Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Ấp Bắc-chiến thắng lạ kỳ và tuyệt vời của Việt Cộng

Ấp Bắc-chiến thắng lạ kỳ và tuyệt vời của Việt Cộng



N. Si-hân là phóng viên hãng UPI và tờ Thời báo (Mỹ) đã dành hẳn 65 trang in trong cuốn sách viết về “người thật việc thật” kể lại trậnẤp Bắc xuân Quý Mão 1963 như sau:
…Ba ngày sau lễ Giáng sinh (24-12) năm 1962, Bộ tổng tham mưu quân đội nam Việt Nam, theo lệnh của tướng tư lệnh Ha-kin ở tổng hành dinh, cho sư đoàn 7 đánh chiếm đài phát thanh của Việt cộng tại ấp Tân Thới, cách Mỹ Tho chừng 14 dặm. Đại tá Co-nơ đang làm cố vấn cho tướng Cao về Cần Thơ lập Quân đoàn 4, nên trung tá Bùi Đình Đạm là tham mưu trưởng của Cao, vốn là người Công giáo miền Bắc được Diệm tin cậy phong lên đại tá, làm tư lệnh sư đoàn 7 thay Cao.
       J. Đom-mơn, sĩ quan tình báo của Van (cố vấn Mỹ) qua đại uý Bình tổng hợp tin tình báo, đã xác định ấp Tân Thới là nơi đặt sở chỉ huy của đối phương, được 1 đại đội chủ lực Việt cộng tăng cường bảo vệ, tất cả khoảng 120 người. Theo kế hoạch của Dích-lơ, lực lượng sẽ tấn công từ ba hướng, có 1 tiểu đoàn của sư đoàn 7 gồm 330 người đổ bộ bằng trực thăng; 2 tiểu đoàn bảo an tấn công từ phía nam thành hai gọng kìm; 1 chi đội xe bọc thép M-113 tấn công bên sườn… Ngoài ra, đại tá Đạm còn có 2 đại đội bộ binh trù bị ở Tân Hiệp sẵn sàng tiếp viện bằng trực thăng.
      Nhưng tin tình báo sai: Quân du kích đã tập trung ở Tân Thới và Ấp Bắc đông hơn nhiều. Tiểu đoàn 261 của họ khoảng 320 quân chủ lực và nhiều du kích địa phương phối thuộc. Để tấn công Việt cộng, Van đã xin 30 trực thăng, nhưng vì khó khăn về bảo trì, chỉ nhận được 10 chiếc H-21, nên phải áp dụng phương pháp “con thoi” cho đổ quân từng đại đội xuống. Khi sương mù còn dày đặc, các phi công không chịu bay vì sợ đụng nhau, Đạm và Van phải cho lùi gần hai tiếng đồng hồ. Trong khi đại đội 1 phải giẫm chân tại chỗ, khiến quân bảo an tiến từ phía nam lên chạm trán du kích, đã làm nổ ra trận chiến bi thảm: quân du kích dồn quân bảo an phía cạnh sườn, trong khi quân chính quy Việt cộng phía trước chờ quân bảo an vào cách chỉ 30 m mới nổ súng. Quân nam Việt Nam tháo chạy tán loạn, đại đội trưởng và đại đội phó bị giết trong mấy giây đầu tiên. Suốt hai giờ, quân bảo an cố sức đánh bật quân du kích nhưng không thành. Các đợt pháo chi viện thay vì trúng du kích lại rơi vào lưng lính bảo an. Gần 10 giờ sáng, cuộc tập kích phải ngưng lại vì viên đại uý chỉ huy tiểu đoàn bị thương nặng. Trận chiến đấu ở phía nam chấm dứt, Van không hay biết gì.
Thiếu tá Thơ, tỉnh trưởng Định Tường, theo nguyên tắc là trung đoàn trưởng của Đạm trong cuộc hành quân, nhưng không báo cáo tình hình cho Đạm biết, cũng không cho tiểu đoàn 2 bảo an yểm trợ cho tiểu đoàn 1, mà lại gọi máy yêu cầu Đạm cho 2 đại đội đang chờ ở sân bay Tân Hiệp đổ quân cứu viện, không ngờ ở đó Việt cộng cung đang đợi sẵn…
10 giờ hơn, 16 con “Sâu kèn” H-21 và “Bói cá” Hucy (HU-11) tới đổ quân, nhưng chỉ sau 5 phút, 4 chiếc đã bị bắn hạ. Quân du kích đã bắn trúng tất cả 15/16 chiếc. Bo-ơ chồm dậy cứu trưởng đoàn cố vấn Uy-li-am Đin bị kẹt giữa ghế sau và khẩu đại liên của máy bay. Đứa con trai 7 tuổi của Đin ở nhà tại bang Ma-ri-len nếu được xem buổi truyền hình đầu tiên về cuộc chiến tranh, nó sẽ thấy cha nó trên chiến trường trong cái ngày mà cha nó hy sinh! Còn Brao cho gọi pháo bắn chặn và máy bay tới giội bom. Nhưng tiền sát viên gọi pháo một cách rời rạc, vì quá sợ hãi, không dám ngóc đầu lên quan sát điểm rơi của đạn để điều chỉnh, nên một viên đạn rơi trúng ngay sau lưng lính truyền tin, viên khác trúng máy... Nửa giờ sau, 2 chiếc khu trục AD-6 mới tới dội bom na-pan nhưng thay vì trúng du kích lại rơi xuống khu nhà tranh của dân tàn phá, hơi nóng của nó thật khủng khiếp…
Dích-lơ yêu cầu Đạm lệnh cho chi đoàn bọc thép M-113 của Lý Tòng Bá tiến ngay về ấp Bắc, có súng phun lửa và đại liên 50 trên giá xoay, mỗi chiếc còn chở theo 12 lính. Nhưng Đạm ra lệnh chưa đủ, cần có Thơ vì chi đoàn này Diệm chuyển từ sư đoàn 7 sang cho Thơ làm lực lượng chống đảo chính. Lúc này, Bá sợ bị kỷ luật vì chưa có ý kiến của Thơ, nên chần chừ không chịu tiến quân. Lực lượng không quõn hỗn hợp của tướng ơ-thít và sư đoàn 2 phải hoạt động suốt ngày, dùng bom phá, bom xăng và hoả tiễn ném xuống, nhưng cũng vô ích. Những vòi lửa của M-113 chỉ bắn xa 20-30 m do nhân viên không trộn đủ hoá chất đặc biệt với nhiên liệu, nên sức mạnh của nó chỉ như cái bật lửa zíp-pô… Van mất hết tinh thần khi từ trên máy bay nhìn thấy du kích bắn hạ các xạ thủ thiết giáp, xe phải lui hết chiếc này đến chiếc khác; rồi súng phun lửa cũng tịt. Lý Tòng Bá đã bị đòn choáng váng, cũng mất hết tinh thần… Còn Việt cộng đã hoàn thành một công việc tưởng như không bao giờ có thể làm được.
Tướng Cao, tư lệnh quân đoàn 4 đã dàn dựng một trò chơi thoái trào thật đáng kinh tởm: Ông ta cảnh cáo rằng, do bị mất nhiều trực thăng và số thương vong càng lúc càng nhiều nên ông Diệm đã nổi điên với ông, phát cáu với cố vấn Van và Đạm… Đổ tổn thất cho người khác, “kế hoạch của Cao để cứu Cao” là xin tiểu đoàn dù từ Bộ tham mưu liên quân của Po-tơ ở Sài Gòn đổ xuống cạnh sườn đường quân du kích chắc chắn sẽ rút lui khi trời tối. Nhưng Van biết ngay đó là mưu của Cao, không phải để “giương bẫy” Việt cộng mà là “biểu dương lực lượng” với hy vọng để Việt cộng thoát, còn ông ta “chấm dứt trận chiến”. Van và Po-tơ thuyết phục thì Cao phản đối và dùng quyền để bắt nạt cố vấn Van chỉ là một trung tá! Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, tham mưu trưởng liên quân, có mặt suốt cuộc cãi vã trong lều chỉ huy, không hề phản đối; còn tướng Ha-kin thì không xuống để mà “nhờ”. Cuối cùng, để xoa dịu nhau, sẽ đổ tiểu đoàn dù xuống phối hợp với 4 tiểu đoàn bảo an và chi đội thiết giáp đã mất hết tinh thần, tạo cơ hội cuối cùng để “đảo ngược cuộc đại bại”. Thế là 7 chiếc C-130 lại đổ quân dù xuống, nhưng trớ trêu là lại đổ ngay trước mũi súng Việt cộng; còn Cao không cho C-47 thả trái sáng nhằm “tạo điều kiện” để kéo binh sĩ của ông ta ra khỏi thảm họa này, đã thắng thế!
Quân du kích rút an toàn về tới căn cứ của họ ở Đồng Tháp Mười lúc 7 giờ sáng hôm sau. Khi họ đã rút, Cao còn bố trí một trận đánh giả nhằm để cho Phủ tổng thống ở Sài Gòn nghĩ rằng, ông ta đang làm cái gì đó để bù lại cho thất bại hôm qua. Ông ta ra lệnh cho tiểu đoàn bổ sung tiến quân vềÂp Bắc cùng một số quân của Bá tổ chức “tấn công”, chỉ thị cho Thơ dùng pháo yểm trợ…Nhưng "gậy ông đập lưng ông": đạn pháo đã trả giá cho sai lầm, giết thêm 4 lính và 12 lính bị thương. Đó là thêm một thất bại thêm thảm hại…
Ở Mỹ, trận Ấp Bắc đã đưa vấn đề Việt Nam lên trang nhất các báo và buổi phát tin trên sóng truyền hình, với một tính thảm kịch chưa có sự kiện nào đạt tới, và đầy những lời nhận xét chua chát như : “Một thất bại thảm hại, tồi tệ, nhục nhã nhất của phía Sài Gòn”… Còn “Ngô Đình Diệm và gia đình cùng phe cánh của họ nổi cơn thịnh nộ vì cảm thấy bị mất thể diện” đã đổ hết lỗi cho các cố vấn Mỹ... “Ấp Bắc-một chiến thắng lạ kỳ và tuyệt vời của Việt cộng, đã đẩy cuộc chiến đến đỉnh cao của sự tủi nhục cho quân Nam Việt Nam…”./.
N. Si-hân (* Theo cuốn “Sự lừa dối hào nhoáng”)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét