Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Một số viện trợ của Việt Nam cho cách mạng Trung Quốc


Một số viện trợ của Việt Nam cho cách mạng Trung Quốc

Quách Minh (Chủ biên)

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam đã được sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế, của phe xã hội chủ nghĩa nhất là của nhân dân Liên Xô và nhân dân Trung Quốc.Chúng ta không bao giờ lãng quên. Và cách mạng Việt Nam không phải là không có chút cống hiến gì cho thế giới, cho phe xã hội chủ nghĩa thời đó. Với Trung Quốc, tôi xin trích dẫn một số lời viết của chính người Trung Quốc nói về sự giúp đỡ của nhân dân ta, quân đội ta của Bác Hồ đối với phong trào cách mạng của họ ngay lúc chúng ta còn gặp muôn vàn khó khăn.
Không phải là để "kể lại ơn" cho công bằng mà là để các bạn trẻ biết thêm một vấn đề lâu nay ít được nhắc tới.

Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập không lâu, đế quốc Pháp đã trở lại. Ngày 19 tháng 12 năm 1946 quân xâm lược Pháp mở cuộc tấn công lớn vào Hà Nội và nhiều nơi tại miền bắc Viêt Nam. Ngày hôm sau chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân cả nước, cuộc kháng chiến toàn quốc Việt Nam bùng nổ. Trong lúc nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống Pháp lần thứ hai gian khổ, tuyệt vời, nhân dân Trung Quốc cũng đang tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhân dân hai nước Trung Việt đã ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh, viết nên một chương mới của tình chiến đấu hữu nghị. Nửa đầu năm 1946, trước khi quân đội Quốc Dân đảng vào Việt Nam tiếp nhận đầu hàng(của quân đội Nhật) rút về( nước) hơn sáu trăm người thuộc đội du kich chống Nhật "Lão nhất đoàn" tại Nam Lộ Nguyên, Quảng Đông do ĐCSTQ lãnh đạo đã bị phái phản động Quốc Dân đảng cho một sư đoàn bao vây truy kích, buộc phải từ Phòng Thành Quảng Tây tiến vào Việt Nam phân tán ẩn nấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh lập tức chỉ thị tổ chức cơ sở của Đảng Cộng sản Việt Nam bố trí, sắp xếp thỏa đáng. Sau khi quân đội Quốc Dân đảng vào Việt Nam tiếp nhận đầu hàng biết được tình hình này đã gây áp lực với Hồ Chí Minh yêu cầu giao nộp "Lão nhất đoàn". Hồ Chí Minh kiên quyết phủ nhận việc này, chặn đứng áp lực ngang ngược của bọn Quốc Dân đảng. Lúc này do điều kiện vật chất vô cùng khó khăn, sinh hoạt của của các chiên sĩ "Vệ quốc đoàn " lực lượng vũ trang của Việt Nam vô cùng gian khổ. Tuy nhiên do sự quan tâm săn sóc của Hồ Chí Minh và ĐCSVN, trong thời gian ở Việt Nam "Lão nhất đoàn" đã được cung cấp tương đối tốt. Sau khi nghỉ ngơi chỉnh đốn tại Việt Nam, "Lão nhất đoàn" tích trữ lực lượng, vào giờ phút then chốt của cuộc chiến tranh giải phóng đã trở về Trung Quốc trở thành một lực lượng vũ trang quan trọng tràn đầy sức sống của biên khu Vân Nam, Quảng Tây, Quí châu.
Trong những tháng ngày nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến trang giải phóng nhân dân gian khổ, tổ chức cơ sở và lực lượng vũ trang của ĐCSTQ tại vùng biên giới Trung Việt đã lấy vùng biên giới miền bắc Việt Nam làm một căn cứ của mình. Tháng 2 năm 1946, Ủy ban công tác lâm thời biên giới Quảng Tây Việt Nam đã thành lập tại Việt Nam. Tháng 12 cùng năm, Ủy ban này đã triệu tập hội nghị công tác tại Cao Bằng Việt Nam nghiên cứu vấn đề đấu tranh vũ trang và quyết định đổi tên Ủy ban lâm thời biên giới Quảng Tây Việt Nam thành Ủy ban công tác Tả Giang. Tháng 3 năm 1947, Ủy ban công tác Tả Giang họp ở Cao Bằng Việt Nam, sắp xếp bạo động vũ trang. Tháng 7 cùng năm đã đồng thời tiến hành khởi nghĩa vũ trang tại Ái Điếm huyện Ninh Minh, Hạ Đông huyện Long Châu, Bình Mãnh huyện Na Pha. Tổ chức đảng vùng biên giới Quảng Tây còn tổ chức các lớp huấn luyện tại Việt Nam, bồi dưỡng cán bộ và quần chúng cách mạng. Từ năm 1947 đến năm 1949 đã tổ chức tổng cộng 6 lớp huấn luyện thanh niên, lớp huấn huyện cán bộ nông hội, lớp huấn luyện quân sự tại vùng Thất Khê, Thượng Lang, Hạ Lang của Việt Nam với gần một ngàn người tham dự.Về mặt cư trú, lương thực, đồ dùng cho sinh hoạt cũng như kinh phí các lớp huấn luyện đều được tổ chức đảng và quần chúng nhân dân Việt Nam giúp đỡ.
Trước sau năm 1947, khi Tung đội vùng biên giới Vân Nam, Quảng Tây, Quí Châu, Chi đội Tả Giang do ĐCSTQ lãnh đạo hoạt động tại vùng biên giới Long Châu cũng đã được các đồng chí Việt Nam giúp đỡ rất lớn, cơ quan hậu phương của Chi đội như cơ quan báo, điện đài, trạm y tế đều đóng tại Việt Nam vùng biên giới Trung Việt và được các đồng chí Việt Nam quan tâm chiếu cố về nhiều mặt.Tháng 6 năm sau khi khởi ngĩa vũ trang Đại Thanh Sơn do Đảng Cộng sản lãnh đạo thành lập đại đội huyện Long Châu, toàn bộ quân đội đã kéo sang vùng trong biên giới Việt Nam tiến hành chỉnh đốn huấn luyện, các đồng chí Việt Nam đã giúp đỡ giải quyết các vấn đề cụ thể như ăn, ở và huấn luyện. Tháng 8 năm này, phái phản động Quốc Dân đảng càn quét căn cứ đại Xuân Tú Long Châu, nhà ở của quần chúng bị đốt sạch. Hơn một ngàn quần chúng vùng đó đã theo bộ đội chuyển sang Việt Nam, các đồng chí Việt Nam đã thành lập một cơ quan chuyên môn sắp xếp quần chúng và quân đội Trung Quốc, các đồng chí Trung Quốc ẩn náu tại Việt Nam lâu tới bốn tháng. Vào vụ thu hoạch mùa thu năm 1948, phái phản động Quốc Dân đảng cử hơn trăm người tới vùng Xuân Tú Long Châu cướp lương, Chi đội Tả Giang ở vùng đó nay đã chuyến tới khu vực mới, Long Châu chỉ có một phần binh lực của đại đội huyện, sau khi các đồng chí Việt nam biết tin lập tức cử một trung đoàn quân phối hợp với đội du kích tiến đánh bộ đội địa phương Quốc Dân đảng, thu được thắng lợi.
Nửa đầu năm 1949, phái phản động Quốc Dân đảng Quảng Tây rẫy chết. Nhân dân Quảng Tây dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ đã truy đánh mãnh liệt bao vây tấn công bộ phận quân Quốc Dân đảng tại Thủy Khẩu biên giới Trung Việt. Được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử ngay trung đoàn Vệ quốc đoàn Cao Bằng tới tác chiến phối hộ. Qua đánh nhau dữ dội đã tiêu diệt toàn bộ quân Quốc Dân đảng chiếm giữ Thủy Khẩu. Trong chiến đấu, các đồng chí Việt Nam hy sinh hơn ba mươi người. Nhân dân hai nước Trung Việt đã dùng máu tưoi và sinh mệnh cùng tưới lên đóa hoa hữu nghị Trung Việt.
Mùa xuân năm 1947, sau những năm tháng gian khổ của Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp lần thứ hai và cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc, ĐCSTQ và ĐCSVN đã thiết lập được liên lạc vô tuyến điện mới. Khi đó phụ trách công việc cụ thể của hai bên là Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh. Hai vị lão chiến hữu này đại biểu cho hai trung ương, thường trao đổi tin tức, cùng thương thảo một loạt vấn đề trọng đại. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, thành lập nước CHNDTH, trước việc này lực lượng thế giới đã phát sinh những thay đổi trọng đại, quan hệ hai đảng, hai nước Trung Việt bước vào một giai đoạn mới. Lúc này cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn ở vào thời kỳ vô cùng gian khổ, lực lượng của chính quyền cách mạng còn rất yếu, vùng căn cứ bị quân xâm lược Pháp chia cắt khiến việc qua lại rất khó khăn. Hơn nữa còn thường bị quân địch càn quét. Sau này cùng với sự tiến quân thắng lợi xuống phía nam của trăm vạn hùng binh quân giải phóng, đường giao thông biên giới Trung Việt cuối cùng đã được thiết lập… Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao Viêt Nam Hoàng Minh Giám gửi công hàm cho Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Chu Ân Lai tuyên bố công nhận chính phủ nước CHNDTH, đồng thời quyết định lập quan hệ ngoại giao chính thức với chính phủ Trung Quốc và trao đổi đại sứ. Ngày 18 tháng 1 Chu Ân Lai gửi công hàm trả lời Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, biểu thị hoan nghênh hai nước Trung Việt thiết lập quan hệ ngoại giao. Thế là Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 18 tháng 1 cũng trở thành ngày Trung Việt chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, từ đó quan hệ hữu hảo giữa hai nước Trung Việt bước vào một giai đoạn mới.
Dương Danh Dy (Dịch và giới thiệu)
Nguồn: " Bốn mươi năm diễn biến quan hệ Trung Việt" Quách Minh chủ biên. Nhà Xuất bản Nhân Dân Quảng Tây Trung Quốc 1991

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét