Ngọn lửa thần kỳ Đồng Khởi 1960 sáng mãi | ||
Vào những ngày này cách đây 50 năm, trên quê hương xứ dừa đã nổ ra cuộc Đồng Khởi với khí thế long trời lở đất, đã ghi vào lịch sử truyền thống chống ngoại xâm một mốc son chói lọi của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với cả nước, nhân dân Bến Tre đã chịu đựng muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Nhưng Hiệp định Giơnevơ chưa ráo mực, Mỹ hất cẳng Pháp lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, chẳng những đã phản bội hiệp định, mà còn thẳng tay đàn áp, khủng bố, trả thù người kháng chiến và nhân dân. Chỉ trong vòng 3 năm, Mỹ - Diệm đã tra tấn, tù đày, giết hại trên 20 ngàn người yêu nước ở Bến Tre, đã tạo nên bầu không khí đau thương, tang tóc phủ trùm lên mảnh đất ba dải cù lao. Riêng cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng bị thiệt hại nặng nề, từ 2.000 người sau đình chiến, chỉ còn lại 162 người.
Tức nước vỡ bờ. Khí thế sục sôi cách mạng đã có mầm móng từ những năm 1955-1959. Sau khi được tiếp thu Nghị quyết 15 Trung ương (khóa II) của Đảng, đúng ngày 17-1-1960 toàn tỉnh Bến Tre đã đồng loạt nổi dậy diệt ác, phá kềm, đoạt đồn bót địch, giành quyền làm chủ. Trong đó, phong trào tiêu biểu nhất, điển hình nhất là ở 3 xã: Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy (Mỏ Cày
Ảnh: H.Hiệp
Sau hơn một tháng nổi dậy, lực lượng ta đã lớn mạnh hơn 20 lần trước Đồng Khởi nổ ra. Phong trào đã hình thành 2 lực lượng: lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, với 3 mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận phát triển mạnh mẽ, làm cho bộ máy chính quyền Diệm phải hốt hoảng, lo sợ. Khi nghiên cứu đánh giá tình hình, Diệm cho rằng: “Cái ung nhọt Kiến Hòa rất nguy hiểm. Nếu không loại trừ ngay sẽ sụp đổ chế độ”. Do đó, sáng 29-3-1960, địch đã đưa hơn 10.000 quân, có xe tăng, tàu chiến, máy bay yểm trợ, dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Đỗ Cao Trí, bao vây 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, mà theo chúng là để triệt hạ cơ quan đầu não, lực lượng quân sự chủ yếu và là lá cờ đầu của Bến Tre. Lực lượng vũ trang còn non trẻ mới thành lập sau 17-1 của ta đã kiên cường chiến đấu chống càn, lực lượng chính trị gồm quần chúng ở 3 xã bị càn quét và ở các xã lân cận đã làm cuộc “tản cư ngược” rầm rộ kéo đến đấu tranh trực diện với tên quận trưởng Mỏ Cày ngày càng đông, cao điểm có trên 10.000 người và ở lại nhiều ngày tại Thị trấn, tố cáo bọn lính càn quét cướp bóc, bắn giết dân thường, hãm hiếp phụ nữ và yêu cầu chúng phải rút quân. Trước sức ép của lực lượng đấu tranh chính trị và lực lượng quân sự bị tiêu hao, tinh thần binh lính hoang mang dao động. Ngày
Sau trận chống càn thắng lợi lịch sử ấy, cuộc hội nghị Tỉnh ủy ở Châu Bình (Giồng Trôm) đã sơ kết rút kinh nghiệm, và gọi cuộc nổi dậy của Đảng bộ và nhân dân ta kể từ ngày
Do đó, có thể khẳng định rằng xuất xứ khái niệm “Đồng Khởi” là từ Bến Tre và “quê hương Đồng Khởi” chính là Bến Tre với đầy đủ nội hàm của một khái niệm mới và thực tiễn từ phong trào nổi dậy đồng loạt, đồng lòng khởi nghĩa của nhân dân Bến Tre dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau Nghị quyết 15 của Trung ương.
Nửa thế kỷ đã đi qua, nhưng thắng lợi của cuộc Đồng Khởi mùa xuân năm 1960, là bản anh hùng ca bất hủ của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong thư gửi chúc mừng nhân kỷ niệm 40 năm Bến Tre Đồng khởi đã viết: “Kỷ niệm là học tập. Ngồi lại học Đồng Khởi, không thể nói hết sự thần kỳ. Ý chí tuyệt vời mà sáng tạo cũng tuyệt vời. Đúng vậy, người ta không thể sống bằng kỷ niệm, bằng quá khứ. Nhưng quá khứ, hiện tại, tương lai là một dòng chảy. Do đó, mỗi người dân trên quê hương Bến Tre chúng ta phải biết tự hào, gìn giữ, phát huy những truyền thống của một quá khứ anh hùng để chắp cánh cho nó bay cao hơn, xa hơn. Phải làm cho ngọn lửa Đồng Khởi thần kỳ mùa xuân 1960 luôn rực cháy. Chính vì vậy, sau ngày thống nhất đất nước, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã gìn giữ và phát huy cao độ truyền thống Đồng Khởi, tạo nên phong trào “Đồng Khởi mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, sự giúp đỡ chí nghĩa chí tình của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bạn, diện mạo Bến Tre từ thành thị đến nông thôn đã có sự thay đổi lớn lao, làm cho những ai xa quê, nay có dịp về thăm lại cũng cảm thấy lạ lẫm đến bất ngờ. Chúng ta tự hào, dù Bến Tre quê hương xứ dừa Đồng Khởi của chúng ta, tuy chưa phải là một tỉnh giàu có, nhưng ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, các gia đình chính sách có cuộc sống ngang bằng mức trung bình tại khu dân cư và xã hội Bến Tre từ thành thị đến nông thôn không có ai rơi vào cảnh khốn khó; đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân tốt thêm, đẹp hơn lên.
Thách thức vẫn còn nhiều, nhưng vận hội mới và thời cơ mới của quê hương, đất nước cũng đang đến. Phát huy tinh thần Đồng khởi năm xưa, nhất định Đảng bộ và nhân dân ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để “phấn đấu đến cuối năm 2010 Bến Tre thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo” thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ tỉnh.
Kỷ niệm 50 năm Bến Tre Đồng Khởi trong khí thế mừng Đảng, mừng xuân mới, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre sẽ tiếp tục phát huy tinh thần “Đồng Khởi mới” để cho ngọn lửa thần kỳ Đồng khởi
Ảnh: T.Mãi
Ảnh: T.Long
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Thanh Niên (nhất, bên trái)
trước phút thả tràng hoa xuống sông. Ảnh: T.Mãi |
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
Ngọn lửa thần kỳ Đồng Khởi 1960 sáng mãi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét