Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài (1911 - 1917)


1. Chuyện quanh chiếc bàn nhào bánh của người thanh niên Nguyễn Tất Thành ở Boston

Thủ tướng Phan văn Khải cầm một chiếc bánh lên, động thái cẩn trọng như nâng thứ gì mong manh lắm rồi bẻ ra một mẩu nhỏ "Ăn đi các đồng chí, ăn để nhớ Bác mình..." Giọng ông như rưng rưng như mang một sắc độ khác dưới tầng hầm…
Tôi đang tha thẩn ở mé tiền sảnh của khách sạn Omni Parker House tại trung tâm Boston. Boston, thành phố của những trường đại học. Những Havard, những Massachussett... Nơi quần cư của trí tuệ Hoa Kỳ. Không nhiều lắm các khách sạn bốn năm sao như những Seattle, Washington DC, New York mà tôi đã qua nhưng Boston có một khách sạn, một địa danh có lẽ người mình chưa nhiều người biết lắm.
Đó là The Omni Parker House. Omni ( gọi tắt) là cái chi? Thì cũng như vô số những khách sạn hạng sang bên Mỹ với lối kiến trúc kết cấu kiểu di duệ của những ông tổ châu Âu là người Anh đi khai phá châu Mỹ trước đây. Nhưng với Omni không còn vời xa, không còn vô hồn như các bốn năm sao Âu Mỹ khác.
Đâu rồi gốc cây của thành phố mượt mà xanh này, khúc quanh của những con phố hẹp nhưng rất sạch và thoáng của Boston bây giờ, ngày ấy đã chứng kiến chàng thanh niên Á Đông Nguyễn Tất Thành lần đầu đặt chân đến Boston mà tài sản vô hình chỉ đựng vỏn vẹn trong lòng hai bàn tay trắng. Những sải chân của anh chắc phải ngập ngừng khi đặt chân đến cái tiền sảnh của Omni này?
Cứ như trong cái tờ gấp phát không cho khách ở quầy lễ tân kia, Omni năm nay là vừa chẵn 150 năm. Omni xập xệ bảy tầng lầu được xây từ năm 1855 do nhà cự phú người Anh Harvey Parker, cứ như trong di ảnh thì không ria nhưng được cái rõ lắm râu, xây khách sạn này được ba mươi năm thì mất, thọ 79 tuổi.
Rồi Omni sau đó được phá đi xây lại như bây giờ, công năng tiện ích lớn hơn nhưng vẫn giữ được hồn cốt kiểu dáng ban đầu của cái người đã từng đến khai sơn phá thạch xứ Boston.
Khi anh Ba Nguyễn Tất Thành (xách va li hay một cái túi?) đặt chân đến đây xin được một chân thợ làm bánh tại khách sạn này thì Omni đã khang trang như bây giờ. Vậy nên tôi tha thẩn lâu hơn nán lại lâu hơn ở những quầy bar ở quầy tiếp tân, nhưng chợt giật thột cái ý nghĩ rằng, à mà liệu khi ấy Bác của chúng ta có được phép đến những nơi này trong thân phận của một người thợ làm bánh không nhỉ?
Nhưng những bậc gạch đỏ nép trên lối đi kia, cái tay vịn thứ đồng thứ gỗ tất thảy đã bóng loáng lên dẫn xuống tầng hầm nơi dành cho những người thợ làm bánh thì dứt khoát đang đọng dấu tay với dấu giày của Bác?
Thấy tôi cứ sờ sẩm vẩn vơ như thế, lão gác cửa khách sạn cứ gật gù và nụ cười luôn lấp ló trong bộ ria vểnh cong vắt lên, hẳn lão tự hào rằng mình đang gác cái khách sạn mà có người xứ lạ đang biểu thị sự thán phục rất chi là cụ thể hoặc lão ra chiều đồng cảm với tốp báo chí được phép đến trước để tìm hiểu tình hình trước khi Thủ tướng Việt Nam và đoàn chính thức đến thăm lại nơi Bác Hồ đã từng làm việc cách đây ngót một trăm năm!
Và bốn cánh cửa mạ vàng rất lạ chả giống với một thang máy khách sạn nào mà mình đã từng qua nơi có 4 luồng thang máy lên xuống nhịp nhàng kia, ngày ấy Bác có được qua lại không nhỉ? Ông quản lý khách sạn đón khách tiền trạm hào phóng giới thiệu những sự lạ lẫn sự kiện đã từng diễn ra ở khách sạn này...
Tỷ như Tổng thống John Kennedy hồi bảy tuổi đã từng có bài diễn thuyết rất thông minh khi cùng đi với ông nội mình đến Omni. Rồi cậu John lớn lên thành một chàng trai, trước khi trở thành Tổng thống, tình yêu sét đánh giữa chàng với Jacqueline cũng bắt đầu từ một bàn ăn ở khách sạn này!
Và cũng tại Omni đây, phe cánh của John Kennedy cũng đã quyết định cho John Kennedy ra tranh cử Tổng thống. Phòng khách lẫn phòng ăn khách sạn đã từng thấp thoáng nhiều bận bóng dáng của Tổng thống Frankin Roosevelt những năm ba mươi thế kỷ trước.
Rồi nhà văn Anh Dicken du lịch đến Mỹ cũng có vài tua ghé nghỉ ở khách sạn. Còn các ông thượng nghị sỹ Hoa Kỳ nữa… Không chỉ có vậy. Một số nhà cách mạng nổi tiếng cũng đã từng làm việc ở đây với tư cách là nhân viên của Parker House: Vị Chủ tịch tương lai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã từng làm thợ ở tiệm bánh từ năm 1911 đến 1913; Malcolm Little, được nhớ đến như một nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc với biệt danh Malcolm X, đã từng là người chạy bàn ở đây vào đầu những năm 40…
Với cung cách giới thiệu ấy của người quản lý, người ta cứ ngỡ như cái khách sạn này ra đời là địa điểm để người tài thiên hạ đến đây để mà thử vận may nếu không thì là cái lò, chẳng phải là lò bánh nữa mà là lò luyện nhân tài! Nhưng việc Bác chúng mình, đã từng độ nhật bên cái lò bánh ở khách sạn này đằng đẵng hai năm để nuôi chí lớn, có phải là ngẫu nhiên?
Theo qui định, khách đến tham quan khách sạn thì phải nộp 10 USD lệ phí mỗi người và chúng tôi cũng đã được dặn trước như thế! Omni của Boston sòng phẳng thẳng đuột như bất kỳ khách sạn nào của nước Mỹ là chỉ bao cấp cho Thủ tướng và các đoàn viên chính thức!
Nhưng bữa nay cũng lạ là ông quản lý khách sạn, chừng như thấy các nhà báo Việt Nam chăm chỉ lắng nghe mình giới thiệu quá đi, hoặc có mối thiện cảm nào đó nên đã lờ tất tật khoản lệ phí cho cánh nhà báo và đoàn tùy tùng!
Cánh an ninh Mỹ chỉ cho chúng tôi xuống tầng hầm khi Thủ tướng Phan Văn Khải và đoàn Việt Nam tới. Tầng hầm. Ba hay hai tầng như thế, tôi không nhớ chính xác nhưng Bác của chúng ta đã ăn ngủ làm việc ở tầng cuối cùng là nơi làm bánh. Hầm nhưng không có cảm giác bí và ẩm thấp . Nền lát gạch nâu đỏ.
Lối đi thoáng đãng. Liệu ngày ấy, hai năm ròng Bác lui cui ở nơi này, hệ thống thông gió và ánh sáng có tuyệt như bây giờ không? Không có thời gian để hỏi vì phải gằn bước để theo kịp một ông trong ban Giám đốc khách sạn đang dẫn Thủ tướng ta đi. Những nhịp chân chậm dần chậm dần. Không phải nhịp của chủ mà là của khách. Những sải chân của Thủ tướng chậm hẳn lại... Ông đang nghĩ gì?
Từ đầu một đường hầm hun hút, tôi đã thấy sực lên mùi bánh… Hàng người doãng ra dần. Tôi đang đứng ở vị trí trung tâm chế biến bánh mỳ bánh ngọt và đâu như nhiều loại bánh khác của Omni. Thấy giới thiệu rằng Omni không thửa bánh như một số khách sạn khác mà theo truyền thống một thế kỷ rưỡi nay tự làm lấy bánh theo bí quyết của mình.
Tôi thầm nghĩ, như vậy là đã nối dài dặc một đường hương thơm thảo non trăm năm nay từ khi anh thợ làm bánh Nguyễn Tất Thành chồn chân ở tầng hầm này. Giọng người giới thiệu chừng như cũng đượm chút ngậm ngùi mà rằng, thời cụ Hồ làm bánh, đâu đã có dây chuyền chạy phăm phăm và dụng cụ nhào bột, pha trộn nguyên liệu hiện đại như bây giờ. Mà cơ bắp là chính. Nhào được mẻ bột rã rời cả tay...
Nghe người giới thiệu nhắc đến lần thứ hai, cả khối người Việt dưới tầng hầm như mới sực tỉnh. Thì ra ông đang mời khách nếm mẻ bánh mới được sản xuất bằng dây chuyền tiên tiến. Tôi ngó Thủ tướng cầm một chiếc bánh lên, động thái cẩn trọng như nâng thứ gì mong manh lắm rồi bẻ ra một mẩu nhỏ Ăn đi các đồng chí, ăn để nhớ Bác mình... Giọng ông như rưng rưng như mang một sắc độ khác dưới tầng hầm…
Rời khách sạn, chỉ còn ít giờ chuẩn bị để lên đường đi Canada. Tới lúc này tôi mới sực nhớ đến những dòng chữ lấp lánh trên cái tờ gấp láng cóng ban nãy rút vội ở quầy lễ tân khách sạn Omni Ho Chi Minh Was a Pastry chef in Parker’s kitchen from 1911-1913. The table that he worked on is still in the bakeshop (Hồ Chí Minh đã từng đảm đương vị trí phụ trách món bánh nướng trong nhà bếp của Parker từ năm 1911 đến 1913.
Chiếc bàn mà Hồ Chí Minh đã từng làm việc hiện vẫn còn trong tiệm bánh). Trời đất, thế còn chiếc bàn? Đang nằm ở đâu? Bằng gỗ hay chất liệu gì? Hình thù kích cỡ ra sao? Tôi không biết... Quả tiếc ơi là tiếc! Nhưng lúc ấy, tôi đang có mối bận tâm khác.
Là do một sơ suất đến được Boston mà tôi không gặp được Kenvin Bowen mặc dù đã có thư giới thiệu trước bằng e-mail của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Một cái xó của Boston có Kenvin Bowen. Anh lính Kenvin Bowen những năm sáu mươi đã qua những đêm phục kích Việt cộng dưới chân núi Bà Đen của đất Tây Ninh.
Mấy năm ở chiến trường Nam Việt Nam đã khiến Bowen chán nản. Về Mỹ năm 1968, trong hàng ngũ của những người tham gia biểu tình chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, tiếng nói của cựu binh Bowen là trọng lượng lắm. Bằng tiền bán hoa do làm vườn gom góp được suốt mấy năm, Kenwin Bowen trang trải cho một chuyến sang Paris với mục đích là chia vui với Hiệp định Paris vừa ký kết...
Về sau này Kenvin Bowen bắt đầu làm thơ mà bài thơ đầu tiên và cũng là tên một tập thơ sau này của ông rất nổi tiếng, từng đoạt Giải thưởng ở Mỹ. Đó là bài Chơi bóng rổ với Việt cộng mà độc giả Việt nam nhiều người biết qua bản dịch của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Tại Boston sau này đã ra đời Trung tâm Kenvin Bowen nổi danh. Trung tâm như một đầu mối như một sức hút nhân bản nhân văn tập hợp những ý tưởng những tấm lòng nhằm xoa dịu nỗi đau của các cựu binh do hội chứng Việt Nam gây ra...
Nhiều nhà văn nhà thơ không chỉ của Boston mà từ khắp nước Mỹ thường xuyên lui tới căn nhà của Bowen căn nhà hào hiệp (chữ dùng của nhà thơ Hữu Thỉnh) lúc đầu là nơi đặt trụ sở của Trung tâm. Hầu hết các nhà văn nhà thơ Việt Nam sang Mỹ đều đã tới trung tâm, tới nhà hai vợ chồng hai đứa con Kenvin Bowen thân thiết ấm áp...
Những Nguyễn Khải, Lê Lựu, Trần Đăng Khoa... Hữu Thỉnh đã ru cho con Bowen ngủ. Lê Minh Khuê từng trổ tài nấu bún bò. Nguyễn Duy xì bã thuốc lào vung vãi vv... Hai vợ chồng Bowen đã sang lại Việt Nam. Biết tôi đã đến được Omni nhưng không đến, không gặp được Kenvin Bowen, Nguyễn Quang Thiều cứ lắc đầu mãi...
Nhưng khi nghe Nguyễn Quang Thiều kể lại, tôi mới biết anh thở dài như thế là vì cơn cớ gì! Kenvin Bowen và một người Việt nữa ở Boston là dịch giả kiêm nhà thơ Nguyễn Bá Chung vốn là khách quen của Omni. Quen do thế này. Hai ông lúc đầu thì nằn nì xin mua lại chiếc bàn mà Bác Hồ đã từng nhào bánh.
Nhưng Omni không bán. Sau họ nghĩ cách là tìm thợ khéo ở Boston chế tác cái bàn y chang như chiếc bàn kia. Nhưng qua nhiều lần thương thảo đổi chác, Ban giám đốc khách sạn Omni vẫn không thông vì họ nói đó là báu vật của khách sạn mặc dù chiếc bàn mà Kenvin Bowen cho chế tác đẹp (?) hơn nhiều chiếc bàn cũ kỹ kia!
Loay hoay lao tâm khổ tứ với chuyện ấy bởi hai ông tâm niệm rằng, một ngày đẹp trời nào đó, nếu mua nếu đổi được chiếc bàn ấy, họ sẽ tìm cách chuyển hiện vật ấy về Việt Nam cụ thể là về Bảo tàng Hồ Chí Minh!
Nghe chuyện của Thiều, tôi chợt bâng khuâng... Lạ, vừa xa Boston đấy thôi thế mà đã nhớ?


2. Hành trình đi tìm tự do 
“Hành trình đi tìm tự do” - Đó là nhan đề bài viết của Laura Lam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó tác giả lần theo dấu chân nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam, ngược lại những năm tháng Người rời quê hương đến Pháp để tìm đường cứu dân tộc.
Cụ tôi thường nói lính Pháp đã bắt Vua Hàm Nghi và đày ông sang Algeria đúng năm cụ sinh ra, năm 1888. Cụ được cha mẹ kể lại quân đội thực dân đã đốt làng và đàn áp phong trào kháng chiến Cần Vương như thế nào. Nhiều nhà lãnh đạo bị tra tấn và xử tử. Cuộc chiến đấu kéo dài cả thế kỷ chống thực dân Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm 1954. Nguyễn Ái Quốc, sinh năm 1890, là nhân vật của thời đại.
 
Lối vào thư viện St. Genevieve
 
Ở trung tâm thủ đô Paris, tôi thường đi qua Thư viện St Genevieve - một trung tâm công cộng lớn mà các sinh viên và các nhà nghiên cứu ở những trường học xung quanh và Sorbonne thường lui đến. Tám mươi năm trước, đây là nơi Nguyễn Ái Quốc rất yêu thích và chỉ cách chỗ ông ở vài phút đi bộ. Giống như Karl Marx đã dùng tất cả thời gian của mình ở phòng đọc của Thư viện Bảo tàng Anh, người cha của nền độc lập Việt Nam đã miệt mài ở St Genevieve. Phía trước mặt tiền dài và thoáng rộng của St Genevieve, hướng về Pantheon, khắc một danh sách tên những nhà văn nổi tiếng. Tôi đồ rằng Nguyễn Ái Quốc đã từng đọc những dòng chữ này khi ông tới đây, vì vậy, tôi quyết tâm đi tìm câu trả lời.
 
Nguyễn Ái Quốc khi sinh thời là Nguyễn Sinh Cung, đến năm 11 tuổi mới được cha đổi tên là Nguyễn Tất Thành. Ông theo học trường Quốc học Huế danh tiếng. Nhận thức của ông chịu sự ảnh hưởng rất lớn của thuyết Khổng Tử. Khi còn nhỏ, ông rất tò mò về phương Tây. Ông từng nói: “Khi tôi 13 tuổi, tôi đã từng lần đầu tiên nghe nói về Tự do, Bình Đẳng và Bác ái... Tôi muốn tự mình làm quen với văn hóa Pháp, để tìm hiểu điều gì ẩn sau những khái niệm này”.
 
Đối nghịch với những phép tắc ở Mẫu quốc, không có tự do, bình đẳng và lòng bác ái ở Đông Dương. Sự bóc lột của Pháp được tóm tắt đầy đau đớn trong từng từ ngữ của cụ Phan Chu Trinh, với những giam hãm, đánh đập, lột da và dóc xương người dân bản xứ.
 
Để ngăn chặn phong trào cải cách đang ngày một lớn mạnh, chế độ thực dân đã kiểm soát gắt gao trường học tự do duy nhất là Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907 và bắt bớ những người sáng lập cùng những nhà trí thức tiến bộ khác. Là trường học đầu tiên trao quyền bình đẳng tiếp cận giáo dục cho nữ giới, Đông Kinh Nghĩa Thục cũng chủ trương ủng hộ cải cách xã hội và chính trị.
 
Danh sách các nhà văn nổi tiếng khắc phía trước thư viện St Genevieve
 
Ở tuổi 21, Nguyễn Tất Thành bắt đầu dạy chữ Quốc Ngữ và chữ Hán ở trường Dục Thanh danh tiếng tại Phan Thiết. Mỗi ngày, ông đến trường trong bộ áo dài cotton trắng, đầu đóng khăn xếp và chân đi guốc mộc. Các học trò cũng mặc quần áo dân tộc. Trường học nằm ở bên bờ phía Nam thơ mộng của sông chảy qua Phan Thiết. Thày giáo trẻ thường đưa các học trò của mình ra bờ sông để giảng dạy đạo lý và dã ngoại. Thỉnh thoảng, thày trò ngồi trên bãi đá, hát những bài ca yêu nước do chính mình sáng tác.
 
Nguyễn Tất Thành trở thành thày giáo được học trò rất yêu mến. Trong những buổi giảng bài như vậy, thày giáo Thành thường mở mang cho đầu óc non nớt của các trò những hiểu biết về nền văn minh phương Tây, quyền con người, sự bình đẳng, tự do cá nhân và những tư tưởng lớn của JJ Rousseau, Montesquieu, Voltaire… Tại thư viện ở Paris, ông chắc đã tiếp thu được còn nhiều hơn như vậy. Chắn chắn có nhiều tác phẩm vĩ đại khác thu hút sự chú ý của ông, như của các tác giả Shakespeare, Charles Dickens, Victor Hugo và Emile Zola.
 
Thực dân Pháp nghi ngờ trường Dục Thanh từ khi thày giáo Thành vẫn đang dạy học tại đây, cho rằng đây sẽ là một trường Đông Kinh nữa. Pháp lưu tâm đến hiệu sách ngay cạnh trường học, bán những tác phẩm của những nhà văn hàng đầu Việt Nam cổ vũ cho cải cách, với khẩu hiệu: “Hãy dẹp sang bên những gì lỗi thời và cổ hủ, nắm lấy cái mới và hiện đại”. Thực dân Pháp cảm thấy khẩu hiệu này đang chĩa mũi dùi vào các chính sách cai trị của chúng ở Đông Dương.
 
Thày giáo Thành luôn trăn trở và đã nghĩ đến việc nghỉ dạy học. Ông chứng kiến thường xuyên kiểu đối xử tàn ác của Pháp đối với người dân bản xứ và cảm thấy vô cùng tủi cực. Một lần, khi một cơn bão tràn qua tàn phá cảng Phan Rang, các viên chức Pháp đã lệnh cho các công nhân người Việt lặn xuống nước giữa lúc bão lớn để cứu thuyền. Nhiều người Việt Nam đã bị chết đuối, trong khi người Pháp xem đấy là trò tiêu khiển.
 
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua (ảnh tư liệu).
 
Đầu năm 1911, thầy giáo Thành đến Sài Gòn, đổi tên là Văn Ba. Ông xin được làm phụ bếp cho tàu buôn Đô đốc Latouche Treville. Mỗi ngày, ông phải làm việc từ sáng sớm đến nửa đêm. Khi nhận việc, ông được hứa sẽ được trả 45 francs một tháng. Nhưng trước khi tàu cập cảng Marseille tháng 7/1911, ông được trao tổng số lương chỉ có 10 francs.
 
Lên bờ cùng một người bạn quen trên tàu, ông đi đến quán cafe vỉa hè ở Rue Cannebiere. Một người bồi bàn chào ông “Xin chào ngài!”. Ông rất ngạc nhiên và nói với người bạn: “Người Pháp ở đây tốt hơn và lịch sự hơn người Pháp ở Đông Dương”.
 
Trong nhiều thập kỷ sau đó, chàng thanh niên trẻ tên Thành sống ở nhiều nước khác nhau, bị truy đuổi, bị tù, vượt ngục, cả bị thực dân Pháp tuyên án tử hình. Nhưng ông vẫn làm việc không ngừng nghỉ để tranh thủ sự hỗ trợ từ những người đồng chí với khao khát cháy bỏng là chấm dứt chế độ thực dân ở quê nhà.
 
Ông đã luôn luôn vận động, đã thay đổi ít nhất là 45 tên và bút danh. Năm 1939, tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã trở nên rất nổi tiếng. Năm 1945, trên Quảng trường Ba Đình, tên gọi “Hồ Chí Minh” đã cùng ông làm nên lịch sử rạng ngời với tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 8 năm sau, tại Điện Biên Phủ, mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập đã thành hiện thực. Tuyên ngôn này đã chứa đựng phần nhiều những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh học được về tự do trong một thư viện lớn ở Paris.
 
Laura Lam
(Việt Hà dịch)

Chuyện về Bác Hồ với Vua bếp huyền thoại Escoffier

Laura Lam tiếp tục có viết về quãng thời gian Bác Hồ - khi đó là chàng thanh niên Văn Ba, làm việc cùng đầu bếp huyền thoại người Pháp Escoffier, với những chi tiết ít người biết về vị lãnh tụ của chúng ta.
“Đứng trước tòa nhà mới xây trên nền đất cũ, tâm trí tôi lại trở về với Khách sạn Carlton, nơi chàng thanh niên Văn Ba (Hồ Chí Minh) đã làm việc. Tôi mường tượng ra khu bếp lớn của vua bếp Auguste Escoffier với đội ngũ 60 nhân viên của ông ấy, tất bật chạy quanh trong những bộ áo choàng trắng cùng mũ vải trắng tinh tươm.
 

Khách sạn Carlton năm 1920
Trước khi chuyển đến khách sạn Carlton lộng lẫy, Escoffier đã từng làm việc cho khách sạn Savoy, nơi ông xây dựng được danh tiếng là cha đẻ của phong cách nấu ăn Pháp. Escoffier là người cung cấp thực phẩm cho nhà bếp Hoàng gia Anh, cho các phụ nữ quý tộc châu Âu, cho những người nổi tiếng và những người siêu giàu. Được Hoàng tử xứ Wales đánh giá cao, nên khi Hoàng tử trở thành Vua Edward VII năm 1901, Escoffier được giao trọng trách chuẩn bị cho bữa tiệc đăng quang của nhà vua mới. Năm 1913, ông gặp Hoàng đế Wilhelm II tại bữa tiệc chiêu đãi cấp quốc gia dành cho 146 nhân vật quyền cao chức trọng Đức. Hoàng đế đã rất ấn tượng với phong cách nấu ăn của Escoffier và dành cho ông lời ca tụng: “Tôi là Hoàng đế của nước Đức, nhưng ông là ông vua của các đầu bếp”.
Thực đơn của Escoffier gồm những món xuất phát từ những ý tưởng chỉ có ở riêng ông. Như món thịt gà đông được làm từ ký ức của ông về con tàu Jeannette bị mắc cạn trên băng năm 1881; Món bánh làm bằng quả đào là để tỏ lòng tôn kính danh ca người Australia, Nellie Melba; Món làm từ dâu tây, dứa, kem chanh là món ăn tỏ lòng kính trọng với nghệ sĩ Pháp lừng danh Sarah Bernhardt. Nhiều món ăn của ông đã trở thành những món ăn kinh điển của người Pháp.
Bí quyết của người đầu bếp huyền thoại này là sử dụng những thành phần tươi nhất và nguyên chất nhất để làm nên những món ăn với kỹ thuật cao nhất cùng tính giản đơn. Ông cũng đề cao tiêu chuẩn vệ sinh trong khi chế biến. Năm 1919, Tổng thống Poincaré đã trao tặng Escoffier Bắc đẩu Bội tinh để ghi nhận tài năng đặc biệt cũng như công lao của ông quảng bá phong cách ẩm thực Pháp. Ba năm sau đó, ông được phong chức Sĩ quan Đội sĩ quan danh dự nhân một bữa tiệc quốc gia tại Palais d'Orsay.
 
 Khách sạn Carlton bị phá hủy trong cuộc chiến Blitz ở London năm 1940
Khách sạn Carlton là nơi lui tới rất được Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill yêu thích. Ngày 4/8/1924, khi Churchill đang ngồi dùng bữa trong khách sạn này, Anh đã tuyên chiến với Đức và các đồng minh của Đức. Chiến tranh đã bùng nổ hai ngày trước đó, khi quân Đức tấn công lính Pháp. Escoffier và Văn Ba cũng có mặt tại khách sạn khi lời tuyên chiến được đưa ra. Văn Ba đã rất phấn chấn. Anh âm thầm hy vọng cuộc chiến này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Ở London, anh lặng lẽ chờ cơ hội để bộc lộ. Escoffier tiếp tục phụ trách công việc bếp núc của khách sạn Carlton cho đến hết Chiến tranh Thế giới Thứ I (8/1914 -11/1918).

Khi Văn Ba bắt đầu công việc của mình vào mùa Xuân năm 1913, anh chỉ là một chân trong nhóm rửa bát ở khu bếp của Escoffier. Với nhân viên này, không có gì hay ho khi chứng kiến những khách hàng giàu có và nổi tiếng để lại nhiều thức ăn trên đĩa sau mỗi bữa. Bất kỳ khi nào nhìn thấy một khoanh bít tết lớn hay miếng thịt gà to còn chưa được đụng đến, anh lại chuyển chúng sang một chiếc đĩa sạch và gửi trở lại nhà bếp. Một lần, Escoffier hỏi Ba “Tại sao anh không vứt những thức đó vào thùng rác như những người khác?, Ba trả lời “Những thứ này không nên vứt đi. Ông có thể mang chúng cho người nghèo”.
Escoffier lấy làm thích thú và tỏ ý rất hài lòng với câu trả lời này. “Tràng trai trẻ thân mến ơi, hãy nghe ta. Giờ thì gạt ý tưởng mang tính cách mạng đấy của anh sang một bên và ta sẽ dạy cho anh nghệ thuật nấu nướng. Nó sẽ mang đến cho anh rất nhiều tiền”.
 
Tấm bảng treo trên tòa nhà mới. Không có tài liệu nào của Khách sạn Carlton thoát khỏi cuộc chiến tranh. Các nhà sử học Nga và Việt Nam cùng những nguồn khác cho rằng chàng thanh niên Văn Ba đã làm việc ở Khách sạn Carlton từ năm 1913 đến 1917.
 
Ngay sau cuộc đối thoại này, Văn Ba được đưa lên khu vực làm bánh và Escoffier đã truyền cho anh nghệ thuật làm món tráng miệng của Pháp. Anh làm theo những hướng dẫn của vị vua bếp một cách siêng năng và với niềm thích thú thực sự. Ba học rất nhanh công thức làm các loại bánh ngọt của Pháp. Escoffier là người tiên phong trong kỹ thuật trộn các thành phần bánh, xử lý bột nhào và bí kíp nướng bánh sao cho ra lò được những chiếc bánh với lớp vỏ giòn và bóng mịn.
Ngay từ đầu, người thày thông thái của Ba đã chú ý đến sự thông minh nổi trội của cậu học trò và ông luôn đánh giá cao tính chín chắn, thái độ lịch thiệp của Ba. Năm 1917, Escoffier chuẩn bị cho sinh nhật lần thứ 71 của mình. Ông đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi sau khi tìm được người sẽ kế thừa tài sản vô giá là những công thức làm món ăn của ông. Văn Ba đã theo học ông được 4 năm và là một trong những đầu bếp được ông quý mến nhất. Escoffier không nghi ngờ về việc Ba có được một sự nghiệp đầy hứa hẹn trong thế giới của các đầu bếp Pháp.
Tuy nhiên, một buổi tối, Ba đã nói chuyện với Escoffier. Tin tức về phong trào Duy Tân bị Pháp đàn áp đã đến với Ba và anh cảm thấy rất bồn chồn. Anh thông báo với Escoffier tin sẽ rời London và bắt tay vào một sứ mệnh mới. Có thể quyết định này bắt nguồn từ sự kiện ở Đông Dương, mà cũng có thể là do cuộc Cách mạng Nga bất ngờ nổ ra. Escoffier biết hoài bão chính trị của Ba rất tốt. Nhưng ông cũng cảm thấy buồn bã khi chàng thanh niên có vẻ ngoài thư sinh kia lại từ bỏ bộ đồ trắng để bắt đầu một cuộc sống mà khi ấy, ông cho là đầy những nguy cơ và không có gì chắc chắn.
Khách sạn Carlton bị Đức Quốc xã phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng vào London, thường được gọi là cuộc chiến London Blitz, trong những năm đầu 1940, sau 57 đêm Hitle ra lệnh không kích liên tục thành phố này. Đây là giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II (tháng 9/1939-thang 8/1945).”
Laura Lam
(Việt Hà dịch)



Nguyễn Ái Quốc những năm đầu tìm đường cứu nước

Với cái tên Nguyễn Ái Quốc và lòng yêu nước mãnh liệt, Nguyễn Tất Thành (sau này được biết đến với cái tên Hồ Chí Minh) đã bắt đầu xây dựng nền móng đầu tiên trên con đường cứu nước của mình.
 
Dưới đây là chuyện kể về Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầu tiên đi tìm đường cứu nước của tác giả Laura Lam viết riêng cho Dtinews, trang tiếng Anh của báo Dân trí điện tử.

Một bức tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc trên tạp chí Paria
Nguyễn Tất Thành đến Marseille lần đầu tiên vào tháng 6/1911. Sau một thời gian ngắn ở đây, nhà yêu nước trở lại tàu đô đốc Latouche-Tréville. Rồi con tàu rời tới Le HavreDunkirk và trở lại Marseille 3 tháng sau đó. Nguyễn Tất Thành đã viết một lá thư cho Tổng thống Cộng hòa Pháp, xin được tham dự Trường Thuộc địa (Colonial) với tư cách là một thực tập sinh. Trường này được thành lập vào năm 1889 để đào tạo các quan chức chính phủ đảm nhiệm các vị trí ở Đông Dương khi đó. Nguyễn Tất Thành nuôi hi vọng đây có thể là con đường hướng tới tự do ở đất nước mình.

Trong khi chờ câu trả lời, Nguyễn Tất Thành trở lại Sài Gòn, với hi vọng được gặp cha. Nhưng mọi nỗ lực tìm kiếm cha đều thất bại. Các anh chị em đã tham gia phong trào phản kháng vũ trang và chị gái đã bị binh lính thực dân bắt hai lần. Cha của Nguyễn Tất Thành cũng bị bắt giam năm 1912 và khi được thả ông bị người Pháp vẫn tiếp tục theo dõi.

Trở lại tàu, Nguyễn Tất Thành tới Marseille lần thứ ba và nhận được tin trường Colonial đã từ chối mình. Nguyễn Tất Thành trở lại tàu và tới Le Havre. Tại đây Nguyễn Tất Thành làm vườn cho một người chủ tàu và bắt đầu học để nâng cao trình độ tiếng Pháp.

Với sự giúp đỡ của người chủ tàu, Nguyễn Tất Thành nhận được việc làm tại Messageries Maritimes (công ty hàng hải cũ của Pháp), đi khắp các thuộc địa ở châu Phi. Trong một lần dừng ở Dakar, Nguyễn Tất Thành thấy một nhóm người châu Phi bị người Pháp yêu cầu lặn xuống cảng trong mưa bão để cứu các thuyền nhỏ. Nhiều người đã bị chết đuối. Nguyễn Tất Thành sau đó viết: “Người Pháp ở Pháp đều tốt. Nhưng người Pháp ở thuộc địa lại bạo tàn và vô nhân đạo. Ở đâu cũng vậy. Tôi đã chứng kiến sự đối xử tương tự ở Phan Rang. Người Pháp đã cười phá lên đầy vui vẻ trong khi những người yêu nước của chúng ta đang bị chết đuối. Đối với thực dân, mạng sống của một người châu Á, châu Phi không là gì”.

Nguyễn Tất Thành đã lênh đênh trên biển trong một thời gian dài, nhờ vậy mà tới được nhiều nơi như Rio de Janeiro, Buenos Aires, New York cùng Boston. Trong khi ở Boston, Nguyễn Tất Thành đã viết thư cho cụ Phan Chu Trinh và thông báo đang làm phụ bếp tại Khách sạn Parker House.

Năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Boston và đến London. Công việc đầu tiên của Nguyễn Tất Thành tại đây là quét dọn tuyết tại một trường học, nhưng do không thể chống chọi được với cái giá lạnh đóng băng trong suốt nhiều giờ, Thành đã tìm một công việc khác, đó là làm than. Nhưng công việc này thậm chí còn cực nhọc hơn công việc trước, phải ở trong tầng hầm tối, nóng kinh hoàng từ sáng sớm cho tới đêm khuya.

Rồi không lâu sau Nguyễn Tất Thành được thuê làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại Haymarket. Kỹ năng và phong cách của Nguyễn Tất Thành đã gây ấn tượng được với đầu bếp nổi tiếng Escoffier và Thành được chuyển từ rửa bát sang làm bánh. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, Nguyễn Tất Thành  học tiếng Anh và tham gia vào Hiệp hội công nhân nước ngoài, hiệp hội có mục đích cải thiện điều kiện làm việc ở các nhà máy của Anh.

Năm 1917 Nguyễn Tất Thành nghỉ việc ở khách sạn Carlton và qua eo biển Anh tới Pháp.

Các hoạt động chính trị của Nguyễn Tất Thành trong những năm tháng ở London vẫn còn chưa được biết đến. Phải khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành bắt đầu tham dự các cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp. Nguyễn Tất Thành định thành lập cơ quan liên lạc với các nhóm công nhân giữa Anh Quốc và Pháp. Các hoạt động công đoàn của Nguyễn Tất Thành nhanh chóng đưa ông liên hệ với các chính trị gia cánh tả và các nhà văn. Tại cuộc họp hàng tuần của họ, Nguyễn Tất Thành thỉnh thoảng được mời phát biểu để nói về điều kiện ở Đông Dương. Khi đứng lên giữa cuộc họp, Nguyễn Tất Thành không phải là một con người bình thường, ông được chú ý bởi “đôi mắt đen bừng sáng mỗi khi ông nói và dường như xuyên thấu tâm hồn của người quan sát”.

Giới chức Pháp ở Đông Dương ngày càng để ý tới hoạt động của Thành. Vào tháng 6/1917, toàn quyền Đông Dương đã thành lập một cơ quan tình báo để theo dõi tất cả các cá nhân được xem là mối nguy hiểm an ninh cho thuộc địa châu Á này cũng như trong lòng nước Pháp. Họ đã tuyển những người Việt Nam biết nói tiếng Pháp làm điệp viên để theo dõi các hoạt động hàng ngày của Thành.

Mùa đông năm 1918, ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, là một mùa đông vô cùng khắc nghiệt, thiếu nhiên liệu, chất đốt nghiêm trọng trên toàn nước Pháp. Vào ban đêm người ta phải mang rèm cửa ra để ủ ấm thêm. Nạn thất nghiệp lan tràn khắp nơi. Thành lúc đó đang sống với cụ Phan Chu Trinh và đã giúp đỡ cụ trong studio phục chế ảnh.

Vào đầu năm 1919 Nguyễn Tất Thành biết được tin về Hội nghị Hòa bình Quốc tế được tổ chức ở Versailles. Ông đã chuẩn bị một đơn kiến nghị gửi đến Ngoại trưởng Mỹ với hi vọng có sự can thiệp để giải phóng Việt Nam khỏi chế độ thuộc địa. Và đây chính là lúc ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước, trong bản kiến nghị.

Giữa năm 1919, người Pháp đã “liệt” Nguyễn Ái Quốc là “người nổi loạn nguy hiểm nhất”, đe dọa đến an ninh Pháp ở Đông Dương.

Laura Lam
(Phan Anh dịch)

3. Chuyện về Bác Hồ với Vua bếp huyền thoại Escoffier


“Đứng trước tòa nhà mới xây trên nền đất cũ, tâm trí tôi lại trở về với Khách sạn Carlton, nơi chàng thanh niên Văn Ba (Hồ Chí Minh) đã làm việc. Tôi mường tượng ra khu bếp lớn của vua bếp Auguste Escoffier với đội ngũ 60 nhân viên của ông ấy, tất bật chạy quanh trong những bộ áo choàng trắng cùng mũ vải trắng tinh tươm.
 

Khách sạn Carlton năm 1920
Trước khi chuyển đến khách sạn Carlton lộng lẫy, Escoffier đã từng làm việc cho khách sạn Savoy, nơi ông xây dựng được danh tiếng là cha đẻ của phong cách nấu ăn Pháp. Escoffier là người cung cấp thực phẩm cho nhà bếp Hoàng gia Anh, cho các phụ nữ quý tộc châu Âu, cho những người nổi tiếng và những người siêu giàu. Được Hoàng tử xứ Wales đánh giá cao, nên khi Hoàng tử trở thành Vua Edward VII năm 1901, Escoffier được giao trọng trách chuẩn bị cho bữa tiệc đăng quang của nhà vua mới. Năm 1913, ông gặp Hoàng đế Wilhelm II tại bữa tiệc chiêu đãi cấp quốc gia dành cho 146 nhân vật quyền cao chức trọng Đức. Hoàng đế đã rất ấn tượng với phong cách nấu ăn của Escoffier và dành cho ông lời ca tụng: “Tôi là Hoàng đế của nước Đức, nhưng ông là ông vua của các đầu bếp”.
Auguste Escoffier
Thực đơn của Escoffier gồm những món xuất phát từ những ý tưởng chỉ có ở riêng ông. Như món thịt gà đông được làm từ ký ức của ông về con tàu Jeannette bị mắc cạn trên băng năm 1881; Món bánh làm bằng quả đào là để tỏ lòng tôn kính danh ca người Australia, Nellie Melba; Món làm từ dâu tây, dứa, kem chanh là món ăn tỏ lòng kính trọng với nghệ sĩ Pháp lừng danh Sarah Bernhardt. Nhiều món ăn của ông đã trở thành những món ăn kinh điển của người Pháp.
Bí quyết của người đầu bếp huyền thoại này là sử dụng những thành phần tươi nhất và nguyên chất nhất để làm nên những món ăn với kỹ thuật cao nhất cùng tính giản đơn. Ông cũng đề cao tiêu chuẩn vệ sinh trong khi chế biến. Năm 1919, Tổng thống Poincaré đã trao tặng Escoffier Bắc đẩu Bội tinh để ghi nhận tài năng đặc biệt cũng như công lao của ông quảng bá phong cách ẩm thực Pháp. Ba năm sau đó, ông được phong chức Sĩ quan Đội sĩ quan danh dự nhân một bữa tiệc quốc gia tại Palais d'Orsay.
 
Khách sạn Carlton là nơi được Winston Churchill (sau này là Thủ tướng Anh) yêu thích. Ngày 4/8/1914, khi Churchill đang ngồi dùng bữa trong khách sạn này, Anh đã tuyên chiến với Đức và các đồng minh của Đức. Chiến tranh đã bùng nổ hai ngày trước đó, khi quân Đức tấn công lính Pháp. Escoffier và Văn Ba cũng có mặt tại khách sạn khi lời tuyên chiến được đưa ra. Văn Ba đã rất phấn chấn. Anh âm thầm hy vọng cuộc chiến này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Ở London, anh lặng lẽ chờ cơ hội để bộc lộ. Escoffier tiếp tục phụ trách công việc bếp núc của khách sạn Carlton cho đến hết Chiến tranh Thế giới Thứ I (8/1914 -11/1918).

Khi Văn Ba bắt đầu công việc của mình vào mùa Xuân năm 1913, anh chỉ là một chân trong nhóm rửa bát ở khu bếp của Escoffier. Với nhân viên này, không có gì hay ho khi chứng kiến những khách hàng giàu có và nổi tiếng để lại nhiều thức ăn trên đĩa sau mỗi bữa. Bất kỳ khi nào nhìn thấy một khoanh bít tết lớn hay miếng thịt gà to còn chưa được đụng đến, anh lại chuyển chúng sang một chiếc đĩa sạch và gửi trở lại nhà bếp. Một lần, Escoffier hỏi Ba “Tại sao anh không vứt những thức đó vào thùng rác như những người khác?, Ba trả lời “Những thứ này không nên vứt đi. Ông có thể mang chúng cho người nghèo”.
Escoffier lấy làm thích thú và tỏ ý rất hài lòng với câu trả lời này. “Chàng trai trẻ thân mến ơi, hãy nghe ta. Giờ thì gạt ý tưởng mang tính cách mạng đấy của anh sang một bên và ta sẽ dạy cho anh nghệ thuật nấu nướng. Nó sẽ mang đến cho anh rất nhiều tiền”.
Ngay sau cuộc đối thoại này, Văn Ba được đưa lên khu vực làm bánh và Escoffier đã truyền cho anh nghệ thuật làm món tráng miệng của Pháp. Anh làm theo những hướng dẫn của vị vua bếp một cách siêng năng và với niềm thích thú thực sự. Ba học rất nhanh công thức làm các loại bánh ngọt của Pháp. Escoffier là người tiên phong trong kỹ thuật trộn các thành phần bánh, xử lý bột nhào và bí kíp nướng bánh sao cho ra lò được những chiếc bánh với lớp vỏ giòn và bóng mịn.
Ngay từ đầu, người thày thông thái của Ba đã chú ý đến sự thông minh nổi trội của cậu học trò và ông luôn đánh giá cao tính chín chắn, thái độ lịch thiệp của Ba. Năm 1917, Escoffier chuẩn bị cho sinh nhật lần thứ 71 của mình. Ông đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi sau khi tìm được người sẽ kế thừa tài sản vô giá là những công thức làm món ăn của ông. Văn Ba đã theo học ông được 4 năm và là một trong những đầu bếp được ông quý mến nhất. Escoffier không nghi ngờ về việc Ba có được một sự nghiệp đầy hứa hẹn trong thế giới của các đầu bếp Pháp
Tuy nhiên, một buổi tối, Ba đã nói chuyện với Escoffier. Tin tức về phong trào Duy Tân bị Pháp đàn áp đã đến với Ba và anh cảm thấy rất bồn chồn. Anh thông báo với Escoffier tin sẽ rời London và bắt tay vào một sứ mệnh mới. Có thể quyết định này bắt nguồn từ sự kiện ở Đông Dương, mà cũng có thể là do cuộc Cách mạng Nga bất ngờ nổ ra. Escoffier biết hoài bão chính trị của Ba rất tốt. Nhưng ông cũng cảm thấy buồn bã khi chàng thanh niên có vẻ ngoài thư sinh kia lại từ bỏ bộ đồ trắng để bắt đầu một cuộc sống mà khi ấy, ông cho là đầy những nguy cơ và không có gì chắc chắn.
 
Tấm bảng treo trên tòa nhà mới. Không có tài liệu nào của Khách sạn Carlton thoát khỏi cuộc chiến tranh. Các nhà sử học Nga và Việt Nam cùng những nguồn khác cho rằng chàng thanh niên Văn Ba đã làm việc ở Khách sạn Carlton từ năm 1913 đến 1917.
Khách sạn Carlton bị Đức Quốc xã phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng vào London, thường được gọi là cuộc chiến London Blitz, trong những năm đầu 1940, sau 57 đêm Hitler ra lệnh không kích liên tục thành phố này. Đây là giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II (tháng 9/1939-thang 8/1945).”
 Khách sạn Carlton bị phá hủy trong cuộc chiến Blitz ở London năm 1940
Laura Lam
(Việt Hà dịch)
 
     


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét