Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ


Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ 


Jean Sainteny

Phần 1: Những trò Tàu

Nỗ lực tìm kiếm hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những năm 1945-1946 được kể lại trong hồi ký của một chỉ huy tình báo Pháp, ông J.P. Sainteny.


Lý do chính thức về sự có mặt của quân đội Trung Quốc như mọi người đều biết, là để giải giáp vũ khí các đơn vị quân đội Nhật Bản đóng ở bắc vĩ tuyến 16 với số quân vào khoảng 35.000 người. Vậy mà, người ta có thể ước lượng tới 130.000 quân Trung Quốc kéo vào Bắc Đông Dương, và nếu thêm cả những “bậu xậu” đi theo phục vụ thì có tới gần 200.000 người Trung Quốc đã “đổ xô” vào xứ Bắc Kỳ.

Rất dễ dàng hình dung được tâm trạng những người lính Trung Quốc này, vốn là dân các tỉnh rộng lớn tiếp giáp với Đông Dương như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, vào lúc họ có dịp thực hiện những ước mơ bấy lâu ve vuốt họ. Và thế là, không cần phải chiến đấu, Hoa Nam đã có thể chiếm lĩnh các cửa biển thiên nhiên của xứ Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, giơ bàn tay nắm lấy Hoa kiều ở Đông Dương ngồi lên một vùng mà nhiều người trong bọn họ cứ ngoan cố cho rằng đây là một tỉnh chư hầu của Trung Quốc, và mọi người đều coi là miền đất hứa, đến đây với tư cách là ông chủ.

Thay cho việc kể lể dài dòng, tôi xin nêu lên tóm tắt một số sự cố điển hình để có thể hiểu rõ hơn tình hình về sự chung đụng quyền hành, một trong những thí dụ này là chuyện chiếc máy bay Dakota xuất phát từ Vinh.

Tôi đã dự định đưa từ Vinh vào Nam Kỳ một vài người Pháp đau bệnh cần chữa trị gấp. Số chỗ đã được dành sẵn cho họ trong chiếc máy bay quay trở lại Sài Gòn. Tất cả những giấy phép hạ cánh đã nhận được đủ. Phải có giấy phép của những nhà chức trách Trung Quốc và Việt Nam thì một chiếc máy bay Pháp mới được hạ cánh xuống sân bay Vinh. Những tiếp xúc với người Trung Quốc được thực hiện với một ban liên lạc, gọi là “Ban liên lạc Pháp – Hoa” thiết lập từ khi Bộ tư lệnh Trung Quốc có mặt tại Hà Nội. Về phía Pháp có các đại úy Lonbaton, Gribelin Bérard và trung úy Augier. Loa phóng thanh trên sân bay báo tin máy bay đã tới. Phải đưa nhanh những người bệnh lên máy bay để máy bay tiếp tục bay vào Sài Gòn, đưa người bệnh tới bệnh viện ngay trong tối hôm đó.

Thế nhưng, ngày hôm sau Sài Gòn báo tin máy bay vẫn chưa tới. Đã chuẩn bị tổ chức tìm kiếm, thì đội phi hành đoàn trong chiếc Dakota báo tin máy bay vẫn hãy còn ở Vinh vì các nhà chức trách Trung Quốc chưa cho bay. 

Chúng tôi lập tức kêu cứu tới Bộ tư lệnh Trung Quốc tại Hà Nội. Họ xác nhận các giấy phép đều hợp lệ và đã gọi điện cho ban chỉ huy quân đội Trung Quốc tại Vinh là chiếc Dakota vẫn đang bị bao vây. 

Bốn mươi tám giờ đã trôi qua. Mặc dù đã có lệnh từ Hà Nội, nhà chức trách Trung Quốc ở Vinh vẫn không cho chiếc máy bay của chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.

Tôi tới gặp tướng Lư Hán, yêu cầu ông đích thân gọi điện cho Vinh để khẳng định mệnh lệnh giải phóng cho chiếc máy bay. Tướng Lư Hán đã làm theo, nhưng mấy giờ sau chúng tôi được biết, những mệnh lệnh của ông vẫn không được thực hiện.

Mấy ngày sau, chất vấn về ác ý đã gây ra sự cố ở sân bay Vinh, ban tham mưu Trung Quốc mới giãi bày một cách thành thật rằng, đúng là giấy phép có ghi rõ chiếc Dakota của Pháp có thể hạ cánh xuống Vinh để mang đi vài người Pháp sống tại thị xã này, nhưng lại không ghi là chiếc máy bay này được tiếp tục cất cánh. Vì vậy, khi máy bay hạ cánh đã được tiếp nhận rất lịch sự, nhưng không được phép rời khỏi Vinh.

Những sự cố tương tự như vậy kéo dài suốt hơn một năm. Nếu có những sự cố nhẹ nhàng, nếu có những việc lạm dụng quyền hành rất nhiều như tất cả mọi quân đội chiếm đóng đều gây ra, thì hỡi ôi! 

Vụ giấy bạc mệnh giá 500 đồng Đông Dương xảy ra hồi cuối tháng 11 năm 1945 đe dọa dẫn đến thảm họa. Đầu đuôi câu chuyện như sau:

Tháng 8 năm 1945, vài tuần trước khi sụp đổ, Nhật Bản đã cho in từ nhà máy in của ngân hàng Đông Dương mà họ chiếm được hàng trăm triệu giấy bạc mệnh giá 500 đồng. Trong đó mối quan tâm đáng lo ngại, xuất phát từ quan điểm chính thống về tiền tệ, một buổi sáng các nhà chức trách ở Sài Gòn tuyên bố, dĩ nhiên không báo trước, hủy bỏ toàn bộ những loại tiền mệnh giá 500 đồng đã in trong khoảng thời gian từ 9 tháng 3 đến 25 tháng 9 năm 1845. Còn những số tiền cùng loại đã in từ trước thì đã tạm cất giữ trong các ngân hàng. Hành động này là hoàn toàn chính đáng. Nhưng Sài Gòn đã không lường hết những hậu quả xảy ra ngay tức khắc.

Thật vậy. Bởi vì số lớn tiền giấy mệnh giá 500 đồng in trong mùa thu 1945 là nằm trong tay Bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở Hà Nội và những doanh nghiệp lớn của người Hoa ở Bắc Đông Dương. Tôi được mời đến một cách lịch sự, để giải thích về chủ trương này và sau đó là để hoãn thực hiện không thời hạn. Trong trường hợp ngược lại, tôi được cảnh báo là sẽ rất khó trấn an được dân chúng Việt Nam đang rất “xúc động” trước việc ăn hiếp một cách không thể chấp nhận được.

Về phía dân chúng Việt Nam, họ vẫn bình thản khi nghe thông báo về biện pháp “tiền tệ” dù có chấn động đôi chút. Bởi vì số đông họ đều là dân nghèo, đến mặt mũi tờ 500 đồng đó như thế nào họ cũng không biết. Nhưng, vào khoảng 48 giờ sau thì sự bất công trong chủ trương tiền tệ đã gây chấn động. Nhiều cuộc biểu tình và tụ họp bắt đầu làm rối loạn trật tự thủ đô Bắc Kỳ. Các chi nhánh ngân hàng không chịu đổi tiền giấy 500 và những diễn biến càng trở nên đáng lo ngại từng giờ một.

Lúc này tôi đã tới Sài Gòn để tìm hiểu rõ những nguyên nhân của quyết định cấm lưu hành loại tiền giấy mệnh giá 500 nói trên. Một số người khởi xướng được cử cùng đi với tôi ra Bắc Kỳ để trực tiếp giải thích cho các bạn Đồng minh lý do tại sao không thể để loại tiền giả này tự do lưu hành.

Trong khi đó tình hình căng thẳng đã càng cao tại Hà Nội. Ngay khi vừa tới, tôi đã được báo tin một cuộc biểu tình đã được dự kiến tổ chức ngay trước trụ sở Ngân hàng Đông Dương sau khi tôi tới. 

Đúng như vậy, khoảng 14 giờ 30 có những tốp người bắt đầu tụ tập trước cửa ngân hàng, tại vườn hoa Pastuer. Đến 15 giờ số người càng đông thêm. 15 giờ 30 những phát súng đầu tiên bắt đầu nổ.

Ai là kẻ đáng ngờ đã gây ra vụ này? Các cơ quan mật vụ Trung Quốc hay là dân chúng Việt Nam đã mạo hiểm trước lửa đạn chỉ vì một tờ tiền giấy mà có lẽ họ chưa bao giờ có.

Vài người bị thương được mang vào trụ sở ngân hàng để cứu chữa. Về phía những “kẻ hành hung” cũng có những tên bị thương trong đó vài tên đến hôm sau đã chết.

Chúng tôi phải thỏa thuận với các nhà chức trách Trung Quốc tổ chức một cuộc họp dưới sự chủ tọa của tướng Gallagher, chỉ huy phái đoàn Mỹ tại Hà Nội để giàn xếp vấn đề gai góc này.

Trong cuộc họp được tổ chức tại trụ sở phái đoàn Mỹ có các tướng lĩnh chủ chốt của tướng Lư Hán, ông Lăng Kỳ Hàn đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc và một đại diện nữa của Bộ Tài chính Trung Quốc. Về phía Pháp, ngoài ông Clarac là cố vấn liên bang ngoại giao và ông Francois Bloch Laine là cố vấn liên bang về tài chính cùng đi với tôi từ Sài Gòn ra Hà Nội, còn có các cộng sự viên của tôi, trong đó có ông Jean Laurent tổng giám đốc Ngân hàng Đông Dương đang ở Hà Nội vài ngày, ông Baylin, giám đốc chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Bắc Kỳ, một người Pháp rất đáng ca ngợi, thông thạo tiếng Trung Quốc, chủ một gia đình vĩ đại nước Pháp. Baylin là một con người vừa thẳng thắn vừa nhân hậu, chỉ biết có bạn, nhưng lại là nạn nhân chịu tội của vụ việc này. Vài ngày sau cuộc họp, trong khi ông đang chậm rãi trở về nhà bằng bước chân tập tễnh của một thương binh loại nặng hồi chiến tranh, ông đã bị một số kẻ lạ mặt bắn chết mà không bao giờ điều tra được tung tích.

Buổi họp hôm đó kéo dài gần một giờ và kết thúc bằng lời cam kết sẽ đổi những tiền giấy mệnh giá 500 đồng mà quân đội Trung Quốc đang giữ theo giá trị bồi hoàn. Tức là, một tờ 500 đổi được một tờ 150 đồng ở Nam Kỳ hoặc 250 đồng ở Bắc Kỳ. Và đã phải tiến hành nhiều cuộc đổi tiền loại này.

Ngày 25 tháng 3, Lư Hán đòi 300 triệu đồng Đông Dương. Chúng tôi từ chối. Bộ tư lệnh độc quyền Vân Nam liền đòi Ngân hàng Đông Dương phải nộp ngay cho họ bốn mươi triệu. Bất chấp những phản kháng của Pháp, nhiều khoản nộp khác vẫn cứ đặt ra và tổng số đã lên tới 400 triệu vào cuối giai đoạn chiếm đóng. Cũng phải thêm vào đó con số 14.000 tấn gạo nộp cho cơ quan hậu cần Trung Quốc, tương đương với 27 triệu đồng theo thời giá.

Trước khi rời khỏi Bắc Kỳ, ban tham mưu của tướng Lư Hán còn đòi thêm 250 triệu đồng. Rất dễ dàng hình dung được là số tiền này không phải dùng để trả lương cho binh lính bởi vì binh lính và hạ sĩ quan Trung Quốc đều được trả lương bằng đồng tiền Trung Hoa. 

Một trong những biện pháp đầu tiên của Bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ngay khi mới tới là buộc dân chúng miền Bắc Đông Dương phải chấp nhận đồng tiền Trung Quốc coi đó như loại tiền tệ chính thức, ngang giá với đồng Đông Dương. Hơn nữa, đồng quan kim Trung Quốc còn được áp đặt trị giá tương đương với 1 đồng 50 tiền Đông Dương và ngang với 20 đô la Trung Quốc, một loại tiền mà hình dáng khuôn khổ giống như đồng đô la Mỹ, gây cảm tưởng đó cũng là đô la Mỹ. Một bản cáo thị được dán trên tường các phố phường Hà Nội đã làm cho đồng tiền Trung Quốc trở thành loại tiền tệ chính thức và dân chúng phải chấp nhận tỉ giá:

"Quân đội Trung Hoa được lệnh tiến vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật Bản đầu hàng. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ mà quân đội Trung Quốc phân tán binh lực, không thể có được một hệ thống tiền tệ chung cho các cuộc giao lưu buôn bán. Vì vậy, nay ấn định tỉ giá các loại tiền Trung Hoa Dân quốc như sau:

1 quan kim = 1,5 đồng Đông Dương.
20 đô la Trung Quốc = 1,5 đồng Đông Dương.

Tỷ giá này là mệnh lệnh phải thực hiện, không được tự ý thay đổi với bất cứ hoàn cảnh nào. Kẻ nào không tuân lệnh sẽ bị Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc trừng trị nghiêm trọng.”

Hành động độc đoán kiểu “ông hoàng” này đã dẫn đến những vụ đầu cơ tai tiếng kéo dài suốt vài tuần. Đồng quan kim được mua tận gốc tại Trung Quốc với giá rẻ gấp 5 lần sau đó đã được chuyển hàng đống vào Bắc Kỳ làm lợi cho người Hoa. Chỉ trong vài tuần, tất cả những thứ gì có thể bán được đều rơi vào tay người Hoa với giá rẻ như biếu không.




Phần 2: Nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến tranh toàn diện

Hồ Chí Minh rất vui khi gặp Quennouelle và đã có nhã ý gọi viên sĩ quan này một cách rất hóm hỉnh là “Ông nhảy dù”.
…Tất cả những gì tôi đã thấy được, nghe được trong chuyếnvề Pháp ngắn ngày hồi tháng 3 mà Leclerc và nhiều tướng lĩnh, đô đốc đã bộc lộ cảm tưởng trong khi nói chuyện với tôi là phải cố tìm mọi cách tránh giải pháp vũ lực.
Mười ba tháng sau, tức ngày 13 tháng 2 năm 1947 khi chiến tranh đã bùng nổ, trong bản báo cáo về tình hình quân sự tại Bắc Kỳ, tôi đã viết:
“Chúng ta không có phương tiện, cũng không có ý định dấn thân vàomột cuộc chiến tranh kéo dài. Vậy mà, tôi thấy rằng hiện nay hình như lại có chủ trương tiến hành những hoạt động quân sự làm phân tán lực lượng của chúng ta và đẩy lùi những kết quả đã đạt được ra xa…”.
Lúc đó, tôi đã chuẩn bị tiếp nhận quan điểm của tướng Leclerc, trùng hợp hoàn toàn với quan điểm của tôi.
Vì vậy, tôi đã làm việc không ngừng để đạt được hai Hiệp định Pháp-Việt và Pháp- Hoa ký kết tại Hà Nội và tại Trùng Khánh.
Sẽ dài dòng nếu nhắc lại ở đây chi tiết những buổi nói chuyện rất nhiều và rất dài, trong đó Hồ Chí Minh và các cố vấn của ông tranh luận với tôi từng câu, từng chữ để đi tới bản Hiệp định Pháp- Việt. Đã biết bao lần chúng tôi có cảm tưởng không thể nào đạt được thỏa thuận, trước cảm giác thất vọng vì chúng tôi không bao giờ có được tiếng nói chung. Hồ Chí Minh đòi phải được suy nghĩ cẩn thận, phải tham khảo ý kiến của các cộng sự, các cố vấn, đôi khi cả cố vấn của ông, tức Bảo Đại.
Về phía tôi, tôi cũng phải thường xuyên hỏi ý kiến Phủ Cao ủy đặt tại Sài Gòn, trước khi chấp nhận
một câumột chữ trong đàm phán.
Chỉ riêng việc định nghĩa nội dung từ “Độc lập” đã làm những cuộc đối thoại giữa chúng tôi vấp váp nhiều nhất và cũng nhiều lần đức đoạn.
Nhiều lần, những cuộc đối thoại đứt đoạn này kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, cho tới khi một người trung gian có thiện chí đã tìm cách để những người đối thoại Pháp và Việt Nam lại giáp mặt nhau. Đó là Louis Caput được các giới Việt Nam, phe xã hội hoặc Mác-xit tín nhiệm, coi như một người chân thành, trung thực. Tình hữu nghị của Caput đối với Việt Nam được thể hiện trong việc ông đã ủng hộ nhiều khát vọng của nhân dân Việt Nam, nhưng ông cũng thuộc phái không kém phần hăng hái trong việc bảo vệ sự có mặt và những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương.
Mãi tới ngày 16 tháng 2, sau một cuộc họp kéo dài vừa mới được nối lại, lần đầu tiên chúng tôi mới có cảm giác là có khả năng đạt được thỏa thuận. Hồ Chí Minh đã định rõ các khát vọng của ông và những điều kiện do ông đề xuất. Tôi quyết định đi Sài Gòn thỉnh thị ý kiến tướng Leclerc lúc này đang tạm quyền chức vụ Cao ủy thay đô đốc D’Argenlieu về Pháp công tác, trước khi đệ trình Chính phủ Pháp.
Ngày 18 tháng 2, tôi đi Sài Gòn. Tướng Leclerc là người hiểu rõ sự cần thiết phải đạt được hiệp định, ngày 14 đã điện về Pháp nói rõ, để đạt được hiệp định này thì không ngần ngại tuyên bố danh từ “Độc lập” cho Việt Nam. Trong cuộc gặp tướng Leclerc, chúng tôi đều hiểu ngay là có thể đi tới đích.
Những nét đại cương của đề án này lập tức được điện cho đô đốc D’Argenlieu để ông có thể trình bày với Chính phủ Pháp – Leclerc kết thúc bức điện bằng một câu như sau:
“Tôi nhắc lại, các đề nghị cụ thể của Chính phủ Pháp cần phải được gửi tới ngay, nếu không có thể bỏ lỡ cơ hội”.
Cũng xin nhấn mạnh, trong bức điện này không có vấn đề phải tuyên bố ngay danh từ “Độc lập”.
Phản ứng đầu tiên của Paris là thuận lợi. Tôi quay trở lại Hà Nội ngay. Hôm sau, tôi nhận được bản dự thảo Hiệp định về nguyên tắc mà đô đốc D’Argenlieu ủy nhiệm cho tôi nhân danh Chính phủ Pháp chuyển tới Hồ Chí Minh.
Điện trả lời của Chính phủ Pháp phê chuẩn những điểm đề nghị mà chúng tôi đã gửi đi trong bức điện ngày 18. Có một vài điểm cần xác định thêm, nhưng nội dung cơ bản đã được duyệt.
Đó là công nhận Việt Nam “là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hợp Pháp” mà Chính phủ Hồ Chí Minh đã chọn, trước khi ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3.
Hồi đó, có lời đồn đại nói rằng Chính phủ Pháp đã bị đặt trước “mộtviệc đã rồi”. Lời đồn đại này do một số nghị sĩ Pháp đưa ra trong cuộc họp Quốc hội Pháp, nói rằng, Chính phủ Pháp chẳng được biết tin gì về những cuộc đàm phán diễn ra tại Hà Nội và mãi tới ngày 7 tháng 3, sau khi hiệp định đã ký kết, mới được báo cáo. Việc chính phủ duyệt y những đề nghị của chúng tôi trước khi ký hiệp định mộtlần nữa đã chứng minh những lời đồn đại này là không chính xác.
Ngay trước khi ký kết hiệp định, tôi đã gặp Hồ Chí Minh nhiều lần sau khi Chính phủ Pháp từ Paris đã điện trả lời những đề nghị của chúng tôi trình lên chính phủ ngày 18 tháng 2. Đến khi bản hiệp định có thể được ký, tôi cũng đòi nhấn mạnh với vị Chủ tịch Chính phủ Việt Nam là, bên cạnh chữ ký của người đứng đầu chính phủ hiện hành, nên có thêm chữ ký của các đảng phái để phản ánh đầy đủ chính kiến của công luận Việt Nam hồi đó.
Thật vậy, ngày 31 tháng 10 năm 1945, chính phủ cũ của Việt Nam đã được từ chức. Số đại biểu Quốc hội cũng đã giảm từ 444 xuống 291. Chính phủ mới thành lập ngày 3 tháng 11 gồm đại đa số là thành phần thân Việt Minh. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội Việt Nam họp tại Nhà hát lớn Hà Nội đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay, công nhận chính phủ mới, gồm có:
Chủ tịch: Hồ Chí Minh (Việt Minh).
Phó chủ tịch: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội).
Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng).
Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng, nhà cách mạng lão thành ở Huế, thuộc chủ nghĩa dân tộc đi theo chủ nghĩa cộng sản, cựu Tổng biên tập tờ Tiếng Dân.
Cứu tế: Chu Bá Phượng (không đảng phái).
Tài chính: Lê Văn Hiến (Việt Minh).
Quốc phòng: Phan Anh, nguyên Bộ trưởng Thanh niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim
Y tế: Trương Đình Tri, cựu đại úy bác sỹ (Đồng minh hội).
Giáo dục: Đặng Thai Mai (Việt Minh).
Tư pháp: Vũ Đình Hòe (Việt Minh).
Công chính: Trần Đăng Khoa (Nam Kỳ).
Nông nghiệp (Bồ Xuân Luật vốn là trung sĩ lính cảnh vệ Đông Dương, chạy sang Trung Quốc năm 1940 (Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội).
Bảo Đại vẫn là cố vấn tối cao của chính phủ này, một chính phủ được thành lập dưới sức ép của tình hình thời cuộc và của những đòi hỏi cấp bách.
Cùng trong lúc tiếp tục đàm phán nhằm cho phép quân đội Pháp trở lại Bắc Kỳ, chúng tôi cũng phải tính trước đến khả năng thất bại và chuẩn bị các biện pháp ứng phó.
Đạo quân viễn chinh Pháp đã xuống tàu, nhưng vì những lý do vềthủy triều, chỉ có thể đổ bộ lên Hải Phòng trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3. Nếu đến thời hạn cuối cùng Hiệp định vẫn chưa được ký kết thì vẫn cứ phải đổ bộ bằng vũ lực và sẽ gặp nhiều rủi ro cho dân chúng Pháp.
Chúng tôi đã thỏa thuận với tướng Leclerc, dù thế nào cũng phải đổ bộ đúng hạn định và phải chuẩn bị sẵn sàng những hoạt động quân sự để bảo vệ dân chúng Pháp đang sống tại Hà Nội chống lại những phản ứng của Trung Quốc và Việt Nam như: nhảy dù biệt kích xuống các điểm nhạy cảm, thả dù vũ khí xuống các binh sĩ Pháp đang bịnhốt tập trung trong thành Hà Nội v.v…
Leclerc đã cử ra Hà Nội trung úy hải quân Philippe Quennouelle, làmột trong những trợ lý của thiếu tá Pouchardier, chỉ huy đội biệt kích đã được chỉ định sẽ nhảy dù xuống Hà Nội. Bước ngoặt trong cuộc đàm phán đã cho phép chúng tôi tiết kiệm được các hoạt động quân sự. Sau khi tới Hà Nội, Quennouelle đáng lẽ tham gia đội biệt kích dù thì lại ở bên cạnh tôi để cùng tham gia đàm phán… Hồ Chí Minh rất vui khi gặp Quennouelle và đã có nhã ý gọi viên sĩ quan này một cách rất hóm hỉnh là “Ông nhảy dù”.
Đối với tôi “ông nhảy dù” quả là một cộng sự quý, một đồng đội khó ai sánh kịp. Sau này, trong đêm 19 rạng ngày 20 tháng 2 năm 1946, khi bùng nổ chiến tranh, Quennouelle cùng với vài binh sĩ nữa đã bảo vệ trụ sở làm việc của tôi trước sự tiến công của Việt Minh.
Theo dự kiến, Hiệp định sẽ được ký kết chậm nhất là vào đêm ngày 5 rạng ngày 6 tháng 3 năm 1946. Nhưng, mãi tới quá nửa đêm, các nhà thương lượng đôi bên vẫn còn sa lầy trong bế tắc. Pignon và tôi rútvề nhà riêng, sau khi đề nghị Hồ Chí Minh suy ngẫm thêm. Tôi cũng nói rất rõ với Hồ Chí Minh, để lại đến hôm sau thì chắc chắn là quá chậm. Hồ Chí Minh cũng biết, các tàu chiến của Pháp chở Leclerc và đội quân viễn chinh đã tới sát bờ biển Bắc Kỳ.
Trong khi đó, từ tối ngày 5 tháng 3, Leclerc đã cho người mang đến cho tôi một thư riêng, trong đó ông đề nghị tôi bằng bất cứ giá nào cũng phải đi đến ký kết. Leclerc đã được báo tin về những ý đồ của các chỉ huy đội quân Lư Hán chiếm đóng Bắc Kỳ đang muốn chống lại quân Pháp đổ bộ, vi phạm hoặc cố làm ra vẻ không biết gì về những thỏa thuận đã đạt được giữa Pháp và Trung Quốc tại Trùng Khánh. Vì vậy, ông ngại sẽ xảy ra điều tệ hại nếu đổ bộ mà không có sự thỏa thuận.
(Trong lá thư viết tay của đại tá Lecomte là người tham dự cuộc hội đàm giữa đại diện hai ban tham mưu Pháp – Hoa cũng cho biết, trong cuộc họp này phía Pháp đã vấp phải mọi lý do trì hoãn cuộc đổ bộ. Các tướng lĩnh Trung Quốc được biết về giải pháp bó buộc của Leclerc phải đổ bộ đúng hạn định, đã lường được sự thỏa thuận của Trung Quốc. Nhưng họ cũng không thể chấp nhận sự nguy hiểm đó. Vì vậy, một người trong hàng ngũ của họ là tướng Tchao có ý thức hơnvề thảm kịch đang có nguy cơ xảy ra, đã tự thân chinh đi gặp Hồ Chí Minh, đề nghị Hồ Chí Minh thỏa thuận với tôi và không ra lệnh chống lại cuộc đổ bộ để tránh một sự bùng nổ chiến tranh toàn diện).

Phần 3: Hiệp định Sơ bộ 6/3
Cuối cùng, vào lúc rạng đông ngày 6 tháng 3, Hoàng Minh Giám đến chỗ tôi và nói: “Chủ tịch chấp nhận các điều kiện”.
Chúng tôi thỏa thuận, đến buổi trưa sẽ họp một lần nữa để hoàn chỉnh các Hiệp định Sơ bộ và đến buổi chiều sẽ chính thức ký vào 16 giờ.
Khoảng 9 giờ, tôi được tin binh lính của Lư Hán bắn vào các đơn vị quân Pháp đang ngược dòng sông.
Những tin tức đầu tiên không được rõ lắm, nhưng vẫn có thể hình dung được hiểm họa. Sư đoàn quân Trung Quốc viện cớ không nhận được “một cách đầy đủ chính thức” về thỏa thuận giữa Chính phủ Trùng Khánh và Pháp về việc quân Pháp đổ bộ nên đã nổ súng. (Cần nhớ rằng, hôm đó là ngày 6 tháng 3 và thỏa thuận Pháp – Hoa đã được ký kết tại Trùng Khánh từ ngày 28 tháng 2!). Một lần nữa, lại có một đơn vị lính Trung Quốc không chịu phụ thuộc vào ban tham mưu của Lư Hán với lý do chỉ tiếp nhận huấn thị của Chính phủ Trung ương ở Trùng Khánh.
Điều đó, ít nhiều cũng là lời giải thích có tính chất tương đối chính thức mà Ban chỉ huy quân đội Tưởng Giới Thạch tại Hà Nội thường sử dụng thay cho lời xin lỗi. Có thể đặt ra câu hỏi một cách đơn giản là, nếu không có sự tiếp tay của ban tham mưu Lư Hán tại Hà Nội và sự xúi giục của các cơ quan mật vụ của tướng Tiêu Văn thì làm sao tướng Uông chỉ huy sư đoàn 130 lại có thể tự ý gây ra sự cố có thể hủy hoại những cuộc đàm phán Pháp – Việt đang diễn ra tại Hà Nội, kéo dài thêm tình hình căng thẳng và nhân đó cũng kéo dài thêm thời gian đóng quân của Trung Quốc tại Bắc Kỳ.
Những tin tức về cuộc đánh úp này sau đó dần dần được biết rõ hơn. Ở đây tôi chỉ tóm tắt là, giữa lúc các tàu chiến Pháp đang từ từ ngược sông Sài Gòn để cập bến cảng thì bị quân đội Trung Quốc ở hai bên bờ sông bắn thẳng vào họ.
Đến 12 giờ 30 ngày 6 tháng 3, khi Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám, Pignon và tôi tiếp tục cuộc họp tranh luận cuối cùng thì những cuộc xung đột dữ dội ở Hải Phòng, cách Hà Nội hơn một trăm kilômét đã hoàn toàn chấm dứt.
Các thành viên trong Chính phủ Việt Nam có được biết tin về cuộc xung đột ở Hải Phòng không? Có thể có. Nhưng vẫn có thể nghĩ rằng vì không được biết gì về cuộc đụng độ này, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng không biết tình hình nghiêm trọng do sự việc này gây ra. Hồi đó, họ chưa có mạng lưới thông tin vô tuyến, còn hệ thống thông tin liên lạc của Trung Quốc thì rất tồi.
Về phần tôi, sở dĩ tôi được biết tin này, đó là nhờ các điện đài xách tay mà tôi đã bí mật mang từ Côn Minh về Hà Nội hồi tháng 8 năm 1945. Một số máy đã được đặt tại Hải Phòng. Từ những thiết bị này, trung tá hải quân Legendre, người có hiểu biết sâu sắc về tính cách đội quân của Tưởng Giới Thạch, ngày hôm đó đã thông báo rất kịp thời cho tôi về bước ngoặt bi thảm của những sự cố ngay khi mới xảy ra.
Tại Hà Nội, đến 13 giờ ngày 6 tháng 3 đã đạt được thỏa thuận các điều khoản trong Hiệp định Sơ bộ. Chúng tôi hẹn gặp lại nhau vào hồi 16 giờ 30 để ký chính thức.
Trong khi chờ đợi giờ phút lịch sử này, chúng tôi sống trong lo sợ, hồi hộp theo dõi sự phát triển của các hoạt động quân sự tại Hải Phòng và những cuộc đàm phán tiếp theo, chỉ lo các nhà lãnh đạo Việt Nam không ký nếu họ được biết tin quân đội Trung Quốc chống lại cuộc đổ bộ của Pháp.
Phía Trung Quốc cũng xúc động vì sự chống trả của Pháp đã phá hủy hàng mấy trăm tấn vũ khí và đạn dược chiến lợi phẩm của Trung Quốc chất đống ở Hải Phòng chờ đưa về Mãn Châu. “Sự cố” Hải Phòng có thể lan rộng thành một đám cháy lớn. Có thể tính đến một cuộc nổi dậy ở vùng đồng bằng do dân chúng phấn khích vì bị lôi cuốn vào cuộc tuyên truyền chống Pháp, hoặc sự can thiệp của toàn bộ số quân Trung Quốc đến “ứng cứu” cho sư đoàn 130 của họ đang bịLeclerc “đánh”.
Cuối cùng, còn phải tính đến số tù binh Nhật đang tập trung tại Hồng Gai. Trừ số đã chạy theo Việt Minh, số còn lại đang đặt dưới sự quản lý của Trung Quốc và được Trung Quốc đối xử một cách khoan dung rất đáng lo ngại. (Những tin tức tình báo cho biết, phần lớn số tù binh Nhật Bản tại Hồng Gai mà Trung Quốc có nhiệm vụ giải giáp, vẫn được giữ lại vũ khí).
Tất cả những lực lượng chống đối vô kỷ luật, bố trí phân tán và trangbị kém này, Leclerc dứt khoát không thể nào chống lại được khi chỉ có trong tay khoảng 2000 quân đổ bộ, rút từ các đơn vị đang làm nhiệm vụ bình định tại Nam Kỳ. May mắn làm sao, đội quân viễn chinh còn có những vũ khí hiện đại và một lực lượng pháo binh rất mạnh của hạm đội.
Ở Bắc Kỳ, 30.000 người Pháp có thể bất ngờ trở thành nạn nhân trong cuộc tổng nổi dậy giữa lúc họ tưởng rằng đã đến đoạn chốt của những đau khổ dai dẳng. Thảm họa lo lắng từ tám tháng nay và thường đã may mắn tránh khỏi, thì nay viên tướng Mãn Châu Uông Huân chỉ huy sư đoàn 130 thuộc quân đoàn 53 đóng tại vùng Hải Phòng, có thể gây ra bằng cách đột ngột phá hoại toàn bộ sự kiên trì được tiến hành với biết bao nỗ lực và hy sinh.
Đó là sự lo sợ rất dễ hình dung khi chúng tôi chờ đợi giờ phút ký bản Hiệp định Sơ bộ ghi nhận thỏa thuận để quân đội Pháp trở lại Bắc Kỳmột cách hòa bình.
Tuy nhiên, đến 16 giờ các đại biểu Việt Nam đã tới chỗ hẹn. Đó làmột biệt thự mà Hồ Chí Minh đã chọn làm nhà ở. Đây cũng là nơi tiến hành lễ ký Hiệp định.
Vũ Hồng Khanh, Phó chủ tịch Quân ủy hội, Nguyễn Tường Tam, Bộ trưởng Ngoại giao và thủ lĩnh Việt Nam Quốc dân đảng, Hoàng Minh Giám, Tổng thư ký và là cộng sự viên đắc lực của Hồ Chí Minh, các quan sát viên các nước Đồng minh: Anh, Mỹ, Hoa và cả Pháp nữa vì Hồ Chí Minh muốn Louis Caput (thư ký nhóm Mác-xit Pháp –An-nam) cũng được mời tới dự. Tôi được cử thay mặt Cao ủy Pháp ở Đông Dương là người đã trao cho tôi các quyền hạn được Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp ủy nhiệm. Cùng đi với tôi có tướng Salan, ông Léon Pignon và vài cộng sự viên cơ quan ủy viên Cộng hòa Pháp tại Hà Nội.
Bản Hiệp định được đọc to trước mặt cử tọa đứng trong phòng. Hồ Chí Minh ký đầu tiên. Liền sau đó, Vũ Hồng Khanh cũng đặt bút ký. Hồ Chí Minh đã buộc được một con người khét tiếng chống Pháp, cầm đầu một lực lượng đối lập hiếu chiến phải ký tên phía dưới chữ ký của ông coi đó như một đảm bảo chống lại luận điệu tuyên truyền xuyên tạc là ông phản bội sự nghiệp giành độc lập của Việt Nam.
Đến lượt tôi ký thay mặt cho nước Pháp.
Như vậy là đã kết thúc một trong những thời kỳ bi thảm nhất mà người Pháp phải trải qua ở Viễn Đông.
Ngày 2 tháng 4, bản Hiệp định Sơ bộ này được bổ sung thêm bằng những điều khoản phụ, do tướng Salan và các ủy viên hội đồng quốc phòng Việt Nam là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh soạn thảo và ký tên, chi tiết hóa những điều kiện về việc quân đội Pháp trở lại khu vực Bắc vĩ tuyến 16, việc thay thế quân đội chiếm đóng của Tưởng Giới Thạch, việc bố trí nơi đóng quân và thành lập ban chỉ huy hỗn hợp các đơn vị tiếp phòng quân Pháp – Việt.
Hiệp định 6 tháng 3 năm 1946, sau vài lần được phân tích, phê phán, dù sao cũng mang lại quyền được sống cho gần ba mươi nghìn người Pháp, thay đội quân chiếm đóng của Lư Hán bằng đội quân của Leclerc, giữ Việt Nam trong Liên bang Đông Dương.
Hiệp định ngày 6 tháng 3 mới chỉ phác họa sơ bộ những nét đại cương và ghi nhận trong tương lai cần đàm phán tiếp những điều khoản đầy đủ hơn để củng cố sự thỏa thuận Pháp – Việt. Đây mới chỉ là một cái khung. Sau này cần phải ghi thêm những điều khoản chính xác để đảm bảo một sự hòa đồng tin cậy và một sự hợp tác có kết quả.
8 giờ sáng ngày 7 tháng 3, tôi cho kéo quốc kỳ Pháp tại mặt tiền trụ sở cơ quan Ủy viên Cộng hòa Pháp vừa mới dọn tới ít lâu tại Viện Radium phố Richaud.
Việc cần làm bây giờ là phải tuyên bố, giải thích, để dân chúng Pháp, Việt Nam và người Hoa chấp nhận ý nghĩa, tinh thần, tầm vóc bản Hiệp định vừa ký kết. Tôi nói “chấp nhận” là vì trước khi những từ ngữ chính xác của bản Hiệp định được công bố thì từ hai phía Pháp và Việt Nam đã có những lời phê phán theo từng mức độ từ nhẹ nhàng dè dặt đến dữ dội nhất.
Về phía Pháp, một số kẻ khó bảo bị kích động bởi tư tưởng phục thù rửa hận rất dễ hiểu, không thể chấp nhận bỏ qua cơ hội: “trừng trị” những người An-nam. Người ta sẽ bỏ qua sự trả thù hởi lòng hởi dạ bấy lâu nóng ruột chờ đợi hay sao?
Tuy nhiên, đây chỉ là ý nghĩ của thiểu số. Còn đại đa số người Pháp thì, với tinh thần nhạy cảm trước những thực tế và những quyền lợi của Pháp, họ hiểu ngay thời điểm trả đũa đã qua, bây giờ phải nghĩ đến công việc tái thiết, không nên mất thời giờ nhiều lại quá khứ. Sự nghiệp, công trình của Pháp đã bị lung lay, cần phải củng cố bằng cách cứu vãn những gì có thể cứu được.
Cuối cùng, đồng bào của chúng tôi đã từng quá đau khổ, quá mệt mỏi, cho nên đều đồng ý tiếp thu sự hòa dịu được ghi trong bản Hiệp định, để tận hưởng quyền được sống trên giải đất này. Mãi về sau, chỉ sau khi được núp dưới sự che chở của những cỗ xe bọc thép do tướng Leclerc mang tới, an ninh đã được đảm bảo, đến lúc đó mới lại nảy sinh những lời chỉ trích, phản kháng. Đó là phản ứng tất nhiên, nhưng thật nguy hiểm!
Về phía Việt Nam, tình hình trái ngược hẳn. Hiệp định ngày 6 tháng 3 vừa mới ký đã bị lực lượng đối lập gồm những phần tử cực đoan dân tộc chủ nghĩa, thân Quốc dân đảng Trung Quốc tạo thành phe quá khích, khai thác để chống lại Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh không lạ gì tâm trạng này. Ông đề nghị với tôi, cùng ramột bản thông cáo chung, dán trên các đường phố Hà Nội, nội dung như sau:
Chính phủ Pháp thừa nhận Việt Nam tự thành lập một chính phủ riêng của mình và để cho Việt Nam hoàn toàn tự do trong việc thiết lập chính quyền. Chính phủ Việt Nam không phản đối việc quân đội Pháp trở lại một cách hòa bình để thay thế quân đội Trung Quốc làm nhiệm vụ ở khu vực Đông Dương từ Bắc vĩ tuyến 16 trở lên.
Việc đầu tiên thực hiện Hiệp định Sơ bộ là đình chỉ mọi cuộc xung đột trên toàn lãnh thổ Đông Dương, 24 giờ sau khi bản thông cáo này được truyền đi trên các làn sóng đài phát thanh Hà Nội và đài phát thanh Sài Gòn.
              J.R. Sainteny                                                                                    Hồ Chí Minh
       Ủy viên Cộng hòa Pháp                                                                    Chủ tịch Chính phủ tại     Bắc Đông Dương                                                                          Việt Nam Dân chủ cộng hòa
   Đại diện Chính phủ Lâm thời
           Cộng hòa Pháp


Phần 4: Hồ Chí Minh và Hội nghị Fontainebleau

Sau cuộc gặp giữa Hồ Chí Minh với đô đốc d’Argenlieu trên vịnh Hạ Long, hai bên thỏa thuận thông báo cho công chúng biết nội dung cuộc hội đàm.
Văn bản liên quan đến cuộc hội đàm được soạn thảo rất công phu. Hồ Chí Minh đòi phải ghi rõ Paris đã được chọn làm địa điểm họp hội nghị. Sau nhiều lần ngần ngại và nhiều cuộc trao đổi giữa Hà Nội với Sài Gòn, cuối cùng văn bản này được hai bên đồng ý và được truyền đi qua báo chí và hệ thống truyền thanh.
Thông Cáo
Sau cuộc họp ngày 24 tháng 3 năm 1946 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đô đốc d’Argenlieu,Cao ủy Pháp ở Đông Dương, những điều dưới đây đã được hai bên thỏa thuận:
Một – Trong thời hạn nhanh nhất, tức ngay sau khi hoàn thành các thủ tục quá cảnh, tức vào khoảng nửa đầu tháng 4, một phái đoàn hữu nghị gồm mười đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ đi Paris, chuyển tới Quốc hội Pháp lời chào anh em của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hai – Cũng trong thời hạn đó, một hội nghị trù bị sẽ mở tại Đà Lạt, giữa một bên là đoàn đại biểu Pháp gồm 12 thành viên, đặt dưới sự chủ tọa của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, một bên là đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 12 thành viên, đặt dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Chính phủ hoặc đại diện Chủ tịch.
Ba – Hội nghị trù bị này sẽ hoàn thành mọi việc chuẩn bị để mộtđoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể lên đường trong thời hạn ngắn nhất, tức vào khoảng nửa cuối tháng 5 để khai mạc hội nghị chính thức tại Paris.
Nếu những ý đồ của Sài Gòn đã được bảo vệ, tức là phải có một hội nghị trù bị tại Đà Lạt trước khi mở hội nghị chính thức tại Paris, thì phía Việt Nam cũng hài lòng do hội nghị sẽ được tiếp tục tại Paris như đã ghi rõ trong diểm 3. Trên thực tế, chúng tôi cho rằng Hội nghị Đà Lạt không chỉ chuẩn bị cho Hội nghị Paris mà còn giải quyết đầy đủ các vấn đề, để cho các cuộc hội đàm tại Paris chỉ giới hạn trong việc long trọng ký kết những thỏa thuận đã được ghi rõ tại Đà Lạt và được đề cập trong buổi lễ ký chính thức.
Về đoàn đại biểu gọi là “phái đoàn hữu nghị”, sự thỏa thuận cũng đạt được rất nhanh chóng. Những người đề nghị được cử đi rất đông. Việc thành lập danh sách xuất phát từ nhiều đòi hỏi của phía Việt Nam (Các thành phần trong đoàn đại biểu hữu nghị của Việt Nam gồm có: Phạm Văn Đồng, Trưởng phái đoàn, Trần Ngọc Danh, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Luân, Trịnh Quốc Quang, Tôn Đức Thắng, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Tích Trí, Nguyễn Tấn Gi Trọng).
Tôi cũng đã được quyết định trở về Pháp để chuẩn bị chuyến đi cho phái đoàn hữu nghị này và cũng để gặp lại Hồ Chí Minh khi ông đến Pháp. Tôi còn được cử vào một phái đoàn thông tin bên cạnh Chính phủ Pháp, có nhiều thông báo kịp thời những diễn biến ở Bắc Đông Dương cho chính phủ biết.
Cuối tháng 4, đoàn đại biểu hữu nghị Việt Nam rời Hà Nội, bay qua Calcutta tới Paris.
Ngày 30 tháng 4, tôi phát biểu trên đài phát thanh, cố giải thích, để mọi người nghe hiểu rằng chúng tôi vừa mới thoát khỏi vực thẳm khủng khiếp ở Bắc Đông Dương, và nếu quyết tâm thực hiện mộtcách rõ ràng, thẳng thắn, ta sẽ đạt được một thỏa hiệp thật sự trong tương lai.
Tôi quan niệm như đã từng dự kiến từ mười tháng trước, biết bao khó khăn phải trải qua, để có thể đạt được Hội nghị Paris tầm vóc rộng lớn của vấn đề.
Đoàn đại biểu hữu nghị của Việt Nam do Phạm Văn Đồng dẫn đầu tới Paris ngày 26 tháng 4 đã được các đại biểu quốc hội và nhiều nhân vật cấp cao của Pháp tiếp đón, và đã trở về ngày 16 tháng 5. Thời gian đoàn ở Pháp không nhằm mục đích nào khác là tiếp xúc với nhiều giới, do đó đã thực hiện một loạt dài các cuộc gặp gỡ, chiêu đãi thân mật.
Riêng Phạm Văn Đồng vẫn ở lại Paris để tham gia Hội nghị Fontainebleau.
Giữa khoảng thời gian này, ngày 31 tháng 5 Hồ Chí Minh có tướng Salan đi cùng, đã cùng với các nhà thương lượng Việt Nam rời Hà Nội lên đường đi Paris. Nhưng nội các Gouin vừa bị đổ và Georges Bidault được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới. Việc chưa có chính phủ giữa lúc Hồ Chí Minh đến Pháp khiến cho chúng tôi phải buộc hai máy bay chở ông và các cộng sự viên của ông chuyển hướng tới Biarritz, là nơi các vị khách của chúng ta chờ đợi sau khi thành lập xong chính phủ mới sẽ chính thức được đón tiếp tại Paris.
Trong một buổi được mời tới tham dự một cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, tôi được Chủ tịch Bidault giao nhiệm vụ tổ chức lịch trình cho những ngày Hồ Chí Minh ở Pháp. Cũng đã có quyết định, Chủ tịch Việt Nam và tôi không tham dự đàm phán ở Fontainebleau. Hai bên thỏa thuận, mọi cuộc tiếp xúc giữa Chủ tịch Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Pháp đều qua tôi liên lạc. Điều lệ này giai đoạn đầu được tôn trọng nhưng sau đó đã bị phá vỡ một cách nguy hiểm. Hồ Chí Minh đã vượt lên trên đầu tôi, để làm mọi việc mà đáng lẽ tôi thấy cần phải từ chối, bởi vì tôi có những lý do đúng để làm như vậy.
Ngày 12 tháng 6, Hồ Chí Minh và những người cùng đi tới Biarritz. Ngay buổi tiếp xúc đầu tiên, tôi cảm thấy ông có vẻ bực mình. Ông nói thẳng với tôi, ông có thể quay lại Bắc Kỳ. Đối với ông, cuộc hội nghị đã dự kiến đến nay có vẻ như vô ích, bởi vì nước Pháp đã đơn phương đi ngược lại những thỏa thuận trong Hiệp định ngày 6 tháng 3, tự ý định đoạt số phận của Nam Kỳ. Ông liên tưởng tới việc ngày 1 tháng 6, giữa lúc ông đang bay trên vùng trời Trung Đông thì được tin nước Cộng hòa tự trị Nam Kỳ tuyên bố thành lập.
Quyết định này là nhằm đáp ứng với một bộ phận đòi ly khai của dân chúng Sài Gòn, đồng thời chỉ là một giải pháp quá độ, đã bị Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Việt Nam rất nhạy cảm với bất cứ điều gì động chạm đến sự thống nhất của ba kỳ, coi như “một chuyện đã rồi” không thể nào chấp nhận được. Sự kiện này được lực lượng chống đối ở Việt Nam khai thác, nói rằng nước Pháp “một lần nữa đã không tôn trọng những điều họ cam kết”, Hồ Chí Minh và những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam vừa mới đi xa, vậy mà Pháp đã lợi dụng sự vắng mặt của họ, lợi dụng việc quân Pháp trở lại Bắc vĩ tuyến 16, để núp dưới bóng quân đội Pháp thiết lập lại những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương, Hiệp định ngày 6 tháng 3 chỉ là một trò bịp v.v…
Tôi đã phải giải thích rất lâu với Hồ Chí Minh và những người cùng đi rằng quyết định này chỉ là tạm thời và không cản trở gì hết đến tương lai của Nam Bộ. Văn bản tuyên bố thành lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị đã ghi rõ, việc thành lập chính phủ này là: “Sự chờ đợi kết quả của việc trưng cầu ý dân trong tương lai, như Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 đã ấn định”. Cuộc trưng cầu ý dân dự kiến trong Hiệp định Sơ bộ sẽ được tiến hành đúng lúc. Đến lúc đó sẽ duy trì hay hủy bỏ quyết định thành lập Chính phủ Nam Kỳ tự trị, tùy theo ý nguyện của dân chúng. Những lời trình bày này có vẻ đã tạm yên lòng Chủ tịch và những người cùng đi.
…Ở Hà Nội vẫn còn có Võ Nguyên Giáp được coi như một nhân vật đáng gờm nhất. Nhân vật hùng mạnh này đã chế ngự hội nghị trù bịtại Đà Lạt khai mạc ngày 18 tháng 4 dưới sự chủ tọa của đô đốc d’Argenlieu. Nguyễn Tường Tam dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao.
Tại Đà Lạt, mọi người đã thừa nhận rằng việc “trang bị” cho cái khung của Hiệp định ngày 6 tháng 3 thật là rất khó khăn. Mặc dù bầu không khí thân ái bao trùm hội nghị nhưng đến ngày 11 tháng 5 đã phải kết thúc bằng một thất bại gần như hoàn toàn.
Trong khi đó, tại Biarritz, Hồ Chí Minh cùng với sĩ quan tùy tùng là đại úy Huỳnh và Hoàng Minh Giám là một cộng sự viên trung thành, cùng đến ở tại khách sạn Carlton. Đó cũng là nơi tôi đến ở cùng với hai trong số cộng sự viên của tôi là Louis Fauchier Magnan và Philippe Quennouelle.
Trong thời gian chờ đợi, Chủ tịch của Việt Nam nghỉ mát trên bờ biển xứ Basque. Ông đi tìm hiểu xứ sở này, chơi bài, dự chiêu đãi, câu cá, thăm viện bảo tàng Lourdes v.v… Hồ Chí Minh đã trở lại vui vẻ, tươi cười. Ông vẫn nhã nhặn, giản dị như xưa nay vốn thế. Ông quan tâm đến tất cả mọi thứ, nói chuyện thân mật với dân cày, dân chài, làm họ ngạc nhiên vì ông tuyệt đối không say sóng biển. Nhiều người Việt Nam sinh sống tại Pháp đến thăm ông. Không khí trở lại bớt căng thẳng. Nhưng điều đó vẫn không ngăn được Bộ trưởng Không quân đi cùng với hai hoặc ba nghị sĩ cộng sản trách chúng tôi về những điều kiện không thoải mái của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòađang bị “giữ chân” tại Biarritz. Nhưng Hồ Chí Minh tỏ ra có nhã ý không phàn nàn về sự đón tiếp chậm trễ tại Paris. Ông tuyên bố là ông rất vui khi được nghỉ tại bờ biển xứ Basque.
Cuối cùng, chính phủ đã ấn định chương trình đón tiếp chính thức Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 22 tháng 6 đến 4 tháng 7. Sáng 22, chúng tôi rời Parme-Biarritz bay đến sân bay Bourget ở Paris. Hôm đó thời tiết đẹp. Cảm thấy thời gian còn sớm, tôi cho máy bay lượn nhẹ một vòng để các vị khách ngắm những lâu dài Loire từ trên cao. Chuyến bay du lịch này làm tôi nhớ lại hàng loạt chuyến bay nhiều vô kể dể chụp ảnh trên không mà tôi đã tiến hành ở chính nơi đây trong thời kỳ tôi theo học khóa sĩ quan thám không ở Tours, trước khi chiến tranh bùng nổ ít ngày. Về phần Hồ Chí Minh trong khi bay trên thành phố này, không biết ông có nhớ rằng năm 1920 ông đã dự hội nghị thành Tours cùng với Marcel Cachin và hội nghị này đã khai sinh ra Đảng Cộng sản Pháp không.
Đến 16 giờ, chúng tôi tới vùng trời Paris. Sân bay Bourget đen nghịt người. Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet và nhiều quan chức dân sự, quân sự thay mặt Chính phủ Pháp ra đón. Trên sân ga hàng không, phấp phới tung bay những lá cờ Pháp và Việt Nam. Tôi liếc nhìn vị khách của chúng tôi. Nét mặt ông lộ rõ vẻ xúc động. Cặp mắt ông sáng ngời. Cổ họng ông như nghẹn ngào muốn nói câu gì đó.
Máy bay hạ cánh rồi đứng im trên đường băng. Quốc thiều Pháp và Quốc thiều Việt Nam lần lượt vang lên. Hồ Chí Minh đứng nghiêm, chiếc mũ cát cầm trong tay. Liệu ông có nghĩ rằng, hai mươi ba năm trước đây, ông đã rời mảnh đất này của Pháp ra đi để rồi hôm nay nước Pháp lại nghênh đón ông như một nguyên thủ Quốc gia?
Chuyến đi thăm chính thức của Hồ Chí Minh được ghi trong chương trình nghi lễ bằng một loạt hoạt động chính thức vẫn thường dành cho thượng khách. Mọi người nhìn thấy Chủ tịch của Việt Nam tới thăm Khải Hoàn môn, Cung điện Versailles, Tòa Thị chính, lăng tẩm Mont-Valérien, xem biểu diễn tại Nhà hát lớn, đặt vòng hoa tại Đài tượng niệm các binh sĩ Đông Dương tử trận trên đất Pháp, được chôn cất tại nghĩa trang Nogent… Chiếc xe chở Chủ tịch có môtô hộ tống xuất hiện liên tục trên các đường phố thủ đô Pháp.
Hồ Chí Minh cũng tổ chức nhiều buổi tiếp khách, chiêu đãi, và họp báo tại khách sạn Royal Monceau, là nơi ông nghỉ cùng với nhiều người cùng đi. Các nhà báo và các nhà hoạt động chính trị, đại biểu quốc hội, doanh nghiệp thường tới gặp Hồ Chí Minh. Bầu không khí bao trùm những cuộc gặp đó rất thân mật. Hình như đã tìm lại được khí hậu thuận lợi cho cuộc đàm phán.
Ngày 6 tháng 7, hội nghị Fontainebleau bắt đầu làm việc, các đoàn đại biểu có mặt tại Fontainebleau bao gồm:
Đoàn đại biểu Pháp: – Chủ tịch: Max André. Các thành viên: Juglas, Lozeray, Baudet, tướng Salan, đô đốc Barjot, Pignon, Torel, Bayen, Messmer, Gonon, Bourgoin, d’Arcy, Gayet, Bousoquet.
Đoàn đại biểu Việt Nam: Chủ tịch: Phạm Văn Đồng. Các thành viên: Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Dương Bạch Mai, Chu Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Thiên Lộc, Phạm Khắc Hòe, Hoàng Minh Giám. Các chuyên viên: Nguyễn Độ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng Khánh, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tịnh, Nguyễn Đắc Khê.
Cả hai đoàn đều ăn ở tại những khách sạn ở Fontainebleau. Các phòng làm việc được bố trí tại một cánh của tòa lâu đài. Người ta có thể nhận thấy ngay trong “tuần trăng mật” mới mẻ này xuất hiện nhiều bất đồng hơn hòa đồng. Phạm Văn Đồng là Chủ tịch đoàn đại biểu Việt Nam đã thay đổi thái độ khác với hai tháng trước, khi dẫn đầu phái đoàn hữu nghị.
Với những lời lẽ cứng rắn đôi khi gay gắt, Phạm Văn Đồng phản ánh tâm trạng của các đại biểu Việt Nam. Những đại biểu này không che giấu sự lo ngại bị lừa bịp bởi một chính sách nhiều mưu mô của phía Pháp.
Tôi đã viết rằng, bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 nếu đã dẫn đến việc kết thúc sự chiếm đóng của đội quân Lư Hán, việc quân đội Pháp trở lại Đông Dương với việc đặt một nước Việt Nam tự do vào khối Liên hiệp Pháp thì cũng mới chỉ vạch ra những nét đại cương cho mộtsự thỏa hiệp. Cần phải có thêm những hiệp nghị riêng cho từng lĩnh vực, với những chi tiết cụ thể hơn.
Hội nghị trù bị Đà Lạt, như đã thấy đã không đạt được một tiến bộ nào, không ký kết được điều gì sau khi đã ký Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội. Cũng dễ hiểu khi cho rằng tại Hội nghị Fontainebleau vẫn còn tồn đọng những trở ngại chính cần vượt qua, đặc biệt là:
- Sự hợp nhất ba “kỳ”, tức là sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam.
- Vấn đề thuế quan (chính từ vấn đề này mà bốn tháng sau đã xảy ra cuộc xung đột đẫm máu của sự cố không thể nào dàn xếp được tại Hải Phòng).
- Vấn đề đại diện ngoại giao. Nước Pháp muốn đặt Liên bang Đông Dương trong khối Liên hiệp Pháp, chủ trương không để cho Việt Nam được quyền tự chủ trong quan hệ quốc tế, trong khi đó Việt Nam lại muốn được toàn quyền độc lập trong việc đàm phán và ký hiệp ước với nước ngoài.
- Vấn đề tiếng Pháp: nước Pháp muốn ngôn ngữ Pháp phải là ngôn ngữ thứ hai bắt buộc phải giảng dạy ở Việt Nam. Phía Việt Nam lại đơn giản cho rằng tiếng Pháp chỉ là sinh ngữ được ưu tiên trong các sinh ngữ khác.
Về vấn đề chuyên gia kỹ thuật và tài sản của Pháp ở Việt Nam, hai bên cùng có những quan điểm khác biệt và bám giữ đến cùng lập trường không thay đổi của mình. Nếu Việt Nam hoàn toàn chấp nhận việc nhờ cậy các chuyên gia Pháp thì họ lại muốn tự họ được lựa chọn chuyên gia và không đồng ý sự ưu tiên mang tính chất bắt buộc.
Vấn đề bồi thường liên quan đến các tài sản của Pháp gặp tai họa hoặc bị cướp đoạt cũng dẫn đến hai bên từ chối mọi trách nhiệm nếu xảy ra xung đột. Hơn nữa, phía Pháp cũng từ chối bồi thường theo chỉ định tương tự.
Chỉ nêu lên vài thí dụ trên đây, cũng đủ thấy, mặc dù đại đa số các thành viên đều có thiện chí và ước muốn thỏa hiệp nhưng bên nào cũng giữ vững lập trường khó xoay chuyển.
Thất bại của Hội nghị Fontainebleau, ít nhất là một phần, đã bắt đầu thấy rõ khi Pháp được tin ngày 1 tháng 8 năm 1946 tại Đà Lạt tiến hành một hội nghị “Liên bang” nhằm xác định vị trí của Liên bang Đông Dương, không chỉ với Campuchia và Lào, mà cả Nam Kỳ. Nguồn tin này đã lập tức cắt đứt ngay Hội nghị Fontainebleau. Sau đó, nhờ có Hồ Chí Minh, vài ngày sau mới lại tiếp tục họp trở lại. Nhưng đến lúc này thì cả hai bên đều mất lòng tin đối với nhau.
Trong một buổi tranh cãi gay gắt với Hồ Chí Minh xoay quanh chủ đề này, lần đầu tiên Chủ tịch đồng ý với tôi là ông không nên vắng mặt quá lâu hơn nữa. Nhưng ông nói với tôi:
- Tôi biết, ông đang liên tưởng tới vấn đề gì, nhưng tôi làm sao trở vềnước với “hai bàn tay không”?
“Bàn tay không” đó là một công thức mà tôi thường được nghe và từ hôm đó trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên của ông.
Còn đoàn đại biểu đàm phán của Việt Nam thì đã trở về tay không. Phạm Văn Đồng đã đóng cửa Hội nghị Fontainebleau đi xuống Marseille đáp tàu biển về nước và sẽ tới Hải Phòng ngày 3 tháng 10.
Hồ Chí Minh không về cùng với đoàn Việt Nam. Chuyến thăm chính thức nước Pháp đã kết thúc. Ông không còn là khách mời của Chính phủ Pháp nữa. Ông rời khách sạn Royal Monceau, đến ở trong mộtbiệt thự của ông Aubrac tại Soisy-sous-Montmorency. Ông tỏ rõ thái độ muốn đi tới cùng. Cũng như Marius Moutet, ông muốn tránh sự đổ vỡ và ngày 14 tháng 9 đã cùng ký với Marius Moutet bản Tạm ước nhằm cứu vãn tình hình.
Tuy vậy, ông vẫn lo ngại điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Ông thấy trước khả năng có thể bùng nổ xung đột vũ trang và đã nói với tôi bằng thái độ kiên quyết:
- Nếu cần phải chiến đấu, chúng tôi sẽ chiến đấu. Một người các ông có thể giết chết mười người chúng tôi. Mười người chúng tôi sẽ giếtmột người của ông. Nhưng cuối cùng, chính các ông sẽ là người nản lòng bỏ cuộc.
Từ lâu, tôi đã tăng cường thúc đẩy Chính phủ Pháp thu xếp để tổ chức việc về nước của Hồ Chí Minh được nhanh nhất. Ngày về đã được ấn định là ngày 14 tháng 8, nhưng Hồ Chí Minh muốn tranh thủ thời gian còn lại. Ông từ chối đi máy bay, viện lý do sức khỏe. Có lẽ ông nghĩ tới một âm mưu ám hại ông, dễ thực hiện trong chuyến bay. Ông đòi trở về trên một tàu chiến Pháp và Bộ Hải quân đã dành cho ông con tàu Dumont d’Urville dự kiến sẽ đi Đông Dương để ông sử dụng. Những cố gắng của tôi nhằm thu xếp cho ông trở về Hà Nội bằng các phương tiện nhanh nhất đã thất bại. Thế là, bốn mươi tám giờ sau khi ký bản Tạm ước, Hồ Chí Minh rời Paris ngày 16 tháng 9 trên một toa xe lửa đặc biệt đi xuống Marseille và quân cảng Toulon.
Tại Monte’limar là nơi đoàn tàu dừng lại vài phút, toa xe chở chúng tôi lập tức bị những người Việt Nam đứng đợi trên sân ga ùa tới. Hầu hết những người này đều là công nhân làm việc tại một doanh trại gần đó. Cuộc đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam rất nồng nhiệt. Chúng tôi được biết cách đây mấy ngày đoàn đại biểu Việt Nam rời Hội nghị Fontainebleau ra về cũng được những người công nhân này hoan hô nhiệt liệt, ca ngợi thái độ không khoan nhượng của những đại biểu dự đàm phán.
Hồ Chí Minh đứng trên bậc lên xuống toa xe đặc biệt, nói vài lời với đám đông. Ông giải thích tại sao ông lại ký bản Tạm ước. Ông cũng yêu cầu mọi người tiếp tục làm việc bên cạnh “những anh em người Pháp” vì nước nhà đang cần nhiều công nhân lành nghề và chuyên viên kỹ thuật.
Đến Marseille, tại doanh trại Mazargues là nơi tập trung hàng ngàn người Việt Nam đứng đón, những tiếng hoan hô chen lẫn tiếng hô vang: “Độc lập!”. Tại đây, Hồ Chí Minh vẫn nói chuyện một cách từ tốn, ca ngợi tình hữu nghị Pháp – Việt. Ngược lại, chính hai đồng bào tôi là nghị sĩ tỉnh Marseille, đại biểu cộng sản trong Hội đồng thành phố, lại phát biểu chống Pháp. Với thái độ hung hăng khác hẳn giọng điệu mềm mỏng của Hồ Chí Minh, hai vị đại biểu người Pháp này đã cổ vũ các công nhân Việt Nam đấu tranh tới cùng chống lại “sự áp bức thực dân của Pháp”

Phần cuối: Hồ Chí Minh và những người chung quanh

Luôn khát khao hòa bình, luôn tôn trọng các dân tộc, tôn giáo, con người và lúc nào cũng nổi bật văn hóa Việt Nam, đó là con người Hồ Chí Minh.
Không nên quên rằng, Hồ Chí Minh sinh năm 1890 không phải từ thời thơ ấu đã được nuôi dưỡng ngay bằng các lý thuyết xã hội chủ nghĩa nhằm làm đảo lộn cấu trúc toàn thế giới. Và sau đó, khi đã trưởng thành, ông có nghiên cứu, thấm nhuần nhưng đều là tự học. Ngược lại, từ lúc thiếu thời ông đã được dạy dỗ theo cách cổ truyền.
Nền văn hóa truyền thống mà ông được học từ lúc còn sống trong gia đình, cộng với nền văn hóa đại cương mà ông hấp thụ sau đó trong những chuyến đi xa tới nhiều nước, nhất là ở Pháp, đủ để phát triển trong ông khả năng phân tích, tạo cho ông sự mềm dẻo và tính thích tò mò nghiên cứu để vận dụng suốt đời. Ông đã đến với các lý thuyết mác-xít không phải từ mảnh đất chưa được học hành gì. Học thuyết mác-xít đã chinh phục ông khiến ông trở thành người truyền bá nhưng không phải vì thế mà ông không phân tích để vận dụng. Trước hết ông là người thực tiễn, ông luôn luôn vận dụng cẩn thận lý luận vào hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là trong hoàn cảnh Việt Nam, có những đặc điểm cần chú trọng.
Thật vậy, tôi xin nhắc lại là, Hồ Chí Minh luôn công nhận chỉ có lý luận của những bậc thầy tư tưởng của ông mới tạo điều kiện thắng lợi cho con đường ông đã vạch ra để đạt tới mục tiêu, nhưng ông cũng hiểu rằng cần phải tôn trọng những khía cạnh của nền văn hóa Việt Nam và lúc nào cũng phải bám giữ tính chất Việt Nam. Ngay cả trong vấn đề này, ông đã nhìn đúng. Có thể đưa ra nhiều thí dụ trong lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, giáo dục, học tiếng nước ngoài… Hồ Chí Minh đều có chính sách thích ứng với hoàn cảnh Việt Nam.
Về đặc tính cá nhân, Hồ Chí Minh không hề thay đổi chút nào tác phong của mình. Dù đã lên tới tột đỉnh quyền lực, uy tín tỏa ánh hào quang chiến thắng, những điều đó đều không ảnh hưởng tới cá tính của ông. Cho mãi tới lúc này, ông vẫn còn giữ lại được một vẻ khiêm tốn bẽn lẽn thời thanh niên khi dự hội nghị thành Tours, dược Vaillant Contutier mời “đại biểu Đông Dương” lên phát biểu, hoặc khi Le’o Poldès làm cho ông trở thành nhân vật rất được chú ý tại Câu lạc bộ ngoại thành Paris. Tôi cũng đã được nhìn thấy thái độ cư xử của ông lúc giáp mặt với Leclerc, d’ Argenlieu, Goerges Bidault, Marius Moutet… đều như nhau, cũng như những lúc ông đối diện những nhân vật lẫy lừng đến thăm ông tại Hà Nội như Khroutchev, Nehru, Mikoyan, Cyrankievicz… Tôi nghĩ, đó cũng là đặc điểm của sự nhã nhặn châu Á, khiêm tốn, không phô trương.
Tôi còn nhớ, trong chuyến thăm chính thức nước Pháp, sau khi dự tiệc chiêu đãi tại tòa thị chính Paris, ông đã cầm một quả cam rồi đưa cho một bé gái đầu tiên trong đám đông đứng hoan nghênh ông phía dưới bậc thềm ngoài cổng. Người ta có thể cho rằng đây là mộtcử chỉ nhằm thu hút sự chú ý của quần chúng Paris. Thế nhưng, trong bữa cơm thân mật tổ chức tại Phủ Chủ tịch, chỉ có hai vợ chồng tôi và ông Phạm Văn Đồng được ông mời đến, ông cũng cầm mấy quả quýt đưa tặng vợ tôi. Đó là ông nhằm ý định gì? Nhất định không phải để cảm hóa tôi, bởi vì tôi biết ông rất rõ. Đây có thể chỉ là phản xạ tự nhiên thừa hưởng từ những truyền thống cổ xưa của nhân dân Việt Nam, tức là dù quà tặng nhỏ bé đến đâu, thái độ cho quà vẫn quý hơn giá trị tăng phẩm. Đây có thể là biểu hiện ông hoan nghênh vợ tôi từ Pháp mới đến Hà Nội.
Chúng tôi được biết, cũng như ông, tất cả các bộ trưởng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong khi tiếp khách thì tiếp tại những dinh thự cũ của Pháp, nhưng khi trở về nhà lại sống một cách đơn giản nhất, trong những biệt thự chẳng một chút xa hoa lộng lẫy nào.
Trở lại thái độ của Hồ Chí Minh đối với các tín đồ Thiên chúa giáo nói chung. Ở đây lại càng nổi bật nhân cách của Hồ Chí Minh và sự thức thời trong chính trị của ông. Chắc hẳn, trong khi công bố chính sách tự do tín ngưỡng, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi muốn chứng minh chính sách tôn trọng tự do đã được ban hành. Không nên coi nhẹ sự kiện là từ thế kỷ 16, từ lúc bắt đầu truyền đạo, đến lúc này tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ đã có hơn một triệu con chiên ngoan đạo. Nhưng năm 1954, một nửa số này do Ngô Đình Diệm xúi giục và liên tục lôi kéo, đã di cư vào miền Nam vì lo sợ Việt Minh. Nhưng vẫn còn có tới năm hoặc sáu nghìn tín đồ Thiên chúa giáo chọn con đường ở lại miền Bắc, bất chấp những hành động cưỡng ép di cư.
Hồ Chí Minh hiểu là phải tin tưởng ở những người chấp nhận luật pháp Việt Nam mà vẫn không từ bỏ tín ngưỡng của mình. Phạm Văn Đồng trong khi nói chuyện với tôi về tương lai của đất nước mình cũng tỏ ra rất bất bình trước việc cưỡng ép di cư các tín đồ Thiên chúa giáo và khẳng định với tôi, một khi nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất cũng như hiện nay, sẽ không bao giờ có chuyện đàn áp tôn giáo.
Về phần tôi, cũng phải nói rằng, trong khi tiếp xúc với Hồ Chí Minh không một lần nào tôi thấy ông biểu lộ một chút gì tỏ vẻ bài xích, bi quan hoặc châm biếm đối với bất cứ một tôn giáo nào. Tôi không thể nào quên, trong cuộc hành trình đi Pháp năm 1946, trong chặng tạm dừng chân chờ đợi ở Biarritz, khi tôi sắp xếp chương trình giải trí cho ông, ông đã đề nghị tổ chức cho ông tới thăm Viện bảo tàng … tôn giáo ở Lourdes. Khi tới thăm, ông đã tỏ ra rất tò mò, muốn hiểu biết, rất lịch sự, rất tôn trọng Tổng giám mục Theas là người tiếp đón ông.
Cũng phải nhắc lại, trong thư gửi tôi đề ngày 24 tháng 2 năm 1947 ông Hồ đã tỏ ý cầu mong “Thượng đế phù hộ chúng ta”, dường như muốn lấy Đức Chúa Trời làm nhân chứng, rằng cả ông lẫn tôi đều không ai phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột ác liệt từ ngày 19 tháng 12 năm 1946.
Cuối cùng, thật là thích thú khi được biết, trong bản di chúc của mình, nhà duy vật chủ nghĩa này đã viết: “Tôi để sẵn sàng mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”. Quả là lời tuyên bố rất ngạc nhiên của mộtngười theo chủ nghĩa vô thần. Nhưng cũng nên hiểu, ở Viễn Đông quan niệm “vô thần” có ý nghĩa khác với chúng ta thường nghe ở châu Âu.
Trong những năm 1954, 1955 và cả những năm tiếp theo, nhà cầm quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong các dịp lễ Toussaint và Noel đều thể hiện sự quan tâm đến nguyên tắc tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng. Từ trưa ngày 24 tháng 12 năm 1955 đã tuyên bố đây là ngày lễ của giáo dân, các tín đồ được tiến hành các nghi thức tôn giáo một cách nồng nhiệt và đông đảo trong đêm hôm đó. Năm 1955, trong thư gửi giáo dân Việt Nam, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Trong đêm Noel hòa bình thứ hai này, đồng bào ta ở miền Bắc có thể tự do cầu nguyện Đức Chúa Trời vì quân địch không còn chiếm đóng nhà thờ, giết hại dân lành nữa”. Lãnh tụ Việt Minh còn so sánh hoàn cảnh giáo dân được ở lại miền Bắc với đồng bào bị cưỡng ép di cư vào Nam đang “tưởng nhớ tới xóm làng quê hương”. Ông kêu gọi “giáo dân hai miền đấu tranh cho hòa bình và thống nhất”.
Cùng với việc tuyên truyền, giác ngộ giáo dân mà đích thân Hồ Chí Minh tiến hành, còn thành lập “Ủy ban liên lạc giáo dân yêu nước” nhằm đấu tranh cho thống nhất là “ý chí kiên quyết của nhân dân hai miền Nam Bắc”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét