Thánh địa Mỹ Sơn: Lịch sử-cấu trúc và những chiếc mặt nạ hình Linga |
27/01/2005 | |||||||||
Cách Hội An 42 Km và cách Trà Kiệu khoảng 30 Km về phía tây có một thung lũng nhỏ đường kính ước chừng 2 Km đó là thánh địa Mỹ Sơn, nó nằm gọn giữa những ngọn núi bao quanh và chỉ có một lối vào duy nhất là theo con đường độc đạo nằm giữa hai quả đồi, hai quả đồi này tạo thành hai cái trạm gát, một cái chốt phòng ngự cao khoãng 30 mét và một con suối nằm chắn ngang trước mặt con đường vào thung lủng như một chiến hào sâu và rộng gây thêm một chướng ngại cho những ai muốn vào khu vực thánh địa, một thứ chiến lũy của thiên nhiên sẵn có, con suối chảy quanh co theo sườn núi phía bắc, rồi đâm thẳng vào phía trung tâm, sau đó nó chạy vòng quanh tạo thành một thủy lộ lưu thông cho toàn bộ khu vực này trong mùa mưa và chỉ cần một cái đập nhỏ chấn ngang dòng suối thì sẽ là lý tưởng, hình như con suối này ăn thông với một nhánh của sông Vu Giang, Thu Bồn...
Năm 432 Vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại sai sứ sang cống nước Tống xin cai trị Giao Châu...
Năm 436 Hòa Chi hạ thành Khu Túc, chém Phù Long , thừa thắng tiến vào Tựơng Phố ( Trà Kiệu ) đây là lần thứ hai Thánh địa Mỹ Sơn bị chiếm.
ĐVSK trang 222 chép : " Năm 982 Vua Lê Đại Hành thân đi đánh Chiêm Thành chém chế vua Chiêm tại trận. Chiêm Thành thua to , bắt sống của chúng nhiều vô kể , cùng các kỷ nữ trong cung trăm người và mộ nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quí đem về thu được vàng bạc châu báu vô kể , san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư ... " đó là lần thứ ba khu Thánh địa này bị tàn phá và về sau các Vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành nhiều lần nữa.
Trong ĐNNTC có ghi về phần cổ tích có ghi Thành cổ Hoàn Vương (Trà Kiệu) ở huyện Diên Phước tục gọi là Vệ Thành, tương truyền ngày xưa Hoàn Vương đóng đô ở đấy.Ba mặt thành, trước, tả, hữu bị xói lở chỉ còn góc phía tây bắc hiện nay vẫn còn; về tháp cổ Chiêm Thành ở huyện Diên Phước có hai cây tháp nay dều đổ nát, một tháp đổ xuống thành gò ước hơn một mẫu....và còn mô tả một số tháp có trong tỉnh nhưng không có chỗ nào trong sách mô tả phong cảnh và tháp miếu như ở Mỹ sơn mà chỉ nói ở Khương Mĩ là có ba tòa liền nhau cao 80 trượng, phía trên có lỗ thông thiên, phía trong có tượng đá, nay đã đổ nát, tương truyền đây là chổ táng vợ vua Chiêm Thành.
Trong một bi ký cho biết chính vua Bhadravarman đệ nhất là người khởi công xây dựng thánh địa này với những dòng như sau: " Ngài đã cúng dâng cho thần Bhadresvara một khu vực vĩnh viễn, phía đông là núi Sulaha, phía nam là núi Mahaparvata, phía tây là núi Kusala, phía bắc là núi...làm ranh giới. Ngài cũng cúng dâng cho thần tất cả các ruộng đất và cư dân trong phạm vi đó, hoa lợi cũng được dâng cúng cho thần.....Nếu có kẻ nào dùng vũ lực để chiếm đoạt hay phá hủy ruộng đất này thì nhân dân không phải tội, mà tội lổi sẽ dành cho kẻ đó.... " Có bao nhiêu lối đi vào bên trong khu vực thánh địa hay vào một quần thể tháp Champa, có hay không một lối đi vào trực diện với cửa chính của tháp đến nay vẫn còn là một điểu bí ẩn, hầu hết các tháp đều quay mặt về phía đông, hướng của mặt trời và của thần linh, khi quan sát người ta thấy chỉ có một lối đi vào bên hông hay mặt sau của tháp mà thôi.
Khu A : gồm các tháp và di tích nằm trên ngọn đồi phía đông. Khu B : gồm các tháp và di tích nằm ngọn đồi về phía tây. Khu C : gồm các tháp và di tích nằm phía nam , có hai khu C1 và C2. Khu D : gồm các tháp và di tích nằm phía bắc. Cách phân chia này phù hợp với địa thế phong thủy, tránh được tình trạng xé lẻ từng mảnh vụn của tổng thể kiến trúc của mỗi tháp mà trước đây nhà khảo cổ học người Pháp ông H.Parmentier đã công bố năm 1904. Khu A có 5 kiến trúc : 1 tháp chính và 4 tháp phụ. Khu B có 4 kiến trúc : 1 tháp chính và 3 tháp phụ. Khu C chia làm C1 và C2, C1 nằm phía đông được bao quanh bằng một con suối gồm có 16 kiến trúc (4 kiến trúc nằm rải rác bên ngoài và 12 bên trong): 2 tháp chính với 8 tháp phụ, 1 tháp chính và 2 tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá C2 nằm phía tây gồm có 26 kiến trúc ( 6 ngoài và 20 trong ): 3 tháp chính và 12 tháp phụ cùng với một số tượng, phù điêu cùng các tác phẫm điêu khắc, bi kí bằng đá mang tính tôn giáo. Khu C là khu vực có nhiều tháp và các tác phẫm điêu khắc nhất. Khu D có 12 kiến trúc ( 1 ngoài và 11 trong): 2 tháp chính, và 4 tháp phụ, trong đó có 1 tháp chính không có tháp phụ đi kèm, cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. Tất cả là 46 kiến trúc có thể đếm được trong khoảng ước chừng 70 kiến trúc của Thánh địa này. Quan sát một số tháp, di chỉ tiêu biểu mà hiện nay (năm 2003 ) còn lại trên thực địa. Khu A: gồm 5 kiến trúc nằm trên ngọn đồi phía đông là ngọn đồi cao nhất trong thung lủng, có một tháp chính và 4 kiến trúc phụ trong đó có một tháp nhỏ để đựng bi kí nằm ở giữa, một thủy tháp, một hỏa tháp và nhà bày mâm dùng để sửa soạn đồ tế. Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, ở mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên , ở mỗi cửa đều có vòm cuốn. Các vật trang trí quanh tháp chất liệu xữ dụng toàn là gạch và đất nung không bằng sa thạch như ở tháp khác
Khu A có thể được xem như là khu vực linh thiêng nhất nó mô tả toàn bộ triết lý của vương quốc và dân tộc Champa hay chỉ riêng vùng đất Shimhapura. Các biểu tượng sư tử hay về bộ phận sinh dục nam và nữ được các nhà điêu khắc và các nghệ sĩ cổ đại Champa sáng tác theo hình ảnh thật chứ không cách điệu như các tác phẫm ơ nơi khác, hình ảnh bộ phận sinh dục được thờ phượng rất trân trọng ở nơi đây. Ngoài ra Khu A là một trong toàn bộ một tổng thể kiến trúc mang tính chất triết lý và thờ phượng đặc sắc nhất của nghệ thuật sử dụng gạch và đất nung để trang trí trên tháp của dân tộc Champa trong thời kỳ vàng son của vương quốc này. Một số trong các tác phẩm bằng đất nung vẫn còn vẽ đẹp sắc sảo, với các nét đặc thù của nó, mặc dù nó đã trải qua phơi mình giữa nắng mưa suốt gần 1500 năm mà vẫn không hề hấn gì, phần còn lại của toàn cảnh thánh địa Mỹ Sơn điêu tàn, thê lương như nhận xét cách đây hơn một thế kỷ rưỡi của sách Đại Nam Nhất Thống Chí. (Hồ Đắc Duy) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét