Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

TÌM HIỂU THÁI ĐỘ CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI ĐẠO THIÊN CHÚA QUA BỘ QUỐC SỬ ĐẠI NAM THỰC LỤC (1802–1883)


TÌM HIỂU THÁI ĐỘ CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI ĐẠO THIÊN CHÚA QUA BỘ QUỐC SỬ ĐẠI NAM THỰC LỤC (1802–1883)

                                                       SVTH: Vũ Thu Thảo – K60CLC
   GVHD: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
1. Đặt vấn đề
1.1      Lý do chọn đề tài
Vấn đề chính sách của nhà nước phong kiến Nguyễn đối với đạo Thiên chúa đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử, trở thành sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, tôn giáo nước ta. Tuy nhiên, ít tác giả xem xét và khai thác vấn đề này trong riêng bộ Đại Nam thực lục – bộ chính sử đồ sộ, tiêu biểu do nhà Nguyễn biên soạn. Do đó, em muốn tìm hiểu nội dung có liên quan trong bộ sử này để đánh giá thái độ của nhà Nguyễn đối với Thiên chúa giáo trong lịch sử, từ đó rút ra nhận thức mới mẻ cho bản thân.
Nhà Nguyễn tồn tại trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt nhạy cảm, việc tìm hiểu thái độ của nhà Nguyễn đối với Thiên chúa giáo sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi: triều vua này đã giải quyết vấn đề Thiên chúa giáo như thế nào, đâu là những cố gắng cần ghi nhận và đâu là nguyên nhân dẫn tới thất bại của nhà Nguyễn. Giúp chúng ta có cơ sở để đánh giá đầy đủ và toàn diện về vị trí của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc; nhận rõ vai trò của tôn giáo trong lịch sử, đặc biệt là Thiên chúa giáo giai đoạn (1802–1883).
Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới Thiên chúa giáo cần giải quyết. Thiên chúa giáo ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp. Điều đó, đã đang và có ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự chính trị ở địa phương.
Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức về Thiên chúa giáo khách quan, phù hợp với thời đại và sự phát triển của đất nước. Do đó, tác giả đã chọn:“ Tìm hiểu thái độ của nhà Nguyễn đối với đạo thiên chúa qua bộ quốc sử: “Đại Nam thực lục” (1802–1883)” làm hướng nghiên cứu cho đề tài của mình.
1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trong báo cáo, người viết đã tìm hiểu nội dung vấn đề trên cơ sở bộ “Đại Nam thực lục” – một tài liệu chính thống, phản ánh chính sách của nhà Nguyễn đối với đạo Thiên chúa. Ở đây, tác giả không có ý định tìm hiểu toàn bộ các vấn đề về tôn giáo, cũng không bình luận về các công trình nghiên cứu có đề cập tới vấn đề Thiên chúa giáo ở Việt Nam mà chỉ muốn dựa trên nguồn tư liệu văn bản có tính xác thực, có độ tin cậy cao để phản ánh một vấn đề có liên quan đến duyên cớ cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, bảo vệ nền độc lập ở nước ta trong thế kỉ XIX.
2. Giải quyết vấn đề
Trong chương 1: Tác giả đi sâu phân tích tình hình phát triển đạo Thiên chúa và những văn bản nói về thái độ của nhà Nguyễn trong bộ quốc sử “Đại Nam thực lục” (1802–1883).
Thứ nhất:  Tình hình đạo Thiên chúa ở nước ta thế kỉ XVI – XIX
Năm 1533, công cuộc truyền giáo đã được triển khai ở nước ta, nhưng phải từ năm 1615 trở đi, khi trung tâm truyền giáo của Bồ Đào Nha cử giáo sĩ sang Hải Phố, thuộc tỉnh Quảng Nam (Đàng Trong), việc truyền bá đạo này vào Việt Nam mới thực sự bắt đầu, và ngày càng phát triển.
Dưới thời Gia Long (1802–1820) - người có mối ân tình với người Pháp đã giúp Thiên chúa giáo có thời kì phát triển trong yên bình. Đến thời Minh Mệnh (1820 – 1840), mặc dù nhiều sắc dụ cấm đạo ra đời khiến hàng trăm giáo dân, linh mục, thừa sai tử đạo song lực lượng truyền giáo vẫn được tăng cường, có khi mạnh hơn trước. Thời Thiệu Trị, Thiên chúa giáo ngày càng đi lên, một phần do thái độ khoan hòa hơn với đạo, phần khác do các giáo sĩ đã sử dụng tiền bạc để mở rộng việc truyền giáo trong cả nước. Thời Tự Đức (1848–1883): thái độ hết sức quyết liệt trong giai đoạn đầu khiến Thiên chúa giáo gặp nhiều khó khăn; khi Hiệp ước Nhâm Tuất giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp được kí kết (1862) đã buộc nhà Nguyễn phải thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo này. Năm 1874, với điều ước Giáp Tuất thái độ nhân nhượng hoàn toàn Thiên chúa giáo của nhà Nguyễn đã được khẳng định. Từ đây, Thiên chúa giáo chính thức được Nhà nước bảo vệ ở Việt Nam, ngày càng có cơ hội và điều kiện để phát triển mạnh.
Thứ hai, tìm hiểu khái quát về bộ quốc sử: “Đại Nam thực lục”.
“Đại Nam Thực Lục” là bộ chính sử lớn và quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, viết theo thể biên niên, chia thành 2 phần Tiền biên và Chính biên. Nội dung đề cập tới nhiều vấn đề về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, liên quan tới các chỉ dụ, sắc dụ, điều lệ… của các vua quan về nhiều công việc hệ trọng quốc gia cần giải quyết. Trong đó, nhiều nội dung đề cập tới Thiên chúa giáo, thể hiện thái độ của các vua Nguyễn đối với đạo Thiên chúa ở Việt Nam giai đoạn 1802–1883.
Thứ ba, các chỉ dụ, sắc dụ của các vua Nguyễn về Thiên chúa giáo được ghi trong “Đại Nam thực lục” (1802–1883).
Thời Gia Long: 1 điều lệ
Điều lệ hương Đảng, mùa xuân năm Gia Long thứ 3, năm 1804.
Thời Minh Mệnh: 4 dụ và 2 điều lệ
Dụ cho bộ Hình về vấn đề đạo Gia tô và việc giải quyết đạo Gia tô. Mùa đông, tháng 11 năm 1832, Minh Mệnh năm thứ 13.
Dụ cho các tướng quân có liên quan tới vấn đề giáo dân theo Lê Văn Khôi. Mùa thu, tháng 8, năm Minh Mệnh năm thứ 14.
Dụ cho các tổng đốc, tuần phủ, bố chính, án sát 6 tỉnh: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên có liên quan tới vấn đề Thiên chúa giáo. Tháng 12, năm Minh Mệnh thứ 14.
Điều lệ răn dạy, giáo hóa có liên quan tới Thiên chúa giáo. Tháng 6, Minh Mệnh năm thứ 15.
Điều lệ cấm tà giáo Tây Dương (chuẩn y tho điều lệ do Tả phó đô ngự sử viện Đô sát Phan Bá Đạt). Mùa đông, tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 16.
Dụ về bắt đạo trưởng. Mùa thu, năm Minh Mệnh thứ 19.
Thời Thiệu Trị: 2 dụ
Chỉ dụ cấm đạo Gia tô Thiệu Trị thứ 7 (1847).
Nhắc lại điều cấm theo tả đạo cho các quan chức trong kinh, ngoài thành.Thiệu Trị năm thứ 7 (tháng9/1847)
Thời Tự Đức: 2 điều lệ, 3 dụ, 2 điều cấm, 1 sức nhắc, 1 sắc chỉ, 1 định lệ, 3 hòa ước.
Điều lệ (bản tâu bày của 13 điểm của Tôn Thất Bật) Tự Đức năm thứ 1.
Điều lệ cấm đạo Gia tô. Tháng 7 nhuận, Tự Đức năm thứ 7 (1854).
Dụ về thái độ của quan lại với giáo dân. Mùa xuân, Tự Đức năm thứ 11.
Điều cấm quan lại theo đạo Gia tô. Mùa thu, Tự Đức năm thứ 12.
Hòa ước 11 điều khoản, mùa xuân Tự Đức năm thứ 13.
Sức nhắc về việc chia ghép dân đạo. Mùa xuân, Tự Đức thứ 14.
      Dụ cho giáo dân ngoại trồng cấy ruộng của dân giáo. Mùa thu, Tự Đức năm thứ 14.
Điều lệ về về xử trí dân theo đạo Gia tô. Mùa thu, Tự Đức năm thứ 14.
Hòa ước 5/6/1862, có nội dung đề cập tới vấn đề đạo Gia tô.
Sắc chỉ xóa bỏ sự mặc cảm của người Công giáo với triều đình (1864).
Hòa ước 1874, mùa xuân Tự Đức năm thứ 27.
Định lệ thi cử của giáo dân. Tháng 7, Tự Đức năm thứ 28.
Dụ cho đạo Bình hai miền Nam Bắc, tháng 12 Tự Đức năm thứ 36.
Trong chương 2: báo cáo đi sâu tìm hiểu sự thay đổi thái độ của nhà Nguyễn đối với đạo Thiên chúa qua bộ “Đại Nam thực lục” (1802–1883), nguyên nhân và  hệ quả .
Giai đoạn 1802–1883 là giai đoạn tuy không dài trong lịch sử song đây lại là thời kì diễn ra rất nhiều biến động phức tạp về mọi mặt, nó khiến những người đứng đầu đất nước phải đau đầu suy nghĩ, buộc họ phải đứng trước nhiều sự lựa chọn không dễ dàng. Vấn đề Thiên chúa giáo là một nội dung phức tạp như thế. Trong một bối cảnh nhạy cảm và khó khăn ấy, bốn vị vua đầu triều Nguyễn đã có những cách giải quyết khác nhau, thể hiện rõ thái độ và nhận thức của triều đình về một tôn giáo mới được du nhập. Qua tìm hiểu chúng ta thấy rằng: thái độ khác nhau của các vua Nguyễn có ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh của Tổ quốc và quyền lợi sống còn của quần chúng nhân dân.
Gia Long vì hàm ơn với người Pháp nên đã tỏ thái độ khoan hòa, tạo điều kiện cho các giáo sĩ tự do truyền đạo.
Thái độ chống đố quyết liệt đạo của nhà Nguyễn được thể hiên qua hàng loạt các chỉ dụ cấm đạo của các vua Minh Mệnh, Thiệu trị, Tự Đức nhằm tiêu diệt Thiên chúa giáo dưới mọi hình thức.
Từ Hiệp ước 1862 trở đi, nhà Nguyễn tỏ rõ thái độ nhượng bộ, Thiên chúa giáo được nhà nước bảo vệ, tự do phát triển.
Nguyên nhân của sự thay đổi thái độ của nhà Nguyễn với đạo Thiên chúa
Sự không phù hợp giữa Thiên chúa và truyền thống dân tộc Việt Nam và bất đồng về văn hóa, phong tục phương Đông – phương Tây.
Các chỉ dụ, sắc dụ với nội dung khắc nghiệt song nhiều nội dung không được địa phương thi hành nghiêm chỉnh, không đạt kết quả như mong muốn, càng khiến cho triều đình tìm mọi cách tiêu diệt tôn giáo này.
Thực dân Pháp đã sử dụng lực lượng giáo sĩ làm người dẫn đường cho cuộc xâm lược, một bộ phận giáo dân phản bội dân tộc, khiến triều đình tức giận và cấm đạo. Sau khi Pháp vào xâm lược, thái độ chủ hòa của nhà Nguyễn đồng nghĩa với thái độ nhượng bộ Thiên chúa giáo ở Việt Nam.
Hệ quả của thái độ đó
Quyền lợi của thực dân và quyền lợi của Chúa đã gặp nhau.
Công giáo tiếp tục phát triển ngay cả khi nhà Nguyễn cấm đạo gay gắt
Thái độ phản kháng của nhà Nguyễn tạo cho Pháp cơ hội thực hiện mưu đồ thực dân, hệ lụy của việc cấm đạo.
3. Kết luận
Thiên chúa giáo đã có một lịch sử phát triển khó khăn và phức tạp ở Việt Nam, nhất là dưới thời nhà Nguyễn (1802–1883), nó bị chi phối bởi nhiều vấn đề chính trị, quân sự.
Thái độ của nhà Nguyễn đối với Thiên chúa giáo được thực hiện mặc dù có nhiều sai lầm, song nhìn một cách tổng thể và khách quan ta thấy nó có cơ sở hợp lý cả về chính trị lẫn văn hóa.
Đại Nam thực lục” đã giúp ta hình dung được phần nào bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, nhất là về vấn đề chính sách của nhà Nguyễn với Thiên chúa giáo; lý giải được nguyên nhân của chính sách và hệ quả của việc thi hành chính sách đó. Hơn thế còn giúp ta rút ra được bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết vấn đề tôn giáo hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 [1] Trần Thị Hải, 2003 Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo Thiên chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, Hà Nội.
[2] Đỗ Quang Hưng, 2007, Công giáo Việt Nam (thời kì triều Nguyễn 1802 – 1883), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[3] Nguyễn Văn Kiệm, 2001, Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, Hội khoa học lịch sử Việt Nam – Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam.
[4Quốc sử quán triều Nguyễn, 1963, Đại Nam thực lục chính biên, tập III, Đệ nhất kỉ, Nxb Sử học, Hà Nội.
[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2004, Đại Nam thực lục chính biên, tập IV, Viện sử học (tái bản lần 2), Nxb giáo dục, Hà Nội.

LÒNG NHÂN ÁI CỦA BÁC HỒ VỚI TÙ BINH PHÁP Ở MẶT TRẬN BIÊN GIỚI NĂM 1950


LÒNG NHÂN ÁI CỦA BÁC HỒ VỚI TÙ BINH PHÁP
 Ở MẶT TRẬN BIÊN GIỚI NĂM 1950

Cao Thị Phương Thảo – K59B 
Khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội


         Nhìn lại lịch sử quân sự thế giới hiện đại, hiếm thấy vị nguyên thủ quốc gia nào trực tiếp đi chiến trường. Nhưng trong Chiến dịch Biên Giới năm 1950, Bác Hồ đã đi suốt chiến dịch, ra tận mặt trận, cùng quân và dân ta tiến hành một chiến dịch lớn, giành thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử, tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Hình ảnh Bác Hồ ra trận đã trở thành biểu tượng cao quý mỗi khi nhắc đến chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Nhưng điều đặc biệt, có ý nghĩa hơn cả không chỉ ở hình ảnh Bác trực tiếp ra trận chỉ đạo chiến dịch mà còn ở hình ảnh Bác đối xử tận tình và nhân ái đối với tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch này. Điều này làm cho chiến dịch Biên giới năm 1950 không chỉ có ý nghĩa về mặt quân sự mà còn có ý nghĩa nhân đạo cao cả.
Ngay trước khi ra mặt trận, Bác đã có chỉ thị đối với cán bộ, chiến sĩ, quân và dân ta: “...Ở khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn địch bố trí nhiều đơn vị lính Âu Phi tinh nhuệ nên cần chọn cán bộ quân báo thông thạo tiếng Pháp, quán triệt chính sách chủ trương khoan hồng nhân đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đối với hàng binh, tù binh địch đã hạ súng” [3;1]. Vì ngoài một số tên chỉ huy nặng đầu óc thực dân, đa số binh lính địch là người lao động đi lính cho Pháp vì nhiều lý do khác nhau, giác ngộ cho họ mục đích chiến đấu chính nghĩa của chúng ta, để họ trở thành người chống chiến tranh phi nghĩa, người dân lương thiện khi được trả về nước sau này.

Không chỉ trong chỉ thị mà trong cả những lần ra chiến trận, tiếp xúc trực tiếp với tù binh Pháp, Bác Hồ đã thể hiện lòng nhân ái đối với tù binh Pháp, thể hiện tấm gương cao cả về lòng yêu thương con người của vị lãnh tụ đất nước. Trong cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của tác giả T.Lan đã ghi lại một số mẩu chuyện về cuộc đời Cách mạng của Bác Hồ do chính Người kể trên đường ra mặt trận trong chiến dịch Biên giới 1950, trong đó có mẩu chuyện kể về lần tiếp xúc của Bác với tù binh Pháp và thái độ khoan dung của Người. Trong một buổi chiều sau khi đã đi bộ được 40 km, Bác và các đồng chí nghỉ chân ở một xóm đồng bào Nùng. Trong hoàn cảnh ấy, Bác đã gặp “...Một tốp hơn một trăm tên vừa quan vừa lính của tiểu đoàn Sác - Tông, do một tiểu đội ta giải đi, đang kéo qua làng. Số đông chúng chỉ mặc quần áo lót, vì trước đây vài hôm, chúng đã bị quân ta đánh úp, không kịp trở tay, cũng không kịp mặc áo. Tên nào cũng mặt mày khờ khạo, râu ria xồm xoàm. Có tên dù không bị thương cũng đã đi cà nhắc. Bao nhiêu “khí thế yêng hùng” của bọn lê dương của “quân đội đại Pháp” đều biến mất hết. Trước kia chúng ngang tàng dữ tợn bao nhiêu, thì bây giờ chúng càng mếu máo tiều tuỵ bấy nhiêu, chúng đã trở nên một đàn người chẳng nên người, ngợm không ra ngợm. Trong đám chúng có một tên ở trần, áo lót cũng không có. Hoàng hôn ở vùng rừng thì trời bắt đầu rét, nó chạy co ro. Chạnh lòng thương hại, Bác cởi vất cho nó một cái áo. Nó chắp tay vái và miệng lẩm bẩm: “Cám ơn ngài! Cám ơn ngài!” Bác bảo nó: “Thôi, đi đi!” [1;39]. 

Không những thế, Bác còn hoá trang làm một cán bộ mới bị thương, lấy vải băng che tóc, che râu, rồi đến hỏi chuyện những tù binh Pháp. Tên lính thấy  thầy thuốc tỏ vẻ hối hận và nói: “Thôi. Thôi! Tôi chán ngấy chiến tranh lắm rồi! Chính phủ Pháp đã tuyên truyền láo toét! Chúng nói Việt Minh chỉ là một nhóm phiến loạn, không có quần chúng ủng hộ… Bây giờ tôi thấy rõ rồi. Nếu được tha về, tôi sẽ nói hết sự thật cho nhân dân Pháp biết…” [1;12]. Chính lòng nhân ái của Bác đã làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của ngay cả kẻ thù, những người ở bên kia giới tuyến. Không chỉ với lính Pháp, ngay cả trong hàng ngũ chỉ huy của Pháp ở mặt trận Biên giới cũng phải thay đổi quan điểm và suy nghĩ trước thái độ khoan dung của Người. Viên chỉ huy quân Pháp ở Cao Bằng là Sác - tông sau khi bị bắt ở mặt trận Biên giới đã hung hăng nói với Bác: “Nếu còn có Thống chế Pê - tanh cầm quyền ở Pháp, thì chắc không xảy ra cuộc chiến tranh này. Nếu có chiến tranh thì quân đội Pháp cũng không đến nỗi thất bại…”[1;13].

Bác không ngắt lời mà còn mời Sác - tông hút thuốc và nói rõ về sự lừa dối của Chính phủ Pháp với binh lính Pháp khi đẩy sang Việt Nam gây chiến tranh phi nghĩa. Cuối cùng Sác - tông cũng phải nhận rằng chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, thực dân Pháp đã thua, quân đội ta thắng. Sác - tông còn nói thêm: “Như thái độ của ông, thì tôi có thể nói chuyện. Còn các cán bộ trẻ tuổi của ông muốn thuyết phục tôi, thì thuyết phục sao được…” [1;14].

Sau chiến thắng Biên giới – 1950, số tù binh rất đông, có nhiều người bị thương rất nặng. Đó là một gánh nặng quá lớn với ngành hậu cần. Bác đã chỉ thị phải cứu chữa tận tình cho thương binh địch, không được để tù binh thiếu ăn trong lúc thuốc men lương thực ta không hề dư dật. Bác chỉ thị cho Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo cho phía Pháp rằng sẽ trao trả tất cả số tù binh bị thương tại Thất Khê. Bộ chỉ huy chiến dịch của ta đã tổ chức một buổi lửa trại để bộ đội ta chào mừng chiến thắng giòn giã chiến dịch Biên giới và gây ấn tượng sâu sắc đối với thương binh địch. Trong buổi lửa trại đó, bất ngờ một tù binh bị thương nào đó hô to: “Vive Ho-Chi-Minh!” (Hồ Chí Minh muôn năm!), sau đó tất cả thương binh đồng loạt hô theo.

Một thương binh địch ôm cánh tay cụt đứng dậy nghẹn ngào nói bằng tiếng Pháp: “Tôi là người Đức bị Pháp bắt làm tù binh rồi ép sang đây làm lính Lê dương. Năm năm rồi tôi rất khổ mà không thèm khóc. Tối hôm nay tôi khóc vì sung sướng. Tôi không bao giờ  quên được buổi tối hôm nay. Mãi mãi khi nhớ tới buổi lửa trại này tôi sẽ lại khóc. Cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh” [3;1].
Sau này Vô-le (viên chỉ huy Phó đồn Phong Khê) đã viết trong hồi ký của mình: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc của Cụ đã xem chúng tôi chỉ là những công cụ mù quáng, những quân nhân bị lừa phỉnh bởi những luận điệu tuyên truyền dối trá. Sự giam giữ này không phải là sự trừng phạt mà là cơ hội cho những tù binh biến cải trở thành những chiến sỹ hòa bình…” (Theo tác giả Hữu Ngọc đăng trên báo Le Courrier du Viet Nam số 1857 ngày 27/2/2000).
Hình ảnh Bác Hồ ra mặt trận và trực tiếp chỉ đạo chiến dịch đã trở thành một biểu tượng đẹp của chiến dịch Biên Giới năm 1950. Thái độ ân cần và khoan dung của Người đối với tù binh Pháp không chỉ để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí những người lính Pháp về một vị lãnh tụ có lòng nhân ái cao cả mà còn để lại những bài học cho cán bộ chiến sĩ, quân dân ta tại mặt trận năm xưa bài học về lòng nhân hậu với con người, kể cả kẻ thù đã buông súng. Lòng nhân ái của Bác với tù binh Pháp tại mặt trận Biên giới càng tô đậm nhân cách cao đẹp của Người, vị lãnh tụ có tấm gương đạo đức mẫu mực, đúng như Người đã từng nói: “Lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi” [4;1].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] T.Lan, 2000, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Một số bài nghiên cứu khoa học ngành lịch sử

Một số bài nghiên cứu khoa học ngành lịch sử
  1. NGUYỄN TRÃI TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ VIỆT NAM (GS TRẦN QUỐC VƯỢNG)
  2. CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (GS.TS NGUYỄN VĂN KHÁNH)
  3. CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA TRONG BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (GS.TS ĐỖ QUANG HƯNG)
  4. TỪ YÊU NƯỚC PHẢI XIN PHÉP, ĐẾN... (HAY LÀ KHÚC BI - TRÁNG CỦA TRÍ THỨC NHO HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI XIX) (PGS.TSKH NGUYỄN HẢI KẾ)
  5. CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ (GS VŨ DƯƠNG NINH)
  6. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XIÊM CUỐI THẾ KỶ XVIII - SỰ THỂ HIỆN SÂU SẮC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ (PGS.TS VŨ VĂN QUÂN)
  7. DẤU ẤN VĂN HÓA NGƯỜI PHÁP Ở HÀ NỘI (PGS.TS PHẠM XANH)
  8. VUA CHỦ (GS TRẦN QUỐC VƯỢNG)
  9. BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC: NHỮNG DẤU TÍCH VĂN HÓA VẬT CHẤT (GS.TS NGUYỄN QUANG NGỌC)
  10. HOÀNG SA, TRƯỜNG SA: NHỮNG TRANG SỬ ĐƯỢC VIẾT BẰNG MÁU (GS. TS NGUYẾN QUANG NGỌC)
  11. THÀNH HÀ NỘI DƯỚI CON MẮT MỘT NGƯỜI PHÁP (GS ĐINH XUÂN LÂM)
  12. MIỀN TRUNG VIỆT NAM VÀ VĂN HOÁ CHĂMPA (MỘT CÁI NHÌN ĐỊA - VĂN HÓA) (GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG)
  13. SỰ KẾT HỢP GIỮA NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ MỘT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA NÔNG THÔN TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG (GS PHAN ĐẠI DOÃN)
  14. TIỀN KIM LOẠI NHẬT BẢN PHÁT HIỆN Ở THANH HÓA (HOÀNG VĂN KHOÁN)
  15. LÀNG VIỆT NAM - CỘNG ĐỒNG ĐA CHỨC NĂNG LIÊN KẾT CHẶT CHẼ (GS PHAN ĐẠI DOÃN)
  16. ĐÔI BỜ NGŨ HUYỆN KHÊ (HÀ BẮC) (GS TRẦN QUỐC VƯỢNG)
  17. CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ VIỆC KẾT THÚC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (VŨ QUANG HIỂN)
  18. HÀ NỘI TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG NƯỚC NHÀ 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX (PGS.TS Phạm Xanh)
  19. MIỀN NÚI VIỆT NAM: GIỚI HẠN CỦA CÁC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ (PHILIPPE LE FAILLER)
  20. VỀ TÍN NGƯỠNG CỘT KINH PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG Ở THẾ KỶ X (GS HÀ VĂN TẤN)
  21. Toàn cầu hoá và nghiên cứu lịch sử đương đại (PGS.TS Đoàn Minh Huấn)
  22. Lịch sử qua lời kể (Vũ Thị Thu Thanh)
  23. Một số vấn đề về nguồn sử liệu chữ viết (ThS Đinh Thị Thùy Hiên)
  24. Về một nguồn sử hiệu mới - sử liệu Internet (PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ)
  25. Nhận thức khách quan trong sử học (PGS.TS Hoàng Hồng)
  26. Về vị trí đích thực của môn lịch sử dân tộc (PGS Nguyễn Phan Quang)
  27. PHỐ PHƯỜNG THĂNG LONG - HÀ NỘI TRONG NHỮNG THẾ KỶ XVII-XVIII-XIX (Nguyễn Thừa Hỷ)
  28. Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội thời kỳ 1954 - 2008, ý nghĩa và kinh nghiệm (PGS. TS. Ngô Đăng Tri, ThS. Đỗ Thị Thanh Loan)
  29. Hà Nội truyền thống và cách mạng (GS. Phan Huy Lê)
  30. Một trung tâm hàng đầu về sử học (Huy Đức)
  31. Về An Dương Vương (Trần Quốc Vượng, Đỗ Văn Ninh)
  32. Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Thế giới thế kỷ XX trong các trường đại học (PGS.TS Trần Thị Vinh)
  33. Thân mẫu Lý Công Uẩn là người Bắc Ninh (Nguyễn Hùng Vỹ)
  34. Thêm một tư liệu về Lý Công Uẩn và vùng Hoa Lâm (Nguyễn Hùng Vĩ - Nguyễn Văn Thanh)
  35. "Tiến công năm 1968": Thời khắc vang dội của Lịch sử (PGS.NGND Lê Mậu Hãn và PGS.TS Nguyễn Đình Lê)
  36. Sự thống nhất cơ bản giữa Chánh cương và Luận cương của Đảng năm 1930 (PGS.TS Ngô Đăng Tri)
  37. Bàn về vị trí của cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô (12/1946 – 2/1947) trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc (PGS.TS Nguyễn Đình Lê)
  38. Bản chất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (kinh nghiệm lịch sử) (PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế)
  39. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - mấy vấn đề bàn luận (PGS.TS Vũ Quang Hiển)
  40. Hồ Chí Minh hoàn thiện đường lối chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Mặt trận Việt Minh (PGS.NGND Lê Mậu Hãn)
  41. Văn minh và đế chế nhìn lại con đường phát triển của các quốc gia Đông Á
  42. So sánh nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  43. Dấu ấn cổ sơ của các xã hội Đông Nam Á
  44. Cần phải giải phóng nhận thức của chúng ta đối với nội dung giáo trình lịch sử thế giới cận đại (PGS Nguyễn Văn Hồng)
  45. Thăng Long trong thời đại Lý Trần (PGS.TS. Vũ Văn Quân)
  46. Vị trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong cấu trúc thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì lịch sử (GS. Phan Huy Lê)
  47. Về nghề làm quan trong xã hội Thăng Long - Hà Nội xưa (PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ)
  48. Các cửa ô ở Hà Nội (Nguyễn Vinh Phúc)
  49. Đô đốc Đặng Tiến Đông: một tướng Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa (GS Phan Huy Lê)
  50. Xác định địa điểm Đông Bộ Đầu (Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán)
  51. Góp thêm tài liệu về việc định đô Thăng Long và về gốc tích Lý Thường Kiệt (Vũ Tuấn Sán)
  52. Thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê: Đôi lời bàn thêm về phạm vi, vị trí của Hoàng thành và Cung thành (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc)
  53. Cổ Loa: một không gian lịch sử - văn hoá
  54. Phát hiện khu lò đúc mũi tên đồng trong thành nội Cổ Loa (PGS. TS. Phạm Minh Huyền, TS. Lại Văn Tới,...)
  55. Trống đồng Cổ Loa, di chỉ Đình Tràng và văn minh sông Hồng (GS. Hà Văn Tấn)
  56. Vị thế địa văn hoá - địa chính trị của Hà Nội trong bối cảnh vùng châu thổ sông Hồng và Việt Nam (GS. Trần Quốc Vượng)
  57. Kỷ niệm 950 năm thành lập Thủ đô Hà Nội (GS Trần Huy Liệu)
  58. Thiên đô chiếu của vua Lý Công Uẩn - Những giá trị chưa bao giờ cũ
  59. Giáo sư Trần Đức Thảo: VIỆT NAM VÀ ĐÔNG Á
  60. Định đô Thăng Long - Bước trưởng thành vượt bậc của dân tộc
  61. Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ (GS.TSKH Vũ Minh Giang)
  62. Làng, Liên làng và Siêu làng - mấy suy nghĩ về phương pháp
  63. Lịch sử, Sự thật và Sử học
  64. Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới
  65. LÝ TÙNG HIẾU: Diện mạo văn hóa đa tộc người - Đa tôn giáo ở An Giang qua khảo sát điền dã - The Multi-Ethnic and Multi-Religious Culture in An Giang via a Number of Recent Field Trips
  66. HOÀNG THỊ LAN: Văn hóa ứng xử với rừng của người Stiêng trong truyền thống và hiện nay-The Behavioural Culture of the Stieng People towards the Forest in the Past and Present.
  67. NGUYỄN THỊ THU HÀ: Sự dung hợp yếu tố Đạo giáo trong đạo Cao Đài - The Combination of Religious Elements in Caodaism.
  68. TRƯƠNG THỊ LAM HÀ: Bữa cơm gia đình trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam - The Family Meal in the Urbanising Process in Vietnam.
  69. THANANAN BOONWANNA:  Về sự kiện thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Thái Lan và Việt Nam ngày 06/8/1976 - The Establishment of Formal Diplomatic Relations between Thailand and Vietnam on 6th August 1976.
  70. VŨ THỊ THANH THẢO: Kế thừa - phát triển đạo đức phương Đông trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh -  Inheritance and Development of Oriental Morality in Hồ Chí Minh Ideology.
  71. NGUYỄN TẤN HƯNG: Giữ gìn và phát huy giá trị tuyền thống trong thời kì hội nhập và toàn cầu hoá - Preservation and Development of Traditional Values in Affiliation and Globalization Epoch.
  72. DƯƠNG NGỌC DŨNG: Sức sống của Nho giáo - The Vitality of Confucianism. 
  73. NGUYỄN THU HƯƠNG: Tìm hiểu về họ và tên người Nhận Bản - Initial Study of Surnames and Names of Japanese People.
  74. LÊ THỊ HẰNG NGA: Các nhà “Đông phương học” với hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ - The Issue of Caste in India in The Orientalist Discourse.
  75. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGÂN:  Hiện tượng nói dối từ góc nhìn văn hoá học  - Telling Lies as A Cultural Phenomenon.
  76. NGUYỄN TIẾN LỰC: Vị thế Nam Bộ trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Nhật - The South’s Position in The VietNamese – Japanese Commercial Economic Relationship.  
  77. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP: Phụ nữ và tình dục trong Ngàn lẻ một đêm - Women and Sex in The Arabian Nights.
  78. ĐINH LƯ GIANG: Vài suy nghĩ về chính sách ngôn ngữ cho đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long  - Some Thoughts about Language Policy Making for Khmer People in Mekong Delta (Vietnam).
  79. ĐỖ NGỌC CHIẾN - PHẠM THỊ NGỌC THẢO: Di tích Gò Cây Tung (An Giang) – Tư liệu và nhận thức - Go Cay Tung - Historical Site (An Giang) – Documentation and Perception.
  80. TRỊNH DOÃN CHÍNH - NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG: Tìm hiểu tư tưởng triết học Trần Thái Tông - A Study on The Philosophical Thought of King Tran Thai Tong. 
  81. TRẦN TRỌNG LỄ: Mộ phần của người Việt Tây Nam bộ từ góc nhìn văn hóa - Graves of the Vietnamese in the Mekong Delta Seen from Cultural Views.
  82. LÊ THỊ NINH: Bước đầu nhận diện tín ngưỡng Thành Hoàng của người Việt ở miền Tây Nam bộ - The Belief of Thanh Hoang Spirit of the Vietnamese in the Mekong Delta.
  83. TẠ ANH THƯ: Những đánh giá mới về Nguyễn Văn Vĩnh trong những năm gần đây - Re-evaluating Nguyen Van Vinh, the Vietnamese Culturalist.
  84. NGUYỄN THỊ MỸ LỆ: Hoạt động thương nghiệp trong vương quốc Champa - Commercial Activities in the Kingdom of Champa.
  85. NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN: Nguồn gốc hình thành Hồi giáo và sự xuất hiện của nó ở Việt Nam - The Origin of Islam and Its Emergence in Viet Nam.  
  86. BÙI KHÁNH THẾ: Văn minh tân học sách và bài học về ngôn ngữ trong đổi mới giáo dục - “Van minh tan hoc sach” and Its Lesson on Language in Educational Reform. 
  87. NGUYỄN HỮU NGHỊ: Hiện tượng sợ vợ dưới góc nhìn văn hóa - Henpeck in the View of Culturology.
  88. LÊ THỊ KIM OANH: Jidai Matsuri – Lễ hội lịch sử ở Kyoto - Jidai Matsuri – A Typical Historic Festival in Kyoto.
  89. TRỊNH THỊ LỆ HÀ: Làng Minh Hương – Tổ chức xã hội đầu tiên của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn (Thế kỷ XVII - XIX) - Minh Hương Village – The First Chinese Community in Cholon (17th – 19th AD).
  90. DOÃN CHÍNH: Tìm hiểu tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi - A Study on Nguyen Trai ‘s Philosophy.   
  91. TRẦN THỊ THANH DIỆU: Quan niệm về chữ trung của người võ sĩ Nhật Bản và nho sĩ Việt Nam, Trung Quốc - The Conception of the Faithfulness of the Japanese Bushido and the Chinese, Vietnamese Confucian Scholar.
  92. NGUYỄN ĐỨC LỘC: Đặc điểm cấu trúc cộng đồng công giáo di cư tại Nam bộ (ngiên cứu trường hợp Hố Nai, Đồng Nai và Cái Sắn ở Cần Thơ) - The Structural Traits of the Migrating Catholic Community in the Southern Vietnam (cases of Ho Nai in Dong Nai Province and Cai San in Can Tho City).
  93. HUỲNH NGỌC THU: Tìm hiểu đạo Cao Đài ở Nam bộ - Researching Caodaism in the Southern Vietnam.
  94. PHẠM ĐỨC MẠNH: Những cổ vật thời nguyên thủy do sinh viên trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG-TP.HCM phát hiện ở miền Nam Việt Nam - Primitive Arcview Newly Discovered in South Vietnam by Students of USSH. 
  95. ĐỖ VĂN BIÊN: Thất bại của tình báo Mỹ trước và trong Mậu Thân - The Failure of the American Intelligence before and during the Tet Offensive in Mau Than (1968).
  96. NGUYỄN THỊ LAM ANH: Yếu tố thẩm mỹ trong tâm thức người Nhật - The Aesthetic Elements in the Japanese Mind.
  97. NGUYỄN VĂN HẠNH: Một vài đặc điểm triết lý đạo đức nhân sinh của Trần Nhân Tông - Some Characteristics of Tran Nhan Tong’s Philosophy of Human Morality.
  98. ĐÀO LÊ NA: Hiện đại hóa sân khấu truyền thống Nhật Bản và Việt Nam cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX (Qua Shin Kabuki và cải lương) - Modernization of Japanese and Vietnamese Traditional Theatres.
  99. NGUYỄN TIẾN LỰC: So sánh tư tưởng cận đại hóa giáo dục của Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) và Nguyễn Trường Tộ (Việt Nam) - Comparing the Ideas of Modernization in Education of Fukuzawa Yukichi (Japanese) and those of Nguyen Truong To (Vietnamese).   
  100. NGUYỄN TUẤN KHANH: Vài nhận thức lý luận về chủ nghĩa khu vực quốc tế - Some Awareness of The Theory of International Regionalism.
  101. PHẠM ĐỨC MẠNH: Tục thờ “Bàn đá” (Dolmen) thời cổ đại ở Hà Nội trong bình diện di sản văn hóa Cự thạch Việt Nam & Thế giới - The Worship of Ancient Dolmen in Hà Nội in The Megalithic Heritage of Vietnam and The World.  
  102. NGUYỄN CÔNG LÝ: Khuông Việt Thái sư với vương triều Đinh, Lê (Kỷ niệm 1000 năm ngày viên tịch của Thiền sư) - The Zen Master of Khuông Việt and The Dinh, Le Dynasties (The 1,000th Anniversary of The Zen Master’s Death).  
  103. ÔNG VĂN NĂM: Quan điểm của Alvin Toffler về quyền lực và phẩm chất quyền lực - Alvin Toffler’s Viewpoints of Power and Power of Knowledge.
  104. ĐỖ VĂN BIÊN: Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam giai đoạn 1961-1965 - Propaganda Education of the Southern Central Department in the Period of 1961-1965.
  105. NGUYỄN NĂNG NAM: Xây dựng và bảo vệ nền hòa bình chân chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Building and Protecting the Genuine Peace in Ho Chi Minh’s Thought.
  106. ĐỖ THANH VÂN: Trang phục truyền thống dưới góc nhìn kí hiệu học - Traditional Costumes Via Semiotics Evidences.
  107. TRẦN NGỌC THÊM - NGUYỄN NGỌC THƠ: Vấn đề nguồn gốc con rồng từ góc nhìn văn hóa - Origin of the Dragon from the Cultural Perspective.
  108. TRẦN NGỌC THÊM: Văn hóa và an ninh con người - Cultural and human Security. 
  109. TRẦN NGỌC THÊM: Nhận diện văn hóa và văn hóa học - Indentifying Culture and Culturology.  
  110. PHAN ANH TÚ: Về một số đặc trưng tượng thần Bà La Môn giáo trong sưu tập điêu khắc đá Champa và hậu Óc Eo ở bảo tàng Lịch sử ViệtNam  
  111. PHẠM ĐỨC MẠNH: Tục thờ “Bàn đá” (Dolmen) thời cổ đại ở Hà Nội trong bình diện di sản văn hóa Cự thạch Việt Nam & Thế giới (t.t) - The Worship of Ancient Dolmen in Hà Nội in The Megalithic Heritage of Vietnam and The World.  
  112. TRẦN PHÚ HUỆ QUANG: Hình tượng cây tre trong tâm thức hai dân tộc Việt – Hán - The Concept of Bamboo in the Mind of the Vietnamese and Chinese.  
  113. LÊ TRUNG HOA: Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam bộ - Archaic Words, Historical Words, Dialect Words in South Vietnam Topographical Names.  
  114. ĐẶNG THỊ KIM OANH: Tục tu thiền (Som Năk Tho) của người Khmer ở Trà Vinh -  The Meditative Custom (Som Năk Tho) of The Khmer in Tra Vinh
  115. NGUYỄN THIÊN THUẬN: Mahatma Gandhi và văn hóa bất bạo lực - Gandhi and The Non-Violence Culture
  116. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP: Đời sống tôn giáo của cộng đồng Hồi giáo trong “Ngàn lẻ một đêm” -  Religious Life of The Muslim Community in “The Arabian Nights
  117. PHAN THỊ THU HIỀN: Ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa âm nhạc Ấn Độ - The Impact of The West in Indian Music
  118. ĐỖ THANH HÀ: Nhật Bản trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI - Japan’s Position in India’s “Look East Policy” in The First Decade of The 21ST Century.
  119. NGUYỄN MINH MẪN: Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI - China’s “Energy Diplomacy” in Early Years of XXI Century.
  120. PHẠM THỊ PHƯƠNG THANH: Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lãnh đạo phát triển kinh tế biển giai đoạn 2001 – 2011 - The Leadership of Binh Thuan Provincial Party in Developing Sea Economy in The Period 2001 – 2011.
  121. HOÀNG VĂN VIỆT: Về hệ thống chính trị liên bang Úc - The Australian Political System.
  122. NGUYỄN TUẤN KHANH: Khái niệm “Cường quốc tầm trung” trong chính sách đối ngoại Úc - The Concept of “Middle Power” in the Context of Australian Foreign Policies.
  123. TRẦN NAM TIẾN: Châu Á trong chính sách đối ngoại của Australia - Lịch sử và hiện đại - Asia in Australian Foreign Policy – Past and Present
  124. TRỊNH TIẾN THUẬN - LÊ TÙNG LÂM: Quan hệ Australia – Hàn Quốc: Lịch sử và triển vọng - Australia – South Korea Relations: History and Prospects
  125. ĐỖ THU HÀ: Quan hệ Ấn Độ và Asean trong hơn mười năm gần đây - Asean - Indian Relationship in the Past Decade10-05-2012
  126. NGUYỄN DUY BÍNH: Việt Nam - Ấn Độ từ mối quan hệ “trái tim tới trái tim” đến quan hệ “đối tác chiến lược - Vietnam – India from a “Heart – to – Heart” Relationship to a “Strategic” Relationship
  127. NGUYỄN TIẾN LỰC: Giá trị Nhật Bản trong sự phát triển giá trị nhân loại vào thế kỷ XXI - Japan Values in the Development of Human Values in the Twentieth Century
  128. LÊ ĐẶNG THẢO UYÊN: Vấn đề độc lập của Đông Timor trong nhận thức của Australia và Indonesia - Australian and Indonesian Viewpoint on East Timor.
  129. LƯ NGUYỄN NGUYỆT QUẾ: Vấn đề cải cách ruộng đất trong chương trình “xã hội mới” ở Philippines - The Issue of Land Reform in the “New Society” Program in the Philippines
  130. NGUYỄN THANH TUẤN: Ảnh hưởng Islam trong văn học và ngôn ngữ Java - The Influence of Islam in Java Language and Literature
  131. HUỲNH THANH LOAN - LÊ THỊ SINH HIỀN: Tìm hiểu các hoạt động hội hè của nam giới quí tộc thành thị (nāgarakas) thời kỳ gupta (320-550 cn) qua tác phẩm kāmasūtra của Vātsyāyana Exploring Festivities Enjoyed by Men-about-town (Nāgarakas) ... 
  132. NGUYỄN NGỌC THƠ: Nho giáo và tính cách văn hóa Việt Nam - Confucianism and Vietnamese Cultural Characteristics
  133.   NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY: Từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt - “Buddhist Words and Expressions in Everyday Life Language”.
  134. NGUYỄN VĂN THẾ: Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi – "Nguyen Trai’s Concept of “Humanity”. 
  135. NGUYỄN QUỲNH ANH: Những quan niệm khác nhau về thể loại tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” - "Different Viewpoints on Determining the Genre of “Hoang Le nhat thong chi”
  136. PHẠM ĐỨC MẠNH: Phát hiện mới về thành cổ Biên Hòa (Đồng Nai) - "New Discovery of the Bien Hoa Ancient Citadel".
  137. VŨ THỊ THU PHƯƠNG:  Vài nét về hoạt động của cảng thị Hà Tiên từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII - "Some Operations of the Port Town of Ha Tien (from the Late Seventeenth Century to the Second Half of the Eighteenth Century)".
  138. TỐNG THỊ PHƯƠNG: Cộng đồng người Hoa tại Bình Dương từ năm 1975 đến nay - "The Chinese Community in Binh Duong from 1975 until now ".
  139. Côn Sơn, “giao điểm” của các dải “lụa” giao thương biển Á Châu và thế giới thời cổ (Phạm Đức Mạnh, Phạm Thị Ngọc Thảo).
  140. PHẠM THỊ THÙY VINH: Tư tưởng Nho giáo trong văn bản Hương ước Triều Tiên, tham chiếu với Việt Nam -"Confucianism in Korean and Vietnamese Village Conventions"
  141. PHAN NGỌC HUYỀN: Mấy điểm tương đồng giữa hoàng đế Lê Thánh Tông (Vương triều Lê Sơ) và Thế Tông đại vương (Vương triều Triều Tiên) - "The Similalities between Le Thanh Tong and the Great King Sejong of the Joseon Dynasty"
  142. TRẦN QUANG ĐỨC: So sánh quy chế Hung bối - Bổ tử trên trang phục của Bá quan triều đình Triều Tiên - Hàn Quốc và triều đình Lê - Nguyễn Việt Nam - "A Comparison of "Hung bối - Bổ tử" (Hyungbae - Bo Tu) Attire Regulations for ..."
  143. NGUYỄN VĂN TIỆP:  Gia đình Hàn - Việt – những yếu tố tương đồng và dị biệt  - "Korean and Vietnamese Families: Similarities and Differences"
  144. LƯƠNG CHÁNH TÒNG:  Việt Nam - Hàn Quốc – những nét tương đồng văn hóa qua so sánh một số loại hình di tích, di vật khảo cổ học - Cultural Similarities between Vietnam and Korea: A Comparison of Typical Archaeological Sites and Relics
  145. ĐỖ THU HÀ: Hàn Quốc – Cường quốc hạng trung của châu Á phát triển - "Korea - a Middle Power of Asia on the Rise"
  146. NGUYỄN MINH MẪN – PHAN THỊ KIM ANH: Quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI – thực trạng và triển vọng - "The Comprehensive Partnership between Vietnam and Korea ... "
  147. NGUYỄN TIẾN LỰC:  Sự phát triển có tính “bùng nổ” của quan hệ Việt - Hàn (1992 - 2012) - "The “Explosive” Development of Vietnam - Korea Relation in the period 1992-2012"
  148. NGUYỄN THỊ THẮM: Chính sách tăng trưởng xanh và triển vọng hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc - "Korea’s Green Growth Policy and the Vision of Vietnam - Korea Relation"
  149. PHẠM QUỲNH GIANG:  Vấn đề dân tộc trong chủ nghĩa dân tộc ở Hàn Quốc và Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa - "Ethnic Issue in Nationalism of Vietnam and South Korea in Globalization Era"
  150. NGUYỄN THỊ THU THỦY: Pháp luật Hàn Quốc (XIV-XX) và pháp luật Việt Nam (XV-XIX) từ góc nhìn ảnh hưởng của pháp luật  Trung Quốc - "Korean Law (XIV – XX) and Vietnamese Law (XV – XIX) - from the Perspective of the Influence of Chinese Law"
  151. PHẠM ĐỨC MẠNH - PHẠM THỊ NGỌC THẢO: Côn Sơn – “Giao điểm” của các dải lụa giao thương biển Á Châu và thế giới thời cổ Côn Sơn – The “Node” on the “Silk Routes” of the Ancient Maritime Asian & World Trade.
  152. PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG: Sự lựa chọn duy lý trong đời sống gia đình (Trường hợp lựa chọn cách đặt tên họ cho con trong đời sống hôn nhân ngoại tộc của người phụ nữ Êđê ở tỉnh Đăk Lăk) - The Rational Choice of Family Life (A case study of the choice of names for ethnic intermarriage children of Ede woman...
  153. PHẠM NGỌC THÚY VI:  Vài nét về chính sách ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ ở Đài Loan hiện nay - A Sketch of Current Language Policy and Language Use in Taiwan.
  154. NGUYỄN THỊ CHIÊM: Đời sống xã hội của người Việt ở thị trấn Mukdahan, huyện Mương, tỉnh Mukdhan, Thái Lan (từ năm 1945 đến nay) - Social Life of the Vietnamese in Mukdahan, Muong Suburban District, Mukadhan Province, Thailand (from 1945 until now).
  155. ĐINH VĂN HÒA: Vai trò của mối quan hệ song phương Việt Nam – Indonesia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) - The Role of the Bilateral Relationship between Vietnam - Indonesia in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).
  156. PHẠM ĐỨC MẠNH-PHẠM THỊ NGỌC THẢO: Côn Đảo và Biển Nam trong tầm nhìn Địa Sinh thái và Nhân văn - Con Dao and Vietnamese Sea Throught “Geo-Ecological and Humanity” Viewers.
  157. LÝ TÙNG HIẾU: Diện mạo văn hóa đa tộc người - Đa tôn giáo ở An Giang qua khảo sát điền dã - The Multi-Ethnic and Multi-Religious Culture in An Giang via a Number of Recent Field Trips.
  158. ĐOÀN THỊ PHƯỢNG: Chợ Viềng Nam Định - Một phiên chợ cầu may-Vieng Market in Nam Dinh Province (Viet Nam) – the Market for Luck.  
  159. VÕ VĂN DŨNG-ĐỖ THỊ THÙY TRANG: “Hữu” và “vô” trong lịch sử triết học Trung Quốc-The Concepts of “With” and “Without” in the History of Chinese Philosophy.  
  160. NGUYỄN NGỌC THƠ: Nho giáo và tính cách văn hóa Việt Nam - Confucianism and Vietnamese Cultural Characteristics   
  161. Tư tưởng Nho giáo trong văn bản Hương ước Triều Tiên, tham chiếu với Việt Nam
  162. PHẠM THỊ THÙY VINH: Tư tưởng Nho giáo trong văn bản Hương ước Triều Tiên, tham chiếu với Việt Nam -"Confucianism in Korean and Vietnamese Village Conventions"
  163.  PHAN NGỌC HUYỀN: Mấy điểm tương đồng giữa hoàng đế Lê Thánh Tông (Vương triều Lê Sơ) và Thế Tông đại vương (Vương triều Triều Tiên) - "The Similalities between Le Thanh Tong and the Great King Sejong of the Joseon Dynasty"
  164. TRẦN QUANG ĐỨC: So sánh quy chế Hung bối - Bổ tử trên trang phục của Bá quan triều đình Triều Tiên - Hàn Quốc và triều đình Lê - Nguyễn Việt Nam - "A Comparison of "Hung bối - Bổ tử" (Hyungbae - Bo Tu) Attire Regulations for ..."
  165. LƯƠNG CHÁNH TÒNG:  Việt Nam - Hàn Quốc – những nét tương đồng văn hóa qua so sánh một số loại hình di tích, di vật khảo cổ học - Cultural Similarities between Vietnam and Korea: A Comparison of Typical Archaeological Sites and Relics
  166. NGUYỄN VĂN TIỆP:  Gia đình Hàn - Việt – những yếu tố tương đồng và dị biệt  - "Korean and Vietnamese Families: Similarities and Differences"
  167. HÀ THANH VÂN: Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay - "The Reception of Korean Culture among Vietnamese Young People" 
  168. ĐỖ THU HÀ: Hàn Quốc – Cường quốc hạng trung của châu Á phát triển - "Korea - a Middle Power of Asia on the Rise"
  169. NGUYỄN MINH MẪN – PHAN THỊ KIM ANH: Quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI – thực trạng và triển vọng - "The Comprehensive Partnership between Vietnam and Korea ... "
  170. NGUYỄN TIẾN LỰC:  Sự phát triển có tính “bùng nổ” của quan hệ Việt - Hàn (1992 - 2012) - "The “Explosive” Development of Vietnam - Korea Relation in the period 1992-2012"
  171. NGUYỄN THỊ THẮM: Chính sách tăng trưởng xanh và triển vọng hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc - "Korea’s Green Growth Policy and the Vision of Vietnam - Korea Relation"
  172. PHẠM QUỲNH GIANG:  Vấn đề dân tộc trong chủ nghĩa dân tộc ở Hàn Quốc và Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa -"Ethnic Issue in Nationalism of Vietnam and South Korea in Globalization Era"
  173. NGUYỄN THỊ THU THỦY: Pháp luật Hàn Quốc (XIV-XX) và pháp luật Việt Nam (XV-XIX) từ góc nhìn ảnh hưởng của pháp luật Trung Quốc 
  174. PHẠM ĐỨC MẠNH - PHẠM THỊ NGỌC THẢO: Côn Sơn – “Giao điểm” của các dải lụa giao thương biển Á Châu và thế giới thời cổ Côn Sơn – The “Node” on the “Silk Routes” of the Ancient Maritime Asian & World Trade.
  175. ĐINH VĂN HÒA: Vai trò của mối quan hệ song phương Việt Nam – Indonesia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) - The Role of the Bilateral Relationship between Vietnam - Indonesia in the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).  
  176. NGUYỄN THỊ BÌNH PHƯƠNG: Giá trị hiện thực của địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Quảng Nam (phản ánh quá trình cư trú và phản ánh về mặt ngôn ngữ) - The Reality Value of Toponym Originating from Languages of Ethnic Groups in Quang Nam. 
  177. VÕ VĂN DŨNG-ĐỖ THỊ THÙY TRANG: “Hữu” và “vô” trong lịch sử triết học Trung Quốc-The Concepts of “With” and “Without” in the History of Chinese Philosophy.
  178. HOÀNG THỊ LAN: Văn hóa ứng xử với rừng của người Stiêng trong truyền thống và hiện nay-The Behavioural Culture of the Stieng People towards the Forest in the Past and Present.
  179. LÝ TÙNG HIẾU: Diện mạo văn hóa đa tộc người - Đa tôn giáo ở An Giang qua khảo sát điền dã - The Multi-Ethnic and Multi-Religious Culture in An Giang via a Number of Recent Field Trips.
  180. VŨ THỊ THU PHƯƠNG:  Vài nét về hoạt động của cảng thị Hà Tiên từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII - "Some Operations of the Port Town of Ha Tien (from the Late Seventeenth Century to the Second Half of the Eighteenth Century)".
  181. NGUYỄN QUỲNH ANH: Những quan niệm khác nhau về thể loại tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” - "Different Viewpoints on Determining the Genre of “Hoang Le nhat thong chi”
  182. PHAN MẠNH HÙNG: Tiểu thuyết đô thị Nam bộ giai đoạn 1945 – 1954 - "Novels in Urban Southern Vietnam from 1945 to 1954"
  183. TỐNG THỊ PHƯƠNG: Cộng đồng người Hoa tại Bình Dương từ năm 1975 đến nay - "The Chinese Community in Binh Duong from 1975 until now ".
  184. TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG:  Những vấn đề đặt ra và giải pháp cho việc thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Bình Dương (từ năm 1998 đến nay) - "Issues and Solutions for the Effective Implementation of the Regulation of Democracy in Binh Duong Province (From 1998 to the present)".
  185. NGUYỄN NĂNG NAM: Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người - "Ho Chi Minh Philosophical Thoughts on Humans". 
  186. NGUYỄN VĂN THẾ: Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi – "Nguyen Trai’s Concept of “Humanity”. 

  187. Những cứ liệu cũ về địa danh Côn Đảo (Đào Ngọc Chương).
  188. Hồ Chí Minh hoàn thiện đường lối chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Mặt trận Việt Minh
  189. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - mấy vấn đề bàn luận

  190. Điều quan trọng chính là băng đã tan, đường đã mở, lối đã vạch ra” 
  191. Cách mạng Tháng Mười Nga soi sáng con đường bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam 
  192. Lịch sử và giáo dục lịch sử 
  193. Quan điểm của C.Mác về sở hữu và việc vận dụng ở Việt Nam dưới ánh sáng nghị quyết đại hội XI của Đảng 
  194. Tương lai đang thúc giục chúng ta viết nên trang sử mới 
  195. Tư duy lý luận về vấn đề sở hữu ở Việt Nam trước và trong quá trình đổi mới 
  196. Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 
  197. Sở hữu nhà nước và vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
  198. Toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lịch sử đương đại 
  199. Nhận thức khách quan trong sử học 
  200. Sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị một đặc điểm kinh tế - xã hội của nông thôn truyền thống ở đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển miền Trung
  201. Thành Hà Nội dưới con mắt một người Pháp 
  202. Dấu ấn văn hóa người Pháp ở hà Nội 
  203. Sự thống nhất cơ bản giữa Chánh cương và Luận cương của Đảng năm 1930 
  204. "Tiến công năm 1968": Thời khắc vang dội của Lịch sử
  205. Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm cuối thế kỷ XVIII - Sự thể hiện sâu sắc ý thức về chủ quyền của người Việt trên vùng đất Nam Bộ 
  206. Hà Nội trong tiến trình lịch sử tư tưởng nước nhà 30 năm đầu thế kỷ XX 
  207. Chiến thắng Điện Biên Phủ và việc kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam
  208. Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: Những dấu tích văn hóa vật chất 
  209. Làng Việt Nam - Cộng đồng đa chức năng liên kết chặt chẽ 
  210. Nội dung ôn thi môn Lịch sử thế giới cổ trung đại 
  211. Địa vị của người phụ nữ trong xã hội Ai Cập cổ đại 
  212. Luật Hammurabi những điểm tiến bộ và hạn chế 
  213. Chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn Trung Quốc thời kì chuyển đổi (download)
  214. Cơ chế thăng tiến: Lí giải về động lực tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa( download)
  215. Naguib Mahfouz và tinh thần khoan dung Hồi giáo 
  216. Ảnh hưởng của toàn cầu hoá tới các ngôn ngữ Ấn Độ
  217. Cơ tầng Ấn Độ trong bản sắc văn hoá Đông Nam Á
  218. Những chuyển biến căn bản trong cơ cấu giai tầng xã hội Ấn Độ dưới tác động của thực dân Anh (nửa cuối thế kỷ XIX - nửa đầu XX) 
  219. Kalidasa và kỳ công thứ nhất của văn học Ấn Độ (download)
  220. Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ấn ở Malaysia (download)
  221. Vài nét về đặc điểm dân số và phúc lợi xã hội trước tác động của đô thị hoá ở Hàn Quốc (download)
  222. Vài nét về quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trong thời kì đổi mới 1986-2000 (download)
  223. Hòa giải - hợp tác giữa hai miền Triều Tiên: Lịch sử và Triển vọng (download)
  224. Vua Sejong (1418-1450) và sự sáng tạo chữ Hangul (download)
  225. Về sự sáng tạo chữ viết Hangul huấn dân chính âm và vai trò của nó trong phát triển văn hóa giáo dục Korea (download)
  226. Về xu thế chính trị hóa tôn giáo trong quá trình toàn cầu hóa tại Ấn Độ 
  227. Những suy tư về vấn đề công nghệ, lý trí và các giá trị nhân văn của Phật Giáo 
  228. Khái quát về văn hóa Phương Đông (download)
  229. Vài nét về hình ảnh Việt Nam trong sử sách cổ Trung Quốc (tải về tại đây)
  230. Một số đóng góp của Thiên chúa giáo đối với văn hóa Việt Nam (Thế kỷ XVII - Đầu thế kỷ XX) ( tại đây)
  231. Phương pháp phân tích - phê khảo sử liệu trong nghiên cứu lịch sử (Qua trường hợp tìm hiểu quan hệ Việt Nam -Trung Quốc thời hiện đại) ( tại đây)
  232. Nghiên cứu lịch sử Nam bộ từ hướng tiếp cận khu vực học ( tại đây)
  233. Nhiếp sinh của Đại thiền – y Tuệ Tĩnh
  234. Chính sách phòng chống tham ô, tham nhũng dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497)
  235. Khái quát về lịch sử nước Mỹ
  236. Phần 1: Sài Gòn tạp-pín-lù
  237. Các vua Triều Nguyễn
  238. Truyền thuyết và giai thoại
  239. Lịch sử phát triển của nhạc cổ điển
  240. Làng nghề truyền thống (tại đây)
  241. Theo chân các nhà chiêm bái người Trung Hoa thời xưa đến các thánh tích Phật giáo (Pháp Hiển – Sùng Vân – Huệ Tang – Huyền Trang – Nghĩa Tịnh)
  242. Người khai sáng dân ta phải biết sử ta
  243. Hoàng Lê nhất thống chí (tại đây)
  244. Huyền Trang - Nhà chiêm bái và học giả (tại đây)
  245. Lịch sử Phật giáo thế giới( tại đây)
  246. Lịch sử họ tên người Việt( tại đây)
  247. Phần 1: Đại Thanh địa đồ (tại đây)
  248. Tượng binh và chiến thắng Kỷ Dậu (tại đây)
  249. Làng nghề truyền thống (tại đây)
  250. Lịch sử tư tưởng trước Marx ( tại đây)
  251. Lịch sử các nhà ga của Đường sắt Việt Nam
  252. Sài Gòn năm xưa
  253. Truyền kỳ mạn lục ( tại đây)
  254. Phần 2: Việt Nam văn hiến ngàn năm (tại đây)
  255. Phần 1: Việt Nam văn hiến ngàn năm( tại đây)
  256. Danh nhân đất Việt( tại đây)
  257. Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc
  258. Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp và vụ án oan sai ở Bến Cát (tại đây)
  259. Kể chuyện đất nước
  260. Các ngày lễ kỷ niệm và lịch sử
  261. 7 kì quan thế giới cổ đại
  262. Ai là người đầu tiên
  263. Câu chuyện triết học
  264. Tư tưởng KITO giáo ở Việt Nam( tại đây)
  265. Bệnh trạng cuối đời của vua Gia Long (tại đây)
  266. Về mối quan hệ giữa "Hoàng Việt luật lệ" và "Đại Thanh luật lệ" (tại đây)
  267. Từ làng đến nước - Một cách tiếp cận lịch sử (tại đây)
  268. Làng Việt Nam - Đa nguyên và chặt (tại đây)
  269. Từ huyền thoại về biển đến cơ tầng văn hóa biển. Nhận thức về biển, đảo trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc (tại đây)
  270. Yếu tố Việt Nam trong hệ thống an ninh khu vực( tại đây)
  271. Phong trào vận động văn hóa đầu thế kỷ XX: Nghiên cứu so sánh Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam và Hiệp hội văn hóa Đài Loan tại Đài Loan (tại đây)
  272. Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực Quân sự Giai Đoạn 1940 - 1945 (tại đây)
  273. Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực thông tin Giai Đoạn 1940 - 1945 (tại đây)
  274. Thể chế chính trị ở Việt Nam thế kỷ XI - XIII dưới thời Lý (tại đây)Lịch sử quan hệ Việt Nam, Trung Quốc thế kỷ XIX: thể chế, triều cống - thực và hư (tại đây)
  275. Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Á từ thế kỷ XIX đến năm 1945 ( tại đây)Giới thiệu âm nhạc cung đình các triều đại Việt Nam ( tại đây)
  276. Quốc Dân Độc Bản của Đông Kinh Nghĩa Thục gương chiếu hậu nền khoa cử Nho học Việt Nam( tại đây)
  277. Người Hoa trong lịch sử Việt Nam( tại đây)
  278. Tư tưởng canh tân của Nguyễn Thượng Hiền( tại đây)
  279. Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến XIX, kỷ yếu Hội thảo (tại đây)
  280. huyện ít biết về ông Tổ nghề hát xẩm ở VN
  281. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Sợi chỉ đỏ gắn kết dân tộc
  282. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người xây đắp nền móng quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc  (trước năm 1945)
  283. Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh, giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng đất nước (1945 - 1969)
  284. Đảng nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững (1994 - 2006)
  285.  Rối nước Đồng Ngư, nét đặc sắc văn hoá miền Kinh Bắc
  286. Sự đánh phá ác liệt của Mỹ đối với miền Bắc;(Điện Biên Phủ trên không 1972)
  287. Thắng lợi của quân và dân ta trong trận “Điện Biên Phủ trên không”. (Điện biên phủ trên không 1972)
  288. Ngự phê châu bản triều Nguyễn (lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh):  Gia LongMinh Mệnh,Thiệu TrịTự ĐứcKiến PhúcĐồng KhánhThành TháiDuy TânKhải ĐịnhBảo Đại.
  289. Ấn của các vua Nguyễn: I.  Kim Bảo của Hoàng đế, ấn của phủ Tôn nhân và Hoàng thân.
  290. Nguyễn An Ninh - nhà văn hóa, lãnh tụ lớn của phong trào yêu nước Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.1945
  291. Giới thiệu một số hình ảnh về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” qua tài liệu lưu trữ
  292. Đảo Bạch Long Vĩ trong nghiên cứu thám sát của người Pháp
  293. Tống sử, Thoát Thoát, (tại đây, bản tiếng Trung Quốc)
  294. Tôn tử binh pháp, Tôn Tử, (tại đây, bản tiếng Trung)
  295. Sử ký Tư Mã Thiên, Tư Mã Thiên, ( tại đây, bản tiếng Trung)
  296. Cựu Đường thư, Lưu Hutại đây, bản tiếng Trung)
  297. Hoài Nam tử, Lưu An, (tại đây, bản tiếng Trung)
  298. Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, (tại đây, bản tiếng Trung)
  299. Hán thư, Ban Cố, (tại đây, bản tiếng Trung)
  300. Voyages a la Cochinchine V1: Par Les Iles de Madere, de Teneriffe Et Du Cap Verd, Le Bresil Et L'Ile de Java (1807), John Barrow, ( tại đây)
  301. Voyage en Chine Cochinchine Inde et Malaisie (tại đây)
  302. Voyage commercial et politique aux Indes Orientales, aux îles Philippines, à la Chine: avec des notions sur la Cochinchine et le Tonquin, pendant ... les années 1803, 1804, 1805, 1806 et 1807 ...Felix Renouard De Sainte-Croix (tại đây)
  303. Voyage autour du Monde par les Mers de l'Inde et de la Chine: executé sur la Corvette de l'État la Favorite, pendant les Années 1830-32. Accompagnée dun Atlas hydrographique et d'un Album historique du Voyage, Tập 1Cyrille Pierre Théodore Laplace (tại đây)
  304. Tableau de La Cochinchine, Par E. Cortambert Et L. de RosnyPierre Franois Eugne Cortambert ( tại đây)
  305. Souvenirs de la CochinchineCh David de Mayréna (tại đây)
  306. Relation Des Missions Des Evesques Francois Aux Royaumes De Siam, De La Cochinchine, De Camboye, Et Du Tonkin (1674) (French Edition)Jaricot ( tại đây)
  307. Quelques mots sur la Cochinchine en 1866L DE COINCY (tại đây)
  308. Précis historique des causes principales qui ont amené la révolution présente dans l'empire de la Cochinchine / par un observateur impartial, petit neveu de l'Arretin.
  309. Onze mois de sous-préfecture en Basse-Cochinchine: contenant, en outre, une notice sur la langue cochinchinoise, des phrases usuelles françaises-annamites, des notes nombreuses et des pièces justificatives, avec une grande carte de la basse Cochinchine