Chân tướng đối phương trên chiến trường Khu 5
QĐND
QĐND - Với phương châm “biết địch biết ta”, đội ngũ cán bộ địch vận các đơn vị thuộc chiến trường Liên khu 5 đã phác họa những nét chân dung cơ bản về đối tượng sĩ quan Quân đội Sài Gòn nhằm phục vụ cho cuộc chiến “tâm công” vào hàng ngũ đối phương. Tư liệu dưới đây đề cập tới các viên tướng thuộc Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, việc khai thác được tiến hành vào thời điểm tháng 12-1973.
Lính dù “chết hụt” ở Điện Biên Phủ
Viên Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng xuất thân trong một gia đình điền chủ giàu có ở tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre), tháng 11-1953 Trưởng tình nguyện đi lính cho Pháp, sau đó được cho đi học sĩ quan. Là sĩ quan gốc lính dù do Pháp đào tạo, năm 1954 Trưởng đã được chuyển ra Bắc bổ sung cho Tiểu đoàn 5 nhảy dù - một đơn vị lính ngụy sừng sỏ thời đó. Thật không may, lúc đó quân Pháp ở Điện Biên Phủ đang có nguy cơ bị tiêu diệt và khi Trưởng ra tới ngoài Bắc thì hai phần ba Tiểu đoàn dù 5 đã được ném xuống lòng chảo Điện Biên. Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, người Pháp thua trận, Trưởng may mắn sống sót và được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn dù còn sót lại. Khi Tiểu đoàn dù 5 được lệnh chuyển vào Nam, Ngô Quang Trưởng lại được coi như một viên sĩ quan trẻ “dày dạn trận mạc”, từng “chết hụt” ở lòng chảo Điện Biên… Cứ thế, đường binh nghiệp của viên sĩ quan dù này tiếp tục trở nên hanh thông. Năm 1964, Trưởng là Thiếu tá, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn dù 5, đầu năm 1966 được thăng cấp Đại tá và làm Lữ trưởng Lữ dù.
Sau khi tham gia vụ đàn áp Phật giáo, tháng 6-1966, Trưởng được điều sang làm Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh. Tháng 2-1967, Trưởng được thăng cấp Chuẩn tướng. Sau sự kiện Mậu Thân 1968, Sư đoàn 1 do Trưởng làm Tư lệnh được Mỹ trang bị vũ khí tối tân, được huấn luyện chiến thuật mới nhằm phô trương thanh thế. Nhờ vậy, hình ảnh “cần mẫn” của Trưởng luôn cặp kè cùng các chuyên viên huấn luyện Mỹ và gây tiếng vang lớn trên báo chí cũng như dư luận Sài Gòn. Viên Tư lệnh sư đoàn đã được đặc cách thăng cấp Thiếu tướng, trở thành một viên Tư lệnh “tài ba” nắm giữ Sư đoàn “Anh cả đỏ” của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Năm 1971, Trưởng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 thuộc Vùng 4 Chiến thuật. Tháng 4 năm sau, Trưởng được điều ra làm Tư lệnh Quân đoàn 1 và sau đó được thăng cấp Trung tướng.
Theo tù hàng binh cung cấp và qua dư luận báo chí Sài Gòn, ở thời điểm cuối năm 1973, Ngô Quang Trưởng được coi là một viên tướng “xông xáo”, hăng tác chiến, được sĩ quan dưới quyền và binh sĩ kính nể, được Tổng thống Thiệu tin dùng. Cũng có thông tin sở dĩ viên tướng 3 sao này được nhanh cất nhắc và thường được giao những nhiệm vụ quan trọng còn do Trưởng luôn coi phu nhân Tổng thống là “người nhà”.
“Thành đạt” hơn anh trai
Tư lệnh phó Quân đoàn 1 Lâm Quang Thi sinh năm 1932, quê ở Bạc Liêu, đi lính tháng 10-1950 và tốt nghiệp Khóa 3 Trường Võ bị Đà Lạt. Là lính gốc binh chủng pháo binh.
Sau khi tốt nghiệp, Thi được cho đi học pháo binh ở Pháp, sau đó về chỉ huy pháo binh cho quan thầy trong các năm từ 1946-1954. Năm 1963, với quân hàm Trung tá, Thi được điều về Bộ tư lệnh Pháo binh, sau đó làm Phụ tá hành quân ở Tiền Giang. Hai năm sau, khi ở tuổi 33, Thi được phong Đại tá, Tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh; năm 1967 được phong Chuẩn tướng.
Cũng thuộc phe cánh, “người nhà” của Nguyễn Văn Thiệu nên trong năm 1969 Thi được phong Thiếu tướng và về làm Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt từ 1969-1972. Sau đó, người về thay Lâm Quang Thi ở vị trí Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt (từ tháng 3-1972 cho tới ngày thất thủ Sài Gòn) lại chính là anh trai Thi - Thiếu tướng Lâm Quang Thơ - trước đó Thơ đang là Tư lệnh Sư đoàn 18 bộ binh.
Thi được thăng cấp Trung tướng năm 1972 và được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Quân đoàn 1 kiêm Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1. Theo khai báo của tù binh, Thi là người tính tình nóng nảy, mặc dù là lính gốc binh chủng pháo binh nhưng lại khá dày dạn, có nhiều kinh nghiệm chiến trường và trình độ tham mưu được quan thầy đánh giá đạt mức khá.
Tướng “xây dựng nông thôn”
Tư lệnh phó Quân đoàn 1 Huỳnh Văn Lạc sinh năm 1927, quê ở Nam Định. Lạc xuất thân từ một thiếu sinh quân rồi đi lính cho Pháp từ năm 1947, sau đó được cử đi học sĩ quan tại Trường Sĩ quan Huế.
Năm 1957, Lạc đã là Trung tá, Tư lệnh Lữ đoàn liên minh phòng vệ Tổng thống, hai năm sau được giao chức Tỉnh trưởng tỉnh Kiến Giang. Năm 1961 Lạc được phong Đại tá và được cử làm Đặc ủy viên phụ trách kế hoạch bình định ở Vùng 3 chiến thuật; năm 1966 là Tổng ủy viên xây dựng nông thôn, sau đó là Thứ trưởng xây dựng nông thôn. Hai năm sau, Huỳnh Văn Lạc được phong Chuẩn tướng và vẫn làm Thứ trưởng xây dựng nông thôn. Tới năm 1970, khi ở tuổi 43, Lạc nhận lon Thiếu tướng và được giao làm Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Quang Trung - một Trung tâm làm nhiệm vụ “san sẻ” gánh nặng đào tạo sĩ quan cho các Trường bộ binh, nơi các khóa sinh phải trải qua khóa học 9 tuần trước khi được đào tạo tại các trường sĩ quan.
Năm 1973, Huỳnh Văn Lạc leo lên chức Tư lệnh phó Quân đoàn 1. Viên tướng này có khuôn mặt gầy gò, khắc khổ và luôn tỏ ra là một người kín đáo.
Lính dù “chết hụt” ở Điện Biên Phủ
Ngô Quang Trưởng khi đang là Trung tướng, Tư lệnh Quân đoàn 1 của Quân đội Sài Gòn. Ảnh tư liệu
|
Sau khi tham gia vụ đàn áp Phật giáo, tháng 6-1966, Trưởng được điều sang làm Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh. Tháng 2-1967, Trưởng được thăng cấp Chuẩn tướng. Sau sự kiện Mậu Thân 1968, Sư đoàn 1 do Trưởng làm Tư lệnh được Mỹ trang bị vũ khí tối tân, được huấn luyện chiến thuật mới nhằm phô trương thanh thế. Nhờ vậy, hình ảnh “cần mẫn” của Trưởng luôn cặp kè cùng các chuyên viên huấn luyện Mỹ và gây tiếng vang lớn trên báo chí cũng như dư luận Sài Gòn. Viên Tư lệnh sư đoàn đã được đặc cách thăng cấp Thiếu tướng, trở thành một viên Tư lệnh “tài ba” nắm giữ Sư đoàn “Anh cả đỏ” của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Năm 1971, Trưởng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 thuộc Vùng 4 Chiến thuật. Tháng 4 năm sau, Trưởng được điều ra làm Tư lệnh Quân đoàn 1 và sau đó được thăng cấp Trung tướng.
Theo tù hàng binh cung cấp và qua dư luận báo chí Sài Gòn, ở thời điểm cuối năm 1973, Ngô Quang Trưởng được coi là một viên tướng “xông xáo”, hăng tác chiến, được sĩ quan dưới quyền và binh sĩ kính nể, được Tổng thống Thiệu tin dùng. Cũng có thông tin sở dĩ viên tướng 3 sao này được nhanh cất nhắc và thường được giao những nhiệm vụ quan trọng còn do Trưởng luôn coi phu nhân Tổng thống là “người nhà”.
“Thành đạt” hơn anh trai
Tư lệnh phó Quân đoàn 1 Lâm Quang Thi sinh năm 1932, quê ở Bạc Liêu, đi lính tháng 10-1950 và tốt nghiệp Khóa 3 Trường Võ bị Đà Lạt. Là lính gốc binh chủng pháo binh.
Sau khi tốt nghiệp, Thi được cho đi học pháo binh ở Pháp, sau đó về chỉ huy pháo binh cho quan thầy trong các năm từ 1946-1954. Năm 1963, với quân hàm Trung tá, Thi được điều về Bộ tư lệnh Pháo binh, sau đó làm Phụ tá hành quân ở Tiền Giang. Hai năm sau, khi ở tuổi 33, Thi được phong Đại tá, Tư lệnh Sư đoàn 9 bộ binh; năm 1967 được phong Chuẩn tướng.
Cũng thuộc phe cánh, “người nhà” của Nguyễn Văn Thiệu nên trong năm 1969 Thi được phong Thiếu tướng và về làm Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt từ 1969-1972. Sau đó, người về thay Lâm Quang Thi ở vị trí Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt (từ tháng 3-1972 cho tới ngày thất thủ Sài Gòn) lại chính là anh trai Thi - Thiếu tướng Lâm Quang Thơ - trước đó Thơ đang là Tư lệnh Sư đoàn 18 bộ binh.
Thi được thăng cấp Trung tướng năm 1972 và được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Quân đoàn 1 kiêm Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1. Theo khai báo của tù binh, Thi là người tính tình nóng nảy, mặc dù là lính gốc binh chủng pháo binh nhưng lại khá dày dạn, có nhiều kinh nghiệm chiến trường và trình độ tham mưu được quan thầy đánh giá đạt mức khá.
Tướng “xây dựng nông thôn”
Tư lệnh phó Quân đoàn 1 Huỳnh Văn Lạc sinh năm 1927, quê ở Nam Định. Lạc xuất thân từ một thiếu sinh quân rồi đi lính cho Pháp từ năm 1947, sau đó được cử đi học sĩ quan tại Trường Sĩ quan Huế.
Năm 1957, Lạc đã là Trung tá, Tư lệnh Lữ đoàn liên minh phòng vệ Tổng thống, hai năm sau được giao chức Tỉnh trưởng tỉnh Kiến Giang. Năm 1961 Lạc được phong Đại tá và được cử làm Đặc ủy viên phụ trách kế hoạch bình định ở Vùng 3 chiến thuật; năm 1966 là Tổng ủy viên xây dựng nông thôn, sau đó là Thứ trưởng xây dựng nông thôn. Hai năm sau, Huỳnh Văn Lạc được phong Chuẩn tướng và vẫn làm Thứ trưởng xây dựng nông thôn. Tới năm 1970, khi ở tuổi 43, Lạc nhận lon Thiếu tướng và được giao làm Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Quang Trung - một Trung tâm làm nhiệm vụ “san sẻ” gánh nặng đào tạo sĩ quan cho các Trường bộ binh, nơi các khóa sinh phải trải qua khóa học 9 tuần trước khi được đào tạo tại các trường sĩ quan.
Năm 1973, Huỳnh Văn Lạc leo lên chức Tư lệnh phó Quân đoàn 1. Viên tướng này có khuôn mặt gầy gò, khắc khổ và luôn tỏ ra là một người kín đáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét