Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Kháng chiến chống Pháp: Mấy điều nhớ lại về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm


Kháng chiến chống Pháp: Mấy điều nhớ lại về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm


Liên khu III nằm ở phía Tây Nam nội thành: Đông giáp Liên khu II lấy đường Hàng Lọng (nay là đường Lê Duẩn) làm giới tuyến, Bắc giáp Liên khu I, đường giới tuyến đi từ phố Cửa Nam, qua phía Bắc các phố Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ngọc Khánh ngày nay; Tây Nam giáp khu Đống Đa ngoại thành. Đường Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng) chạy từ Văn Miếu, gặp phố Khâm Thiên, đường La Thành ở Ô Chợ Dừa rồi chạy ra Ngã Tư Sở - Hà Đông, là đường huyết mạch nối liền Liên khu III một bên với Liên khu I và một bên với khu an toàn của Hà Nội và của Trung ương. Đặc biệt khu vực đầu Hàng Bột trên, Văn Miếu là nơi kế cận với Cửa Nam và cửa Tây Thành Hà Nội, thường là nơi xuất phát của các lực lượng địch tiến công ra các cửa ô và ra ngoại thành
Tướng Vương Thừa Vũ, tại lễ mừng chiến thắng của trung đoàn Thủ đô. Ảnh tư liệu
Liên khu III gồm các khu Văn Miếu, Thăng Long khu Hỏa Xa. Lực lượng vũ trang hoạt động ở Liên khu III gồm tiểu đoàn 523 tiểu đoàn trưởng là đồng chí An Giao, ủy viên Uỷ ban kháng chiến Liên khu, tiểu đoàn 56 - tiểu đoàn trưởng Anh Đệ, một phân đội tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu, một đội Công binh của Thành, các đội tự vệ công nhân Hoả Xa, các đơn vị tự vệ phố Hàng Bột, phố Khâm Thiên, phố Kim Mã, phố Sơn Tây, dân quân các xã Hào Nam, khu Văn Chương, Giảng Võ.
Các đoàn thể quần chúng của Mặt trận Việt minh Liên. Khu III gồm Công nhân cứu quốc, Việt Nam cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứa quốc, Nông dân cứu quốc, Cựu binh sĩ cứu quốc.
Đảng uỷ Liên khu III gồm các đồng chí Đỗ Trình, Bí thư, kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến (với bí danh Lê Minh Trầm), đồng chí Minh Quang (nữ), Phó Bí thư và các uỷ viên Nguyễn Kỷ, Hà Đăng Ấn.
Vào giữa tháng 12/1946, tình hình chính trị quân sự ở Hà Nội diễn ra rất khẩn trương. Tối 18/12 tướng Mooc-li-e của Pháp đã gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta. Chúng định sáng 20/12/1946 sẽ tiến hành cuộc đảo chính quân sự, bắt Chính phủ ta, tiêu diệt lực lượng ta, đánh chiếm Thủ đô Hà Nội trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Theo quyết định của Trung ương Đảng, quân dân ta buộc phải đánh trả để tự vệ nhằm kìm chân quân Pháp ở Hà Nội càng lâu càng tốt, tạo điều kiện cho cá nước chuyển sang kháng chiến.
Tôi bàn thống nhất với anh An Giao: để tiện việc phối hợp giữa lực lượng tiểu đoàn với lực lượng tự vệ và các đoàn thể quần chúng, với khả năng huy động, động viên của Uỷ ban kháng chiến Liên khu. Tôi chuyển đến sinh hoạt và công tác ở ngay Sở chỉ huy tiểu đoàn 525 ngay từ lúc sắp nổ súng. Hàng ngày chúng tôi giao ban chung. Sau khi nghe báo cáo tình hình các mặt, anh An Giao giao chỉ thị các vấn đề chiến đấu và chuẩn bị chiến đấu; tôi giải quyết các vấn đề về điều động lực lượng tự vệ và các đoàn thể quần chúng, huy động vật tư cần thiết và có thể trong dân (gỗ tấm, xi măng; phuy xăng) để bảo đảm cho chiến đấu.
Mấy ngày đầu kháng chiến, toàn Liên khu kiên cường tiến công địch.
Quân dân Liên khu III - Đống Đa đã cùng với quân dân Liên khu I, Liên khu II, quân dân các quận ngoại thành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho, kìm chân giặc Pháp ở Thủ đô trong 60 ngày đêm, bảo toàn được lực lượng mình, đập tan mưu đồ chiến lược của chúng. Cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của các Liên khu ở Hà Nội từ 20 giờ 3 phút đêm 19 tháng 12 năm 1946 đến 24 giờ ngày 17 tháng 2 năm 1947, được chia làm 5 đợt.

Đợt l: từ l9/12/1936 đến khoảng 24/12/1936, các liên khu tích cực tiến công địch, đập tan âm mưu đảo chính của quân Pháp.

Ở Liên khu III ngay sau khi đèn điện thành phố tắt vào 20 giờ 3 phút, trong lúc pháo binh ta ở pháo đài Láng, Xuân Tảo đang bắn vào thành Hà Nội thì một đơn vị của tiểu đoàn 523 phối hợp với tự vệ khu Văn Miếu đã tiến công nhà Deléveaux nay là nhà số 9 phố  Cát Linh, một ổ chiến đấu tiền tiêu của Pháp khống chế đường Hàng Bột. Quân ta đã tiêu diệt một bộ phận địch thì chiều 20/12 số địch còn lại lên xe chạy thoát. Vì xe có cắm cờ hồng thập tự nên các chiến sĩ ta không kịp bắn.
Trong đêm 19/12/1946, một số phân đội của tiểu đoàn 523 phối hợp với tự vệ phố Hàng Bột đã tiến công vào nhiều ổ chiến đấu ở khu nhà hạ sĩ quan Pháp ở khu vực Hàng Bột. Ta bắt được nhiều tù binh. Cũng trong đêm 19/12/1946, một phân đội của tiểu đoàn 56 phối hợp với các phân đội của tiểu đoàn 145 thuộc Liên khu I và tự vệ Ngọc Hà đã tiến công đánh chiếm nhà máy bia Ô-men (tức nhà máy bia Hà Nội ngày nay) diệt tiểu đội quân Pháp canh gác ở đây.
Đồng thời với việc đánh địch, các lực lượng tự vệ và đoàn viên các đoàn thể Việt minh cùng đông đảo nhân dân các khu phố đã khẩn trương tham gia hoàn chỉnh việc chuẩn bị chiến trường đánh địch. Việc đầu tiên là tăng cường hoàn chỉnh hai ba-ri-cát đầu phố Khâm Thiên và Hàng Bột. Ba-ri-cát Khâm Thiên đã chắn ngang đường phố Khâm Thiên từ trước ngày 19/12/1946 nay được tăng cường bằng gỗ, đất và tà vẹt. Ba-ri-cát đầu Hàng Bột được đắp một nửa từ trước 19/12 để xe ô tô của ta có thể chạy qua khi các cơ quan chính phủ rút khỏi nội thành nay được đắp thêm, hoàn toàn chắn ngang đường. Dọc hai phố Khâm Thiên và Hàng Bột, tự vệ và nhân dân đục tường từ nhà nọ thông sang nhà kia. Bàn, ghế, sập, tủ, thường được xếp trên mặt đường làm chướng ngại vật. Nồi niêu, xoảng chảo, xô chậu, rổ rá được úp xuống mặt đường để nghi binh làm mìn. Đồng chí Hà Đăng Ấn chỉ huy công nhân Hỏa Xa đã điều động 5 toa tầu hàng chở đầy đá có đầu máy đẩy lên phía bắc, cắt từng toa chắn ngang đường ở ba-rie Sinh Từ, chợ Cửa Nam, đường Nguyễn Thái Học, Điện Biên Phủ, Trần Phú ngày nay, đánh trật bánh xe, tạo nên những vật chướng ngại khó khắc phục. Trong khu Văn Miếu, trên đường Hàng Bột, một số cây to và cột điện đã được ngả xuống đường để chặn xe cơ giới của địch. Một số toa xe điện được lật đổ, chắn con đường từ. Ô Chợ Dừa đi ra Thái Hà Ấp.
Các đội tuyên truyền ban đêm đi giải thích cho dân chủ trương toàn quốc kháng chiến, phổ biến lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Đoàn thể phụ nữ tổ chức nhiều nhóm các chị đi tiếp tế cho bộ đội ở những nơi đang chiến đấu.
Đêm 24 rạng 25/1/1947 một đơn vị của tiểu đoàn 523 được tăng cường pháo 37 ly và trọng liên 12,7 phối hợp với tự vệ Hỏa Xa, đã tiến công khu nhà dầu Shell và nhà Ga. Quân ta đã chiếm xe thiết giáp của địch bắn vào các mục tiêu của chúng.

Đợt 2: Từ 30/12/1946 đến 6/1/1943, Liên khu III chặn đánh địch nống ra các cửa ô, trong lúc Liên khu I trụ bám trong lòng địch.

Từ 5 giờ sáng ngày 30/12, địch tiến hành hỏa lực chuẩn bị rất lâu bằng pháo binh và không quân. Tôi và đồng chí Anh Giao vào hầm chỉ huy xây trong Đê La Thành. Tôi châm một ngọn đèn Hoa Kỳ, ngồi đọc báo cáo. Bỗng chốc, ngọn đèn phụt tắt. Tai tôi không nghe tiếng nổ nhưng mũi sặc sụa mùi xi măng và vôi. Sở chỉ huy đã trúng bom. Tôi ngất đi. Một lúc sau, không biết đã qua bao nhiêu phút, tôi tỉnh lại. Việc đầu tiên là bước ra cửa Sở chỉ huy hô to:
“Anh An Giao đâu? Có việc gì không”. Đồng chí An Giao bước ra cửa hầm, trả lời “Tôi đây!”.
Bộ quân phục của anh rách bươm do sức thổi của bom. Anh hỏi qua sức khỏe, dẫn tôi vào hầm chỉ huy của anh ở bên cạnh, giăng bản đồ và thuyết minh: “Sau hỏa lực chuẩn bị quân Pháp triển khai 300 lính bộ binh có 4 xe tăng và 2 xe thiết giáp mở đường tiến vào Hàng Bột. Đại đội 29 và trung đội tự vệ Hàng Bột dựa vào chiến lũy, công sự và các chướng ngại vật dùng súng trường, lựu đạn và dao, kiếm chặn đánh địch. Địch dùng xe ủi phá ba-ri-cát, quân ta kiên quyết đánh chặn, địch không qua được. Chúng cho bộ phận khác có xe tăng dẫn đầu từ nhà Tiền (phố Nguyễn Thái Học) tiến xuống xóm Thịnh Hào ở phía tây Hàng Bột. Trung đội dân quân Thịnh Hào không chặn được địch, chúng tiến ra Hàng Bột, cùng cánh quân Hàng Bột đánh xuống Ô Chợ Dừa.
Trên hướng Khâm Thiên, đại đội tự vệ công nhân đường sắt được các đoàn thể cứu quốc tiếp tế, động viên, đưa vào chiến lũy và công sự, kiên cường chặn địch. Quân Pháp không qua được ba-ri-cát đầu phố Khâm Thiên. Chúng cho một bộ phận từ Sinh Từ, tiến qua xóm Văn Chương xuống cắt ngang đường Khâm Thiên, rồi tiến xuống Ô Chợ Dừa. Chúng bị chặn lại trước Ô Chợ Dừa.
Tôi bàn với anh An Giao kiên quyết chặn địch ở Ô Chợ Dừa. Anh An Giao ra lệnh cho các đại đội, tôi chỉ thị cho các đầu mối tự vệ và các đoàn thể cứu quốc nắm vững ý định đó.
Sau khi anh An Giao trình bày tình hình và trao đổi ý kiến xong, thì tôi phát hiện các đường dây điện thoại của Thành ủy và Bộ chỉ huy khu XI đã bị bom phá. Tiểu đoàn anh An Giao không ai biết địa điểm của Thành ủy. Tôi bàn với anh An giao, phải tranh thủ trực tiếp về Thành báo cáo. Lúc bấy giờ đã 11 giờ trưa. Tôi đi theo đường cái ra Ngã Tư Sở, rồi rẽ vào khu an toàn của Thành ủy, gặp anh Trần Quốc Hoàn, Xứ ủy viên phụ trách chỉ đạo Hà Nội. Tôi báo cáo anh Hoàn tình hình chiến sự. Anh Hoàn đồng ý kiến quyết chặn địch ở Ô Chợ Dừa; sớm chuyển Sở chỉ huy Liên khu III về Thái Hà Ấp đồng thời bàn với bên bộ đội sớm lập một tuyến ngăn chặn giữa Thái Hà Ấp và Ô Chợ Dừa. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của anh Hoàn, tôi mượn máy của Thành ủy gọi sang khu XI, báo cáo tình hình với anh Vương Thừa Vũ.
Khi tôi xong việc trở về tiểu đoàn bộ 523 ở nhà máy tóc (gần Ô Chợ Dừa) thì đã 4 giờ chiều. Các hướng địch tiến công vào Ô Chợ Dừa đều đã bị ta chặn lại.
Trong thời gian này, tiểu đoàn 56 của anh Anh Đệ cũng vừa hành quân đến Liên khu III. Tôi bàn với anh An Giao và anh Anh Đệ, tiểu đoàn 56 cho một đại đội chặn địch, bảo vệ Ô Chợ Dừa. Đại đội 29 của tiểu đoàn 523 đang bảo vệ Ô Chợ Dừa chuyển về phía nam, cùng tự vệ Liên khu lập tuyến ngăn chặn mới giữa Ô Chợ Dừa và Thái Hà Ấp. Sở chỉ huy của ủy ban Kháng chiến Liên khu III và của tiểu đoàn 523 chuyển về Thái Hà Ấp.

Đợt 3: Từ 7/1/1947 đến 25/1/1947, đánh địch tiến công ra ngoại thành.

Ngày 13/1/1947, đại diện chính quyền ta và Pháp với sự có mặt của các lãnh sự Mỹ, Anh, Trung Hoa, đã gặp nhau ở Ô Chợ Dừa. Hai bên thỏa thuận sẽ ngừng bắn ngày 15/1 để dân ta cùng Hoa kiểu, ấn kiều tản cư ra khỏi Liên khu I.
Vi phạm thỏa thuận đó, ngày l5/11/9437, lợi dụng lúc ta ngừng bắn, Pháp huy động trên 1000 quân cùng khoảng 150 xe cơ giới các loại tiến công về phía nam Hà Nội với âm mưu tiêu diệt chủ lực của ta, mở rộng phạm vi chiếm đóng.
Quân dân Liên khu II kiên cường ngăn chặn địch ở ngã tư Trung Hiền, Ô Cầu Dền, nhà thương Vọng. Một toán quân địch đánh vào phía đông trường bay Bạch Mai phối hợp với toán quân từ phía tây nhà thương Vọng tạt xuống. Hai trung đội thuộc đại đội 29 tiểu đoàn 523 chặn địch từng bước, tới Khương Trung giặc Pháp bị ta bắn chết hơn 20 tên. Chúng phải lui về trường bay Bạch Mai.
Quân dân Liên khu III - Đống Đa (cũng như Liên khu II) đã kiên quyết đánh chặn những toán, những cánh quân địch tiến công ra ngoại thành. Mặt khác, theo lệnh của ủy ban Kháng chiến và Bộ chỉ huy khu XI, các đơn vị bộ đội và tự vệ dân quân cử những nhóm, những tổ còn sung sức vòng về sau lưng địch, ban đêm tập kích vào những nơi sơ hở của chúng. Ngay trong đêm 15/1, Bộ chỉ huy mặt trận ra lệnh cho các tiểu đoàn 523,56 và các tiểu đoàn thuộc Liên khu III dùng những bộ phận ban ngày chưa phải chiến đấu tiến công ở Ô Chợ Dừa, ga Hàng Cỏ, Ô Cầu Dền v.v. . . Ban đêm, trên các mặt trận Hà Nội, tiếng súng lại nổ ran. Các chiến sĩ bí mật bò, lọt vào giữa vị trí giặc ném lựu đạn, tẩm ét-xăng vào chăn đốt cháy vị trí giặc rồi rút lui. Ở nội ngoại thành, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nóc nhà một số vị trí của địch, trên ngọn tre, ụ đất, chướng ngại vật... Các đội tuyên truyền xung phong ban đêm ca hát sát vị trí địch, kêu gọi lính Âu - Phi, lính Pháp phản chiến, đòi hồi hương. . . Cả Hà Nội sôi sục chiến đấu, nhất là trong dịp chào mừng một tháng toàn quốc kháng chiến. Sau ngày 15 tháng 1 năm 1947, địch huy động lực lượng lớn đánh về phía nam thành phố. Trên các hướng tiến công địch đều bị chặn lại. Nhưng do ưu thế về quân số và trang bị quân Pháp đã chiếm được các vị trí quan trọng án ngữ các trục đường giao thông chủ yếu ra vào thành phố là Vinh Tuy, ngã tư Trung Hiền, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy, Chợ Bưởi, Ô Yên Phụ.
Như vậy tính từ 30 tháng 12 năm 1946 đến 25 tháng 1 năm 1947, quân dân Liên khu II và III đã chống lại 8 cuộc tiến công của địch, đánh mấy chục trận, tiêu diệt hàng ngàn tên và điều quan trọng là làm chậm bước tiến của địch. Từ giữa thành phố đến vành đai ngoại thành, đường dài khoảng 5km, địch phải đi mất 27 ngày, bình quân mỗi ngày chúng chỉ tiến được không đến 200 mét.

Đợt 4: Từ 6/2/1947 đánh địch tiến công Liên khu I.

Sau khi nhận được quân tăng viện từ ngày 6/2/1947, địch tập trung lực lượng đánh Liên khu I, với quyết tâm tiêu diệt Trung đoàn Thủ đô. Quân dân Liên khu I đánh trả quyết liệt, đẩy lùi nhiều đợt tiến công, gây cho địch thương vong lớn.
Ở vành đai ngoại thành, giặc Pháp củng cố các vị trí mới đóng, cho từng tốp nhỏ thọc ra ngoài thăm dò các làng mạc xung quanh vị trí chiếm đóng. Đầu tháng 2 năm 1947, Sở chỉ hủy của ủy ban Kháng chiến Liên khu III - Đống Đa và của tiểu đoàn 523 chuyển về làng Nhân Mục.
Để phối hợp với Liên khu I, quân dân Liên khu III - Đống Đa một mặt tiến công các vị trí địch đóng ở vành vai, chặn đánh các tốp địch thọc ra ngoài, mặt khác tích cực tiến công sâu vào các điểm quan trọng của địch bố trí gần Liên khu I, tiếp tục cùng quân dân Liên khu I giữ vững thế trận “nội công, ngoại kích”.
Bộ chỉ huy mặt trận Hà Nội ra lệnh cho các đồng chí chỉ huy bộ đội ở Liên khu III - Đống Đa điều động các đơn vị tiến công vào Hàng Bột, Ô Cầu Giấy, Kim Mã. Đồng thời ra lệnh cho các lực lượng ở ngoại thành tiếp tục hoạt động mạnh, phục kích, tập kích, quấy rối, nghi binh. Quân dân Liên khu III - Đống Đa đã nghiêm chỉnh thi hành lệnh đó.
Các hoạt động của quân dân Liên khu III - Đống Đa cùng với Liên khu II đã có tác dụng chia lửa với Liên khu I, ngăn chặn, kìm chân lực lượng địch đánh ra ngoại thành, kéo dài thời gian kháng chiến và không cho chúng sớm điều động lực lượng này để quay về tiến công Liên khu I.

Đợt 5: Từ 15/2/1947/ đến l7/2/1947, tích cực đánh địch ở vòng ngoài để phối hợp, khi Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Liên khu I.

Sáng 15/2/1947, Hồ Chủ tịch, Ban Thường vụ Trung ương Đảng phê chuẩn đề nghị của Bộ Tổng chỉ huy cho rút Trung đoàn Thủ đô ra khỏi Liên khu I. Bác Hồ khen ngợi: “Các chú giam chân địch một tháng là thắng lợi. Đến nay giữ Hà Nội được hai tháng là đại thắng lợi”.
Bộ chỉ huy mặt trận ra lệnh cho quân ta tiếp tục nổ súng trên toàn mặt trận, chú trọng đánh mạnh ở vòng ngoài, thực hiện thu hút lực lượng của địch ra các mặt trận bên ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn Thủ đô rời khỏi Liên khu I về căn cứ.
Đêm 15/2 các đơn vị Liên khu III - Đống Đa đánh vào Hàng Bột, Cầu Giấy, Kim Mã, trong lúc Liên khu II đánh Ô Cầu Dền. Các đơn vị vận dụng cách đánh tập kích, biệt kích, quấy rối, nghi binh. Đêm 16/2 các đơn vị lại tiếp tục nổ súng ở Liên khu I cũng như trên toàn ngoại thành. Đêm 17/2 nhiều tốp nhỏ bộ đội, tự vệ, dân quân Liên khu III - Đống Đa áp sát các vị trí của Pháp hoạt động quấy rối.
20 giờ tối 17/2/1947, theo kế hoạch, Trung đoàn Thủ đô bắt đầu bí mật rút quân. Đến 24 giờ, bộ phận cuối cùng rút khỏi Liên khu I. Khoảng 11 giờ đêm ngày 18/2, tuyệt đại bộ phận của Trung đoàn sang tới Dâu Canh.
Các hoạt động chiến đấu của Liên khu III - Đống Đa, cũng như của Liên khu II có tác dụng nghi binh, thu hút sự chú ý của địch, phục vụ cho việc Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Liên khu I được bí mật, an toàn.
Sau khi Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Liên khu I, quân dân Liên khu III - Đống Đa (về sau đổi thành quận V của Hà Nội) vẫn tiếp tục chiến đấu hết sức anh dũng, đánh địch tiến công ta trên đất chiến khu II, lập nhiều chiến công, điển hình là trận đánh địch ở Cự Đà, Khúc Thuỷ ngày 27/2/1947.
Tháng 2 năm 1947, tôi được điều đi công tác ở chiến trường Bắc Giang, Bấc Ninh. Trong hoàn cảnh mới, các tổ chức kháng chiến được kiện toàn thêm: Đảng uỷ quận V được thành lập, Bí thư Đảng uỷ lúc đầu là đồng chí Minh Quang, sau là đồng chí Nguyễn Kỷ. Quận uỷ viên là các đồng chí Hồ Trúc, Hà Đăng ấn. Trong Hội nghị toàn Đảng bộ tháng 4/1947, đồng chí Hồ Trúc được cử làm Bí thư Quận ủy, Uỷ ban Kháng chiến quận do đồng chí Hà Đăng Ấn làm Chủ tịch.
Như vậy, quân dân Liên khu III - Đống Đa, sát cánh với Liên khu II và các quận ngoại thành đã phối hợp chặt chẽ với quân dân Liên khu 1, làm tròn nhiệm vụ Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng và Khu uỷ XI giao cho, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của quân dân cả Thủ đô, kiên cường đánh địch, kìm chân chúng trong nửa tháng, rồi trong một tháng, rồi trong 60 ngày đêm, góp phần tích cực bảo đảm cho cả nước chuyển vào kháng chiến.
Ta gây cho địch tổn thất đáng kể về người và trang bị kỹ thuật. Đồng thời lại bảo toàn và phát triển lực lượng ta.
Qua chiến đấu ác liệt dài ngày, quân và dân Liên khu III Đống Đa - Quận V đều được thử thách, dày dạn, ngày càng vững vàng, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới với khí thế mới. Đảng viên, cán bộ, đoàn viên các đoàn thể cứu quốc đều được rèn luyện, sẵn sàng đám nhiệm những công việc nặng nề hơn. Tổ chức lực lượng vũ trang phát triển mạnh. Ban chỉ huy quận đội Quận V được thành lập do đồng chí Lê Thanh làm Quận đội trưởng, đồng chí Hồ Trúc làm Chính trị viên. Các đơn vị vũ trang tập trung của Quận được xây dựng gồm 2 đại đội, đội nữ du kích và trường huấn luyện. Đại đội 2 do đồng chí Ngọc làm Đại đội trưởng, đồng chí Phương làm Chính trị viên. Đại đội 3 do đồng chí Bùi Vãn Phi (Vũ Tiến) làm Đại đội trưởng. Đội nữ du kích do đồng chí Nguyễn Kim Thoa làm Đội trưởng kiêm Chính trị viên. Trường huấn luyện đo đồng chí Lam Sơn làm Giám đốc.
Các đơn vị bộ đội đều trưởng thành: Sau 60 ngày đêm, tiểu đoàn 523 cùng với tiểu đoàn 145 và một tiểu đoàn khác của Hà Nội được tập hợp lại thành Trung đoàn 80 (Trung đoàn Thăng Long), trung đoàn này về sau được chấn chỉnh thành Trung đoàn 48, Trung đoàn chủ công của đại đoàn 320. Tiểu đoàn 56 trở thành cốt cán để xây dựng Trung đoàn 35 có nhiệm vụ đánh địch trên đường số 6 Hà Đông - Hoà Bình.
Liên khu I đánh địch từ trong ra, từ nơi quan trọng nhất của Thủ đô, vượt qua những cuộc chiến đấu ác liệt nhất do mật độ cao của quân số và bom đạn địch. Quân dân Liên khu III - Đống Đa đánh địch từ ngoài vào, phối hợp chặt chẽ với quân dân Liên khu I đã kiên cường chiến đấu, với tinh thần quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, góp phần xứng đáng vào “đại thắng lợi” của quân dân Thủ đô Hà Nội.
Nguồn tin: Theo Hà Nội - Bản hùng ca bất tử mùa đông 1946, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội - Ban Tuyên giáo, NXB Thế giới, 2006, tr 193 -205.


Ngày 6/1/1947, Pháp huy động gần 1000 quân, 37 xe tăng, 10 xe bọc thép, xe ủi đất cùng pháo binh, máy bay yểm trợ đánh ra Ô Chợ Dừa, Giảng Võ.
Trên hướng Giảng Võ - Đê La Thành, quân địch chia làm hai cánh. Cánh thứ nhất theo đường Hàng Bột, làng Hào Nam dọc theo Đê La Thành có xe tăng dẫn đầu đánh vào trận địa trung đội 1, đại đội 2, tiểu đoàn 56. Cánh quân thứ hai từ nhà Tiền (phố Nguyễn Thái Học), nhà Năm Diệm (phố Cát Linh) tiến dọc đường Giảng Võ, có xe tăng yểm trợ, chia làm 2 mũi: một mũi triển khai tiến công vào làng Giảng Võ, một mũi tiến thẳng xuống ngã tư hợp vây với cánh quân thứ nhất.
Tiểu đoàn 56 và tự vệ các làng Giảng Võ, Hoàng Cầu, tiểu đội nữ cứu thương của Liên khu III đã phá được cuộc tiến công của địch đánh ra Ô Chợ Dừa, Giảng Võ. Quân địch bị thương vong khoảng một đại đội, để lại 30 xác chết, 1 xe tăng và 1 xe ủi đất bị phá. Ta đã buộc địch phải ngừng cuộc tiến công ra các cửa Ô trên hướng Liên khu III. Cuộc chặn đánh địch ở Giảng Võ và Ô Chợ Dừa là những trận đánh phòng ngự cấp đại đội rất kiên cường, nổi bật trong 60 ngày đêm chiến đấu ở Thủ đô. Cán bộ và chiến sĩ đã nêu cao tinh thần quyết tử, chiến đấu cực kỳ anh dũng và mưu trí, phối hợp mật thiết chiến đấu của bộ đội, của tự vệ, của tổ chức chính quyền và của các đoàn thể cứu quốc.
Đầu tháng 1 năm 1947, căn cứ tình hình diễn biến cuộc kháng chiến ở Thủ đô, ủy ban Kháng chiến Hà Nội quyết định sáp nhập khu Đống Đa với Liên khu III để tiện việc lãnh đạo và chỉ huy tác chiến trên một trục đường từ Ô Chợ Dừa đến Ngã Tư Sở, tôi vẫn tiếp tục làm Bí thư liên khu ủy kiêm Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Liên khu III - Đống Đa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét