Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1930


HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1930

Khoa Giáo dục - Chính trị, Đại học Sư phạm Hà Nội

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1930: hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một chính đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì tại Cửu Long, Hồng Kông (Hongkong, Trung Quốc). Hội nghị họp từ 6.1.1930.
HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1930:

hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một chính đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì tại Cửu Long, Hồng Kông (Hongkong, Trung Quốc). Hội nghị họp từ 6.1.1930. Tham dự Hội nghị gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng), Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (đại biểu của An Nam Cộng sản đảng) - đại diện cho khoảng hơn 300 đảng viên. Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của các tổ chức quần chúng; quyết định xuất bản "Tạp chí Đỏ", báo "Tranh đấu". Hội nghị kết thúc, các đại biểu trở về nước ngày 8.2.1930. Nhân dịp này, thay mặt và Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi tới công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức, bóc lột trong nước đi theo Đảng để giành độc lập dân tộc và thực hiện các quyền tự do dân chủ. Sau Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 uỷ viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Kế hoạch hợp nhất các tổ chức cơ sở Đảng ở trong nước đã được thực hiện. Ngày 24.2.1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu cùng Hoàng Quốc Việt, Phạm Hữu Lầu (uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời) và Ngô Gia Tự (bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã họp và quyết định chấp nhận hợp nhất Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử của đại hội thành lập Đảng; là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam; là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, của sự nghiệp tuyên truyền vận động và tổ chức của một tập thể những người chiến sĩ cách mạng đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét