Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Bắc






MỞ ĐẦU
Trong lịch sử thế giới thật hiếm có một đất nước đã mất chủ quyền hơn 1000 năm mà vẫncó thể giành lại được. Vậy mà tổ tiên chúng ta đã làm được điều đó, chẳng những giành lạiđược độc lập, giữ được truyền thống văn hóa của người Việt mà còn hiên ngang trong tư thếcủa một quốc gia tự chủ, tự cường, tự lập. Nhìn lại lịch sử mười thế kỉ đất nước ta bị đặt dướiách thống trị của chính quyền phong kiến phương Bắc, ta càng nhận thức rõ hơn tinh thần đấutranh kiên cường, bản lĩnh dân tộc sắt đá của cha ông ta. Trong bài tiểu luận, nhóm 3 xin trình bày những đặc điểm chính của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc ở Việt Nam trongsuốt thời kì cả dân tộc ta phải mang thân phận “nô lệ”, để từ đó có cái nhìn khái quát, căn bảnhơn về một chặng đường lịch sử Việt Nam.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
1.Chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc biến Âu Lạc từ một quốc gia độc lập trở thành một địa phương của chúng 
Ở Trung Quốc, năm 202 TCN, Lưu Bang thay thế nhà Tần lập ra nhà Hán. Nhà Hán đã kếtục và phát triển trên một trình độ cao đường lối bành trướng nước lớn “bình Thiên hạ" trướcđây. Năm 111 TCN, nhà Hán điều hơn 10 vạn quân xuống chinh phục Nam Việt Sau một thờigian chống cự, vua tôi nhà Triệu kẻ bị giết, kẻ bị bắt. Nhân thời cơ đó, thủ lĩnh đất Tây Vu(Tây Vu Vương) đã nổi dậy khởi nghĩa định khôi phục lại nền độc lập của nước Âu Lạc xưanhưng thất bại. Bọn quan lại nhà Triệu đã quỳ gối đầu hàng Lộ Bác Đức. Đất Âu Lạc lạichuyển sang tay nhà Hán.Đến đầu Công nguyên, triều đình phương Bắc có biến luận. Vương Mãng cướp ngôi nhàTây Hán, lập ra triều Tân (8- 23). Sau đó, Đông Hán thay thế triều Tân (23- 220), trong đó giaiđoạn từ năm 25 đến năm 88 là thời kỳ Trung Quốc ổn định ở bên trong và có điều kiện mở rộng bành trướng ra bên ngoài. Mức độ bóc lột và đồng hóa của chúng ngày càng trở nên khốcliệt (bắt nhân dân ta phải cống nạp nhiều của quý, vật lạ của phương Nam, bóc lột tô thuế nặngnề, nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối, áp dụng pháp luật Hán, bắt nhân dân ta phảituân theo lễ giáo phong kiến Hán…).Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô,nhà Tấn, Lưu Tống, nhà Lương, lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam. Thời kì Bắc thuộc thứ ba bắt đầu từ năm 602 với sự cái trị của nhà Tùy. Kế tiếp nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Namgần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắclập ra An Bắc đô hộ phủ, phía đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lậpra An Tây đô hộ phủ và phía Nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuâncũ.
2.Sự thay đổi các cơ quan hành chính lãnh thổ 
Ở giai đoạn đầu của nhà Hán (Tây Hán), sau khi chiếm được nước Nam Việt, trong đó cóÂu Lạc, nhà Hán chia vùng đất mới chiếm được thành 9 quận trực thuộc triều đình nhà Hán:Đạm Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô, Giao Chỉ (Bắc Bộ), CửuChân (Thanh Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân). Sau đó, nước Hánhình thành thêm một cấp hành chính là cấp châu trên cấp quận nên từ 106 TCN trở đi, châuGiao Chỉ được hình thành bao gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (vùng đất Nam Việt cũ)với trụ sở được đặt ở quận Giao Chỉ - quận lớn nhất và quan trọng nhất. Dưới cấp quận là cấphuyện. Giao Chỉ có 10 huyện, Cửu Chân có 7 huyện, Nhật Nam có 5 huyện. Như vậy, so với nhà Triệu, nhà Hán đã tổ chức các cơ quan hành chính - lãnh thổ mộtcách quy mô và hoàn thiện hơn.
1
 
Nhà Đông hán (23), nhìn chung các đơn vị hành chính - lãnh thổ hình thành từ trướcvẫn được giữ nguyên.Đến giai đoạn nhà Đường, đô hộ phủ được thành lập. Ở nước ta, năm 622, nhà Đườnglập Giao Châu đô hộ phủ, tới 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ. Nhà Đường bãi bỏ cấp quậnthời thuộc Tùy và khôi phục hệ thống các châu trực thuộc đô hộ phủ. Dưới cấp châu là cấphuyện. Đất An Nam gồm 12 châu, 59 huyện. Dưới huyện là hương, dưới cấp hương là cấp xã.Đến hết thời Bắc thuộc, các đơn vị hành chính và mô hình tổ chức chính quyền về cơ  bản không thay đổi. Đặc biệt, hệ thống chính quyền của nhà Hán và nhà Đường có ảnh hưởngvô cùng sâu sắc đến hệ thống chính quyền của nước ta sau này, để lại khuôn mẫu về phân chiahành chính lãnh thổ.
3.Hệ thống quan chức và cơ quan nhà nước
Thời nhà Triệu, nước ta bị chia thành các quận, huyện đứng đầu là Thái thú và Huyện lệnh.Chế độ lạc tướng và tổ chức chính quyền ở công xã nông thôn vẫn tồn tại.Tới nhà Hán, tổ chức thêm cấp châu trên cấp quận. Đứng đầu các châu là Thứ sử, đứng đầuquận là thái thú, huyện là Huyện lệnh.Tới thời Đông Hán, có thêm các Tào tòng giúp việc cho Thứ sử như Công tào tòng, Bìnhtào tòng, Bạc tào tòng… phụ trách về tuyển bổ quan lại, quân sự, tài chính… Bên cạnh đó, bổnhiệm thêm chức Quận thừa để giúp việc khi Thái thú đi vắng. Ngoài ra còn có một số chứcquan chuyên việc thu thuế như Diêm quan, Công quan, Thiết quan… Tuy nhiên, từ cấp huyệnchở xuống vẫn do các quan chức người Việt nắm giữ.Tới nhà Đường, cải cách địa chính lập ra các đô hộ phủ đứng đầu là Tiết độ sứ; bỏ cấp quậnlập lại các châu thuộc đô hộ phủ đứng đầu là quan Thứ sử rồi dưới là huyện lệnh cai quản cấphuyện. Dưới huyện là hương, xã do Hương trưởng, xã trưởng là người Việt quản lý. Nói tóm lại, sau các triều đại thay nhau cai trị dù dưới hình thức nào, phương pháp, thủđoạn nào, dù là sử dụng đội ngũ quan chức người Hán hay người Việt thì chính quyền đô hộcũng thất bại trong việc đồng hóa người Việt, làng xã vẫn là cái gốc, là cơ sở văn hóa củanước Việt.
4.Các chính quyền độc lập song song và tiến đến đan xen tồn tại 
Trong thời Bắc thuộc có 2 hệ thống chính quyền tồn tại song song và đan xen nhau đó là:chính quyền đô hộ của Trung Quốc và chính quyền người Việt, trong đó làng Việt tồn tại bềnvững cùng với các chính quyền tự chủ.Các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hoá người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuếcho triều đình phía Bắc. Ngoài một số thuế của Nhà nước một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.Dưới ách thống trị tàn khốc của các để chế phong kiến lớn Trung Hoa, nhân dân ta đã kiêncường, bền bỉ đấu tranh để bảo tồn dân tộc và giành độc lập đất nước. Tiêu biểu: cuộc khởinghĩa Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 lật đổ chính quyền đô hộ ở 65 thành trì, sau đóxưng vương làm chủ toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc cũ. Như vậy, chính quyền Hai Bà Trưng làchính quyền độc lập đầu tiên ở nước ta sau hơn 200 năm bắc thuộc. Năm 43, chính quyền HaiBà Trưng sụp đổ.Đầu năm 544, khởi nghĩa Lý Bí nổ ra và giành thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, lấy tên hiệulà Nam Đế, đặt Quốc hiệu là Vạn Xuân, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. Sau khinhà Tiền Lý dựng nước Vạn Xuân tồn tại được 60 năm (544 - 603), Việt Nam nằm dưới quyềncai trị của nhà Tuỳ và nhà Đường từ năm 602.
2
 
Đến đầu thế kỉ X, nhà Đường suy yếu, nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hàotrưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng làTiết độ sứ (năm 905). Ở thời kỳ này, bề ngoài Việt Nam vẫn là một phần lãnh thổ của “Thiêntriều” phương Bắc ở Trung Nguyên với tên gọi là “Tĩnh Hải Quân” và người đứng đầu chỉ nốitiếp nhau làm chức Tiết độ sứ như một cai trị của Trung Quốc trước đây. Trên thực tế, họKhúc đã kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn 1000 năm phong kiến TQ.Thời kỳ 905 – 938 kéo dài 33 năm và có 5 Tiết độ sứ. Sau trận Bạch Đằng (938) NgôQuyền xưng vương thì chức Tiết độ sứ chỉ là những viên quan có nhiệm vụ quản lí các lộ phủ biên giới.Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chính quyền độ hộ muốn phá tan cơ sở vật chất, xãhội của tầng lớp quý tộc Lạc Việt và thi hành chế độ trực trị tới cấp huyện nhưng vẫn khôngcai trị trực tiếp được các làng xã. Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc cũng là thời kì Hánhoá và chống Hán hoá liên tục, quyết liệt, kiên cường, giữ vững tính tự quản và những tậpquán, phong tục của làng xã, bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang anh dũng dành độc lập – dân tộc.
5.Hệ quả của chính quyền nhà nước Trung Quốc tới bộ máy nhà nước phong kiếnViệt Nam
Cơ sở lý luận, tư tưởng cho giai cấp thống trị Viêt Nam xây dựng, tổ chức bộ máy nhànước của mình là hệ tư tưởng Nho giáo. Các quan điểm Nho giáo về quyền lực nhà nước, cáchthức tổ chức quyền lực nhà nước, về phương thức cai trị, công cụ quản lý xã hội được giai cấpthống trị Việt Nam tiếp thu. Đó là hàng loạt các quan điểm “Tôn quân quyền”, “quân chủ thầnquyền”, “chính danh”, “nhân trị”, “lẽ tri”, vương mạo”. Toàn bộ hệ thống quan điểm đó đềunhằm xây dựng bộ máy nhà nước đảm bảo tập trung quyền lực vào tay vua, thống nhất vềchính trị, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh.Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ quan chức của nhà nước phong kiến Việt Nam đều mô phỏng theo nhà nước phong kiến Trung Hoa. Đó là dấu ấn lịch sử hơn 10 thế kỉBắc thuộc đối với lịch sử phát triển của nhà nước Việt Nam mà chung s ta không thể phủnhận. Triều đình trung ương với các quan cao cấp và 2 ban văn võ, với lục bộ và các cơ quanchức năng, cách phân chia đơn vị hành chính địa phương theo thừa tuyên, phủ, huyện… Đềumô phỏng Trung Hoa. Ngay cả tên gọi, chức danh của các cơ quan nhà nước và hệ thống quanlại cũng theo cách gọi của Trung Hoa.Trong suốt thời kì bị đô hộ nhân dân ta vừa đấu tranh chống Bắc thuộc chống đòng hóađể giành độc lập dân tộc và giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời vừa tiếp thu có chọn lọc nhữngthành tựu văn hóa chính trị của Trung Hoa đẻ xây dựng nhà nước độc lập dân tộc của mình, sựtiếp thu đó là tất yếu của lịch sử.
KẾT LUẬN
 Nói tóm lại, thời kì chính quyền phong kiến phương Bắc đô hộ Việt Nam kéo dài hơn 1000năm với những đặc điểm khái quát như trên đã để lại nhiều di tồn, tác động sâu rộng tới nhiềulĩnh vực trong đời sống nhân dân ta, thậm chí cho đến ngày hôm nay. Việc nhìn nhận kháchquan và có hệ thống về thời kì này chính là điều kiện để chúng ta rút ra những bài học quá khứcho tương lai, hình thành một nền tảng tư tưởng vững chắc đưa việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thực hiện có hiệu quả hơn, sâu rộng và thiết thực hơn nữa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét