Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

TÍNH ĐẠO ĐỨC GIẢ VÀ KHÔNG KHOAN NHƯỢNG – ĐIỂM TỰA CỦA CUỘC TRANH LUẬN VỀ CHẤT ĐỘC DA CAM



TÍNH ĐẠO ĐỨC GIẢ VÀ KHÔNG KHOAN NHƯỢNG – ĐIỂM TỰA CỦA CUỘC TRANH LUẬN VỀ CHẤT ĐỘC DA CAM

Tác giả
Tiến sĩ Wayne Dwernychuk
Nhà khoa học môi trường British Columbia - Canada


Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Hoa Kỳ đã rải hơn 77 triệu lít thuốc diệt cỏ xuống miền Nam Việt Nam thông qua chiến dịch mang tên "Chiến dịch Ranch Hand". Người Việt Nam cho biết từ đầu trong chiến dịch nàylà sức khỏe con người đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng do việc phun thuốc khai quang trên diện rộng. Chất độc da cam, hỗn hợp 1:1 của 2,4-D và 2,4,5-T, là loại thuốc diệt cỏ đã được sử dụng nhiều nhất.
Chính phủ Hoa Kỳ vẫn vin vào câu thần chú suốt hàng thập kỷ của mình là không có một chứng cứ khoa học nào rõ ràng chứng minh được rằng việc sử dụng Chất độc da cam làm tăng số lượng trẻ bị dị tật bẩm sinh ở Việt Nam hay liên quan đến các vấn đề khác về sức khỏe con người ở Việt Nam. Các quan chức của chính phủ Hoa Kỳ vẫn không sẵn lòng thừa nhận các cuộc nghiên cứu/quan sát ở Việt Nam là đủ chính xác để có thể quy các loại thuốc diệt cỏ mà Hoa Kỳ sử dụng tác động đến sức khỏe con người, chủ yếu là do các quan ngại về trách nhiệm/bồi thường.

Hiện nay, Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ (US DVA) bồi thường cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam có tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng do phơi nhiễm Chất độc da cam khi họ phục vụ tại Việt Nam. Ít nhất là một trong những bệnh trạng được bồi thường có khả năng do yếu tố di truyền, đó là tật gai đôi cột sốt (spina bifida). Điều này dường như mâu thuẫn khi Hoa Kỳ đang phớt lờ các vấn đề sức khỏe của những công dân Việt Nam phơi nhiễm Chất độc da cam nhưng lại đền bù cho các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam cho một số bệnh liên quan đến sự phơi nhiễm thuốc diệt cỏ...các bệnh mà Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) xếp vào hạng mục "được giả định" là có liên quan đến phơi nhiễm Chất độc da cam, và hạng mục này sau đó được US DVA chấp nhận để bồi thường cho các cựu chiến binh. Theo hiểu biết của tôi, cựu chiến binh sẽ được bồi thường nếu: 1) có thể chứng minh được rằng họ đã tham gia vào quân đội Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam; 2) có thể chứng minh được rằng họ có mặt tại Việt Nam trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam; 3) có thể chứng minh được rằng họ bắt đầu bị bệnh sau khi phục vụ ở Việt Nam; và 4) có được giấy chứng nhận giải ngũ danh dự.

Chính phủ Hoa Kỳ vẫn vin vào câu thần chú suốt hàng thập kỷ của mình là không có một chứng cứ khoa học nào rõ ràng chứng minh được rằng việc sử dụng Chất độc da cam làm tăng số lượng trẻ bị dị tật bẩm sinh ở Việt Nam hay liên quan đến các vấn đề khác về sức khỏe con người ở Việt Nam. Các quan chức của chính phủ Hoa Kỳ vẫn không sẵn lòng thừa nhận các cuộc nghiên cứu/quan sát ở Việt Nam là đủ chính xác để có thể quy các loại thuốc diệt cỏ mà Hoa Kỳ sử dụng tác động đến sức khỏe con người, chủ yếu là do các quan ngại về trách nhiệm/bồi thường.

Hiện nay, Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ (US DVA) bồi thường cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam có tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng do phơi nhiễm Chất độc da cam khi họ phục vụ tại Việt Nam. Ít nhất là một trong những bệnh trạng được bồi thường có khả năng do yếu tố di truyền, đó là tật gai đôi cột sốt (spina bifida). Điều này dường như mâu thuẫn khi Hoa Kỳ đang phớt lờ các vấn đề sức khỏe của những công dân Việt Nam phơi nhiễm Chất độc da cam nhưng lại đền bù cho các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam cho một số bệnh liên quan đến sự phơi nhiễm thuốc diệt cỏ...các bệnh mà Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) xếp vào hạng mục "được giả định" là có liên quan đến phơi nhiễm Chất độc da cam, và hạng mục này sau đó được US DVA chấp nhận để bồi thường cho các cựu chiến binh. Theo hiểu biết của tôi, cựu chiến binh sẽ được bồi thường nếu: 1) có thể chứng minh được rằng họ đã tham gia vào quân đội Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam; 2) có thể chứng minh được rằng họ có mặt tại Việt Nam trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam; 3) có thể chứng minh được rằng họ bắt đầu bị bệnh sau khi phục vụ ở Việt Nam; và 4) có được giấy chứng nhận giải ngũ danh dự.

Nhưng chuyện gì đã xảy ra với các hệ quả đã biết của Chất độc da cam và thành phần của nó, và cách nó kết thúc trong cuộc tranh luận đang tiếp diễn về việc ai đã biết gì và lúc nào? Các dữ liệu cho thấy sự liên quan giữa các dị tật bẩm sinh ở các động vật thí nghiệm với sự phơi nhiễm 2,4,5-T, một trong những thành phần của Chất độc da cam, và sau đó là với chất dioxin có trong 2,4,5-T vào năm 1970/71, đã giúp chấm dứt chương trình Ranch Hand. Các công ty hóa chất sản xuất Chất độc da cam, liên quan đến quân đội Hoa Kỳ, tuyên bố không biết gì về nguy cơ tiềm ẩn hậu quả về sức khỏe con người do sự phơi nhiễm thuốc diệt cỏ gây nên. Tuy nhiên, trong một lá thư ‘bảo mật' ghi ngày 24/06/1965 từ V. K. Rowe thuộc Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Sinh hóa của công ty Dow Chemical đã nêu rõ:

"Như ông biết rõ, chúng ta đang ở trong một tình thế nghiêm trọng về các nhà máy đang hoạt động của chúng ta do sự nhiễm độc 2,4,5 - trichlorophenol kết hợp với các tạp chất, chất hoạt động mạnh nhất là 2,3,7,8 - tetrachlorodibenzodioxin [TCDD]. Chất này là cực độc; nó có tiềm năng khổng lồ gây ra chứng ban clo (chloracne) hoặc thương tật toàn thân. ...... Ở đây tôi đặc biệt quan tâm đến những người sử dụng chất này nhiều lần và hàng ngày, ví dụ như công nhân phun thuốc trừ sâu có thể sử dụng chất này. Toàn bộ ngành công nghiệp 2,4,5-T sẽ bị giáng một đòn mạnh, và tôi cho rằng sẽ có pháp chế để giới hạn, hoặc là cấm nguyên liệu này hoặc là kiểm soát nó một cách gắt gao. ..... Tôi tin rằng ông sẽ rất thận trọng trong việc sử dụng thông tin này. Thông tin này có thể gây ra sự bối rối nếu bị hiểu sai hoặc sử dụng sai."

Việc thừa nhận rằng TCDD là "cực độc" và có "tiềm năng khổng lồ gây ra chứng ban clo hoặc thương tật toàn thân" là một sự thừa nhận không thể chối cãi của ngành công nghiệp về những hiểm nguy vốn có trong thuốc diệt cỏ. Chứng ban clo là sự phát ban giống như mụn trứng cá, liên quan đến sự phơi nhiễm quá lâu với các hợp chất thơm đã halogen hóa, như các chất dioxin clo hóa. Bệnh này được mô tả lần đầu tiên ở những công nhân công nghiệp Đức vào năm 1897.

Tuyên bố rằng "thương tật toàn thân" cũng có nhiều khả năng xảy ra, hậu quả của việc phơi nhiễm thuốc diệt cỏ (nghĩa là TCDD), đã thực sự xếp toàn bộ cơ thể con người vào diện có nguy cơ chịu thương tổn nghiêm trọng đến các hệ thống/cơ quan chủ chốt.

Tiến sĩ Gerson Smoger, luật sư của các Cựu chiến binh Việt Nam bị phơi nhiễm Chất độc da cam, đã yêu cầu Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép kiện trực tiếp các công ty hóa chất về các vấn đề sức khỏe do sự phơi nhiễm thuốc diệt cỏ gây ra. Vào tháng 03/2009, một quyết định đã được ban hành trong đó quyền tố tụng đã bị bác bỏ. Tiến sĩ Smoger đã gửi một lá thư đến tất cả các bên quan tâm nhằm giải thích cách cư xử tệ hại của các công ty hóa chất này, ví dụ như việc họ biết về bản chất độc hại của 2,4,5-T.

Giải thích của Tiến sĩ Smoger trong 'Mục 3' của ông đưa ra một tuyên bố rằng theo tất cả những điều mà ông có thể xác minh, chính phủ Hoa Kỳ đã không biết về bản chất độc hại của 2,4,5-T và/hoặc Chất độc da cam. Tuy nhiên, những tài liệu khác lại chứng minh ngược lại.

Ngoài sự thừa nhận rõ ràng của các công ty hóa chất rằng họ nhận thức được bản chất độc hại của dioxin, là chất được sản xuất cùng với việc sản xuất 2,4,5-T, có một cuộc trao đổi mà tôi khó lòng có thể hiểu được làm thế nào nó lại đóng vai trò ít quan trọng như thế trong các cuộc tranh luận về trách nhiệm.
Vào ngày 09/09/1988, Tiến sĩ James R. Clary đã gửi một bức thư tới Thượng nghị sĩ Tom Daschle. TS. Clary là một nhà khoa học thuộc Cơ quan nghiên cứu vũ khí hóa học của

Không quân Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn 1962-1965. Tiến sĩ Clary nhận xét như sau trong bức thư này:

"Khi chúng tôi (những nhà khoa học quân sự) khởi động chương trình thuốc diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi biết được khả năng gây hại do sự nhiễm dioxin có trong thuốc diệt cỏ. Chúng tôi thậm chí cũng biết được rằng nồng độ dioxin trong "'công thức quân sự' còn cao hơn cả công thức 'dân sự' do chi phí thấp và tốc độ sản xuất nhanh.Tuy nhiên, do các chất này được sử dụng cho 'kẻ thù', không ai trong chúng tôi quá quan tâm. Chúng tôi không bao giờ xem xét đến viễn cảnh là chính người của chúng tôi sẽ bị nhiễm thuốc diệt cỏ. Và nếu chúng tôi có xem xét, thì chúng tôi cũng sẽ hi vọng là chính phủ của chúng tôi sẽ hỗ trợ các cựu chiến binh bị nhiễm độc."

Sự khẳng định này từ một nhà khoa học từng làm việc cho quân đội Hoa Kỳ, liên quan đến các lĩnh vực của chương trình Ranch Hand, là một bằng chứng rõ ràng rằng những người phụ trách chương trình (nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ) đều nhận thức được những hậu quả tiềm tàng của sự phơi nhiễm Chất độc da cam, và rằng tuyên bố không biết của quân đội Hoa Kỳ là không có cơ sở. Lời nói của TS. Clary đã xuất hiện trong bản báo cáo của Admiral Zumwalt tháng 5/1990 gửi cho Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ. Báo cáo này giải thích mối quan hệ các tác động có hại đến sức khỏe với sự phơi nhiễm Chất độc da cam. Tuyên bố của tiến sĩ Clary dường như bị 'quên lãng' trong cuộc thảo luận đang diễn ra về vấn đề trách nhiệm và sự hiểu biết về bản chất độc hại của Chất độc da cam.

Gần đây Tiến sĩ. James Clary đã liên hệ với tôi (tháng 12/2011) vì kết quả của công trình của tôi về Chất độc da cam tại Việt Nam. Trong suốt cuộc trò chuyện qua điện thoại, rõ rang là TS. Clary hối tiếc rất nhiều vì ông đã không thể làm được gì hơn, và rằng đã không có các hành động tích cực hơn để để giúp đỡ Cựu binh Hoa Kỳ bị nhiễm Chất độc da cam và một bộ phận dân số Việt Nam cũng bị phơi nhiễm...đặc biệt là khi xét đến sự hiểu biết sớm về độc tính của dioxin trong chương trình Ranch Hand.

Tiến sĩ Clary tóm tắt ngắn gọn cho tôi một vài hoạt động của ông liên quan đến Chất độc da cam khi ông còn công tác ở Cơ quan nghiên cứu vũ khí hóa học (trao đổi cá nhân, 23/1/2012):

"Tôi là tác giả chính của ADO 42 (Mục tiêu phát triển tiên tiến) về các vũ khí hóa học, trong đó bao gồm bản thiết kế A/A45Y-1..., thùng phun thuốc diệt cỏ...cuối cùng được lắp đặt trên C-123 [máy bay phun Chất độc da cam]...Chúng tôi là những người phát triển/kiểm tra vũ khí...Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với quân đội Hoa Kỳ....nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho "một sự kết hợp phù hợp" giữa nhiều cơ quan với loại vũ khí này. Nếu ông tự hỏi làm thế nào tôi có được những thông tin phù hợp cho Thượng nghị sĩ [Thượng nghị sĩ Tom Daschle]...trong khi đang chuẩn bị bản báo cáo của mình, tôi đã tình cờ phát hiện ra một số tài liệu liên quan từ đầu những năm 60 giữa quân đội với Dow/Dia Shamrock [Diamond Shamrock]."

Tiến sĩ Clary giải thích với tôi rằng (trao đổi cá nhân, 21/01/2012): "Tôi muốn các Cựu binh Hoa Kỳ biết rằng tôi đã cố gắng làm điều đúng đắn"...điều này là để chỉ việc ông ấy liên hệ với văn phòng của Thượng nghị sĩ Daschle và đưa ra tuyên bố nêu trên về những gì mà quân đội Hoa Kỳ đã biết. Ngoài lá thư gửi cho Thượng nghị sĩ Daschle, Tiến Sĩ. Clary còn cung cấp thêm một số tài liệu/báo cáo cho Thượng nghị sĩ trong đó chứng thực thêm lời tuyên bố của ông. Đồng thời ông cũng muốn tôi chuyển những lời này đến các Cựu binh Hoa Kỳ, những người có thể đã có dịp đọc bài báo này:

"Hãy để cho họ được biết rằng tôi lấy làm rất tiếc đã không trình diện sớm hơn. Có lẽ tôi sẽ ngủ ngon hơn nếu mọi người biết được rằng ít nhất một nhà khoa học làm việc trong chương trình này [Cơ quan nghiên cứu vũ khí hóa học] đã ân hận và lấy làm tiếc vì đã tham gia ......... Lẽ ra tôi không nên quá ngây thơ khi tin rằng chính phủ của chúng ta sẽ quan tâm đến các quân nhân bị nhiễm độc. Tôi thật sự rất lấy làm tiếc cho những người tội nghiệp [nạn nhân] ở Việt Nam, khi biết rằng rất nhiều người đang và sẽ tiếp tục gánh chịu ảnh hưởng của dioxin."

Tiến sĩ Clary cho tôi biết về một tài liệu ông ấy đã viết vào ngày 13/07/1971 cho Dự án CHECO (Khảo sát lịch sử đương đại về các chiến dịch hiện tại) đối với RANCH HAND: CHIẾN DỊCH THUỐC DIỆT CỎ Ở SEA (Đông Nam Á) được dán nhãn "Mật". Bản báo cáo tóm tắt này phác họa chương trình Ranch Hand với các tiêu đề "Sứ mệnh và Chiến thuật", "Bài đánh giá thuốc diệt cỏ 1961-1967", "Chiến dịch thuốc diệt cỏ 1967-1971", "Các khía cạnh sinh học của thuốc diệt cỏ", "Ảnh hưởng của sự làm rụng lá" (lên đất, cây trồng, động vật), "Tác dụng sinh học/sinh thái học của thuốc diệt cỏ", "Các cuộc xuất kích của Ranch Hand" (nhiều galông thuốc diệt cỏ được rải và nhiều máy bay đã được chỉ định), "Dự án thuốc diệt cỏ", và "Dự án thuốc diệt cỏ tại Lào 1965-1969". Trong những năm trung gian, sau khi hoàn thành bản báo cáo năm 1971, rất nhiều khía cạnh của tài liệu này xuất hiện ở những ấn phẩm khác; tuy nhiên, tài liệu hoàn chỉnh vẫn còn 'Mật' cho đến ngày 15/08/2006, 35 năm sau khi được viết. Rõ ràng là nội dung của báo cáo này có thể đã gây bối rối cho chính phủ Hoa Kỳ nếu được công bố năm 1971.

Từ lâu người ta đã công nhận chất dioxin trong Chất độc da cam, TCDD là cực độc, bền bỉ và là một chất gây ung thư. Tháng 8/1997, Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer), một bộ phận của Tổ chức y tế thế giới, đã đưa ra nhận định này về TCDD.

Có bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng chính phủ Hoa Kỳ "gián tiếp" chấp nhận kết luận này, căn cứ trên việc họ đã đóng góp hàng triệu đô la để hỗ trợ việc loại bỏ nhiễm độc dioxin ở căn cứ không quân trong chiến dịch Ranch Hand trước đây ở Đà Nẵng.

Nếu dioxin không phải là một mối nguy tiềm tàng đối với sức khỏe con người ở Việt Nam, và nếu Hoa Kỳ không chịu trách nhiệm về các bệnh tật ở Việt Nam, thì tại sao Hoa Kỳ lại chuyển sang trợ giúp Việt Nam dọn dẹp căn cứ không quân Đà Nẵng? Tôi cho rằng Hoa Kỳ trên thực tế thừa nhận các mối nguy của dioxin, cùng với việc thừa nhận nhu cầu trợ giúp Việt Nam, nhưng không phải trong giới hạn xác định của "bồi thường". Tuy nhiên, thật là đạo đức giả khi không chấp nhận rằng các căn bệnh ở Việt Nam là có thể so sánh với những căn bệnh mà cựu binh Hoa Kỳ mắc phải. Sự phủ nhận cứng rắn của họ về sự tồn tại của bằng chứng tuyệt đối về mối quan hệ nhân/quả liên quan đến việc phơi nhiễm Chất độc da cam dường như không thể lay chuyển. Bằng chứng về nhân và quả là không bắt buộc đối với việc bồi thường cho cựu binh Hoa Kỳ, mà chỉ cần một "sự liên quan theo giả định" của việc phơi nhiễm với căn bệnh. Do đó, chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến những người bị phơi nhiễm ở Việt Nam mâu thuẫn trực tiếp với chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến cựu binh Hoa Kỳ bị phơi nhiễm.

Sự nghi ngờ tiếp tục tồn tại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, mặc dù tình trạng đóng băng dường như đã tan, bằng chứng là sự hỗ trợ gần đây của Hoa Kỳ cho các hoạt động loại bỏ dioxin và các đóng góp nhân đạo khác. Tháng 2/2003, một năm sau khi MOU giữa Hoa Kỳ với Việt Nam được ký kết, Đại sứ Hoa Kỳ khi đó là Burghardt đã gửi một thư báo "không bí mật", nhưng dán nhãn "nhạy cảm" cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ, tập trung vào việc "đánh giá thái độ của Việt Nam" về MOU. Thư báo dài 12 trang mô tả chi tiết cách, theo Đại sứ, người Việt Nam chịu trách nhiệm chính yếu cho sự thất bại của hợp phần sức khỏe con người trong MOU. Mặc dù căn cứ vào thái độ này, Hoa Kỳ vẫn chuyển sang tình trạng rõ ràng là thông cảm hơn với hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam trong các vấn đề môi trường và sức khỏe con người.

Thư của đại sứ cũng nêu rõ rằng người Việt Nam không muốn chấp nhận các nghiên cứu chỉ rõ rằng những vùng bị phun thuốc ở Việt Nam không phải là những khu vực cần khử độc khẩn cấp, biết rằng mức độ nhiễm độc ở những nơi này là rất thấp. Một gợi ý là Việt Nam muốn đề xuất rằng tình trạng nhiễm độc dioxin là dày đặc ở khắp miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, trọng điểm rõ ràng của Việt Nam đối với các căn cứ quân sự trước đây của Hoa Kỳ như là "điểm nóng" dioxin, và do đó cần khử độc khẩn cấp, có khuynh hướng bác lại lập trường của đại sứ quán.

Như đã lưu ý, quan điểm chính trị về cuộc luận chiến Chất độc da cam dường như đã mềm dịu về vấn đề nhân và quả, bất chấp bằng chứng có thuyết phục ra sao...và lập trường của họ có mâu thuẫn ra sao trong việc không đền bù cho công dân Việt Nam có những căn bệnh tương đồng xứng đáng được đền bù như cựu binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam.

Có lẽ đã đến lúc gác qua một bên mục tiêu khó nắm bắt của việc thực hiện các nghiên cứu y tế kéo dài và hiển nhiên là tốn kém để xác định mối quan hệ giữa việc phơi nhiễm Chất độc da cam với các vấn đề sức khỏe con người ở Việt Nam. Với việc cộng đồng khoa học thừa nhận một cách rõ ràng rằng các thành phần của Chất độc da cam là độc hại và có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đã có thể thúc đẩy và trợ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề nhiễm độc dioxin mà không cần phải quy trách nhiệm. Chẳng hạn việc Hoa Kỳ đang hỗ trợ các hoạt động loại bỏ dioxin ở Đà Nẵng là một bước đi rất tích cực. Căn cứ vào những trường hợp này, dường như vẫn còn có chỗ cho sự lạc quan.

Nguồn tài chính cần thiết để làm sáng tỏ mối quan hệ nhân quả dứt khoát giữa việc phơi nhiễm Chất độc da cam với những tác động về sức khỏe con người nên sử dụng cho các mục đích nhân đạo cấp thiết hơn ở Việt Nam. Có thể thực hiện nhiều việc tốt mà không cần thiết phải chứng minh một "liên kết nhân/quả chính xác". Các nạn nhân Việt Nam đang đương đầu với di chứng của Chất độc da cam đang phải đối mặt với một tương lai đầy bất trắc. Họ cần được trợ giúp khẩn cấp. Việc chứng minh một liên kết nhân/quả sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc ... điều này không nên được ưu tiên so với việc giải quyết các nhu cầu nhân đạo ngay trước mắt của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét