàn quân và cân nhắc kỹ lưỡng, Tỉnh đội Quảng Nam quyết định chọn Tiểu đoàn 70, cụ thể trước mắt là Đại đội 2 nhận nhiệm vụ tổ chức điều tra, nghiên cứu chuẩn bị cho cuộc chiến đấu này. Hai tổ trinh sát do đồng chí Võ Thành Năm chỉ huy lên đường nhận nhiệm vụ điều nghiên về việc bố trí binh lính, hỏa lực, công sự, vị trí chỉ huy quy luật hoạt động, vật cản đường cơ động, giờ giấc canh phòng...của địch.
Mọi sự chuẩn bị đã kỹ càng, công việc điều nghiên đã hoàn tất, ngày 25 tháng 5 năm 1965 BCH Đại đội xác định quyết tâm và lên phương án tác chiến cụ thể, trình lên Tiểu đoàn và được cấp trên chuẩn y. 18 giờ ngày 25 tháng 5 năm 1965, được lệnh xuất quân dựa vào địa hình che khuất, quân ta bí mật di chuyển dựa theo triền núi, bám sát mục tiêu. Gần 2 giờ các mũi tiến công đều đưa lực lượng của mình vào bên trong an toàn, sẳn sàng chờ giờ tấn công. Đúng giờ G - 0 giờ, vẫn chưa thấy mũi cầu An Tân phát pháo hiệu, đồng chí Võ Thành Năm ra lệnh cho chiến sĩ Trần Ngọc Ánh mũi trưỡng mũi xung kích nổ thủ pháo đầu tiên, báo hiệu cho trận đánh bắt đầu. Các mũi, các hướng đồng loạt nổ súng, tấn công đánh phủ đầu, xông lên diệt Mỹ với phương châm: thọc sâu, bao vây, chia cắt; từng tổ 3 đồng chí phát triển theo đội hình chữ A xốc tới, dùng thủ pháo triệt phá công sự, tiến chiếm từng mục tiêu, diệt từng hỏa điểm của địch. Khoảnh khắc ta đã phá được vòng ngoài, đồng chí Võ Thành Năm dẫn đội hình xông lên phía trước, nơi trú đóng của BCH Đại đội Mỹ, quyết không để địch kịp thời đối phó. Lúc này, mũi thứ yếu ở phía Tây đồi 50, gặp phải địa hình dốc cao, hoả lực địch mạnh, nhưng các chiến sĩ của ta đã dũng cảm dùng lựu đạn và thủ pháo ném vào, rồi xông lên giáp chiến với địch. Sau 20 phút chiến đấu át liệt, ta đã làm chủ hoàn tòn mõm đồi này.
Cùng lúc, ở phía mõm đồi 49, chiến sĩ ta từ phía Đông-Bắc, vòng qua sườn Bác đến phía Tây đồi và sau 25 phút giao tranh, đồi 49 đã thuộc về ta, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược “ được cắm lên trên đỉnh Núi Thành, báo tin vui cho trận đầu thắng Mỹ của quân và dân Quảng Nam.
Chiến công ấy không chỉ thuộc về những chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 anh hùng, mà cho tất cả Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam, điều ấy đã được Đảng và Bác Hồ khẳng định bằng việc khen tăng cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta tám chữ vàng: “ Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” .
Ngày nay, trở lại Núi Thành nhìn thấy một tượng đài uy nghi, bên cạnh là nhà tiếp khách đặt trên cao điểm 43, đây chính là hình ảnh thể hiện chiến tích lẫy lừng của quân dân Quảng Nam trong trận đầu đánh Mỹ .
Núi Thành tên của một cụm đồi trong dãy đồi đá trọc, đó là một địa bàn chiến lược quân sự, nằm ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành ( trước là huyện Tam Kỳ ), ở về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, nơi tiếp giáp với đường sắt và quốc lộ 1A, giáp với tỉnh Quảng Ngãi.
Với chiều dài khoảng độ 1200 mét, rộng khoảng 600 mét và cao 50 mét; cách bờ biển khoảng 6 km , cách sân bay quân sự Chu Lai 4 km, chia làm 2 mõm nối liền nhau, đồi 49 và đồi 50, giữa hai mõm là khu Yên Ngựa dài 200 mét. Núi Thành có vị trí trống trải, thuận lợi cho việc ngự án, quan sát bảo vệ căn cứ Chu Lai và khống chế các vùng giải phóng phía Tây-Nam ( Kỳ Sanh, Kỳ Trà...), kiểm soát tới vùng biển Kỳ Hà...Vì thế Mỹ chon đây làm nơi đóng quân để thực hiện các âm mưu trên. Tại Núi Thành, địch bố trí một đại đội Mỹ, khoảng gần 200 tên; vũ khí trang bị gồm có: súng cối 81 ly, DKZ 75, đại liên và một số vũ khí cá nhân khác ..., chúng thiết lập khu công sự kiên cố, có hầm ngầm, giao thông hào và những hàng rào thép gai bao bọc.
Trước sự leo thang chiến tranh ngày một quy mô của đế quốc Mỹ, tháng 3 năm 1965, Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam đã họp mở rộng, nhận định đánh giá toàn bộ tình hình và đi đến kết luận: “ Việc Mỹ ào ạt đưa quân vào không ngoài dự kiến của Trung ương, do đó ta vẫn phải chuẩn bị mọi mặt để giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh đặc biệt”. Tháng 5 năm 1965 Thường vụ hạ quyết tâm : “ Chưa giải phóng miền Nam thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh và lâu dài bao nhiêu cũng đánh. Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước tiên bằng 3 chân 2 mũi để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền Nam và góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ” .
Diễn biến của tình hình chiến sự ngày càng phức tạp, quân Mỹ có mặt trên chiến trường Nam Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng ngày càng đông, chúng tiến hành nhiều cuộc càng quét và đóng chốt khắp mọi nơi, quân Nguỵ thừa cơ hội ấy đã tổ chức các cuộc hành quân phản công; thêm vào đó ở một số nơi quần chúng và dân quân địa phương thiếu tin tưởng khả năng của mình trong việc đánh Mỹ và thắng Mỹ .
Giữa lúc ấy, Trung ương Cục miền Nam và Khu uỷ Khu V mở đợt vân động học thư Đảng và phát động phong trào : “ Toàn dân hiến kế đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, ... Sau khi quán triệt tư tưởng và phát động đánh Mỹ trong toàn Khu, Bộ Tư lệnh Quan Khu V chọn Quảng Nam, mà cụ thể là Núi Thành làm nơi đầu tiên cho phong trào” Đánh Mỹ và thắng Mỹ”. Tỉnh đội Quảng Nam được giao nhiệm vụ cao cả này. Nhận lãnh trách nhiệm được giao thật là một vinh dự lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho Tỉnh đội Quảng Nam trách nhiệm nặng nề và khó khăn; bởi lẽ Núi Thành là một địa bàn hiểm trở, gần khu quân sự Chu Lai, sự chi viện của Mỹ rất hiệu quả; hơn nữa đây là lần đầu tiên đánh Mỹ...
Tất cả những điều ấy đòi hỏi Tỉnh đội Quảng Nam phải có một phương án tác chiến tối ưu để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất nếu có, khi tấn công vào cứ điểm quan trong này. Sau khi quán triệt tư tưởng trong toàn quân và cân nhắc kỹ lưỡng, Tỉnh đội Quảng Nam quyết định chọn Tiểu đoàn 70, cụ thể trước mắt là Đại đội 2 nhận nhiệm vụ tổ chức điều tra, nghiên cứu chuẩn bị cho cuộc chiến đấu này. Hai tổ trinh sát do đồng chí Võ Thành Năm chỉ huy lên đường nhận nhiệm vụ điều nghiên về việc bố trí binh lính, hỏa lực, công sự, vị trí chỉ huy quy luật hoạt động, vật cản đường cơ động, giờ giấc canh phòng...của địch.
Mọi sự chuẩn bị đã kỹ càng, công việc điều nghiên đã hoàn tất, ngày 25 tháng 5 năm 1965 BCH Đại đội xác định quyết tâm và lên phương án tác chiến cụ thể, trình lên Tiểu đoàn và được cấp trên chuẩn y. 18 giờ ngày 25 tháng 5 năm 1965, được lệnh xuất quân dựa vào địa hình che khuất, quân ta bí mật di chuyển dựa theo triền núi, bám sát mục tiêu. Gần 2 giờ các mũi tiến công đều đưa lực lượng của mình vào bên trong an toàn, sẳn sàng chờ giờ tấn công. Đúng giờ G - 0 giờ, vẫn chưa thấy mũi cầu An Tân phát pháo hiệu, đồng chí Võ Thành Năm ra lệnh cho chiến sĩ Trần Ngọc Ánh mũi trưỡng mũi xung kích nổ thủ pháo đầu tiên, báo hiệu cho trận đánh bắt đầu. Các mũi, các hướng đồng loạt nổ súng, tấn công đánh phủ đầu, xông lên diệt Mỹ với phương châm: thọc sâu, bao vây, chia cắt; từng tổ 3 đồng chí phát triển theo đội hình chữ A xốc tới, dùng thủ pháo triệt phá công sự, tiến chiếm từng mục tiêu, diệt từng hỏa điểm của địch. Khoảnh khắc ta đã phá được vòng ngoài, đồng chí Võ Thành Năm dẫn đội hình xông lên phía trước, nơi trú đóng của BCH Đại đội Mỹ, quyết không để địch kịp thời đối phó. Lúc này, mũi thứ yếu ở phía Tây đồi 50, gặp phải địa hình dốc cao, hoả lực địch mạnh, nhưng các chiến sĩ của ta đã dũng cảm dùng lựu đạn và thủ pháo ném vào, rồi xông lên giáp chiến với địch. Sau 20 phút chiến đấu át liệt, ta đã làm chủ hoàn tòn mõm đồi này.
Cùng lúc, ở phía mõm đồi 49, chiến sĩ ta từ phía Đông-Bắc, vòng qua sườn Bác đến phía Tây đồi và sau 25 phút giao tranh, đồi 49 đã thuộc về ta, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược “ được cắm lên trên đỉnh Núi Thành, báo tin vui cho trận đầu thắng Mỹ của quân và dân Quảng Nam.
Chiến công ấy không chỉ thuộc về những chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 anh hùng, mà cho tất cả Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam, điều ấy đã được Đảng và Bác Hồ khẳng định bằng việc khen tăng cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta tám chữ vàng: “ Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” .
Ngày nay, trở lại Núi Thành nhìn thấy một tượng đài uy nghi, bên cạnh là nhà tiếp khách đặt trên cao điểm 43, đây chính là hình ảnh thể hiện chiến tích lẫy lừng của quân dân Quảng Nam trong trận đầu đánh Mỹ .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét