Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Tiểu đoàn Phú Lợi ra đời thể hiện tính chủ động đánh quân xâm lược Mỹ trên chiến trường Thủ Dầu Một (Bình Dương)


Tiểu đoàn Phú Lợi ra đời thể hiện tính chủ động đánh quân xâm lược Mỹ trên chiến trường Thủ Dầu Một (Bình Dương) 
* HÀ VĂN THĂNG (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Khi chiến lược ''chiến tranh đặc biệt''của đế quốc Mỹ đang trên đà bị phá sản, Đảng ta đã nhận đ?Nh Mỹ có khả năng sẽ chuyển từ chiến lược 'chiến tranh đặc biệt"sang chiến lược ''chiến tranh cục bộ, đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu sang trực tiếp tham chiến tại miền Nam nước ta. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (tháng 2-1963), đã dự đoán: Mỹ có khả năng đưa thêm quân vào đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt nam. Vì vậy, ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác và tích cực chuẩn bị sẵn sàng ứng phó nếu đế quốc Mỹ mạo hiểm mở rộng cuộc chiến tranh miền Nam thành chiến tranh cục bộ; tháng 1-1965, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ ba nêu cao quyết tấm đánh thắng chiến lược ''chiến tranh đặc biệt" mức cao nhất và chuẩn bị đối phó với chiến lược 'chiến tranh cục bộ"của đế quốc Mỹ. Tại hội nghị này, Trung ương Cục nhận định: "Việc đế quốc Mỹ đưa lực lượng quân chiến đ?U vào miền Nam có thể từ 50.000 đến 200.000 tên là một chính sách phiêu lưu táo bạo của chúng miền Nam, nhưng hành động đó có nhiều nhược điểm và sẽ gặp nhiều mâu thuẫn, chứ quyết không phải là một thế mạnh của bọn xâm lược
Trung ương Cục kết luận: Hơn lúc nào hết, cần phải kiên quyết đánh Mỹ, kiên quyết tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ ngụy quân, nhất là quân chủ lực, đó là điều kiện quyết định làm cho chiến lược ''chiến tranh đặc biệt"của địch bị thất bại hoàn thành đồng thời tăng khó khăn và nguy cơ thất bại nếu Mỹ chuyển sang chiến lược ''chiến tranh cục bộ'?
Hội nghị Trung ương Cục lần thìa là một sự klện lớn đánh dầu bước chỉ đạo quan trọng của Đảng bộ miền Nam về xác định và nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
I- Đảng bộ Thủ Dầu Một thành lập Tiểu đoàn lâm thời Phú Lợi
Quán triệt và chấp hành sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về phát triển bộ đội chủ lực trên chiến trường, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một quyết định chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của tỉnh. Tháng 1 1-1964, Tỉnh ủy quyết định tập trung các Đại đội 304, 306, 308 và Đại đội 4 trợ chiến hình thành lâm thời tiểu đoàn chủ lực cơ động của tỉnh (chưa có tiểu đoàn bộ). Tiểu đoàn chủ lực cơ động của tỉnh ra đời còn là yêu cầu khách quan phải có đơn vị mạnh để đối phó với những hoạt động, tác chiến ngày càng lớn của địch. Với vị trí là một chiến trường trọng điểm trên một địa bàn chiến lược, với truyền thống bất khuất của cha ông, kế thừa truyền thống của Chi đội 1, Trung đoàn 301, Tiểu đoàn 303, trước tình hình thuận lợi ngụy quân, ngụy quyền trong tỉnh đang suy yếu, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn khi quân viễn chinh Mỹ đang lăm le nhảy vào cứu nguy cho quân ngụy, trực tiếp xâm lược miền Nam, tuy chưa tuyên bố thành lập chính thức, nhưng tiểu đoàn đã mang trong mình nó sức mạnh chiến đấu của các Đại đội 304, 306, 308 và Đại đội trợ chiến, những đơn vị đã trưởng thành, được rèn luyện, thử thách trong khói lửa chiến tranh, đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Vừa được hình thành, Ban chỉ huy lâm thời lao ngay vào công tác giáo dục chính trị và tổ chức huấn luyện quân sự. Về chính trị, cán bộ, chiến sĩ được học bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ còn được học tập về tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong tỉnh, trong toàn Miền và cả nước ở thời điểm chiến lược ''chiến tranh đặc biệt'' của Mỹ đã thất bại và chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' sắp bắt đầu. Một vấn đề rất cơ bản về chất lượng của đơn vị là hầu hết chiến sĩ trong tiểu đoàn đều đã qua chiến đấu, được tuyển chọn từ du kích xã và bộ đội huyện. Cán bộ đại đội, tiểu đoàn đã tham gia chiến đấu chống Pháp, có bản lĩnh chiến đấu vững vàng. Là người địa phương, trưởng thành trong phong trào đấu tranh một mất một còn với địch, nên cán bộ, chiến sĩ am hiểu địch, đặc biệt là thông thạo địa hình. Đây là chỗ mạnh rất cơ bản của đơn vị, đồng thời là đặc điểm mà các đơn vị chủ lực của khu, của Miền không thể có được. Về chiến thuật, qua học tập chiến lệ, cán bộ trao đổi rút kinh nghiệm các hình thức chiến thuật tập kích, phục kích, vận động phục kích, vận động tiến công kết hợp phòng ngự trong chống càn, đánh giao thông là những hình thức chiến thuật thích hợp với điều kiện, khả năng và cũng là sở trường của bộ đội tỉnh. Trong thực hành chiến thuật, công tác tổ chức chỉ huy, công tác hiệp đổng chiến đấu giữa các đại đội, các bộ phận được đặc biệt nhấn mạnh. Tiểu đoàn chủ lực cơ động của tỉnh được hình thành là niềm tự hào chung của quân dân toàn tỉnh, là con chim đầu đàn của lực lượng vũ trang địa phương, nên từ cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đều góp sức cho đứa con yêu của mình mau lớn mạnh, trưởng thành. Đáp ứng lòng tin ấy, tiểu đoàn càng ra sức chuẩn bị mọi mặt để thực hiện bằng được ra quân đánh thắng trận đầu, xây dựng truyền thống: Đã đánh là tiêu diệt, ra quân là chiến thắng.
II- Tiểu đoàn Phú Lợi - Tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một chính thức được thành lập
Ngày 5-6-1965, Tiểu đoàn Phú Lợi chính thức được thành lập. Buổi lễ ra mắt chính thức của Tiểu đoàn Phú Lợi được tổ chức tại xóm Vườn Trầu, ấp Hố Nên, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát. Lễ đài được dựng lên giữa trang trống. Các Đại đội 304, 306, 308, Đại đội 4, các trung đội trinh sát, thông tin, vận tải và đội phẫu thuộc Tiểu đoàn bộ, quân phục mới, đội ngũ chỉnh tề được tập hợp trước lễ đài Các loại hỏa khí trung, đại liên, cối, ĐKZ giá thành hàng ngang trước đội hình. Cán bộ, chiến sĩ, những người vừa lập công oanh liệt trong các trận Đồng Sổ, Đồng Chèo, Quý Hiệp... nghiêm trang chờ đợi giờ phút chính thức khai sinh đơn vị. Hàng ngàn đồng bào thuộc các ấp xã Long Nguyên và đại diện các xã Thanh An, Thanh Tuyền, Kiến An, Lai Hưng cũng đến chứng kiến buổi lễ, chia vui với tiểu đoàn. Đại diện cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận huyện, xã đều có mặt. Trong quang cảnh tình nghĩa quân dân thắm thiết, đồng chí Trần Ruốc Ân, Tỉnh đội trưởng Thủ Dầu Một bước lên lễ đài long trọng đọc quyết định thành lập Tiểu đoàn Phú Lợi của Bộ Chỉ huy quân khu miền Đông. Đồng chí Lưu Vĩnh Trường (tức Hai Thành) quyền chính trị viên tỉnh đội lên đọc diễn văn nói về ý nghĩa ra đời của Tiểu đoàn Phú Lợi, trách nhiệm của tiểu đoàn trước cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân trong tỉnh và động viên, cổ vũ tiểu đoàn tiến lên lập những chiến công to lớn hơn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Tiểu đoàn đã hình thành từ tháng 11-1964, nhưng ngày 5-6-1965 mới thực sự là ngày chính thức khai sinh tiểu đoàn. 7 tháng qua là thời kỳ dự bị - thời kỳ tập dượt để có ngày lịch sử này. Thời kỳ dự bị đã tiêu diệt được đại đội, tiểu đoàn địch thì sau ngày khai sinh chính thức, các chiến sĩ Tiểu đoàn Phú Lợi với những kinh nghiệm chiến đấu đã có, tin tướng sẽ lập công xuất sắc hơn. Tiểu đoàn Phú Lợi chính thức ra đời trong một khung cảnh đầy bom đạn ác liệt của cuộc ''chiến tranh cục bộ'' mà Mỹ vừa triển khai. Mỹ muốn nhanh chóng tạo ra ưu thế về tương quan lực lượng trên chiến trường Thủ Dầu Một, dùng quân viễn chinh Mỹ và bom đạn tiêu diệt căn cứ kháng chiến và lực lượng vũ trang ta, dùng quân ngụy đẩy mạnh ''bình định'', giành dân, thiết lập phòng tuyến an ninh từ xa bảo vệ Sài Gòn. Cường độ chiến tranh tăng lên đột ngột. Trong bối cảnh đó, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ huy tỉnh đội, ngoài việc chỉ đạo phong trào kháng chiến trong toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo Tiểu đoàn Phú Lợi nhanh chóng ổn định tổ chức biên chế, kịp thời ứng phó với tình hình mới, bảo vệ thành quả cuộc kháng chiến. Quân số tiểu đoàn sau bổ sung, củng cố có 500 cán bộ, chiến sĩ, gồm 4 đại đội và Tiểu đoàn bộ. Đại đội 304 đổi phiên hiệu thành Đại đội 1, Đại đội 306 đổi thành Đại đội 2, Đại đội 308 thành Đại đội 3 và Đại đội 4 trợ chiến. Tiểu đoàn bộ có các trợ lý tham mưu, chính trị, hậu cần và các trung đội trực thuộc gồm 1 trung đội trinh sát, 1 trung đội thông tin, 1 trung đội vận tải và 1 đội phẫu. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm các đồng chí: Phạm Văn Thuẫn: Tiểu đoàn trưởng; Trần Văn Châu: Chính trị viên; Trương Văn đảng, Nguyễn Văn Sinh, Phạm Văn Dầu: Tiểu đoàn phó. Đảng bộ tiểu đoàn tổ chức Đảng 2 cấp, có 5 chi bộ, 150 đảng viên. Đảng ủy tiểu đoàn gồm 7 đồng chí, do đồng chí Trần Văn Châu làm Bí thư Đảng ủy. Với tổ chức mới, với sức mạnh của một tiểu đoàn hoàn chỉnh, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn Phú Lợi càng ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi bản lĩnh, chuẩn bị và tạo thời cơ cho những trận chiến đấu mới.
III- Tóm tắt một số trận đánh của Tiểu đoàn Phú Lợi
1. Trận phục kích của Tiểu đoàn Phú Lợi tiêu diệt Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn B Sư đoàn 5 ngụy ngày 8-7-1965 tại ấp Suối Dứa
Lúc quân Mỹ mới vào, chủ yếu chúng lo xây dựng, củng cố chỗ đứng chân. Quân Mỹ vào, quân ngụy có chỗ dựa, ráo riết mở các cuộc ''hành quân an ninh'', tiếp tục thực hiện ''binh định'', gom dân lập ''ấp chiến lược, Cùng với những hoạt động, tác chiến của bộ đội huyện và du kích xã trong chống phá các cuộc hành quân càn quét, đánh phá giao thông địch, Ban chỉ huy tỉnh đội theo dõi, bám sát quy luật hoạt động của địch, tạo cơ hội cho Tiểu đoàn Phú Lợi ra quân đánh thắng trận đầu. Ở khu vực Dầu Tiếng, trên đường 14, đoạn Dầu Tiếng đi Thanh An, có tua Suối Dứa do 2 tiểu đội ngụy đóng giữ. Cứ mỗi lần du kích bao vây bắn tỉa, địch trong bót thường kêu cứu Sở chỉ huy Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 8 Sư đoàn 5 ngụy đóng ở thị trấn Dầu Tiếng đến giải tỏa. Nắm được quy luật đó, phương án tác chiến của trận phục kích tiêu diệt Tiểu đoàn cộng hòa ở Suối Dứa được hình thành. Đảng ủy hạ quyết tâm trận này phải tiêu diệt gọn tiểu đoàn địch. Ngoài ý nghĩa về quân sự tiêu diệt lớn sinh lực địch trong khi quân Mỹ mới vào làm chỗ dựa cho quân ngụy còn có ý nghĩa đây là trận đầu ra quân của tiểu đoàn sau khi thành lập chính thức. Sau khi bí mật hành quân, chiếm lĩnh trận địa theo phương án tác chiến, 6 giờ sáng ngày8-7-1965, theo kế hoạch đã hiệp đồng, du kích xã Thanh An nã từng loạt đạn vào lô cốt địch ở tua Suối Dứa. Tiếp sau đó, lại có những loạt đạn tiếp theo vào chốt của địch. Lúc này, vô tuyến điện của Tiểu đoàn Phú Lợi bắt được sóng kêu cứu của địch về Dầu tiếng. Địch đã sa vào kế ''điệu hổ ly sơn'' của tiểu đoàn. Lệnh sẵn sàng chiến đấu được truyền đến các bộ phận. Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 8 thuộc Sư đoàn 5 ngụy hùng hổ ra quân với những loạt pháo 105 ly bắn dọn đường. Đến Cầu Cát, địch chia làm 3 cánh đi theo đường và hai bên theo hình bậc thang. Khi tiểu đoàn địch lọt hẳn vào trận địa phục kích của ta, bộ phận đi đầu của địch chỉ còn cách trung đội chặn đầu của Đại đội 3 chừng vài chục mét, hai khẩu trung liên và đại liên lập tức nhả đạn. Các đại đội cả phía chính diện và đối diện bật dậy ném thủ pháo xung phong. Hai khẩu ĐKZ bắn tung hai tháp canh ở Cầu Cát, cùng lúc những quả đạn cối lao xuống trận địa pháo 105 ở Dầu Tiếng làm cho chúng không bắn được phát nào. Với 400 quả thủ pháo nổ liên hồi với những đường đạn bắn găm chính xác, tiểu đoàn địch lớp chết, lớp đầu hàng. Một số ít tên lợi dụng con suối nhỏ chạy tháo thân bơi qua sông Sài Gòn bị chết đuối, chỉ vài tên sống sót. Trận đánh diễn ra đúng 21 phút, tiểu đoàn địch hoàn toàn bị tiêu diệt, 49 tên bị bắt sống, ta thu nhiều vũ khí đạn dược. Trận Suối Dứa là trận đầu tiên tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn địch, là trận thu nhiều vũ khí, bắt sống nhiều tù binh, là trận đánh nhanh gọn, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh được cấp trên tặng thưởng cho tiểu đoàn Huân chương Quân công hạng ba.
2. Trận phản đột kích của Tiểu đoàn Phú Lợi ngày25-8-1966 tại Bông Trang - Lò Gạch
Trong lúc dừng chân ở căn cứ Bông Trang – Lò Gạch để nghỉ ngơi, củng cố sau những trận đánh liên tục, tiểu đoàn bị một tên phản bội ở địa phương ra chiêu hồi, chỉ điểm cho địch nơi đơn vị đang trú quân. Được tin đó, địch đã khẩn trương dùng lực lượng chủ yếu nhằm tiêu diệt Tiểu đoàn Phú Lợi là toàn bộ Lừ đoàn 1 Mỹ với hơn 100 xe tăng, thiết giáp và 20 phi vụ máy bay ném bom, trực thăng chở đổ quân cùng sự yểm trợ tối đa của 3 cụm pháo binh ở Phú Lợi, Lai Khê, Phước Vĩnh. Quân lực Quân đoàn 3 sử dụng Sư đoàn 18 trấn giữ vòng ngoài. Diễn biến trận đánh thực hiện đúng điều lệnh chiến đấu quân đội Mỹ theo chiến thuật đột phá kết hợp bao vây tiến công. Trận đánh do tư lệnh Lữ đoàn 1 Mỹ trực tiếp chỉ huy. Trong lúc Mỹ - ngụy khẩn trương triển khai kế hoạch hành quân thì Tiểu đoàn Phú Lợi ở căn cứ Bông Trang - Lò Gạch không hay biết chuyện gì, vẫn triển khai sinh hoạt học tập bình thường như mọi ngày. Nhưng có một điều tiểu đoàn không bao giờ xao lãng là bất kỳ trú quân nơi đâu đều chuẩn bị công sự, hầm hào chiến đấu chắc chắn, có phương án tác chiến tại chỗ chu đáo với nhiều giả định tình huống có thể xảy ra. Bắt đầu từ 5 giờ sáng ngày 25-8-1966, địch mở rộng tập kích đầu tiên vào nơi trú quân của tiểu đoàn Phú Lợi. Và suốt cả ngày 25-8, địch mở nhiều đợt tấn công với sự yểm trợ của pháo binh, máy bay, xe tăng, thiết giáp làm cho trận địa luôn rung chuyển, mịt mù khói lửa. Nhưng mỗi đợt tiến công đều bị Tiểu đoàn Phú Lợi đánh bật trở lại. Các chiến sĩ cơ động theo hầm hào, nhằm vào từng toán địch nã đạn, lúc chỗ này, lúc chỗ khác. Các chiến sĩ xạ thủ B.40 cơ động diệt xe tăng như hình với bóng. Chiếc xe tăng nào liều mạng tiến lên đều dính đạn B.40 và ĐKZ. Sau đợt tiến công cuối cùng vào 17 giờ, không gặt hái dược gì lại càng thua đậm, chúng rút quân cụm lại phía trước để củng cố, cho xe tăng rải ra án ngữ xung quanh và dùng trực thăng đổ quân phía sau nhằm vây chặt Tiểu đoàn Phú Lợi để ngày mai tiến công tiếp. Chiến trường tạm yên tiếng súng, Ban chỉ huy tiểu đoàn lệnh cho các đơn vị kiểm tra trận địa, giải quyết thương binh, tử sĩ rút quân ra khỏi trận địa một cách thần kỳ, làm cho địch từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Phát hiện nơi trú quân của Tiểu đoàn Phú Lợi, quân Mỹ đã sử dụng một lực lượng rất lớn và thiện chiến, nhằm tiêu diệt tiểu đoàn này. Chúng đã tiến công trong điều kiện hoàn toàn chủ động. Tiểu đoàn Phú Lợi chiến đấu trong điều kiện bị động, bất lợi, nhưng với những cán bộ, chiến sĩ đã quen chuyển bị động thành chủ động trong mọi tình huống đã lập nên chiến công xuất sắc. Kết quả trận đánh, Tiểu đoàn Phú Lợi đã tiêu diệt và tiêu hao nặng 3 tiểu đoàn Mỹ khoảng 700 tên, bắn cháy, bắn hỏng 16 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng cần cẩu, thu hơn 20 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự. Ta hy sinh 5 đồng chí và một số ít bị thương. Bông Trang - Lò Gạch là trận phản đột kích oanh liệt nhất trong lịch sừ chiến đấu của tiểu đoàn, là trận diệt nhiều quân Mỹ nhất, diệt nhiều xe tăng, thiết giáp của địch, xứng đáng với tâm Huân chương Quân công hạng ba của Bộ Chỉ huy Miền trao tặng.
3. Những trận phục kích diệt xe tăng địch
Sau một thời gian nghiên cứu, điều tra quy luật hoạt động của xe tăng địch ở căn cứ Nhà Đỏ, ngày 20-11-1969, tiểu đoàn tổ chức một bộ phận phục kích đánh xe tăng địch cách căn cứ Nhà Đỏ 1km, nơi địch không thể ngờ là ta dám bố trí táo bạo như vậy. Trận đánh đã diễn ra đúng như dự kiến. Sáng ngày 20-1 1-1969, một chi đoàn xe tăng địch gồm 10 chiếc từ căn cứ kéo ra tiến vào trận địa. Do ở ngay trước cổng căn cứ, nên chúng nghênh ngang và không đe phòng. Đoàn xe đã loạt nhăn vào trận địa như những tấm bia di động, bộ phận chặn đầu phóng đạn và toàn trận địa lập tức bắn theo. Những đường đạn nhoang nhoáng cùng với những bưng lửa màu da cam bao trùm lên đoàn xe tăng địch. 7 chiếc trúng đạn nổ tung. Trận đánh chỉ diễn ra có 2 phút. Các chiến sĩ lập tức rút lui. Pháo địch dập tới, nhưng các chiến sĩ đã ra khỏi trận địa. Trận đánh phục kích xe tăng địch ở Nhà Đỏ đã được tiểu đoàn rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị. Để phù hợp với cách đánh gọn nhẹ, cơ động nhanh, đánh nhanh, rút nhanh, bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, tiểu đoàn đã tổ chức 18 tổ đánh tăng. Mỗi tổ biên chế từ 3 - 5 người, trang bị hai khẩu B.40 hoặc B.41. Các tổ tung ra phục khắp các nẻo rừng, các con đường xe tăng địch hay đi với tinh thần hoạt động phân tán, độc lập tác chiến. Với cách đánh này làm cho quân Mỹ rất sợ. Xe tăng Mỹ bị diệt ngày càng nhiều nhưng chúng vẫn không tìm được cách nào để đối phó.
                                                                  ***
Tiểu đoàn Phú Lợi - tiểu đoàn chủ tập trung cơ động đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một ra đời từ những ngày đầu Mỹ đổ quân trên chiến trường của tỉnh. Vừa được khai sinh, tiểu đoàn đã lập chiến công lớn ở bến Đồng Sổ, Ouý Hiệp, Suối Dứa... tiếp theo là những ngày đánh Mỹ, diệt ngụy liên tục, xóa phiên hiệu nhiều tiểu đoàn, đại đội địch. Suốt 21 năm xây dựng và chiến đấu, tiểu đoàn đã thể hiện lòng trung thành với dân, với nước, bền bỉ chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, đoàn kết nội bộ, đoàn kết với nhân dân, góp phần cùng quân dân trong tỉnh đánh bại mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ - ngụy; bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn. Quá trình chiến đấu giải phóng và bảo vệ quê hương, cán bộ, chiến sĩ đã lập nhiều chiến công vang dội, làm kẻ thù khiếp sợ. Với vị trí là đơn vị vũ trang tập trung cơ động của tỉnh, Tiểu đoàn Phú Lợi xứng đáng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, xứng đáng là đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam.
H.V.T
Tài liệu tham khảo
1. Tìm hiểu lịch sử ĐCSVN qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương (1930-2002) - Viện LSĐ, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2003.
2. Lịch sứ Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1930-1975), BCHĐB tỉnh Bình Dương - NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003.
3. Tiểu đoàn Phú Lợi - Những năm tháng chiến đấu oanh liệt và chiến thắng vẻ vang. Cao Hùng, NXB Tổng hợp Sông Bé, 1990.

4 nhận xét:

  1. tôi từng ở tiểu đoàn phú lợi, ở karatie đoàn 7707 ,mặt trận 779, trung đoàn 159,huyện som go,suối okariêng,nếu còn ai sống ,hảy liên lạc số 0903950218

    Trả lờiXóa
  2. tôi từng ở tiểu đoàn phú lợi, ở karatie đoàn 7707 ,mặt trận 779, trung đoàn 159,huyện som go,suối okariêng,nếu còn ai sống ,hảy liên lạc số 0903950218

    Trả lờiXóa
  3. Mình ở tiểu doan 155 doan 7707 song T

    Trả lờiXóa