Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Chiến thắng Ấp Bắc và cao trao phá ấp chiến lược 1963 - 1965 16/04/2010 04:22:04 Cuối năm 1962, phong trào cách mạng của Mỹ Tho đã phát triển. Lực lượng vũ trang đứng lại chống càn và giành được thắng lợi, tạo điều kiện hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược. Tỉnh ủy Mỹ Tho đã chỉ đạo cho Ban quân sự tỉnh, các lực lượng chính trị, binh vận chuẩn bị chiến trường phối hợp ba mũi giáp công đứng lại chống càn, quyết tâm giành thắng lợi lớn để tạo khí thế phát động quần chúng nổi dậy. Cuối tháng 12-1962, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị đánh giá phong trào chống phá ấp chiến lược của ta. Trong lúc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đang họp thì sáng ngày 2-1-1963, địch mở trận càn mang tên “Cuộc hành quân Đức Thắng 01-63” qui mô 2.000 quân, có cố vấn Mỹ, tướng ngụy trực tiếp chỉ huy,(4) với xe M.113, tàu chiến và máy bay yểm trợ càn vào Ấp Bắc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, cách thị xã Mỹ Tho 25 km về phía tây, nhằm tiêu diệt lực lượng của 2 tiểu đoàn 514 và 261 đang đóng ở đây. Quân và dân Mỹ Tho(5) phối hợp nhuần nhuyễn giữa tấn công 3 mặt, giáp công 3 mũi, cùng với tiểu đoàn 261 đánh tan cuộc hành quân càn quét với qui mô lớn, bẻ gãy các chiến thuật tân kỳ của Mỹ- ngụy. Chiến thắng Ấp Bắc càng củng cố thêm nhận định của Tỉnh ủy Mỹ Tho: lực lượng vũ trang 3 thứ quân kết hợp với phong trào tấn công chính trị, binh vận của quần chúng có thể đánh bại chiến thuật được gọi là “tân kỳ” của Mỹ ngụy. Chiến thắng Ấp Bắc đã dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn miền Nam. Chiến thắng Ấp Bắc đã bẻ gãy chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ - ngụy, mở đầu cho việc đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt sau này. Sau chiến thắng Ấp Bắc, kẻ địch vẫn ngoan cố tiếp tục thực hiện việc cào nhà, gom dân xây dựng các khu gom dân tập trung mới ở Dưỡng Điềm, Điềm Hy, vùng chùa Phật Đá quận Châu Thành, Kinh 12 quận Cai Lậy, An Khương quận Chợ Gạo; đồng thời tiến hành củng cố các ấp chiến lược nam lộ 4 và tránh đụng độ lực lượng chủ lực của ta. Tỉnh ủy chỉ đạo đưa bộ đội tập trung tỉnh thọc sâu kết hợp với lực lượng vũ trang huyện, xã và quần chúng phá ấp chiến lược, với phương châm “luồn sâu đứng lại đánh càn, bảo vệ xóm làng, giải phóng nông thôn”. Từ tháng 3 đến tháng cuối năm 1963, quân dân Mỹ Tho liên tiếp mở 3 đợt tiến công và nổi dậy bao vây, bức hàng, bức rút đồn bót, tổ chức đánh càn, chặn viện, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và phá ấp chiến lượt khắp nơi trong tỉnh. Từ tháng 3-1963 đến tháng 12 -1963, ta bức hàng, bức rút trên 300 đồn bót trong đó có 2 chi khu Phú Mỹ và Ba Dừa, thu 1.200 súng, giải phóng 62 xã, 40 xã khác chỉ còn đồn bót trên trục lộ giao thông, các xã khác giải phóng 2/3 xã, quốc sách ấp chiến lược của địch bị thất bại tại Mỹ Tho; ta đã phá 174/184 ấp chiến lược của địch, toàn tỉnh chỉ còn 10 ấp chiến lược ở các khu phố, quận lỵ nhưng chỉ tồn tại trên hình thức. Toàn tỉnh xây dựng được 122 xã, ấp chiến đấu (573/847 ấp), lực lượng dân quân du kích phát triển lên tới 10.000 người, trong đó có 1.000 phụ nữ tham gia. Riêng lực lượng du kích đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.900 tên địch, bắn rơi, bắn hỏng 32 máy bay các loại, bức hàng, bức rút 100 đồn bót, phá 1.006 lần ấp chiến lược và giữ quyền làm chủ ở nông thôn. Du kích Trung An, một xã án ngữ cửa ngõ vào thị xã Mỹ Tho vẫn xây dựng được xã, ấp chiến đấu giữ vững quyền làm chủ, được tuyên dương là xã điển hình. Trong 2 năm 1964 đến 1965, tình hình chiến sự vẫn diễn ra quyết liệt ở Mỹ Tho - Gò Công. Nhưng rõ ràng thế chủ động trên chiến trường thuộc về lực lượng cách mạng, thế và lực của cách mạng ngày càng lớn mạnh. Vùng giải phóng ở Mỹ Tho - Gò Công ngày càng được mở rộng. Các mục tiêu của địch tại thành phố Mỹ Tho, Thị xã, Thị trấn, các điểm quân sự, hậu cứ khác của địch không còn an toàn như trước. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Đảng bộ và nhân dân Mỹ Tho đã vận dụng một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn phương châm hai chân, ba mũi giáp công trên cả 3 vùng, tạo nên sức mạnh tổng hợp liên tục tấn công địch, tập trung tấn công cả điểm và diện, theo từng đợt, từng vùng, phá vỡ toàn bộ hệ thống ấp chiến lược của địch, giải phóng và giữ vững quyền làm chủ vùng nông thôn rộng lớn, làm nền tảng cho những thắng lợi sau này của Cách mạng. -------------------------------------------------------------------------------- (1) Đảng bộ Mỹ Tho đến đầu năm 1961, có khoảng 1.500 đảng viên, 119 xã trên 123 xã đã có chi bộ. Các cấp ủy được củng cố, kiện toàn. Các đoàn thể Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Số hội viên lên khoảng 20.000 người. (2) Năm 1961 và những tháng đầu năm 1962 chúng đã bắt 3.000 thanh niên đi lính nhằm xây dựng bảo an, dân vệ, bổ sung lực lượng cho những đơn vị chủ lực. Quân chủ lực ngụy trong 1 thời gian ngắn tăng lên 1/4, tăng lực lượng yểm trợ Mỹ lên gấp 5 lần. Tư liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. (3) Đến năm 1961, toàn tỉnh đã có 123 đội du kích xã trong tổng số 123 xã, thu hút 1.350 người tham gia. Một phần ba số đảng viên trong các chi bộ xã tham gia lực lượng vũ trang. Các xã trong vùng yếu đã xây dựng được du kích, tự vệ mật, ngầm. Tư liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. (4) Lực lượng địch gồm: 3 tiểu đoàn sư 7 ngụy (trung đoàn 1 và 12, 1 tiểu đoàn dù (tiểu đoàn 3 tổng trù bị chiến lước thuộc Bộ tổng tham mưu ngụy), 2 đại đội biệt động quân (đại đội 344 và 352); 4 đại đội bảo an của tiểu đoàn 17 tiểu khu, 3 đại đội dân vệ biệt kích; 1 đại đội M113 (13 chiếc); 13 tàu chiến thuộc hải đoàn 21, 20 trực thăng (1oH21,5H34, 5 H1A); 21 máy bay các loại gồm 6 máy bay khu trục, 2 máy bay B26, 7 máy bay Caribu, 4 máy bay trinh sát L19, 6 khẩu pháo 105 ly, 4 khẩu cối 106,7 ly, do đại tá Bùi Đình Đạm, tư lệnh sư đoàn 7 ngụy, thiếu tá Lâm Quang Thơ tỉnh trưởng Định Tường cùng 70 cố vấn do trung tá John Paul Vann làm đoàn trưởng chỉ huy. Tư liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. (5) Phía ta, đại đội 1 tiểu đoàn 514, đại đội 1 tiểu đoàn 261, trung đội vũ trang huyện Châu Thành và du kích các xã Điềm Hy, Tân Phú, Tân Hội, tổng cộng gần 200 cán bộ và chiến sĩ được trang bị 1 đại liên, 1 súng cối 60 ly còn lại là trung liên, tiểu liên và súng trường; còn vũ khí đánh xe tăng có đạn Tromblông và thủ pháo. Tư liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.


Chiến thắng Ấp Bắc và cao trao phá ấp chiến lược 1963 - 1965
            Cuối năm 1962, phong trào cách mạng của Mỹ Tho đã phát triển. Lực lượng vũ trang đứng lại chống càn và giành được thắng lợi, tạo điều kiện hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược.

Tỉnh ủy Mỹ Tho đã chỉ đạo cho Ban quân sự tỉnh, các lực lượng chính trị, binh vận chuẩn bị chiến trường phối hợp ba mũi giáp công đứng lại chống càn, quyết tâm giành thắng lợi lớn để tạo khí thế phát động quần chúng nổi dậy.

Cuối tháng 12-1962, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị đánh giá phong trào chống phá ấp chiến lược của ta.

Trong lúc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đang họp thì sáng ngày 2-1-1963, địch mở trận càn mang tên “Cuộc hành quân Đức Thắng 01-63” qui mô 2.000 quân, có cố vấn Mỹ, tướng ngụy trực tiếp chỉ huy,(4) với xe M.113, tàu chiến và máy bay yểm trợ càn vào Ấp Bắc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, cách thị xã Mỹ Tho 25 km về phía tây, nhằm tiêu diệt lực lượng của 2 tiểu đoàn 514 và 261 đang đóng ở đây.

Quân và dân Mỹ Tho(5) phối hợp nhuần nhuyễn giữa tấn công 3 mặt, giáp công 3 mũi, cùng với tiểu đoàn 261 đánh tan cuộc hành quân càn quét với qui mô lớn, bẻ gãy các chiến thuật tân kỳ của Mỹ- ngụy.
           
Chiến thắng Ấp Bắc càng củng cố thêm nhận định của Tỉnh ủy Mỹ Tho: lực lượng vũ trang 3 thứ quân kết hợp với phong trào tấn công chính trị, binh vận của quần chúng có thể đánh bại chiến thuật được gọi là “tân kỳ” của Mỹ ngụy. Chiến thắng Ấp Bắc đã dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn miền Nam. Chiến thắng Ấp Bắc đã bẻ gãy chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ - ngụy, mở đầu cho việc đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt sau này.

Sau chiến thắng Ấp Bắc, kẻ địch vẫn ngoan cố tiếp tục thực hiện việc cào nhà, gom dân xây dựng các khu gom dân tập trung mới ở Dưỡng Điềm, Điềm Hy, vùng chùa Phật Đá quận Châu Thành, Kinh 12 quận Cai Lậy, An Khương quận Chợ Gạo; đồng thời tiến hành củng cố các ấp chiến lược nam lộ 4 và tránh đụng độ lực lượng chủ lực của ta.

Tỉnh ủy chỉ đạo đưa bộ đội tập trung tỉnh thọc sâu kết hợp với lực lượng vũ trang huyện, xã và quần chúng phá ấp chiến lược, với phương châm “luồn sâu đứng lại đánh càn, bảo vệ xóm làng, giải phóng nông thôn”.

Từ tháng 3 đến tháng cuối năm 1963, quân dân Mỹ Tho liên tiếp mở 3 đợt tiến công và nổi dậy bao vây, bức hàng, bức rút đồn bót, tổ chức đánh càn, chặn viện, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và phá ấp chiến lượt khắp nơi trong tỉnh.

Từ tháng 3-1963 đến tháng 12 -1963, ta bức hàng, bức rút trên 300 đồn bót trong đó có 2 chi khu Phú Mỹ và Ba Dừa, thu 1.200 súng, giải phóng 62 xã, 40 xã khác chỉ còn đồn bót trên trục lộ giao thông, các xã khác giải phóng 2/3 xã, quốc sách ấp chiến lược của địch bị thất bại tại Mỹ Tho; ta đã phá 174/184 ấp chiến lược của địch, toàn tỉnh chỉ còn 10 ấp chiến lược ở các khu phố, quận lỵ nhưng chỉ tồn tại trên hình thức. Toàn tỉnh xây dựng được 122 xã, ấp chiến đấu (573/847 ấp), lực lượng dân quân du kích phát triển lên tới 10.000 người, trong đó có 1.000 phụ nữ tham gia. Riêng lực lượng du kích đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.900 tên địch, bắn rơi, bắn hỏng 32 máy bay các loại, bức hàng, bức rút 100 đồn bót, phá 1.006 lần ấp chiến lược và giữ quyền làm chủ ở nông thôn. Du kích Trung An, một xã án ngữ cửa ngõ vào thị xã Mỹ Tho vẫn xây dựng được xã, ấp chiến đấu giữ vững quyền làm chủ, được tuyên dương là xã điển hình.

Trong 2 năm 1964 đến 1965, tình hình chiến sự vẫn diễn ra quyết liệt ở Mỹ Tho - Gò Công. Nhưng rõ ràng thế chủ động trên chiến trường thuộc về lực lượng cách mạng, thế và lực của cách mạng ngày càng lớn mạnh. Vùng giải phóng ở Mỹ Tho - Gò Công ngày càng được mở rộng. Các mục tiêu của địch tại thành phố Mỹ Tho, Thị xã, Thị trấn, các điểm quân sự, hậu cứ khác của địch không còn an toàn như trước.

Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Đảng bộ và nhân dân Mỹ Tho đã vận dụng một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn phương châm hai chân, ba mũi giáp công trên cả 3 vùng, tạo nên sức mạnh tổng hợp liên tục tấn công địch, tập trung tấn công cả điểm và diện, theo từng đợt, từng vùng, phá vỡ toàn bộ hệ thống ấp chiến lược của địch, giải phóng và giữ vững quyền làm chủ vùng nông thôn rộng lớn, làm nền tảng cho những thắng lợi sau này của Cách mạng.
 --------------------------------------------------------------------------------
 (1)  Đảng bộ Mỹ Tho đến đầu năm 1961, có khoảng 1.500 đảng viên, 119 xã trên 123 xã đã có chi bộ. Các cấp ủy được củng cố, kiện toàn. Các đoàn thể Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Số hội viên lên khoảng 20.000 người.

(2)  Năm 1961 và những tháng đầu năm 1962 chúng đã bắt 3.000 thanh niên đi lính nhằm xây dựng bảo an, dân vệ, bổ sung lực lượng cho những đơn vị chủ lực. Quân chủ lực ngụy trong 1 thời gian ngắn tăng lên 1/4, tăng lực lượng yểm trợ Mỹ lên gấp 5 lần. Tư liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

(3)  Đến năm 1961, toàn tỉnh đã có 123 đội du kích xã trong tổng số 123 xã, thu hút 1.350 người tham gia. Một phần ba số đảng viên trong các chi bộ xã tham gia lực lượng vũ trang. Các xã trong vùng yếu đã xây dựng được du kích, tự vệ mật, ngầm. Tư liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

(4) Lực lượng địch gồm: 3 tiểu đoàn sư 7 ngụy (trung đoàn 1 và 12, 1 tiểu đoàn dù (tiểu đoàn 3 tổng trù bị chiến lước thuộc Bộ tổng tham mưu ngụy), 2 đại đội biệt động quân (đại đội 344 và 352); 4 đại đội bảo an của tiểu đoàn 17 tiểu khu, 3 đại đội dân vệ biệt kích; 1 đại đội M113 (13 chiếc); 13 tàu chiến thuộc hải đoàn 21, 20 trực thăng (1oH21,5H34, 5 H1A); 21 máy bay các loại gồm 6 máy bay khu trục, 2 máy bay B26, 7 máy bay Caribu, 4 máy bay trinh sát L19, 6 khẩu pháo 105 ly, 4 khẩu cối 106,7 ly, do đại tá Bùi Đình Đạm, tư lệnh sư đoàn 7 ngụy, thiếu tá Lâm Quang Thơ tỉnh trưởng Định Tường cùng 70 cố vấn do trung tá John Paul Vann làm đoàn trưởng chỉ huy. Tư liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

(5)  Phía ta, đại đội 1 tiểu đoàn 514, đại đội 1 tiểu đoàn 261, trung đội vũ trang huyện Châu Thành và du kích các xã Điềm Hy, Tân Phú, Tân Hội, tổng cộng gần 200 cán bộ và chiến sĩ được trang bị 1 đại liên, 1 súng cối 60 ly còn lại là trung liên, tiểu liên và súng trường; còn vũ khí đánh xe tăng có đạn Tromblông và thủ pháo. Tư liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét