Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Xô viết Nghệ Tĩnh, phần 1


Xô viết Nghệ Tĩnh

1. Nguyên nhân:
   a) Sâu xa:
   _ Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá, lịch sử. Từ mái đình cổ kính tôn nghiêm, từ luỹ tre xanh của làng quê Nghệ Tĩnh, ngọn lửa yêu nước đã rực cháy khắp nơi làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng. Trong không khí của ngày hội cách mạng, tiếng trống Xô Viết đã ngân vang, thúc dục muôn người. Tiếng trống đã trở thành vũ khí độc đáo của nhân dân Nghệ Tĩnh trong phong trào Xô Viết.
    _ Núi Hồng- Sông Lam là biểu tượng thiêng liêng về đất nước và con người Nghệ Tĩnh. Núi sông hùng vĩ, phong cảnh hữu tình đó đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng dân tộc, nhiều danh tướng lương thần vì nghĩa lớn.
   _ Ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất địa lình nhân kiệt Nghệ Tĩnh cũng có thể bắt gặp những di tích lịch sử ghi dấu công lao đánh đuổi ngoại xâm của nhân dân. Đền thờ Mai Hắc Đế ở núi Đụn( huyện Nam Đàn, Nghệ An) với cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan chống lại ách đô hộ nhà Đường năm 722. Là một di tích tiêu biểu về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Nghệ Tĩnh.
    b) Trực tiếp (điều kiện):
  _  Nghệ Tĩnh là mảnh đất giàu tài nguyên, nhân lực dồi dào và thuận lợi về giao thông. Vì vậy, khi đặt chân đến Việt Nam, thực dân Pháp đã nghĩ ngay đến việc đánh chiếm Nghệ Tĩnh. Năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Nghệ Tĩnh đã nối tiếp nhau đứng lên đấu tranh chống Pháp. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ( huyện Thanh Chương) với ngọn cờ “ Binh Tây sát tả ”.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi(7/1885), cả một dải Hồng - Lam bừng lên khí thế “ Binh Tây phục quốc ”.
Ở huyện Yên Thành có khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã; huyện Nam Đàn có khởi nghĩa của Vương Thúc Mậu, huyện Nghi Lộc có khởi nghĩa của Đinh Văn Chất, huyện Đức Thọ có khởi nghĩa của Lê Ninh. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài hơn 10 năm (1885 – 1896), hoạt động trên địa bàn rộng lớn từ Thanh Hoá vào Quảng Bình.
Sau khi phong trào Cần Vương lắng xuống, vào đầu thế kỷ XX một phong trào cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản là phong trào Đông Du với lãnh tụ là nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu(quê làng Đan Nhiệm, tổng Xuân Liễu, Nam Đàn, Nghệ An).
Theo tiếng gọi của Phan Bội Châu, nhiều thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh đã xuất dương sang Xiêm, sang Quảng Châu (Trung Hoa), tiêu biểu như linh mục Đậu Quang Lĩnh, tú tài Đặng Thúc Hứa, Đặng Thị Quỳnh Anh... Tại Xiêm họ đã lập ra tổ chức “ Trại Cày ” để xây dựng cơ sở kinh tế và đào tạo thanh niên yêu nước.
Năm 1908, khi phong trào Đông Du phát triển mạnh ở hải ngoại thì ở trong nước diễn ra phong trào chống thuế ở Trung Kỳ lan rộng từ Quảng Nam ra Hà Tĩnh và tác động mạnh đến Nghệ An. Hưởng ứng lời kêu gọi của Nguyễn Hằng Chi (huyện Can Lộc), Trinh Khắc Lập (huyện Nghi Xuân), Chu Trạc (huyện Yên Thành), nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tham gia phong trào chống thuế sôi nổi.
Các phong trào đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX phát triển mạnh mẽ và liên tục nhưng đều bị thất bại vì thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Mặc dù vậy, nó đã chứng tỏ tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh.
 _  Sự ra đời của đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh.
Để phục vụ chính sách cai trị và khai thác thuộc địa, thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã đặt ra rất nhiều thứ thuế vô lý như: thuế thân, thuế muối, thuế chợ, thuế đò, thuế chó... Dưới 3 tầng áp bức bóc lột, cuộc sống của nhân dân Nghệ Tĩnh lầm than cơ cực.
Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã xây dựng hàng loạt các nhà máy ở Vinh - Bến Thuỷ và chiếm đất lập đồn điền ở miền Tây Nghệ An và Hà Tĩnh. Người nông dân bị bần cùng hoá, không có ruộng đất sản xuất phải vào làm thuê trong các nhà máy, đồn điền của thực dân Pháp. Nghệ Tĩnh trở thành nơi có số lượng công nhân đông đảo, sống tập trung. Do hoàn cảnh xuất thân và điều kiện sinh hoạt nên đội ngũ công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh có mối liên kết chặt chẽ với nhau tạo cơ sở thành khối liên minh Công – Nông vững chắc, làm nòng cốt cho phong trào cách mạng sau này.
  _  Sự truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin thông qua những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những học trò xuất sắc của Người: Trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân sống trong lầm than nô lệ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước( 6/ 1911). Sau nhiều năm bôn ba ở các nước: Anh, Pháp, Mỹ, châu Phi... tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được Luận cương của Lê nin về “Vấn đề dân tộc và thuộc địa ”. Người đã tìm ra con đường cho cách mạng Việt Nam.
Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những đảng viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã lập nhóm “Cộng sản đoàn” gồm có chín thanh niên ưu tú: Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Quảng Đạt, Vương Thúc Oánh, Trương Văn Lĩnh, Lưu Quốc Long, Lý Quý, Lâm Đức Thụ( 8 người quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh). Trên cơ sở những hạt nhân nòng cốt đó, tháng 6/1925 tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”(gọi tắt là Hội Thanh niên) được thành lập. Hội có tôn chỉ, mục đích rõ ràng, có điều lệ chặt chẽ và phương thức hoạt động gần như một đảng. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện chính trị, đào tạo hội viên thành những cán bộ cốt cán đưa về nước xây dựng cơ sở cách mạng. Một số học viên xuất sắc được Người gửi đi đào tạo tại trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Quân sự Hoàng Phố của Tôn Trung Sơn. Nhiều đồng chí quê ở Nghệ Tĩnh sau này đã giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta như; Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Thị Minh Khai...
Nhờ những hoạt động tích cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những học trò xuất sắc của Người, chủ nghĩa Mác - Lê nin đã sớm được truyền bá về Việt Nam nói chung và mảnh đất Nghệ Tĩnh nói riêng, phong trào yêu nước phát triển theo xu hướng mới, tiến bộ hơn.
   c) Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Nghệ_Tĩnh:
Tiếp nối với phong trào đấu tranh yêu nước trên dải đất Hồng Lam. Ngày 14/7/1925, tại núi Con Mèo( cạnh núi Quyết, Bến Thuỷ) Hội Phục Việt ra đời do các trí thức yêu nước sáng lập như: Lê Văn Huân, Trần Mộng Bạch, Ngô Dức Diễn, Tôn Quang Phiệt. Hội đã phân công cán bộ đi các địa phương trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để xây dựng các tổ chức cơ sở; đồng thời cử Lê Duy Điếm sang Trung Quốc liên lạc với những người Việt Nam yêu nước đang hoạt động tại đó. Hội tổ chức nhiểu hoạt động như: rải truyền đơn kêu gọi học sinh và trí thức yêu nước tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu ... Trong quá trình hoạt động, Hội đã nhiều lần đổi tên và cuối cùng ngày 14/7/1928, Hội đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng(gọi tắt là Đảng Tân Việt).
Tháng 1/1927, tiểu tổ Thanh niên ra đời ở Vinh. Đồng chí Nguyễn Sỹ Sách (quê làng Tú Viên, huyện Thanh Chương, Nghệ An) được Hội Hưng Nam cử sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện của Hội Thanh niên. Về nước anh được cử làm Bí thư Kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội Trung Kỳ. Vinh - Bến Thuỷ trở thành trung tâm chỉ đạo của Kỳ bộ Hội Thanh niên và Hội Hưng Nam. Sự phối hợp hành động của hai tổ chức này khá chặt chẽ như: tổ chức lễ kỷ niệm một năm ngày mất của cụ Phan Chu Trinh(15/3/1927) tại chùa Diệc đã thu hút hàng ngàn quần chúng ở Vinh và các vùng phụ cận tham gia. Cuộc kỷ niệm này đã cổ vũ mạnh mẽ ý thức dân tộc và tinh thần cách mạng của các tầng lớp nhân dân ở Nghệ An. Nhờ sự hoạt động tích cực của hai tổ chức, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng trên đất Nghệ Tĩnh, mở đường cho phong trào cách mạng ở hai tỉnh phát triển.
Tháng 6/1929, Trung ương Đông Dương cộng sản Đảng cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ Tĩnh cùng đồng chí Võ Mai lập Kỳ bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở Trung Kỳ. Tổ chức này đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia; đồng thời phát động được phong trào đấu tranh rộng lớn trong 2 tỉnh. Nhân ngày kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1929), Kỳ bộ Đông Dương cộng sản Đảng Trung Kỳ tổ chức rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh. Theo con số thống kê của mật thám số cuộc rải truyền đơn lên tới 583 lần, treo cờ đỏ 24 lần. Cuối năm 1929, các tổ chức quần chúng của Đông Dương Cộng sản Đảng ở Nghệ An được thành lập như Tổng Công hội(do Nguyễn Công Sửu làm Bí thư), Tổng Nông hội (do Phan Thái Ất làm Bí thư) và Tổng Sinh hội(do Nguyễn Tiềm làm Bí thư).
Trước ảnh hưởng to lớn của Đông Dương cộng sản Đảng, tháng 9/1929 các thành viên tiên tiến của Đảng Tân Việt đã đứng ra thành lập tổ chức Đông Dương cộng sản Liên Đoàn tại Bến Đò Trai (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh ).
Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời(3/2/1930), hệ thống tổ chức Đảng ở Nghệ Tĩnh nhanh chóng được thành lập. Xứ uỷ Trung Kỳ (3/1930), do đồng chí Nguyễn Phong Sắc (quê ở phố Bạch Mai – Hà Nội ) làm bí thư. Xứ uỷ Trung Kỳ đã chỉ định ra hai Ban chấp hành Lâm thời Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tại Nghệ An:
Tỉnh uỷ Vinh(3/1930): bao gồm Vinh- Bến Thuỷ, huyện Nghi lộc, Hưng Nguyên và thị xã Thanh Hoá, do đồng chí Lê Mao, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên thường trực Xứ uỷ làm Bí thư Lâm thời.
Tỉnh bộ Nghệ An( gồm các huyện còn lại) do Nguyễn Liễn phụ trách
Tháng 3/1930, Tỉnh uỷ Lâm thời Hà Tĩnh được thành lập cho đồng chí Trần Hữu Thiều làm Bí thư Lâm thời.
Tháng 10/1930, tại nhà ông Nguyễn Đình Kình (làng Đồng Xuân, huyện Nam Đàn nay là xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương ), Tỉnh uỷ Nghệ An tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, đồng chí Nguyễn Tiềm được bầu làm Bí thư.
Tháng 9/1930, Tỉnh uỷ Hà Tĩnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất tại nhà ông Mai Kính (xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà), đồng chí Nguyễn Châu được bầu làm Bí thư.
Dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ, sau một thời gian ngắn hệ thống tổ chức Đảng từ cấp tỉnh đến cơ sở được hình thành. Tính đến năm 1930, ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có 368 chi bộ với 3.427 đảng viên. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nghệ Tĩnh bước vào cuộc chiến đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất anh dũng để làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng.
2. Diễn biến cao trào Xô Viết Nghệ_Tĩnh:
  _ Nhân ngày 1/5/1930, Trung ương Đảng chủ trương phát động phong trào kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đầu tiên ở Việt Nam. Xứ uỷ Trung Kỳ và các tỉnh đảng bộ Nghệ An và Hà Tĩnh tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng.
Ngày 1/5/1930: dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Mao, hơn 1.200 nông dân các làng Đức Hậu, Ân Hậu (huyện Nghi Lộc), Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thinh(huyện Hưng Nguyên) kéo vào thành phố Vinh – Bến Thuỷ phối hợp với công nhân các nhà máy đòi chủ Pháp thực hiện các yêu sách như: tăng lương, ngày làm 8 giờ, giảm sưu thuế, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định... Đoàn biểu tình không trang bị vũ khí, chỉ kéo cờ búa liềm và chăng biểu ngữ, hàng ngũ chỉnh tề vừa đi vừa hát vang bài Quốc tế ca. Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của công- nông Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đã nổ súng đàn áp đoàn biểu tình làm 7 người chết, 18 người bị thương và bắt hơn 100 người.
Nhân dân các huyện Nghi Xuân, Hương Khê, Đô Lương đã tổ chức treo cờ mít tinh diễu hành kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.
Cùng ngày, nhân dân các làng La Mạc, Hạnh Lâm, Đức Nhuận...(huyện Thanh Chương) đấu tranh phá đồn điền Nguyễn Tường Viện( Ký Viện), tịch thu ruộng đất chia cho dân nghèo trong vùng. Hơn 100 học sinh trường tiểu học Pháp - Việt Thanh Chương tập trung diễu hành.
Các cuộc đấu tranh trong ngày 1/5/1930 đã đi vào lịch sử, là sự kiện mở đầu phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Nét nổi bật của của cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 ở Vinh- Bến Thuỷ là: “Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng xứ ta, công – nông – binh bắt tay nhau giữa trận tiền”.
Làn sóng đấu tranh của nhân dân hai tỉnh phát triển mạnh mẽ: tháng 6/1930 có 25 cuộc, tháng 7/1930 có 18 cuộc...
Ngày 20/6/1930: hơn 600 Diêm dân làng Quỳnh Thuận(huyện Quỳnh Lưu) đấu tranh đòi Tây đoan phải giải quyết các yêu sách: không được đánh đập, tự do đổ muối, cạo muối, được đưa muối về nhà dùng, không được bắt bớ tàn sát những người tham gia biểu tình ngày 1/5/1930.
Ngày 1/8/1930, hơn 1.000 nông dân huyện Can Lộc(Hà Tĩnh) kéo vào huyện đường đấu tranh, tri huyện Trần Mạnh Đàn phải nhận yêu sách trình công sứ Hà Tĩnh giải quyết. Từ thời gian này trở đi phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh đã bước sang giai đoạn mới: phát triển với quy mô rộng lớn hơn, quyết liệt hơn.
Ngày 30/8/1930: hơn 3.000 nông dân huyện Nam Đàn trang bị giáo mác, gậy gộc tấn công huyện đường giải thoát tù chính trị, buộc tri huyện Lê khắc Tưởng phải ký và đóng dấu vào bản yêu sách với lời cam đoan: Nam Đàn tri huyện, huyện quan, tự tư dĩ hậu bất đắc nhũng nhiễu nhân dân (Tri huyện Nam Đàn từ nay về sau không được nhũng nhiễu nhân dân). Sau đó đoàn biểu tình kéo về các tổng đốt phá các điếm canh, trừng trị bọn phản động gian ác.
Ngày 1/9/1930, hơn 2 vạn nông dân 5 tổng của huyện Thanh Chương nổi dậy đấu tranh. Tri huyện, nha lại và lính tráng bỏ chạy trốn lên đồn Tây ở làng Thanh Quả. Quần chúng phá đại lý rượu ty, đốt huyện đường, thả tù chính trị. Cuộc biểu tình ngày 1/9/1930 được coi là mốc mở đầu đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô Viết ở Nghệ Tĩnh. Đánh giá sự kiện này, báo “ Người Lao khổ”, số đặc biệt, ngày 6/9/1930 của Xứ uỷ Trung Kỳ đăng tin: “ở Thanh Chương và Nam Đàn, không ai đóng thuế chợ và cũng không ai dám thu. Không ai đi tuần, lính không về canh gác. Đế quốc chủ nghĩa bắt triệt hạ, không ai thi hành. Anh em tự tha cho quốc sự phạm, tự chia cho dân cày nghèo đồn điền Ký Viễn và đất ruộng của giai cấp địa chủ. Anh em cứ tự do lập hội, tự do biểu tình. Thế là luật lệ của đế quốc bị tan tành
  _ Sau thắng lợi các cuộc biểu tình của nhân dân huyện Nam Đàn(30/8/1930), nhân dân huyện Thanh Chương(1/9/1930); phong trào đấu tranh cách mạng phát triển mạnh khắp trên hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh. Ngày 7 và ngày 8/9/1930, nhân dân các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên kéo vào dinh công sứ Pháp tại thị xã Hà Tĩnh đưa yêu sách. Nổi bật nhất trong các cuộc biểu tình này là hình ảnh của những người phụ nữ hiên ngang, bất khuất trước súng đạn của kẻ thù. Báo “Người Lao Khổ” số 13 ngày 18/9/1930 đã đưa tin: Cuộc đấu tranh dữ dội này cũng như các cuộc đấu tranh dữ dội khác ở Thanh Chương, Bến Thuỷ, Can Lộc, Hà Tĩnh đều do chị em phụ nữ chỉ huy, mà đâu đâu chị em cũng rất dũng cảm hy sinh.
  _
Ngày 12/9/1930: hơn 8.000 nông dân ba tổng Phù Long, Thông Lạng (huyện Hưng Nguyên) và tổng Nam Kim( huyện Nam Đàn) đứng lên đấu tranh. Dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, đoàn biểu tình kéo đến ga Yên Xuân, phá huỷ điện thoại, bắt viên ký ga sau đó tiến về phủ lỵ Hưng Nguyên. Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom hai lần làm 217 người chết và bị thương 125 người. Vụ tàn sát cực kỳ dã man này đã làm chấn động dư luận trong nước và quốc tế.
Kỷ niệm lần thứ 13 ngày cách mạng tháng Mười Nga(7/11) và Quảng châu công xã(12/12), phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ ở các huyện Can Lộc(Hà Tĩnh), Diễn châu, Yên Thành( Nghệ An)...
Từ miền xuôi phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp phát triển lên đến các huyện miền núi như: Con Cuông, Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), Hương Khê, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh). Tháng 4/1931, chi bộ Môn Sơn (huyện Con Cuông, Nghệ An) ra đời do đồng chí Vi Văn Khang( dân tộc Thái) làm bí thư. Ngày 9/8/1931, dưới sự lãnh đạo của chi bộ, hơn 300 nông dân các dân tộc trong vùng đã tập trung tại cây đa Cồn Chùa mít tinh, sau đó kéo về nhà chánh đoàn Ba Uôn tịch thu vải, tiền và bạc nén chia cho dân nghèo.
Sức mạnh đấu tranh của quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm chính quyền địch lung lay tan rã ở nhiều thôn xã trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Các Ban chấp hành Nông hội đỏ ở thôn xã (Xã bộ nông) dưới sự chỉ đạo của các chi bộ Đảng đã đứng ra đảm nhận chức năng quản lý hương thôn. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 5/12/1930 đã viết: “Hiện nay một số làng Đỏ, Xô Viết nông dân đã được thành lập
Sau khi ra đời, chính quyền Xô Viết đã đạt được những thành qủa về các mặt:
Về chính trị: bộ máy của chính quyền thực dân phong kiến ở một số thôn xã bị phá bỏ; nông hội đỏ buộc bọn hương hào lý trưởng đem nạp sổ sách, con dấu cho chính quyền Xô Viết. Chính quyền Xô Viết ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân trong làng như hội họp, học chữ quốc ngữ, tự do tham gia các đoàn thể cách mạng...
Về kinh tế: chính quyền Xô Viết tịch thu ruộng đất công, tiền lúa công chia cho dân nghèo; đồng thời bãi bỏ các thứ thuế vô lý như: thuế muối, thuế thân, thuế chợ thuế đò...; buộc các tổng lý phải trả lại cho dân các khoản tiền đã thu, chủ nợ phải xoá nợ cho người nghèo, chủ ruộng phải giảm tô chính bỏ tô phụ cho nông dân... Xô Viết quy định mức tiền cho người đi làm thuê và thực hiện ngày làm 8 giờ; chú trọng đắp đập giữ nước, tu sửa cầu cống, đường giao thông. Tổ chức các phường hội để giúp đỡ nhau làm ăn
Về quân sự: từ tháng 9/1930, chính quyền Xô Viết đã thành lập được 411 đội tự vệ với 9.114 đội viên, trong đó có 322 đội viên tự vệ cảm tử. Tự vệ Đỏ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh thôn xóm và đi đầu trong các cuộc đấu tranh.
Về văn hoá xã hội: chính quyền Xô Viết đã tổ chức dạy chữ quốc ngữ cho nhân dân: có 13.592 người đi học với 886 lớp và 553 giáo viên; bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, bói toán cầu cúng, rượu chè, cờ bạc.. Việc ma chay cưới hỏi được thực hiện theo nếp sống mới.

3. Pháp tiến hành khủng bố và phong trào chống khủng bố của nhân dân Nghệ_Tĩnh (1930_1931):
Trước những thành quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách khủng bố trắng nhằm dìm Xô Viết Nghệ Tĩnh vào biển máu. Ngày 18/10/1930, Lơ phôn(khâm sứ Trung Kỳ) ra Thông điện chỉ thị cho công sứ và tổng đốc các tỉnh ở Trung Kỳ về cách đối phó với cộng sản: “Phàm những người xướng - xuất cộng sản thì xem như là ở ngoài vòng pháp luật và phải lập tức đến quan trên mà trích - giải ngay, những đứa xướng - xuất ấy phạm tội quả tang và cổ động hay là xung đột tức thì phải dùng cái phương pháp bất kỳ phương pháp chi để trừ khử ngay chúng nó, không cần phải chiếu theo lệ thường mà khám xét và tróc nã cũng được”.
Thực dân Pháp đã tăng cường bộ máy thống trị ở địa phương hai tỉnh, chuyển nhiều quan chức có kinh nghiệm từ Huế như: Ngyễn Khoa Kỳ về làm Tổng đốc Vinh thay Phạm Bá Phổ (ngày 15/12/1930), cử Bonnom( chánh thanh tra chính trị của toà Khâm sứ Trung Kỳ) và Thượng thư Bộ Hình Tôn Thất Đàn ra trực tiếp chỉ huy cuộc “dẹp loạn cộng sản” ở Nghệ Tĩnh. Tôn Thất Đàn đã tuyên bố “Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần” (có Nghệ Tĩnh không giàu, không có Nghệ Tĩnh không nghèo). Chúng tăng cường điều lính ở các nơi về Nghệ - Tĩnh, lập thêm đồn bốt: đầu năm 1931ở Nghệ An có 68 đồn, Hà Tĩnh có 55 đồn, chưa kể mạng lưới bang tá rải đều khắp các tổng; mở rộng và lập thêm nhà tù...; tăng cường đàn áp bắn giết những người dân tham gia các cuộc biểu tình
Để lừa phỉnh, dụ dỗ nhân dân, xuyên tạc và đả kích cộng sản, chúng cho ra hàng loạt báo như “Thanh- Nghệ -Tĩnh tân văn”, “Hoan Châu tân báo”.. hoặc dán yết thị, yết cáo khắp nơi dụ dỗ mua chuộc nhân dân đừng theo cộng sản, cấm tụ tập từ 40 người trở lên; Ngoài ra thực dân Pháp còn tổ chức “rước cờ vàng”, “phát thẻ quy thuận”, lập Đảng Lý Nhân nhằm chia rẽ cô lập lực lượng cách mạng trong quần chúng nhân dân.
Hình ảnh: những người tham gia biểu tình bị bắn chết trong cuộc đấu tranh ủng hộ Quảng Châu công xã (12/12/1930) ở huyện Can Lộc; cảnh tra tấn khi khám thấy có dấu cờ Đảng trong người trên đường phố ở Vinh... cùng với sưu tập hiện vật: vỏ trái phá, viên gạch - ngói ở đình Yên Phúc (huyện Anh Sơn), dao xếp, lưỡi lê, cột nhà cháy (huyện Diễn Châu, huyện Thạch Hà)... đã phơi bày tội ác dã man của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Sự khủng bố gắt gao của kẻ thù đẩy hàng ngàn người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vào lao tù đế quốc. Nhà lao Vinh, Hà Tĩnh, Buôn Ma Thuột, Lao Bảo, Kon Tum... là những “địa ngục trần gian”. Giữa muôn vàn hy sinh, gian khổ trong nhà tù, các chiến sỹ cách mạng luôn động viên nhau giữ vững khí tiết cộng sản; biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, với một lòng tin son sắt vào Đảng. Áo tù, sổ tay, tài liệu học lý luận, hộp gỗ, giỏ mây... là những hiện vật ghi dấu thời kỳ đầu đấu tranh anh dũng của chiên sỹ cách mạng trong tù. Các đồng chí Nguyễn Huy Lung, Phan Thái Ất, Chu Trang, Mai Kính, Nguyễn Sỹ Sách... là tấm gương sáng tiêu biểu trong số hàng ngàn người con bất khuất của xứ Nghệ.
Được sự chỉ đạo của TW Đảng, các cấp uỷ Đảng Nghệ Tĩnh một mặt lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống khủng bố trắng, chống đầu thú; mặt khác tổ chức rút lui vào rừng núi để bảo toàn lực lượng và duy trì phong trào cách mạng. Đồng chí Lê Xuân Đào, người lãnh đạo cuộc rút lui của Tỉnh uỷ Nghệ An vào vùng núi Tràng Ri (huyện Nam Đàn ), Đông Sớ (huyện Anh Sơn ), Hoà Quân (huyện Thanh Chương )... Tỉnh uỷ Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Đình Mai rút vào vùng núi Hồng Lĩnh, huyện Hương Khê... một số cán bộ khác rút sang Xiêm để chờ thời cơ trở về hoạt động.
Bộ sưu tập nuôi dưỡng cán bộ: thê rhiện nhân dân Nghệ Tĩnh không sợ hy sinh, đem hết tính mạng, của cải nuôi dấu cán bộ Đảng, bảo vệ cách mạng.
Trước những âm mưu thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, để duy trì vai trò và giữ uy tín của Đảng, đập tan mọi luận điệu tuyên truyền phản cách mạng của địch. Xứ uỷ Trung Kỳ và các cấp bộ Đảng đã chú trọng đến công tác tư tưởng, mở các lớp tập huấn ngắn ngày, sử dụng mọi phương tiện tuyên truyền cổ động để củng cố nâng cao giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân. Các loại báo của Đảng đã ra đều đặn, kịp thời và phong phú như: Báo “Lao khổ”, “Tiến lên”, “Bước tới ”, “Cổ động”, “Gương vô sản”... thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong thời kỳ địch khủng bố dữ dội.
Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh được đồng chí Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 19/2/1931: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà... của chính phủ Pháp không thể dập tắt nổi phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh... ”.

4. Ảnh hưởng của Xô Viết Nghệ_Tĩnh:
Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930/1931 nổ ra đã gây được tiếng vang lớn đối với phong trào cách mạng trong nước và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Hưởng ứng lời kêu gọi của TW Đảng, khắp trong nước từ Bắc đến Nam đã dấy lên phong trào đấu tranh ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhiều đoàn biểu tình của công nhân, nông dân các tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Phú Yên, Sài gòn, Đồng Tháp... đã dương cao cờ đỏ búa liềm, biểu tình chia lửa với nhân dân Nghệ Tĩnh.
Xô Viết Nghệ Tĩnh cùng nhân dân được sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới. Cấp uỷ Đệ tam Quốc tế ra lời kêu gọi Đảng cộng sản Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ huy động thợ thuyền, dân cày và người lao khổ xứ mình ủng hộ cách mạng Đông Dương bằng mọi cách. Thủ đô Pa ri và nhiều thành phố lớn ở nước Pháp, nhân dân xuống đường biểu tình, phản đối Toàn quyền Rô bin gây nhiều tội ác ở Đông Dương. Đảng Cộng sản Pháp phát hành 1.500 truyền đơn bằng chữ Quốc ngữ có hình minh hoạ tố cáo hành động khủng bố dã man của thực dân Pháp ở Việt Nam. Việt Kiều ở Xiêm, Pháp ra truyền đơn kêu gọi đấu tranh. Truyền đơn kêu gọi của binh lính Pháp phản chiến... Nữ ký giả Ăngđrây Viôlít với tác phẩm Đông Dương cấp cứu (SOS) có nhiều bài phóng sự về tình hình ở Đông Dương lúc bấy giờ.
Phong trào đấu tranh ủng hộ của nhân dân cả nước và những người yêu chuộng hoà bình trên thế giới đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân Nghệ Tĩnh đương đầu với bom đạn, súng máy của kẻ thù để duy trì phong trào Xô Viết.
Xô Viết Nghệ Tĩnh là trang sử vàng trong lịch sử cách mạng Việt Nam và là sự kiện lớn của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Với Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc tế cộng sản đã coi Việt nam là điển hình đầu tiên trong 6 trường hợp điển hình ở các châu lục thuộc khối các nước thuộc địa và phụ thuộc có quá trình đấu tranh thực độc đáo từ khi Quốc tế cộng sản ra đời.
Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Quốc tế cộng sản (4/1931) đã công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là một Phận bộ độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản.
Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931, là cuộc tổng diễn tập đâu tiên để đưa đến cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ.

5. Nhà lao Vinh
Nhà lao Vinh nằm trong thành cổ Nghệ An, tồn tại đến năm 1945. Đặc biệt từ cuối thế kỷ XIX, khi phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ An phát triển ngày càng cao thì số lượng tù chính trị bị bắt về giam tại nhà lao Vinh càng nhiều. Nhà lao Vinh là nơi đã từng giam tại nhà lao Vinh ngày càng nhiều. Nhà lao Vinh là nơi đã từng giam giữ nhiều chí sỹ văn thân Cần Vương yêu nước tiêu biểu như cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn, cụ Hồ Bá Kiện, bà Trần Thị Trâm, Đội Quyên, Đội Phấn, ông Nguyễn Sinh Khiêm, bà Nguyễn Thị Thanh và hàng ngìn chiến sỹ cộng sản kiên cường như đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Duy Trinh, Siêu Hải, Hoàng Trọng Trì, Lê Viết Thuật... Nhà lao Vinh đã trở thành lò luyện thép “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” nơi rèn luyện tinh thần, nghị lực, nhân cách, ý chí của người cách mạng.
1- Thành cổ Nghệ An :
Thành cổ Nghệ An xây dựng bằng đất năm 1804. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn cho xây dựng kiên cố bằng gạch và đá ong. Thành tuy có ảnh hưởng của lối xây dựng thành trì kiểu Vô băng( Vauban) của Pháp được du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVIII, nhưng vẫn giữ được cấu trúc thành trì truyền thống kiểu phương Đông. Thành có 3 cửa: Cửa Tiền, Cửa Tả, Cửa Hữu. Thành cấu tạo hình lục giác, chu vi là 630 trượng (2.520 m), diện tích 420.000 m2; là trung tâm, chính trị, văn hoá, kinh tế và là pháo đài phòng thủ quân sự vững chắc của tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ.
2. Nhà lao Vinh:
Nhà lao Vinh có diện tích 19.500m2(dài 150 m, rộng 130 m). Nhà lao được rào quanh kín bằng 4 bức tường cao 3 m, dày 0,4 m; trên tường cắm nhiều mảnh chai. Mỗi góc nhà lao có một bốt gác cao 6 m, hình bát giác, xây gạch dày 0,35 m có 2 tầng.
Trong khu vực nhà lao 6 ngôi nhà được xếp thành từng dãy dùng giam tù nhân, có thiết kế giống nhau( tên gọi nhà Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục) và một dãy xà lim.
Mỗi nhà dài 20 m, rộng 5,2 m. Móng nhà xây bằng đá hộc cao 0,4 m, tường xây gạch cao 3,6 m, dày 0,2 m. Nhà có trần vững chắc. Trên đó mái kèo sườn làm bằng gỗ, lợp ngói Tây. Trong mỗi nhà giam có 2 phòng, sắp xếp đối diện nhau bởi hành lang chạy ở giữa, mỗi quãng có đặt bục cho lính ngồi gác. Trong mỗi buồng giam có một dãy sàn gỗ dùng cho tù nhân nằm dài 9 m, rộng 1,8 m được kê trên bệ xi măng cao 0,7 m.
* Hệ thống buồng giam được gọi theo thứ tự của ngôi nhà từ phải qua trái; Nhất Đông, Nhất Tây; Nhị Đông, Nhị Tây; Tam Đông, Tam Tây; Tứ Đông, Tứ Tây; Ngũ Đông, Ngũ Tây; Lục Đông, Lục Tây.
Trong đó được chia ra :
  • Nhất Đông, Nhất Tây dùng giam tù phụ nữ;
  • Tam Đông, Tam Tây, Tứ Đông, Tứ Tây dùng giam tù án kinh tế; số còn lại giam tù bị kết tội chống lại triều đình và Nhà nước bảo hộ Pháp.
  • Nhị Đông, Nhị Tây dùng giam tù án chính trị( trong đó buồng Nhị Tây giam tù án từ 8 đến 15 năm; buồng Nhị Đông giam tù án chung thân và tử hình)
* Dãy xà lim ở phía trước nhà Nhị: dài 13 m , rộng 5,2 m. Móng xà lim xây đá cao 0, 6 m; tường xây gạch cao 3,5 m, dày 0,3 m; trần đổ bê tông. Xà lim có 12 buồng nhỏ, 2 buồng đầu nhà dùng cho lính gác ở, còn 10 buồng dùng giam tù chính trị.
Ngoài ra còn có nhà giấy, nhà cấp phát thuốc, nhà bếp, nhà cân cơm và công trình vệ sinh.
Sưu tập dụng cụ tra tấn của thực dân pháp đối với các chiến sỹ yêu nước và cách mạng bị giam cầm tại nhà lao Vinh.
3. Tinh thần đấu tranh của các chiến sỹ Xô Viết tại nhà lao Vinh:
Vượt qua khó khăn, nguy hiểm và sự theo dõi, giám sát của bọn cai ngục, nhưng dựa vào sức mạnh tập thể, chi bộ Đảng nhà lao Vinh đã lãnh đạo các đồng chí trong tù tổ chức các cuộc đấu tranh chống lại chế độ hà khắc của nhà tù với nhiều hình thức như: làm reo, tuyệt thực... ra tờ báo miệng, sáng tác thơ, diễn kịch, tố cáo thực dân Pháp và bọn cai ngục; đồng thời động viên tinh thần của anh em tù chính trị. Tù chính trị ở nhà lao Vinh đã biến nhà tù thành trường học cách mạng, coi nhà tù đế quốc là một trận tuyến đấu tranh mới.
4. Chân dung các chiến sỹ Xô Viết đấu tranh anh dũng tại nhà lao Vinh:
Trong chế độ nhà tù khắc nghiệt đã nổi bật lên nhiều tấm gương đấu tranh anh dũng tiêu biểu, họ là đại diện hàng trăm, hàng ngàn chiến sỹ cách mạng bị bắt giam, bị tra tấn dã man nhưng vẫn lạc quan, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Từ ngục tù tăm tối, họ chính là những người đã thắp sáng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần vì độc lập của dân tộc.
Nhà lao Vinh trở thành chứng tích lịch sử ghi lại tội ác tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều, đồng thời là biểu tượng cao đẹp về tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của các chiến sy yêu nước và cách mạng Nghệ Tĩnh.


+ Đọc thêm:
I_ Tự vệ đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
BTXV: 21:36-27/11/2008
Vai trò Nông hội đỏ trong Xô Viết Nghệ Tĩnh
BTXV: 21:31-27/11/2008
Nông dân Nghệ Tĩnh có truyền thống cách mạng ngoan cường. Ngay từ những năm đầu bị mất nước trong tay thực dân Pháp, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nghệ Tĩnh đã nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất chống quân xâm lược.
Khi cuộc bình định của thực dân Pháp ở Nghệ Tĩnh và cả nước đã đạt tới mức mà chúng cho là có kết quả, tư bản Pháp bắt đầu cuộc xâm lăng về kinh tế để lột da người lao động Việt Nam. Chúng đưa ra đủ thứ cần thiết để rút những người nông dân ra khỏi mảnh đất của mình, đưa họ đi xa hàng trăm cây số, buộc họ phải tha phương cầu thực, thảm hoạ chồng chất lên cổ, lên đầu, lên vai người nông dân Nghệ Tĩnh.
“Làm một mẫu ruộng, nếu tính tiền thuê trâu bò, mua phân tro, mướn làm, tiền ăn uống thì mỗi năm hết chừng 30 đồng, nghĩa là dân cày đã lỗ mất 5 đồng mà chính phủ lại còn kẹp lấy cho được 2 đồng rưỡi.”
Từ năm 1925 đến 1929, hàng năm có 12.500 nông dân Nghệ Tĩnh phải rời quê hương đi kiếm kế sinh nhai ở các địa ngục trần gian là các đồn điền cao su Nam Kỳ và Cam pu chia, hoặc phiêu bạt xa hơn tới Tân đảo, Tân thế giới.
Đấy là chưa kể còn có hàng nghìn nông dân bị tư sản, địa chủ tước mất ruộng đất phải sống lay lắt ở nông thôn. Tình cảnh ở nhà quê thật là thê thảm. Do sự bóc lột quá nặng nề, nông dân Nghệ Tĩnh chỉ còn đường duy nhất là vùng lên đấu tranh để đòi lại quyền sống cho mình. Chính đây là yếu tố có tác dụng thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp sau này lên nhanh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhất là từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ kêu gọi các giới gia nhập các tổ chức quần chúng của Đảng để đấu tranh đòi các quyền lợi. Nội dung truyền đơn kêu gọi các giới: Công nhân gia nhập Công hội Đỏ, đấu tranh đòi tăng lương, đòi ăn lương tháng, nghỉ ngày chủ nhật và ngày làm 8h, công nhân nữ sinh đẻ được nghỉ có lương, đòi tự do, tổ chức lại công hội, tự do bãi công, tự do biểu tình.
Nông dân gia nhập Nông hội Đỏ, đấu tranh đòi giảm tô, đòi giảm thuế ruộng đất, giảm tức, giảm thuế thân, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò; đấu tranh chống việc bắt phạt, bỏ tù những người làm nghề buôn rượu, thuốc lá, muối, đòi bỏ lệ bắt dân đi làm các việc tạp dịch, bỏ lễ tết và làm công không cho địa chủ, quan lại; chia ruộng đất công và cho dân biết tiền lúa công quỹ của làng xã.
Về mặt tổ chức, thì từ khi các tổ chức Đảng ở Nghệ Tĩnh được thành lập thì nơi nào có nông dân đều có Nông hội Đỏ và Tự vệ Đỏ; cũng như nơi nào có công nhân đều tổ chức Công hội Đỏ. Thật là một tình hình hiếm thấy so với nhiều làng xã hay thành phố, khu công nghiệp ở nơi khác lúc bấy giờ. Liên minh công-nông ở đây là liên minh về lực lượng khẩu hiệu đấu tranh, đồng thời liên minh về tổ chức và thống nhất hành động chống đế quốc, phong kiến theo quan điểm, đường lối của giai cấp công nhân và do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Từ những đặc điểm điển hình ấy, máu của công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh trong cuộc biểu tình 1/5/1930, tô thắm mối tình đoàn kết, tô thắm lá cờ giai cấp vô sản trong ngày kỷ niệm vẻ vang của phong trào vô sản thế giới.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, lần đầu tiên kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, nhân dân cả nước đã dấy lên mạnh mẽ làn sóng đấu tranh. Tại Nghệ An ngày 21/4/1930 được sự lãnh đạo trực tiếp của Phân cục Trung ương ở Trung kỳ - Tỉnh uỷ Vinh và Tỉnh uỷ Nghệ An họp hội nghị tại làng Lộc Đa( huyện Hưng Nguyên), quyết định lấy ngày 1/5 làm ngày phát động phong trào quàn chúng đấu tranh trong toàn tỉnh. Tại Vinh dưới sự lãnh đạo các chi bộ Đảng, 1.200 nông dân các làng Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thịnh (huyện Hưng Nguyên ), An Hậu, Yên Hậu ( Nghi Lộc ) biểu tình kéo vào thành phố Vinh, phối hợp với công nhân các nhà máy đưa yêu sách lên công sứ Pháp đòi tăng lương, bớt giờ làm, giảm sưu, hoãn thuế.
Anh Hoàng Trọng Trì cùng hàng trăm tự vệ đã dũng cảm cầm cờ xung phong tiến lên vừa hát vang bài Quốc tế ca và hô to khẩu hiệu. Địch cản đường, đàn áp thì chính các chiến sỹ tự vệ đỏ đã kết thành một khối áp đảo kẻ thù. Đến trước cổng nhà máy Diêm khi địch bắn xả vào đoàn biểu tình, anh Nguyễn Đôn Nhoãn đã giật và đập gãy súng của tên giám binh, giật. Tên giám binh lấy súng lục bắn và bắt anh em binh lính cùng bắn. Lúc đó anh Trần Cảnh Bình đã trèo lên cột điện phất cờ đỏ búa liềm khích lệ đoàn biểu tình tiếp tục dũng cảm tiến lên.
Tại huyện Thanh Chương dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, 100 học sinh trường tiểu học Pháp - Việt học tập trung mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động sau đó  tuần hành xung quanh huyện lỵ. 3.000 nông dân các làng La Mạc, Hạnh Lâm, Đức Nhuận biểu tình kéo vào đồn điền Ký Viễn đòi lại ruộng đất, đòi lại đường đi bị hắn chiếm đoạt. Ký Viễn bỏ trốn, nông dân tức giận, đốt phá toàn bộ dinh cơ của hắn. Hai ngày sau công sứ Pháp và Tổng đốc Nghệ An cho lính khố xanh có án sát thương tá và tri huyện Thanh Chương đi kèm để đàn áp quần chúng. Chi bộ Đảng và nông hội đỏ đựơc tự vệ hỗ trợ kéo ra đấu tranh đòi chúng thực hiện yêu sách suốt hai ngày đêm, toàn bộ đồn điền Ký Viễn thuộc về nông dân địa phương.
Ở Hà Tĩnh, hoà nhập với các cuộc biểu tình của công nhân Vinh-Bến Thuỷ và nông dân Nghệ An. Các chi bộ  Đảng ở Nghi Xuân, Thạch Hà và thị xã đã cho rải truyền đơn, treo cờ đỏ.
Những hoạt động kỷ niệm ngày 1/5 ở Hà Tĩnh đã chứng tỏ sức mạnh lớn lao của khối công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên công nhân, nông dân, binh lính đã gặp nhau giữa trận tiền, đấu tranh chống áp bức đòi quyền tự do dân chủ, góp phần cho cao trào cách mạng cả nước. Sự kiện này được Trung ương Đảng lúc đó đánh giá: “Thật là một thắng lợi lớn lao cho công nông Nghệ An, mà cũng là công nông khắp nơi trong cả nước.”
Cuộc biểu dương lực lượng đầu tiên trên khắp ba kỳ đã làm cho kẻ thù hết sức kinh ngạc trước khả năng lãnh của Đảng cộng sản, trước tài vận động của công hội đỏ và nông hội đỏ. Chúng cũng khiếp sợ trước tinh thần chiến đấu gan dạ của các đội tự vệ và quần chúng.
Từ đó phong trào đấu tranh của quần chúng ở Nghệ Tĩnh càng dâng cao. Mở đầu cho phong trào đấu tranh của nông dân là cuộc biểu tình của 3.000 nông dân huyện Thanh Chương vào ngày 1/6, có 2.000 nông dân Anh Sơn, 500 nông dân huyện Nam Đàn. Ngày 1/8 cuộc đấu tranh của nông dân Can Lộc đã làm cho kẻ thù hoang mang, lo sợ, tên tri huyện Trần Mạnh Đàn khăn gói chỉnh tề ra tận đầu cầu Nghèn hứa thoả mãn mọi yêu sách của nhân dân.
Cuộc đấu tranh ngày 30-8 dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự nông hội đỏ được sự hỗ trợ của lực lượng tự vệ, 3.000 nông dân Nam Đàn bao vây huyện đường, phá hàng rào giây thép gai, phá nhà giam giải  thoát tù chính trị, phá ty rượu, đốt sổ sách..Chính sức mạnh tổng hợp của cuộc biểu tình đã làm cho  tri huyện Lê Khắc Tưởng phải ký vào lá cờ của đoàn biểu tình và hứa từ đây về sau không được nhũng nhiễu nhân dân.
Ở địa bàn nông thôn trong hai tỉnh, sang tháng 9 phong trào biểu tình của nông dân tiếp tục lên mạnh. Ngày 1/9 hơn 2 vạn nông dân Thanh Chương trong 5 tổng biểu tình phá huyện đường. Báo “Người lao khổ” của Xứ uỷ Trung Kỳ viết: “... cuộc biểu tình dữ dội này chưa từng có ở An Nam bao giờ, đã đưa anh em công nông đến một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt chống lại tư bản đế quốc và địa chủ phong kiến, thời kỳ công-nông phải hy sinh cho cách mạng để đòi quyền sống tự do.”
Nhiệm vụ khẩn cấp của Xứ uỷ Trung Kỳ đề ra cho dân cày được thực hiện. Những khẩu hiệu Đảng đề ra cho nông dân như sau:
  • Không được đụng đến nông dân Nghệ Tĩnh.
  • Phản đối chính sách đê tiện lột quần áo đàn bà.
  • Lấy thóc gạo địa chủ chia cho dân bị đói.
  • Lấy ruông đất của địa chủ chia cho dân nghèo.
đã được giải quyết căn bản ở các cuộc biểu tình. Tính trong tháng 8, biểu tình tuần hành có tổ chức tự vệ bảo vệ cuộc đấu tranh trở thành biện pháp phổ biến được sử dụng hiệu nghiệm trong các cuộc đấu tranh ở các huyện.
Trong cuộc biểu tình ngày 1/9 ở Thanh Chương anh chị em đã làm cho bộ máy đàn áp của đế quốc, phong kiến từ tổng đến xã sụp đổ và tan rã. Khí thế cách mạng ở nông thôn đang dâng cao thì phong trào công nhân ỏ thành phố bị uy hiếp mạnh. Địch bao vây ráo riết, chặn mọi việc cứu tế của tổ chức cách mạng. Bấy giờ cán bộ công hội đỏ đã cùng cán bộ nông hội đỏ nghĩ ra một kế hoạch tiếp tế tuyệt diệu: cứ mối đêm quần chúng công nông đấu tranh nhóm họp nhận xét những gia đình đói nhất, sáng hôm sau, mỗi đoàn cử người quẩy gánh lên chợ Vinh thật sớm. Trước lúc đi đại biểu các nhóm đến gặp nhau. Đại biểu công hội nhận ba đồng bạc. Bà con nông dân từ huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc cũng theo kế hoạch gánh gạo đến chợ Vinh thật sớm bán mỗi gánh gạo hoặc khoai 3 đồng. Công nhân mua xong là gánh về. Nông dân bán xong lại ra phía cửa chợ trả lại tiền cho đại biểu công hội. Tình đoàn kết công nông  thật là cảm động.
Kẻ địch sau những bước lùi tam thời trong việc đàn áp phong trào nông dân vào tháng 8 và đầu tháng 9, nay chúng quyết không lùi bước khi làn sóng cách mạng to lớn của nông dân áp tới dinh luỹ của chúng là thành phố. Quân thù có thể tạm thời để cho nông dân đánh phá một huyện đường, một đồn binh và vài chục lính khố xanh trong khi bộ máy đàn áp khổng lồ của chúng đang bị giam chân ở thành phố để đối phó với phong trào quyết liệt của công nhân, chứ không thể để cho nông dân xô vào thành phố làm hậu thuẫn trực tiếp cho cuộc đấu tranh của công nhân. Vì vậy cuộc biểu tình ngày 12/9 của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên chưa vào tới đất thành phố, chúng đã ra lệnh cho hai máy bay đến thả bom. máu công, nông chảy đỏ một đoạn đường dài làm 217 người chết và 125 người bị thương.  Đoàn biểu tình càng sục sôi căm thù.
 Nông dân Nghệ Tĩnh được hai cuộc biểu tình hàng vạn người ở Thanh Chương, Hưng Nguyên động viên, tiếp sức phong trào đấu tranh đã dâng lên ở khắp nơi.
Theo báo “Lao khổ” số ra ngày 5/10/1930 trong tháng 9 ở Thanh Chương đã có 20 cuộc nông dân đấu tranh, với tổng số lượt người dự là 38.000 người.
Theo “Bản tin tranh đấu Trung kỳ”, ngày 20/12/1930 trong tháng 9 ở Nam Đàn cũng có trên 3 vạn lượt người biểu tình. Rất nhiều lý trưởng nộp tiền cho tri huyện để phản đối việc lý trưởng xã Kim Liên bị bọn quan lại đánh.
Các cuộc đấu tranh lẻ tẻ ở Anh Sơn cộng lại cũng có trên 2 vạn nông dân trong huyện đánh trống, vác cờ đi tuần hành. Nếu kể cả phong trào nông dân ở các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, Can Lộc thuộc Hà Tĩnh thì tổng số lượt nông dân biểu tình trong tháng 9 ở 8 huyện thuộc Nghệ Tĩnh đã ngót 13 vạn người. Chất lượng phong trào cũng chưa bao giờ mang tính chất quần chúng và cách mạng như thế. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ và Ban chấp hành nông hội đỏ, nông dân vùng lên đấu tranh theo những khẩu hiệu chính trị và phương pháp quần chúng do Đảng đề ra đã làm cho luật lệ của đế quốc – phong kiến ở nông thôn phải phế bỏ. Đảng của giai cấp vô sản không dừng lại khi đã làm tan rã bộ máy chính quyền của địch ở nông thôn. Trong lúc địch đang hoang mang bỏ trống trận địa nông thôn, việc giành chính quyền chưa phải là mục tiêu trước mắt của cách mạng. Xứ uỷ Trung Kỳ và các cấp uỷ Đảng ở hai tỉnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng khi diễn ra tình hình lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền địch, các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo các Ban chấp hành nông hội đỏ oẻ thôn xã ( tức xã bộ nông) đứng ra đảm nhận và giải quyết mọi việc như một chính quyền cách mạng về các mặt hành chính, trị an. Tỉnh uỷ Nghệ An ra chỉ thị:
  1. Đặt trách nhiệm chi bộ xã và xã bộ nông (Ban chấp hành nông hội đỏ ở xã) đảm nhận chính quyền ở xã thôn để thi hành mọi việc hành chính.
  2. Xoá bỏ hết thảy các thứ thuế của Đế quốc trong nông thôn như: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối...
  3. Tịch thu công điền, công thổ trong tay cường hào, địa chủ chia cho dân cày, giảm tô, đình chỉ các món nợ.
  4. Bắt bọn cường hào trả lại món nợ công quỹ cho nhân dân.
  5. Đấu tranh lúa gạo, các phủ hưâ cấp cho dân bị đói.
  6. Mở trường dạy cho dân học chữ quốc ngữ.
  7. Bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, sửa đổi quan, hôn, tang, tế cho hợp lý.
Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành nông hội đỏ, cảnh tượng thôn xóm lúc này luôn luôn tưng bừng như ngày hội, không mấy khi ngớt tiếng trống, tiếng mõ cổ động, tuyên truyền. Ban ngày quần chúng chăm lo sản xuất, tham gia các việc chia các khoản ruộng đất công, các công quỹ và luyện tập quân sự. Tối đến bà con họp nhau lại nghe cán bộ nói chuyện, nghe đọc báo, hoặc theo học các lớp chữ quốc ngữ dưới sự canh gác của các đội tự vệ đỏ, chị em phụ nữ bình đẳng với nam giới trong luận bàn cũng hưởng mọi quyền lợi và làm mọi nghĩa vụ như nam giới. Mỗi người thực sự được hưởng trong không khí quần chúng. Anh chị em, học sinh lớn tuổi bãi khoá trở về làm cán bộ địa phương, giúp việc ấn loát tuyên truyền, dạy chữ quốc ngữ. Hầu hết phú nông được kéo vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân và một số có tư tưởng tiến bộ được nhận vào hoạt động trong các hội cứu tế, tán trợ...
Dưới sự lãnh đạo của xã bộ nông, trật tự trị an trong các thôn xóm được đảm bảo, các nạn tiêu cực như hút sách, cờ bạc, trộm cắp bị hạn chế thanh toán. Nhiều vụ xích mích thù hằn giữa các gia tộc, dòng họ vốn kéo dài lâu nay đã được xoá bỏ, đôi bên cùng nhận ra ai là kẻ xúc xiểm cố tình chia rẽ, có những đôi vợ chồng hiểu lầm, khách khí mà xa nhau, bỏ nhau đến nay đoàn tụ lại.
Qua cuộc vận động cách mạng, tinh thần tương thân, tương trợ đoàn kết đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống mới, lao động xây dựng đã được nâng cao. Lòng tin tưởng và biết ơn Đảng, biết ơn cách mạng được thể hiện bằng hành động việc làm thiết thực trên tinh thần sẵn sàng chịu đựng hy sinh. Những tiếng gọi “xã hội”, “đoàn thể” được thông dụng như lời hứa quyết tâm.
Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, thực chất “xã bộ nông” đã là chính quyền của một địa phương. Nó thay thế bộ máy địch đặt ra do tổng lý năm năm trước kia. Xã bộ nông giải quyết các công việc kể cả chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội ở địa phương theo cương lĩnh đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giúp vào việc lãnh đạo Đảng của các cấp uỷ Đảng và quản lý của nông hội đỏ, có đội xích vệ lực lương nòng cốt giữ gìn an ninh, trật tự, cùng hoạt đọng với đoàn thanh niên cộng sản, hội phụ nữ giải phóng và đội nhi đồng. Đó là lực lượng cơ bản, là công cụ của chính quyền mới. Chính kẻ địch cũng phải thú nhận: “ Một hiện tượng các ông lý trưởng huyện Nam Đàn, một ngày kia đem triện đến nộp cho chính quyền mới. Như vậy họ không thừa nhận chính quyền của Pháp và của Nam triều nữa. Còn nhất là ở Thanh Chương thì sự chỉ huy các làng xã đã vvè tay những tổ chức của nông dân.”
Dưới sự lãnh đạo của trên 2.000 đảng viên và sự hoạt động của ngót 8 vạn hội viên nông hội đỏ, nông dân Nghệ Tĩnh đã tịch thu được 6.944 mẫu (trung bộ) ruộng đất công, 152.550kg thóc và 117.709 quan tiền của quỹ công, buộc nhà giàu phải cho vay 942.218 kg thóc và 88.384 quan tiền đẻ cứu dân đói.
Nguyễn Chân, viên đốc học đựơc thực dân  Pháp phái về quê để tham gia dẹp loạn cộng sản đã mô tả tình hình trong thời gian  bị  Xô Viết “quản chế” tại nhà để khẳng định vai trò của Nông hội đỏ: “ Hào lý bỏ trốn, cộng sản truất quyền họ và cử người tin cẩn lên thay, họ cấm thu thuế tự chia ruộng đất...Buổi tối Ban chấp hành của hội họp để ban hành và thực hiện đường lối chính trị của Xô Viết. Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình những người chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình và cho cả những người nghèo khổ nữa. Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị những người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm các hội tế cúng tế trong làng. Họ trừng trị kẻ phạm pháp, cứu giúp người nghèo khổ. Nghĩa là họ làm đủ mọi cách để ảnh hưởng, nêu gương cho mọi người. Lòng tin của họ vào chủ nghĩa Cộng sản như một tín ngưỡng tôn giáo vậy.”
III- Kết luận:
Xô Viết Nghệ Tĩnh là một thực tiễn sinh động góp phần chứng minh hùng hồn và khẳng định nguyên lý cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin: vấn đề chính quyền và vấn đề bạo lực là vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng. Tuy mới chỉ là những hình thức manh nha của một chính quyền cách mạng nhưng trên thực tế Xô Viết do quần chúng công nông Nghệ Tĩnh lập ra ( nông hội đỏ) đã thực sự phát huy hiệu lực và đảm nhận chức năng của một chính quyền cách mạng. Được sự hỗ trợ của tự vệ đỏ, các Xô Viết đã thay thế bộ máy thống trị của bọn thực dân, phong kiến ở các làng xã, phá bỏ mọi quy tắc, thiết chế thống trị và áp bức bóc lột của chúng, thực hiện hàng loạt các biện pháp và chính sách cách mạng.
Về tiến hành đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh để lại cho Đảng ta một bài học sâu sắc: con đường bạo lực là con đường duy nhất đúng. Chỉ có con đường cách mạng tiến công, cách mạng triệt để, để tiến tới giành chính quyền về tay nhân dân. Đánh giá về Xô Viết Nghệ Tĩnh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết:
“ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong biển máu, nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực phi thường của nhân dân lao động Việt Nam, phong trào tuy thất bại, nhưng rèn luyện lực lượng cho cách mạng tháng 8 thắng lợi sau này.”
II_ Vai trò Nông hội đỏ trong Xô Viết Nghệ Tĩnh
BTXV: 21:31-27/11/2008
Nông dân Nghệ Tĩnh có truyền thống cách mạng ngoan cường. Ngay từ những năm đầu bị mất nước trong tay thực dân Pháp, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nghệ Tĩnh đã nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất chống quân xâm lược.
Khi cuộc bình định của thực dân Pháp ở Nghệ Tĩnh và cả nước đã đạt tới mức mà chúng cho là có kết quả, tư bản Pháp bắt đầu cuộc xâm lăng về kinh tế để lột da người lao động Việt Nam. Chúng đưa ra đủ thứ cần thiết để rút những người nông dân ra khỏi mảnh đất của mình, đưa họ đi xa hàng trăm cây số, buộc họ phải tha phương cầu thực, thảm hoạ chồng chất lên cổ, lên đầu, lên vai người nông dân Nghệ Tĩnh.
“Làm một mẫu ruộng, nếu tính tiền thuê trâu bò, mua phân tro, mướn làm, tiền ăn uống thì mỗi năm hết chừng 30 đồng, nghĩa là dân cày đã lỗ mất 5 đồng mà chính phủ lại còn kẹp lấy cho được 2 đồng rưỡi.”
Từ năm 1925 đến 1929, hàng năm có 12.500 nông dân Nghệ Tĩnh phải rời quê hương đi kiếm kế sinh nhai ở các địa ngục trần gian là các đồn điền cao su Nam Kỳ và Cam pu chia, hoặc phiêu bạt xa hơn tới Tân đảo, Tân thế giới.
Đấy là chưa kể còn có hàng nghìn nông dân bị tư sản, địa chủ tước mất ruộng đất phải sống lay lắt ở nông thôn. Tình cảnh ở nhà quê thật là thê thảm. Do sự bóc lột quá nặng nề, nông dân Nghệ Tĩnh chỉ còn đường duy nhất là vùng lên đấu tranh để đòi lại quyền sống cho mình. Chính đây là yếu tố có tác dụng thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp sau này lên nhanh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhất là từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung Kỳ kêu gọi các giới gia nhập các tổ chức quần chúng của Đảng để đấu tranh đòi các quyền lợi. Nội dung truyền đơn kêu gọi các giới: Công nhân gia nhập Công hội Đỏ, đấu tranh đòi tăng lương, đòi ăn lương tháng, nghỉ ngày chủ nhật và ngày làm 8h, công nhân nữ sinh đẻ được nghỉ có lương, đòi tự do, tổ chức lại công hội, tự do bãi công, tự do biểu tình.
Nông dân gia nhập Nông hội Đỏ, đấu tranh đòi giảm tô, đòi giảm thuế ruộng đất, giảm tức, giảm thuế thân, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò; đấu tranh chống việc bắt phạt, bỏ tù những người làm nghề buôn rượu, thuốc lá, muối, đòi bỏ lệ bắt dân đi làm các việc tạp dịch, bỏ lễ tết và làm công không cho địa chủ, quan lại; chia ruộng đất công và cho dân biết tiền lúa công quỹ của làng xã.
Về mặt tổ chức, thì từ khi các tổ chức Đảng ở Nghệ Tĩnh được thành lập thì nơi nào có nông dân đều có Nông hội Đỏ và Tự vệ Đỏ; cũng như nơi nào có công nhân đều tổ chức Công hội Đỏ. Thật là một tình hình hiếm thấy so với nhiều làng xã hay thành phố, khu công nghiệp ở nơi khác lúc bấy giờ. Liên minh công-nông ở đây là liên minh về lực lượng khẩu hiệu đấu tranh, đồng thời liên minh về tổ chức và thống nhất hành động chống đế quốc, phong kiến theo quan điểm, đường lối của giai cấp công nhân và do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Từ những đặc điểm điển hình ấy, máu của công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh trong cuộc biểu tình 1/5/1930, tô thắm mối tình đoàn kết, tô thắm lá cờ giai cấp vô sản trong ngày kỷ niệm vẻ vang của phong trào vô sản thế giới.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, lần đầu tiên kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, nhân dân cả nước đã dấy lên mạnh mẽ làn sóng đấu tranh. Tại Nghệ An ngày 21/4/1930 được sự lãnh đạo trực tiếp của Phân cục Trung ương ở Trung kỳ - Tỉnh uỷ Vinh và Tỉnh uỷ Nghệ An họp hội nghị tại làng Lộc Đa( huyện Hưng Nguyên), quyết định lấy ngày 1/5 làm ngày phát động phong trào quàn chúng đấu tranh trong toàn tỉnh. Tại Vinh dưới sự lãnh đạo các chi bộ Đảng, 1.200 nông dân các làng Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thịnh (huyện Hưng Nguyên ), An Hậu, Yên Hậu ( Nghi Lộc ) biểu tình kéo vào thành phố Vinh, phối hợp với công nhân các nhà máy đưa yêu sách lên công sứ Pháp đòi tăng lương, bớt giờ làm, giảm sưu, hoãn thuế.
Anh Hoàng Trọng Trì cùng hàng trăm tự vệ đã dũng cảm cầm cờ xung phong tiến lên vừa hát vang bài Quốc tế ca và hô to khẩu hiệu. Địch cản đường, đàn áp thì chính các chiến sỹ tự vệ đỏ đã kết thành một khối áp đảo kẻ thù. Đến trước cổng nhà máy Diêm khi địch bắn xả vào đoàn biểu tình, anh Nguyễn Đôn Nhoãn đã giật và đập gãy súng của tên giám binh, giật. Tên giám binh lấy súng lục bắn và bắt anh em binh lính cùng bắn. Lúc đó anh Trần Cảnh Bình đã trèo lên cột điện phất cờ đỏ búa liềm khích lệ đoàn biểu tình tiếp tục dũng cảm tiến lên.
Tại huyện Thanh Chương dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, 100 học sinh trường tiểu học Pháp - Việt học tập trung mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động sau đó  tuần hành xung quanh huyện lỵ. 3.000 nông dân các làng La Mạc, Hạnh Lâm, Đức Nhuận biểu tình kéo vào đồn điền Ký Viễn đòi lại ruộng đất, đòi lại đường đi bị hắn chiếm đoạt. Ký Viễn bỏ trốn, nông dân tức giận, đốt phá toàn bộ dinh cơ của hắn. Hai ngày sau công sứ Pháp và Tổng đốc Nghệ An cho lính khố xanh có án sát thương tá và tri huyện Thanh Chương đi kèm để đàn áp quần chúng. Chi bộ Đảng và nông hội đỏ đựơc tự vệ hỗ trợ kéo ra đấu tranh đòi chúng thực hiện yêu sách suốt hai ngày đêm, toàn bộ đồn điền Ký Viễn thuộc về nông dân địa phương.
Ở Hà Tĩnh, hoà nhập với các cuộc biểu tình của công nhân Vinh-Bến Thuỷ và nông dân Nghệ An. Các chi bộ  Đảng ở Nghi Xuân, Thạch Hà và thị xã đã cho rải truyền đơn, treo cờ đỏ.
Những hoạt động kỷ niệm ngày 1/5 ở Hà Tĩnh đã chứng tỏ sức mạnh lớn lao của khối công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên công nhân, nông dân, binh lính đã gặp nhau giữa trận tiền, đấu tranh chống áp bức đòi quyền tự do dân chủ, góp phần cho cao trào cách mạng cả nước. Sự kiện này được Trung ương Đảng lúc đó đánh giá: “Thật là một thắng lợi lớn lao cho công nông Nghệ An, mà cũng là công nông khắp nơi trong cả nước.”
Cuộc biểu dương lực lượng đầu tiên trên khắp ba kỳ đã làm cho kẻ thù hết sức kinh ngạc trước khả năng lãnh của Đảng cộng sản, trước tài vận động của công hội đỏ và nông hội đỏ. Chúng cũng khiếp sợ trước tinh thần chiến đấu gan dạ của các đội tự vệ và quần chúng.
Từ đó phong trào đấu tranh của quần chúng ở Nghệ Tĩnh càng dâng cao. Mở đầu cho phong trào đấu tranh của nông dân là cuộc biểu tình của 3.000 nông dân huyện Thanh Chương vào ngày 1/6, có 2.000 nông dân Anh Sơn, 500 nông dân huyện Nam Đàn. Ngày 1/8 cuộc đấu tranh của nông dân Can Lộc đã làm cho kẻ thù hoang mang, lo sợ, tên tri huyện Trần Mạnh Đàn khăn gói chỉnh tề ra tận đầu cầu Nghèn hứa thoả mãn mọi yêu sách của nhân dân.
Cuộc đấu tranh ngày 30-8 dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự nông hội đỏ được sự hỗ trợ của lực lượng tự vệ, 3.000 nông dân Nam Đàn bao vây huyện đường, phá hàng rào giây thép gai, phá nhà giam giải  thoát tù chính trị, phá ty rượu, đốt sổ sách..Chính sức mạnh tổng hợp của cuộc biểu tình đã làm cho  tri huyện Lê Khắc Tưởng phải ký vào lá cờ của đoàn biểu tình và hứa từ đây về sau không được nhũng nhiễu nhân dân.
Ở địa bàn nông thôn trong hai tỉnh, sang tháng 9 phong trào biểu tình của nông dân tiếp tục lên mạnh. Ngày 1/9 hơn 2 vạn nông dân Thanh Chương trong 5 tổng biểu tình phá huyện đường. Báo “Người lao khổ” của Xứ uỷ Trung Kỳ viết: “... cuộc biểu tình dữ dội này chưa từng có ở An Nam bao giờ, đã đưa anh em công nông đến một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt chống lại tư bản đế quốc và địa chủ phong kiến, thời kỳ công-nông phải hy sinh cho cách mạng để đòi quyền sống tự do.”
Nhiệm vụ khẩn cấp của Xứ uỷ Trung Kỳ đề ra cho dân cày được thực hiện. Những khẩu hiệu Đảng đề ra cho nông dân như sau:
  • Không được đụng đến nông dân Nghệ Tĩnh.
  • Phản đối chính sách đê tiện lột quần áo đàn bà.
  • Lấy thóc gạo địa chủ chia cho dân bị đói.
  • Lấy ruông đất của địa chủ chia cho dân nghèo.
đã được giải quyết căn bản ở các cuộc biểu tình. Tính trong tháng 8, biểu tình tuần hành có tổ chức tự vệ bảo vệ cuộc đấu tranh trở thành biện pháp phổ biến được sử dụng hiệu nghiệm trong các cuộc đấu tranh ở các huyện.
Trong cuộc biểu tình ngày 1/9 ở Thanh Chương anh chị em đã làm cho bộ máy đàn áp của đế quốc, phong kiến từ tổng đến xã sụp đổ và tan rã. Khí thế cách mạng ở nông thôn đang dâng cao thì phong trào công nhân ỏ thành phố bị uy hiếp mạnh. Địch bao vây ráo riết, chặn mọi việc cứu tế của tổ chức cách mạng. Bấy giờ cán bộ công hội đỏ đã cùng cán bộ nông hội đỏ nghĩ ra một kế hoạch tiếp tế tuyệt diệu: cứ mối đêm quần chúng công nông đấu tranh nhóm họp nhận xét những gia đình đói nhất, sáng hôm sau, mỗi đoàn cử người quẩy gánh lên chợ Vinh thật sớm. Trước lúc đi đại biểu các nhóm đến gặp nhau. Đại biểu công hội nhận ba đồng bạc. Bà con nông dân từ huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc cũng theo kế hoạch gánh gạo đến chợ Vinh thật sớm bán mỗi gánh gạo hoặc khoai 3 đồng. Công nhân mua xong là gánh về. Nông dân bán xong lại ra phía cửa chợ trả lại tiền cho đại biểu công hội. Tình đoàn kết công nông  thật là cảm động.
Kẻ địch sau những bước lùi tam thời trong việc đàn áp phong trào nông dân vào tháng 8 và đầu tháng 9, nay chúng quyết không lùi bước khi làn sóng cách mạng to lớn của nông dân áp tới dinh luỹ của chúng là thành phố. Quân thù có thể tạm thời để cho nông dân đánh phá một huyện đường, một đồn binh và vài chục lính khố xanh trong khi bộ máy đàn áp khổng lồ của chúng đang bị giam chân ở thành phố để đối phó với phong trào quyết liệt của công nhân, chứ không thể để cho nông dân xô vào thành phố làm hậu thuẫn trực tiếp cho cuộc đấu tranh của công nhân. Vì vậy cuộc biểu tình ngày 12/9 của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên chưa vào tới đất thành phố, chúng đã ra lệnh cho hai máy bay đến thả bom. máu công, nông chảy đỏ một đoạn đường dài làm 217 người chết và 125 người bị thương.  Đoàn biểu tình càng sục sôi căm thù.
 Nông dân Nghệ Tĩnh được hai cuộc biểu tình hàng vạn người ở Thanh Chương, Hưng Nguyên động viên, tiếp sức phong trào đấu tranh đã dâng lên ở khắp nơi.
Theo báo “Lao khổ” số ra ngày 5/10/1930 trong tháng 9 ở Thanh Chương đã có 20 cuộc nông dân đấu tranh, với tổng số lượt người dự là 38.000 người.
Theo “Bản tin tranh đấu Trung kỳ”, ngày 20/12/1930 trong tháng 9 ở Nam Đàn cũng có trên 3 vạn lượt người biểu tình. Rất nhiều lý trưởng nộp tiền cho tri huyện để phản đối việc lý trưởng xã Kim Liên bị bọn quan lại đánh.
Các cuộc đấu tranh lẻ tẻ ở Anh Sơn cộng lại cũng có trên 2 vạn nông dân trong huyện đánh trống, vác cờ đi tuần hành. Nếu kể cả phong trào nông dân ở các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, Can Lộc thuộc Hà Tĩnh thì tổng số lượt nông dân biểu tình trong tháng 9 ở 8 huyện thuộc Nghệ Tĩnh đã ngót 13 vạn người. Chất lượng phong trào cũng chưa bao giờ mang tính chất quần chúng và cách mạng như thế. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ và Ban chấp hành nông hội đỏ, nông dân vùng lên đấu tranh theo những khẩu hiệu chính trị và phương pháp quần chúng do Đảng đề ra đã làm cho luật lệ của đế quốc – phong kiến ở nông thôn phải phế bỏ. Đảng của giai cấp vô sản không dừng lại khi đã làm tan rã bộ máy chính quyền của địch ở nông thôn. Trong lúc địch đang hoang mang bỏ trống trận địa nông thôn, việc giành chính quyền chưa phải là mục tiêu trước mắt của cách mạng. Xứ uỷ Trung Kỳ và các cấp uỷ Đảng ở hai tỉnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng khi diễn ra tình hình lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền địch, các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo các Ban chấp hành nông hội đỏ oẻ thôn xã ( tức xã bộ nông) đứng ra đảm nhận và giải quyết mọi việc như một chính quyền cách mạng về các mặt hành chính, trị an. Tỉnh uỷ Nghệ An ra chỉ thị:
  1. Đặt trách nhiệm chi bộ xã và xã bộ nông (Ban chấp hành nông hội đỏ ở xã) đảm nhận chính quyền ở xã thôn để thi hành mọi việc hành chính.
  2. Xoá bỏ hết thảy các thứ thuế của Đế quốc trong nông thôn như: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối...
  3. Tịch thu công điền, công thổ trong tay cường hào, địa chủ chia cho dân cày, giảm tô, đình chỉ các món nợ.
  4. Bắt bọn cường hào trả lại món nợ công quỹ cho nhân dân.
  5. Đấu tranh lúa gạo, các phủ hưâ cấp cho dân bị đói.
  6. Mở trường dạy cho dân học chữ quốc ngữ.
  7. Bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, sửa đổi quan, hôn, tang, tế cho hợp lý.
Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành nông hội đỏ, cảnh tượng thôn xóm lúc này luôn luôn tưng bừng như ngày hội, không mấy khi ngớt tiếng trống, tiếng mõ cổ động, tuyên truyền. Ban ngày quần chúng chăm lo sản xuất, tham gia các việc chia các khoản ruộng đất công, các công quỹ và luyện tập quân sự. Tối đến bà con họp nhau lại nghe cán bộ nói chuyện, nghe đọc báo, hoặc theo học các lớp chữ quốc ngữ dưới sự canh gác của các đội tự vệ đỏ, chị em phụ nữ bình đẳng với nam giới trong luận bàn cũng hưởng mọi quyền lợi và làm mọi nghĩa vụ như nam giới. Mỗi người thực sự được hưởng trong không khí quần chúng. Anh chị em, học sinh lớn tuổi bãi khoá trở về làm cán bộ địa phương, giúp việc ấn loát tuyên truyền, dạy chữ quốc ngữ. Hầu hết phú nông được kéo vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân và một số có tư tưởng tiến bộ được nhận vào hoạt động trong các hội cứu tế, tán trợ...
Dưới sự lãnh đạo của xã bộ nông, trật tự trị an trong các thôn xóm được đảm bảo, các nạn tiêu cực như hút sách, cờ bạc, trộm cắp bị hạn chế thanh toán. Nhiều vụ xích mích thù hằn giữa các gia tộc, dòng họ vốn kéo dài lâu nay đã được xoá bỏ, đôi bên cùng nhận ra ai là kẻ xúc xiểm cố tình chia rẽ, có những đôi vợ chồng hiểu lầm, khách khí mà xa nhau, bỏ nhau đến nay đoàn tụ lại.
Qua cuộc vận động cách mạng, tinh thần tương thân, tương trợ đoàn kết đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống mới, lao động xây dựng đã được nâng cao. Lòng tin tưởng và biết ơn Đảng, biết ơn cách mạng được thể hiện bằng hành động việc làm thiết thực trên tinh thần sẵn sàng chịu đựng hy sinh. Những tiếng gọi “xã hội”, “đoàn thể” được thông dụng như lời hứa quyết tâm.
Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, thực chất “xã bộ nông” đã là chính quyền của một địa phương. Nó thay thế bộ máy địch đặt ra do tổng lý năm năm trước kia. Xã bộ nông giải quyết các công việc kể cả chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội ở địa phương theo cương lĩnh đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giúp vào việc lãnh đạo Đảng của các cấp uỷ Đảng và quản lý của nông hội đỏ, có đội xích vệ lực lương nòng cốt giữ gìn an ninh, trật tự, cùng hoạt đọng với đoàn thanh niên cộng sản, hội phụ nữ giải phóng và đội nhi đồng. Đó là lực lượng cơ bản, là công cụ của chính quyền mới. Chính kẻ địch cũng phải thú nhận: “ Một hiện tượng các ông lý trưởng huyện Nam Đàn, một ngày kia đem triện đến nộp cho chính quyền mới. Như vậy họ không thừa nhận chính quyền của Pháp và của Nam triều nữa. Còn nhất là ở Thanh Chương thì sự chỉ huy các làng xã đã vvè tay những tổ chức của nông dân.”
Dưới sự lãnh đạo của trên 2.000 đảng viên và sự hoạt động của ngót 8 vạn hội viên nông hội đỏ, nông dân Nghệ Tĩnh đã tịch thu được 6.944 mẫu (trung bộ) ruộng đất công, 152.550kg thóc và 117.709 quan tiền của quỹ công, buộc nhà giàu phải cho vay 942.218 kg thóc và 88.384 quan tiền đẻ cứu dân đói.
Nguyễn Chân, viên đốc học đựơc thực dân  Pháp phái về quê để tham gia dẹp loạn cộng sản đã mô tả tình hình trong thời gian  bị  Xô Viết “quản chế” tại nhà để khẳng định vai trò của Nông hội đỏ: “ Hào lý bỏ trốn, cộng sản truất quyền họ và cử người tin cẩn lên thay, họ cấm thu thuế tự chia ruộng đất...Buổi tối Ban chấp hành của hội họp để ban hành và thực hiện đường lối chính trị của Xô Viết. Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình những người chết hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình và cho cả những người nghèo khổ nữa. Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị những người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm các hội tế cúng tế trong làng. Họ trừng trị kẻ phạm pháp, cứu giúp người nghèo khổ. Nghĩa là họ làm đủ mọi cách để ảnh hưởng, nêu gương cho mọi người. Lòng tin của họ vào chủ nghĩa Cộng sản như một tín ngưỡng tôn giáo vậy.”
III- Kết luận:
Xô Viết Nghệ Tĩnh là một thực tiễn sinh động góp phần chứng minh hùng hồn và khẳng định nguyên lý cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin: vấn đề chính quyền và vấn đề bạo lực là vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng. Tuy mới chỉ là những hình thức manh nha của một chính quyền cách mạng nhưng trên thực tế Xô Viết do quần chúng công nông Nghệ Tĩnh lập ra ( nông hội đỏ) đã thực sự phát huy hiệu lực và đảm nhận chức năng của một chính quyền cách mạng. Được sự hỗ trợ của tự vệ đỏ, các Xô Viết đã thay thế bộ máy thống trị của bọn thực dân, phong kiến ở các làng xã, phá bỏ mọi quy tắc, thiết chế thống trị và áp bức bóc lột của chúng, thực hiện hàng loạt các biện pháp và chính sách cách mạng.
Về tiến hành đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh để lại cho Đảng ta một bài học sâu sắc: con đường bạo lực là con đường duy nhất đúng. Chỉ có con đường cách mạng tiến công, cách mạng triệt để, để tiến tới giành chính quyền về tay nhân dân. Đánh giá về Xô Viết Nghệ Tĩnh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết:
“ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong biển máu, nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực phi thường của nhân dân lao động Việt Nam, phong trào tuy thất bại, nhưng rèn luyện lực lượng cho cách mạng tháng 8 thắng lợi sau này.”
Nguyễn Hữu Bình- bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh


III_ Vai trò đoàn thanh niên trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
BTXV: 20:38-27/11/2008
1- Thanh niên Nghệ Tĩnh phát huy truyền thống cha ông: yêu nước thương dân, có chí tiến thủ, hiếu học, kiên cường trong đấu tranh yêu nước tự do, độc lập, quyết chí tìm đường cứu nước:
Được sinh ra và lớn lên trên giải đất núi Hồng sông Lam nơi địa linh nhân kiệt, thanh niên Nghệ Tĩnh từ thế hệ này đến thế hệ khác đã phát huy truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất trước mọi thế lực thù địch để bảo vệ quê hương đất nước xây dựng cuộc sống, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc dưới các triều đại phong kiến, Nghệ Tĩnh là nơi dừng chân để củng cố lực lượng trước khi phản công tiêu diệt quân thù. Cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỷ 15, trong cuộc tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh của Quang Trung ở thế kỷ 18 đã chứng minh điều đó.
Năm 1858 thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta cho đến đầu thế kỷ XX ngọn lửa đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta không ngừng tắt thì ở Nghệ Tĩnh là điểm nóng để duy trì ngọn lửa đó. Dưới ngọn cờ Cần Vương của Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn; hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu đã có biết bao thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh quyết chí ra đi cứu nước. Đầu thế kỷ XX có nơi nào nhiều thanh niên xuất dương tìm đường cứu nước như Nghệ Tĩnh. Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Nghệ Tĩnh quyết chí đi tìm đường cứu nước lúc bấy giờ là Nguyễn Tất Thành. Tiếp đến lớp lớp thanh niên Nghệ Tĩnh lần lượt qua Thái Lan đến trại Cày của cụ Đặng Thúc Hứa rồi sang Quảng Châu, Hương Cảng. Đó là những chiến sỹ cách mạng tiêu biểu sau này như Trần Phú, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu, Trương Vân Lĩnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Phùng Chí Kiên…
Những thanh niên trí thức này đã sớm đến với Chủ nghĩa Mác Lê nin, với cách mạng tháng Mười Nga, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dìu dắt, giáo dục đã trở thành những chiến sỹ cộng sản những hạt giống đỏ cho cách mạng Việt Nam.
Một lực lượng thanh niên Nghệ Tĩnh do điều kiện và hoàn cảnh lúc bấy giờ không xuất dương được đã không quản ngại gian khổ khó khăn lăn lộn với phong trào tự mình tìm hiệu sách báo tiến bộ, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng ngay trên quê hương. Đó các chị Nguyễn Thị Quang Thái, các anh Nguyễn Sỹ Sách, Trần Hữu Thiều, Lê Mao, Nguyễn Tiềm, Nguyễn Châu, Hoàng Khoái Lạc… Một số thanh niên yêu nước ở 2 làng Dương Xuân, Yên Xuân  (phủ Anh Sơn) đã góp vốn mở hiệu buôn Yên Xuân để tập hợp những người yêu nước có chí hướng làm cách mạng. Để che mắt kẻ thù họ vừa buôn bán vừa hoạt động. Những thanh niên trí thức ở Vinh – Bến Thuỷ và các vùng lân cận đã lập nên tổ chức Phục Việt tiền thân của Đảng Tân Việt ở bến đò Trai. Hội Ái Hữu được lập nên ở làng Phù Việt Thạch Hà… Đó chính là những tổ chức yêu nước đã tập hợp những thanh niên có chí hướng làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Ảnh hưởng cuộc cách mạng tháng Mười Nga, những hoạt động của Quốc tế cộng sản, ảnh hưởng những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những học trò của Người ở Quảng Châu đã tác động trực tiếp vào lực lượng thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh do đó những năm 1925 trở đi các tổ chức Tân Việt, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã phát triển mạnh. Năm 1929 những hạt nhân tiêu biểu của hai tổ chức trên đã thống nhất hành động và chí hướng dẫn đến sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng ở Nghệ Tĩnh. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và là lực lượng nồng cốt trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh .
2- Thanh niên lực lượng nòng cốt, tiên phong trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Tháng 2 năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Ở Nghệ Tĩnh các chi bộ cơ sở khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ, một số vùng nông thôn tiêu biểu ở Anh Sơn, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đức Thọ, Can Lộc cũng ra đời và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đầu tranh. Lực lượng tiền phong trong các cuộc đấu tranh chính là thanh niên trong các nhà máy, trường học, làng xã. Chỉ tính từ tháng 3 năm 1930 đến tháng 10 năm 1931 ở Nghệ Tĩnh đã diễn ra 1.080 cuộc đấu tranh trong đó lực lượng thanh niên là nòng cốt.
Cùng với cuộc đấu tranh của 1200 Công Nông Vinh - Bến Thuỷ, ngày 1-5-1930 tại trường tiểu học Pháp- Việt ở Thanh Chương hơm 100 học sinh đã mít tinh diễu hành chống lại chính sách cai trị của thực dân Pháp. Trong cuộc biểu dương lực lượng tại khu công nghiệp Vinh Bến Thuỷ trong ngày 1-5-1930 lực lượng tiên phong là thanh niên trong các nhà máy, làng xã đã hô vang khẩu hiểu đấu tranh, dương cao cờ đỏ búa liềm trước mũi súng kẻ thù. Gương hy sinh anh dũng của các anh Nguyễn Đôn Nhoãn, Trần Cảnh Bình và 7 người khác đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh mở đầu cho phong trào công nông Nghệ Tĩnh.
Trường quốc học Vinh nơi có trên 500 thanh niên học sinh thế hệ tri thức tương lai của cả 2 tỉnh Nghệ - Tĩnh đang học tập đã bí mật truyền bá những tài liệu cách mạng như thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu, tài liệu tuyên truyền của tổ chức Tân Việt, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga… Họ đã tổ chức những cuộc bãi khoá, diễn thuyết đấu tranh đòi đưa môn học lịch sử dân tộc vào chính khoá, bỏ lối học nhồi sọ nô dịch, chống khủng bố đàn áp công nông Vinh - Bến thuỷ…Trước làn sóng đấu tranh của lực lượng thanh niên học sinh, thực dân Pháp và bộ máy cai trị phong kiến tay sai ở nghệ Tĩnh đã dùng thủ đoạn đóng cửa trường Quốc học Vinh và đuổi tất cả học sinh về quê hương bản quán.
Mặc dù bị đuổi học, nhưng đây chính là lực lượng nòng cốt để tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng công nông. Nhiều thanh niên học sinh xin vào làm việc trong các nhà máy ở Vinh, Bến Thuỷ, số nữa về tham gia các hoạt động xã hội ở nông thôn. Vì thế mà trong năm 1929 các tổ chức cách mạng ở Nghệ Tĩnh phát triển mạnh nhất là các địa phương như Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Diễn Châu, Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc…
Đầu năm 1930 hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Vinh - Bến Thuỷ đã thành lập các chi bộ Đảng cộng sản. Dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ, nhiều thanh niên ưu tú có trình độ văn hóa được kết nạp vào Đảng và được bí mật cử về các làng xã có phong trào đấu tranh mạnh để tuyên truyền giác ngộ nông thôn phát triển tổ chức Đảng và xây dựng các lực lượng đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông hội. Trong thời gian này ở nơi nào có tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng phát triển mạnh thì ở nơi đó có phong trào đấu tranh liên tục, quy mô đấu tranh ngày càng mạnh cả về lực lượng và khẩu hiệu, mục tiếu đấu tranh. Chẳng hạn như ở huyện Thanh Chương, sau cuộc đấu tranh của học sinh trường Pháp Việt ở chợ Rộ, cuộc đấu tranh của nông dân Hạnh Lâm trong ngày 1-5-1930, tiếp đến cuối tháng 8-1930 đã có trên 30 cuộc đấu tranh ở các làng xã, tổng. Đặc biệt là cuộc đấu tranh của 20.000 nông dân trong toàn huyện nổ ra từ chiều 31/8 đến ngày 1/9/1930. Nông dân ở các tổng bên tả ngạn sông Lam đã vượt sông tràn sang cùng nông dân các tổng Hạnh Lâm, Võ Liệt bao vây huyện đường, trại lính, giải thoát tù chính trị. Người thanh niên đi đầu trong cuộc đấu tranh oanh liệt này đã hy sinh anh dũng lúc ở tuổi 20. Đó là anh Nguyễn Công Thường đã dũng cảm chèo thuyền đưa quần chúng vượt sông bị kẻ thù xã súng giết hại. Quần chúng đã biến căm thù thành ý chí đấu tranh , biến đám tang của anh thành cuộc biểu dương lực lượng, biến những cuộc truy điệu anh và những người đã hy sinh trong cuộc đấu tranh 1/9 thành nhiều cuộcđấu tranh khác suốt trong tháng 9/1930. Trong phong trào đấu tranh quyết liệt này cho đến tháng 10-1930 ở Thanh Chương đã có 549 hội viên thanh niên cộng sản đoàn chiếm lực lượng đa số trong các đoàn thể cách mạng ở địa phương lúc bấy giờ. Trong số 270 đảng viên cộng sản lúc đó ở Thanh Chương lực lượng thanh niên chiếm phần lớn.
Từ tháng 5-1930 đến tháng 10-1930 ở nghệ Tĩnh có trên 755 cuộc đấu tranh lớn thì lực lượng lãnh đạo, xung kích, đưa yêu sách, diễn thuyết, bảo vệ quần chúng đấu tranh, truy bắt kẻ thù… đều do lực lượng thanh niên đảm nhận. Sau tháng 9 do yêu cầu bảo vệ lực lượng quần chúng và bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền xô viết, lực lượng tự vệ đỏ ra đời. Chính thanh niên là lực lượng nòng cốt trong tự vệ đỏ. Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các nhà máy, làng xã như công hội, nông hội, chính quyền xô viết ( thôn bộ nông, xã bộ nông ) cho đến bí thư chấp hành các chi bộ, đảng bộ đều do thanh niên đảm nhận. Khi chính quyền xô viết quản lý toàn bộ công việc ở các làng xã thì thanh niên là lực lượng đi đầu trong các phong trào luyện tập quân sự , an ninh trật tự bảo vệ làng xóm, trấn áp kẻ thù, sản xuất tập thể, thu ruộng đất thóc lúa nhà giàu, dạy các lớp học quốc ngữ, xoá mù chữ, thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan… đều do thanh niên đi đầu thực hiện.
Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lực lượng thanh niên không những là hạt giống đỏ ngay từ đầu nhen nhóm phong trào, tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh, lực lượng đi đầu trong phong trào, bảo vệ, duy trì và phát huy thành quả của phong trào.
Xô Viết Nghệ Tĩnh, sự kiện cách mạng tiêu biểu của Đảng, của dân tộc mãi mãi in đẫm dấu son trong lịch sử. Có biết bao tấm gương tiêu biểu khí phách cách mạng làm rạng danh Xô Viết Nghệ Tĩnh cho thế hệ con cháu mãi mãi noi theo. Đó là những chiến sỹ cộng sản lãnh đạo Xứ uỷ Trung Kỳ, các Tỉnh Đảng bộ Vinh - Bến Thuỷ, Nghệ An, Hà Tĩnh bộ tham mưu của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Các đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Viết Thuật, Trần Hữu Thiều, Lê Mao, Nguyễn Tiềm, Nguyễn Châu… là những chiến sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh xuất dương đã anh dũng hy sinh trước mũi súng quân thù khi tuổi đời mới ngoài 20. Noi gương các đồng chí lãnh đạo phong trào ,lực lượng thanh niên trưởng thành trong ngọn lửa đấu tranh ở cả 2 tỉnh lúc bấy giờ còn phải kể đến hàng trăm, hàng ngàn tấm gương tiêu biểu khác. Chúng ta chỉ cần nhắc tới một vài gương sáng như đồng chí Trần Hữu Doanh ở Thanh Chương và Nguyễn Huy Lung ở Can Lộc. Trần Hữu Doánh người con tiêu biểu của vùng quê Cát Ngạn Thanh Chương nơi đã đi đầu trong phong trào Xô Viết có cuộc đấu tranh khổng lồ của trên 2 vạn nông dân ngày 1-9-1930. Trong gia đình có 3 anh em đều tham gia phong trào và cùng bị thực dân Pháp cầm tù ở Lao Bảo khi phong trào bị đàn áp. Sau cuộc biểu tình ở Thanh Chương ngày 30-6-1930, Trần Hữu Doánh thành lập hộit hanh niên tại trại Cày khe trường thu hút 30 thanh niên tham gia. Đây là lực lượng nòng cốt của phong trào cách mạng ở tổng Cát Ngạn. Hội Thanh niên Cát Ngạn đã được giác ngộ lý tưởng cách mạng, luyện tập quân sự, là nơi liên lạc giữa huyện uỷ Thanh Chương và các tổ chức Đảng cơ sở. Từ một thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cách mạng đi đầu trong các cuộc đấu tranh đã trở thành một uỷ viên tỉnh uỷ.
Sau những năm tháng phong trào cách mạng bị đàn áp khủng bố, Trần Hữu Doánh đã len lỏi chắp nối lại tổ chức Đảng ở cơ sở để duy trì phong trào cho mãi tới tháng 4-1945 trong chuyến đi công tác chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền đồng chí bị sa vào tay giặc và đã anh dũng hy sinh. Can Lộc vùng quê tiêu biểu trong phong trào Xô Viết ở Hà Tĩnh đã sinh ra đồng chí Nguyễn Huy Lung. Anh là học sinh của đồng chí Trần Phú, Hà Huy Tập tại trường cao Cao Xuân Dục ở Vinh từ năm 1924 – 1925. Khi Đảng cộng sản được thành lập anh trở thành người đảng viên ưu tú, người bí thư chi bộ thị xã Hà Tĩnh. Khi phong trào đấu tranh đang dân glên sôi nổi khắp các địa phương ở Hà Tĩnh thì anh bị sa vào tay giặc. Trong nhà tù đế quốc anh vẫn giữ vững chí khí chiến đấu cho lý tưởng cách mạng. Anh đã hy sinh trong cuộc đấu tranh ở nhà tù tháng 12-1931 khi vừa tròn 23 tuổi.
3- Tổ chức đoàn thanh niên ra đời và phát triển trong phong trào Xô Viết nghệ Tĩnh:
Đầu năm 1930 khi phong trào đấu tranh của quần chúng công nông Nghệ Tĩnh ngày càng phát triển đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Trước tháng 3 năm 1930 nghĩa là trước khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ở Nghệ An đã có chi bộ Đông Dương cộng sản đảng ra đời. Khi đông dương cộng sản đảng ra đời đã tập hợp lực lượng quần chúng được giác ngộ cách mạng sẵn sàng đi theo Đảng ngày càng đông. Chính vì vậy mà sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã sớm phát triển kẻ cả đảng viên và tổ chức đảng ở Nghệ Tĩnh.
Ngoài những đảng viên chính thức của đảng, lực lượng trẻ được trưởng thành trong đấu tranh cũng sớm được tập hợp trong tổ chức công hội đỏ, nông hội đỏ ở Nghệ an và hà Tĩnh. Một số địa phương có phong trào cách mạng mạnh như Thanh Chương, Can Lộc thanh niên được tổ chức riêng để hoạt động. Tháng 6-1930 hội thanh niên được ra đời ở Thanh Chương dưới hình thức lập trại Cày ở Khe Trường. Tháng 9-1930 ở nhiều làng xã chính quyền xô viết ra đời thì mọi tầng lớp nhân dân cũng hình thành các đoàn thể quần chúng đựa trên cơ sở các hội như hội cứu tế, hội cày, hội dệt vải… Từ những hoạt động của các hội trên khi tổ chức cơ sở đảng ra đời nhất là chính quyền xô viết được thành lập đã chuyển thành đoàn thể quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong các đoàn thể cách mạng đó đoàn thanh niên được ra đời sớm hơn cả. Các huyện như Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Anh Sơn ở Nghệ An, Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn ở Hà Tĩnh các cuộc đấu tranh của quần chúng diễn ra cuối năm 1930 đã có đoàn thanh niên làm nòng cốt.
Trong báo cáo nội bộ của cấp uỷ Trung kỳ gửi Trung ương Đảng ngày 27-12-1930 tổ chức đoàn thanh niên cách mạng đã có số liệu như sau:
Tổng số hội viên tham gia tổ chức đoàn thanh niên cách mạng là 941 người.
  • Nghệ an hội thanh niên mới chỉ có 3 huyện có số liệu cụ thể gồm Nam Đàn 641 hội viên, 4 liên xã có tổ chức đoàn trong nông hội đỏ . Thanh Chương có 78 hội viên sinh hoạt trong 4 tổ. Anh Sơn có 35 hội viên sinh hoạt trong 3 tổ.
  • Vinh - Bến Thuỷ: tổ chức thanh niên chưa tách ra thành đoàn thể độc lập mà tổ chức hoạt động nòng cốt trong công hội đỏ, nông hội đỏ.
  • Hà Tĩnh: chưa hình thành tổ chức đoàn một cách rõ nét nhưng trong nông hội đỏ đã có hướng hoạt động cho thanh niên, trong đó có 122 hội viên liên hệ hoạt động trong 7 tổ theo địa bàn tổng, huyện. Cấp uỷ Đảng chỉ đạo mọi hoạt động của đoàn (Số liệu ở kho lưu trữ Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh).
Như vậy qua thực tiễn phong trào cách mạng chung của cả nước và trên địa bàn Nghệ Tĩnh nói riêng một yêu cầu cấp bách là đảng cộng sản phải tập hợp lực lượng thanh niên trong một tổ chức riêng của họ để hướng mọi hoạt động của thanh niên theo mục tiêu cách mạng của dân tộc mà Đảng cộng sản đương dương cao ngọn cờ lãnh đạo. Đây là lực lượng nòng cốt là cánh tay phải của Đảng.
Trong án nghị quyết của hội nghị Trung ương toàn thể lần thứ 2 ( 3/1931 ) do đồng chí Trần Phú, tổng bí thư chủ trì tại Sài Gòn đã ghi trong phần 3 nhiệm vụ cấn kíp mục D ghi rõ: “ Cần kíp tổ chức ra cộng sản thanh niên đoàn ” (Những sự kiện lịch sử đảng; tập I nhà xuất bản Hà Nội 1976; trang 244).  Nghị quyết còn nhấn mạnh: “ Vấn đề tổ chức cộng sản thanh niên đoàn cần kíp đánh tan các thái độh ững hò, lãnh đạm với vấn đề đó. Lập tức các đảng bộ địa phương phải mau mau tổ chức những uỷ viên tổ chức ra đoàn. Đốc xuất cho chi bộ tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của đoàn và phải chỉ đạôch các chi bộ mới thành lập của đoàn bắt đầu hoạt động trong quần chúng thanh niên, đem những khẩu hiệu của thanh niên mà hiệu quần chúng. Trong mọtt hời gian ngắn ngủi tới đảng bộ các địa phương phải gây cho ra cơ sở đoàn. Các chi bộ đoàn phải chỉ huy cho cán bộ thanh niên trong công nông hội và khẩn trương tranh đấu của quần chúng thanh niên lao động ” .
Thực hiện nghị quyết của Trung ương, án nghị quyết của Xứ uỷ Trung kỳ tại khuyếch đại hội nghị từ ngày 22 đến 29/4/1931 ghi rõ: “ Thanh niên cộng sản đoàn ở nghệ An mới bắt đầu tổ chức thành chi bộ đoàn song cũng mới lặt ở Đảng ra thôi. Còn các nơi khác chưa hề làm đến. Nhiệm vụ tổ chức đoàn cũng là một việc quan trọng mà thái độ của Đảng rất hững hờ là vì không nhận rõ cái lực lượng cách mạng của thanh niên vô sản và thanh niên lao động. Đoàn không có nhiệm vụ lãnh đạo cho toàn thể vô sản giai cấp như Đảng cho nên điều kiện vào đoàn rộng rãi hơn. Chỉ kéo những đồng chí ít tuổi vào đoàn cũng không đủ lại phải tổ chức ngay cho thanh niên ở ngaòi vào chi bộ nữa ”(Tư liệu trong hồ sơ Xứ uỷ Trung Kỳ lưu tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh).
Về hệ thống tổ chức đoàn ở cơ sở, nghị quyết Xứ uỷ Trung kỳ ghi cụ thể:
  1. Ở mọi cấp bộ đảng phải kiếm lấy 3 người đa số là công nhân nông nghiệp và bần nông (ở các khu uỷ thì toàn thể là công nhân ) để lập ban uỷ viên tổ chức thanh niên cộng sản đoàn.
  2. Ở mỗi chi bộ phải lặt những đảng viên dưới 23 tuổi trừ người giữ việc quan trọng và kiếm thêm người thanh niên lập ngay chi bộ đoàn.
  3. Trong một huyện mà có 3 chi bộ đoàn thì các chi bộ cử đại biểu thành lập ngày huyện uỷ đoàn, thành lập các Tỉnh uỷ, Xứ uỷ đoàn cũng thế.
  4. Khi đã có đoàn bộ rồi thì lập tức làm cho đoàn có sinh hoạt độc lập đẻ họ đi thành lập các đoàn bộ ở các ơi chưa có. Nếu đoàn ra báo thì rất hay (Số liệu lưu trữ tại bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh).
Thực hiện nghị quyết của Đảng các cấp, cho đến tháng 4-1931,h ầu hết các huyện, các xã, các tổng ở trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh - Bến Thuỷ đã có tổ chức đoàn thanh niên do các cấp uỷ đảng trực tiếp lãnh đạo. Đặc biệt những nơi đã thành lập được chính quyền xô viết tổ chức đoàn đã hoạt động một cách sôi nổi, công khai.
Các tỉnh uỷ đều cử những uỷ viên chấp hành hăng hái, sôi nổi sang phụ trách công tác đoàn trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của đoàn thanh niên. Tỉnh uỷ Nghệ An cử đồng chí Phan Đình đồng, tỉnh uỷ Hà Tĩnh cử đồng chí Hoàng Mạnh Khang đều là những đồng chí Tỉnh uỷ viên trẻ tuổi, hăng hái với phong trào quần chúng sang trực tiếp phụ trách công tác đoàn .
Hầu hết số hội viên thanh niên đã gia nhập tổ chức đoàn từ trước cho đến khi có nghị quyết Trung ương thành lập đoàn đều tiếp tục gia nhập đoàn và đã trở thành những cán bộ đoàn nòng cốt ở cơ sở. Trong phong trào đấu tranh, lực lượng thanh niên càng tỏ rõ ý chí tiền phong gương mẫu là đội hậu bị để phấn đấu trở thành đảng viên cộng sản.
Theo số liệu chưa đầy đủ hết các địa phương, tháng 4-1931 ở Nghệ An gồm 8 huyện số hội viên thanh niên đã có 2079 người, hội viên thanh niên trong các trường học ở Vinh là 65 người. ở Hà Tĩnh phong trào cách mạng năm 1931 phát triển mạnh một mặt do kẻ thù chưa ra tay đán áp như ở Nghệ An mặt khác quần chúng mới được phát động nên hội viên thanh niên phát triển mạnh. Trong 4 huyện đã có tới 2116 hội viên .
                                                                                                                          Nguyễn Xuân Các - Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét