Việt sử giai thoại: Con thần mã ở động Hoa Lư.
Sách Công Dư Tiệp Ký của Tiến sỹ Vũ Phương Đề có chép một mẩu chuyện khá lý thú về thuở hàn vi của Đinh Tiên Hoàng như sau : "Đinh Tiên Hoàng người ở Hoa Lư.
Tương truyền ở động Hoa Lư có một cái đầm rất sâu. Thân mẫu của Đinh Tiên Hoàng nguyên là vợ thứ của quan Thứ Sử Đinh Công Trứ, ngày thường vẫn vào trong đầm ấy để tắm giặt. Một hôm, chẳng may bà bị con rái cá rất lớn hãm hiếp mà thụ thai. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, bà sinh hạ được một người con trai. Đinh Công Trứ rất yêu quý, vì cứ tưởng là con của mình, chỉ riêng bà mới biết đó là con của rái cá thôi.
Ít lâu sau, Đinh Công Trứ qua đời, con rái cá cũng bị nhân dân động ấy bắt được và đem làm thịt. Ăn xong, họ vất xương vào một xó. Hay tin ấy, bà vội chạy đến, đợi cho họ đi khỏi, liền nhặt xương và gói ghém cẩn thận, đưa về để trên gác bếp, và bà thường bảo cho ông biết rằng đấy là hài cốt của cha ông.
Ông lớn lên, khoẻ mạnh và có biệt tài bơi lội dưới nước. Thế rồi có một ông thầy địa Trung Quốc sang ta xem mạch đất, dõi theo long mạch mà đến tận Hoa Lư. Buổi tối, thầy địa thấy có một tia sáng màu hồng, trông tựa như dải lụa, từ dưới đáy đầm ngời ngời tỏa ra rồi chiếu thẳng lên sao Thiên Mã. Sáng sớm hôm sau, thầy địa tìm đường vào đầm xem xét thật lâu, sau mới đoán là ở dưới đầm ấy hẳn phải có linh vật, muốn thuê người tài bơi lặn, lặn xuống dưới đó xem sao. Trước đó, người ta đã đồn rằng, dưới đầm có chỗ rất thiêng, xưa nay chưa ai dám xuống, cho nên, thầy địa Trung Quốc mới treo giải thật cao cho ai dám liều mình lặn xuống. Đinh Bộ Lĩnh nghe tin ấy, liền nhận lời ngay. Ông lặn xuống, lấy tay sờ quanh, thấy có vật gì hình giống như con ngựa đứng dưới đáy đầm, bèn trở lên báo cho thầy địa biết. Thầy địa bảo ông lặn xuống lần nữa, và lần này thì mang theo một nắm cỏ để nhử ngựa xem sao. Ông mang cỏ xuống, lấy cỏ để nhử thì thấy nó há miệng ngậm lấy. Khi ông bơi lên báo cho thầy địa biết, thầy địa nói:
- Dưới hầm có ngôi huyệt quý.
Thầy địa đưa vàng bạc trả cho ông và dặn:
- Nay tạm trả chừng này, sau sẽ trả thêm. Ta có việc phải về bản quốc mấy tháng, lúc sang, ta sẽ nói chuyện tiếp.
Bấy giờ, Đinh Bộ Lĩnh tuổi tuy còn ít nhưng có trí thông minh khác thường. Nghe thầy địa nói vậy, ông hiểu ngay là huyệt quý ấy ở ngay trong miệng con ngựa. Không chút hồ nghi, khi thấy thầy địa đi rồi, ông bèn lấy ngay nắm xương trên gác bếp, bọc cỏ non ở bên ngoài, vào đầm lặn xuống chỗ con ngựa. Khi ngựa vừa há miệng là ông đút cả gói vào, đợi cho ngựa nuốt xong mới chịu ngoi lên. Vậy là ngôi huyệt quý mà thầy địa Trung Quốc tốn hao tiền bạc và công sức mới tìm ra được, đã bị ông phỗng tay trên mất rồi.
Từ khi táng được hài cốt con rái cá vào huyệt quý ấy, tiếng tăm ông lừng lẫy, xa gần ai ai cũng theo về, bầu ông làm trại trưởng vùng ấy.
Ông ở trong trại Đào Úc, có lần giao chiến với trại trưởng trại Bông của người chú là Dự, bị thua, chạy về ngang đầm, chẳng may cầu gãy, bị té xuống nước. Người chú là Dự đuổi kịp, đưa giáo toan đâm, chợt thấy hai con rồng vàng hiện ra che chở cho ông, khiến chú ông hoảng sợ mà chạy. Tin ấy lan ra, người kính phục theo về với ông ngày càng đông.
Ít lâu sau, thầy địa Trung Quốc lại sang, đem hài cốt của bậc tiền nhân, định táng vào huyệt đã tìm được, nhưng tới nơi thì thấy người lặn thuê cho mình ngày trước là Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành bậc có danh tiếng lừng lẫy, người theo có đến mấy ngàn, biết ngay là huyệt quý đã bị mất, căm giận và tìm cách trả thù. Hắn tìm đến dinh trại của Đinh Bộ Lĩnh, nói rằng :
- Như tôi được biết thì ngôi huyệt quý dưới đáy đầm ông đã lấy mất rồi. Nhưng, tôi thấy ngựa dẫu có quý mà chưa có kiếm thì cũng chưa được toàn bị. Vậy, xin biếu ông một số thanh kiếm quý, ông hãy đeo vào cổ ngựa, như thế thì từ nay ông sẽ ngang dọc khắp thiên hạ, kiếm chỉ tới đâu, giặc tan tới đó.
Đinh Bộ Lĩnh cho lời đó là hay chứ chẳng hề có chút nghi ngờ gì cả. Ông lấy kiếm đem về, lặn xuống đầm sâu, đeo vào cổ con thần mã. Từ đấy, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, tự xưng là Vạn Thắng Vương, bình định được 12 sứ quân và thống nhất giang sơn, xưng là Đinh Tiên Hoàng Đế. Đinh Tiên Hoàng ở ngôi 12 năm, sau bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám hại cùng với Thái Tử Liễn, tức Nam Việt Vương. Người đời cho rằng, ấy là do Đinh Tiên Hoàng đã mắc mưu thầy địa Trung Quốc, bởi vì sách ĐỊA LÝ có câu: Mã đầu hữu kiếm đới sát, nghĩa là đầu ngựa mà có gươm là mang sát khí".
Lời bàn: Xưa nay, sự xuất hiện của những bậc có tài hơn người vẫn thường được cắt nghĩa theo lối khác người. Bảo như thế là sự thêu dệt ly kỳ cho thêm phần khả kính cũng được, mà nói rằng đấy là biểu hiện của một dạng thức vừa đầu hàng, vừa cố giữ sĩ diện hão của kẻ thua kém cũng được. Vậy thì tài bơi lặn đặc biệt của Đinh Bộ Lĩnh, nếu có bị thêm thắt quá đáng, để rồi thành ra chuyện mẹ ông bị con rái cá hãm hiếp mà sinh ra ông, nào có gì là lạ đâu? Cũng bởi mạch tư duy ấy mới có chuyện con thần mã ở dưới đầm của động Hoa Lư và chuyện thanh gươm trù yểm của ông thầy địa người Trung Quốc.
Chuyện lạ về các bậc vĩ nhân chẳng bao giờ cạn, ấy cũng bởi vì sự nghiệp của các bậc vĩ nhân nào phải một sớm một chiều mà đã hiểu được đâu? Đằng sau cái vỏ ly kỳ hình như là cả một sự tôn kính bất diệt. Như con thần mã này, giờ thì chẳng phải ở dưới đáy đầm trong động Hoa Lư, mà là ở đáy lòng của tất cả những ai có lòng ngưỡng mộ các bậc anh hùng cái thế. Ngẫm mà xem !
Tương truyền ở động Hoa Lư có một cái đầm rất sâu. Thân mẫu của Đinh Tiên Hoàng nguyên là vợ thứ của quan Thứ Sử Đinh Công Trứ, ngày thường vẫn vào trong đầm ấy để tắm giặt. Một hôm, chẳng may bà bị con rái cá rất lớn hãm hiếp mà thụ thai. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, bà sinh hạ được một người con trai. Đinh Công Trứ rất yêu quý, vì cứ tưởng là con của mình, chỉ riêng bà mới biết đó là con của rái cá thôi.
Ít lâu sau, Đinh Công Trứ qua đời, con rái cá cũng bị nhân dân động ấy bắt được và đem làm thịt. Ăn xong, họ vất xương vào một xó. Hay tin ấy, bà vội chạy đến, đợi cho họ đi khỏi, liền nhặt xương và gói ghém cẩn thận, đưa về để trên gác bếp, và bà thường bảo cho ông biết rằng đấy là hài cốt của cha ông.
Ông lớn lên, khoẻ mạnh và có biệt tài bơi lội dưới nước. Thế rồi có một ông thầy địa Trung Quốc sang ta xem mạch đất, dõi theo long mạch mà đến tận Hoa Lư. Buổi tối, thầy địa thấy có một tia sáng màu hồng, trông tựa như dải lụa, từ dưới đáy đầm ngời ngời tỏa ra rồi chiếu thẳng lên sao Thiên Mã. Sáng sớm hôm sau, thầy địa tìm đường vào đầm xem xét thật lâu, sau mới đoán là ở dưới đầm ấy hẳn phải có linh vật, muốn thuê người tài bơi lặn, lặn xuống dưới đó xem sao. Trước đó, người ta đã đồn rằng, dưới đầm có chỗ rất thiêng, xưa nay chưa ai dám xuống, cho nên, thầy địa Trung Quốc mới treo giải thật cao cho ai dám liều mình lặn xuống. Đinh Bộ Lĩnh nghe tin ấy, liền nhận lời ngay. Ông lặn xuống, lấy tay sờ quanh, thấy có vật gì hình giống như con ngựa đứng dưới đáy đầm, bèn trở lên báo cho thầy địa biết. Thầy địa bảo ông lặn xuống lần nữa, và lần này thì mang theo một nắm cỏ để nhử ngựa xem sao. Ông mang cỏ xuống, lấy cỏ để nhử thì thấy nó há miệng ngậm lấy. Khi ông bơi lên báo cho thầy địa biết, thầy địa nói:
- Dưới hầm có ngôi huyệt quý.
Thầy địa đưa vàng bạc trả cho ông và dặn:
- Nay tạm trả chừng này, sau sẽ trả thêm. Ta có việc phải về bản quốc mấy tháng, lúc sang, ta sẽ nói chuyện tiếp.
Bấy giờ, Đinh Bộ Lĩnh tuổi tuy còn ít nhưng có trí thông minh khác thường. Nghe thầy địa nói vậy, ông hiểu ngay là huyệt quý ấy ở ngay trong miệng con ngựa. Không chút hồ nghi, khi thấy thầy địa đi rồi, ông bèn lấy ngay nắm xương trên gác bếp, bọc cỏ non ở bên ngoài, vào đầm lặn xuống chỗ con ngựa. Khi ngựa vừa há miệng là ông đút cả gói vào, đợi cho ngựa nuốt xong mới chịu ngoi lên. Vậy là ngôi huyệt quý mà thầy địa Trung Quốc tốn hao tiền bạc và công sức mới tìm ra được, đã bị ông phỗng tay trên mất rồi.
Từ khi táng được hài cốt con rái cá vào huyệt quý ấy, tiếng tăm ông lừng lẫy, xa gần ai ai cũng theo về, bầu ông làm trại trưởng vùng ấy.
Ông ở trong trại Đào Úc, có lần giao chiến với trại trưởng trại Bông của người chú là Dự, bị thua, chạy về ngang đầm, chẳng may cầu gãy, bị té xuống nước. Người chú là Dự đuổi kịp, đưa giáo toan đâm, chợt thấy hai con rồng vàng hiện ra che chở cho ông, khiến chú ông hoảng sợ mà chạy. Tin ấy lan ra, người kính phục theo về với ông ngày càng đông.
Ít lâu sau, thầy địa Trung Quốc lại sang, đem hài cốt của bậc tiền nhân, định táng vào huyệt đã tìm được, nhưng tới nơi thì thấy người lặn thuê cho mình ngày trước là Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành bậc có danh tiếng lừng lẫy, người theo có đến mấy ngàn, biết ngay là huyệt quý đã bị mất, căm giận và tìm cách trả thù. Hắn tìm đến dinh trại của Đinh Bộ Lĩnh, nói rằng :
- Như tôi được biết thì ngôi huyệt quý dưới đáy đầm ông đã lấy mất rồi. Nhưng, tôi thấy ngựa dẫu có quý mà chưa có kiếm thì cũng chưa được toàn bị. Vậy, xin biếu ông một số thanh kiếm quý, ông hãy đeo vào cổ ngựa, như thế thì từ nay ông sẽ ngang dọc khắp thiên hạ, kiếm chỉ tới đâu, giặc tan tới đó.
Đinh Bộ Lĩnh cho lời đó là hay chứ chẳng hề có chút nghi ngờ gì cả. Ông lấy kiếm đem về, lặn xuống đầm sâu, đeo vào cổ con thần mã. Từ đấy, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, tự xưng là Vạn Thắng Vương, bình định được 12 sứ quân và thống nhất giang sơn, xưng là Đinh Tiên Hoàng Đế. Đinh Tiên Hoàng ở ngôi 12 năm, sau bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám hại cùng với Thái Tử Liễn, tức Nam Việt Vương. Người đời cho rằng, ấy là do Đinh Tiên Hoàng đã mắc mưu thầy địa Trung Quốc, bởi vì sách ĐỊA LÝ có câu: Mã đầu hữu kiếm đới sát, nghĩa là đầu ngựa mà có gươm là mang sát khí".
Lời bàn: Xưa nay, sự xuất hiện của những bậc có tài hơn người vẫn thường được cắt nghĩa theo lối khác người. Bảo như thế là sự thêu dệt ly kỳ cho thêm phần khả kính cũng được, mà nói rằng đấy là biểu hiện của một dạng thức vừa đầu hàng, vừa cố giữ sĩ diện hão của kẻ thua kém cũng được. Vậy thì tài bơi lặn đặc biệt của Đinh Bộ Lĩnh, nếu có bị thêm thắt quá đáng, để rồi thành ra chuyện mẹ ông bị con rái cá hãm hiếp mà sinh ra ông, nào có gì là lạ đâu? Cũng bởi mạch tư duy ấy mới có chuyện con thần mã ở dưới đầm của động Hoa Lư và chuyện thanh gươm trù yểm của ông thầy địa người Trung Quốc.
Chuyện lạ về các bậc vĩ nhân chẳng bao giờ cạn, ấy cũng bởi vì sự nghiệp của các bậc vĩ nhân nào phải một sớm một chiều mà đã hiểu được đâu? Đằng sau cái vỏ ly kỳ hình như là cả một sự tôn kính bất diệt. Như con thần mã này, giờ thì chẳng phải ở dưới đáy đầm trong động Hoa Lư, mà là ở đáy lòng của tất cả những ai có lòng ngưỡng mộ các bậc anh hùng cái thế. Ngẫm mà xem !
Sự thật câu sấm "Đỗ Thích giết hai Đinh"
Ghi chép về sự kiện hai cha con vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị đầu độc, Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược đều trích dẫn câu sấm báo trước như sau: "Đỗ Thích thí Đinh Đinh/Lê gia xuất thánh minh/Cạnh đầu đa hoành tử/Đạo lộ tuyệt nhân hành..." (Đỗ Thích giết hai Đinh (Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn)/Họ Lê xuất hiện bậc thánh minh (chỉ Lê Hoàn)/Tranh nhau nhiều kẻ chết oan uổng/Đường sá vắng hẳn người qua lại).
Đại Việt sử lược ghi rằng: "Năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 (974) Vương (tức Đinh Tiên Hoàng) được lời sấm nói rằng: "Đỗ Thích thí Đinh Đinh...". Đại Việt sử ký toàn thư thì ghi: "Lại vào năm Thái Bình thứ 5 (974) có lời sấm ngữ: "Đỗ Thích thí Đinh Đinh..." Người ta cho là số trời đã định như thế" .
Sự việc hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích đầu độc là vào tháng 10/979. Như vậy là 5 năm trước đó, lời sấm đã cảnh báo rằng Đỗ Thích sẽ giết hai cha con vua Đinh. Nhiều người đọc đến đây đã nêu thắc mắc: Vậy sao Đinh Tiên Hoàng không cảnh giác đề phòng trước? Sử ghi những lời sấm này đã đến tai vua kia mà?
Việc đề phòng này cũng không khó, mà cũng chẳng cần giết ai cả. Lời sấm chỉ đích danh không hề bóng gió là Đỗ Thích sẽ giết vua. Vậy thì tốt nhất là đừng cho ông ta gần vua nữa, mà cho làm lính đến một nơi xa xôi nào đó hoặc giả là cho về làm ruộng. Sao lại để cho ông ta phục vụ bên mình, làm chức Chi hậu nội nhân (tức một chức quan nhỏ phục dịch trong cung)?
Thực ra thì câu sấm ngữ kia xuất hiện sau sự kiện hai cha con vua Đinh bị giết, cụ thể là sau khi Lê Hoàn lên ngôi vua, bộ máy tuyên truyền của triều đình mới đã sáng tác ra câu đồng dao trên, phổ biến trong dân gian để chứng tỏ rằng, việc hai cha con vua Đinh bị giết, việc Lê Hoàn lên ngôi là số trời, nhằm trấn an dư luận. Đã là số trời thì chẳng cách nào tránh được, chẳng có gì phải thắc mắc.
Cũng như khi nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê thì người ta lại sáng tác ra cả một bài thơ có đến 10 câu, mỗi câu bốn chữ và người ta gán cho một sự kiện lạ: Sét đánh vào cây gạo. Sử viết: "Trước đó, làng Diên Uẩn thuộc châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh. Người làng ấy đến xem kỹ thì thấy có chữ như sau: Thụ căn điểu điểu/Mộc biểu thanh thanh/Hòa đao mộc lạc/Thập bát tử thành... (Rễ cây thăm thẳm, vỏ cây màu xanh, họ Lê rụng xuống, họ Lý sẽ thành...
Ở đây có sự chơi chữ: Hòa + đao + mộc ghép lại thành chữ Lê; Thập + bát + tử ghép lại thành chữ Lý). Thực ra, đây cũng chỉ là những sáng tác của các nhà nho rồi gán cho... Trời, để nói rằng, việc nhà Lý thay nhà Tiền Lê là do trời định, không có gì phải nghi vấn!
Vậy thì, sấm ký nhiều khi là sáng tác của một số nhà nho nhằm tuyên truyền cho triều đại mới, nhằm trấn an dư luận trong dân gian, rằng việc triều đại trước mất đi, triều đại sau lên thay chẳng qua là do số trời đã định mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét