Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Sự chỉ đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954


Sự chỉ đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954
Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn về nhiệm vụ quân sự Đông-Xuân 1953-1954, xác định chủ trương tác chiến là: “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch...”.
Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị họp nghe tổng quân ủy báo cáo quyết tâm, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của tổng quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội được chỉ định trực tiếp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch.Để tạo thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị chủ lực phối hợp mở đợt tiến công mạnh mẽ trên các chiến trường. Ta đã hình thành 5 đòn tiến công chiến lược:- Tại Lai Châu ngày 10-10-1953, ta bắt đầu đánh vào thị xã và đánh quân địch rút lui. Bị thiệt hại nặng ở Lai Châu và biết quân ta đang cơ động lên Điện Biên Phủ, Nava quyết định đưa thêm 6 tiểu đoàn lên tăng cường cho Điện Biên Phủ. Ngoài đồng bằng Bắc Bộ ra, Điện Biên Phủ đã biến thành nơi tập trung binh lực lớn thứ hai của địch với tổng quân số là 12.000.- ở Trung Lào lợi dụng chỗ yếu nhưng là vị trí hiểm yếu của địch, hạ tuần tháng 12-1953, ta phối hợp với Quân giải phóng Lào mở chiến dịch tiến công vào Trung Lào. Bị thất bại nặng, Nava buộc phải điều thêm lực lượng sang. SêNô trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ ba của địch ở Đông Dương.- Trên mặt trận Tây Nguyên, ta giải phóng thị xã Kon Tum, quét sạch quân địch ở Bắc Tây Nguyên. Quân Pháp vội vã điều động 11 tiểu đoàn ở Nam Bộ và Bình-Trị-Thiên lên Tây Nguyên để đối phó với ta. Tây Nguyên là nơi tập trung binh lực lớn thứ tư của địch.- Tại Thượng Lào, sợ ta đánh thẳng vào kinh đô Lào, địch phải gấp rút tăng cường lực lượng cho Luông Phabăng 5 tiểu đoàn và Mường Sài 3 tiểu đoàn. Luông Phabăng, Mường Sài trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ năm của Pháp trên chiến trường Đông Dương.Với 5 đòn chiến lược trên, chẳng những ta tiêu diệt nhiều địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn mà còn làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng cơ động của Nava ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, buộc chúng phải phân tán khắp nơi để đối phó với ta.Đồng thời với 5 đòn chiến lược trên, ở chiến trường trung du và đồng bằng Bắc Bộ, quân và dân ta cũng đánh mạnh cả ở tuyến ngoài và sau lưng địch.Từ đầu tháng 12-1953, công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được ráo riết tiến hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.Quyết tâm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ đã biến thành ý chí và hành động chiến đấu cụ thể của quân và dân ta.Với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, cả hậu phương hùng hậu, từ vùng tự do Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng ở Tây Bắc, đến vùng du kích và căn cứ du kích đồng bằng Bắc Bộ đã tập trung mọi sức lực, của cải cho mặt trận Điện Biên Phủ.Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần 2 tháng.Ngày 13-3-1954, ta mở đợt tiến công thứ nhất đánh các cứ điểm vòng ngoài của địch ở phía Bắc và Đông Bắc, với hai trận đánh lớn then chốt là Him Lam và Độc Lập.Đợt tiến công thứ hai của ta diễn ra rất quyết liệt bắt đầu từ 17h ngày 30-3, tiến công vào các ngọn đồi phía Đông A1, C1.Ngày 1-5, đợt tiến công thứ ba của quân ta bắt đầu, quân ta tiếp tục đánh chiếm cứ điểm cuối cùng của địch ở phía Đông và chuyển sang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày đêm “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn” liên tục chiến đấu, ngày 7-5-1954 quân ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: Tổng số quân địch bị tiêu diệt và bắt sống là 16.200 tên, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, súng cối, 10 đại đội ngụy và các đơn vị công binh, xe tăng, xe vận tải, không quân... Tổng số sĩ quan, hạ sĩ quan bị tiêu diệt và bị bắt sống là 17.660 tên, trong đó có thiếu tướng Đờcaxtơri, 10 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá, 57 máy bay bị bắn rơi và phá hủy tại mặt trận. Quân ta thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, cơ sở vật chất kỹ thuật của chúng ở Điện Biên Phủ.Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của quân và dân Việt Nam, đánh bại kế hoạch Nava, làm sụp đổ hy vọng của các giới quân sự và chính trị ở Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi ở Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.Chiến thắng Điện Biên Phủ là “Tiếng chuông báo tử của Chủ nghĩa thực dân”, là niềm hy vọng lớn lao và tươi sáng, ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới đứng lên đấu tranh mạnh mẽ để thủ tiêu chế độ thực dân, giành lại quyền độc lập, tự do và nhân phẩm.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, một mẫu mực tuyệt vời về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng ta, mãi mãi là vũ khí tư tưởng, là niềm tin bất diệt cho nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa ngày nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét