Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN VÀ TRÁCH NHIỆM MẤT NƯỚC

VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN VÀ TRÁCH NHIỆM MẤT NƯỚC
Đàm Thị Uyên
            Vương triều Nguyễn – một vương triều cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến ViệtNamtồn tại trong một khoảng thời gian không dài nhưng đã để lại nhiều dấu ấn phức tạp, đặt ra hàng loạt vấn đề khó giải đáp. Từ trước đến nay đã có 11 hội thảo khoa học lớn nhỏ, từ cấp quốc tế, quốc gia và địa phương bàn về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Nhiều nhà nghiên cứu đã đổ bao công sức và thời gian để tìm tòi, phát hiện, có được đánh giá chân thực, khách quan về vương triều này. Tầm quan trọng và tính phức tạp của vấn đề triều Nguyễn nói chung và trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước nói riêng cũng được phản ánh sâu sắc trong học tập và giảng dạy lịch sử Việt Nam.
Có thể nói, vương triều Nguyễn và những chính sách, hành động của nó đã chịu rất nhiều phán xét. Bởi lẽ, ra đời, tồn tại và diệt vong trong khoảng thời gian có nhiều bước ngoặt trong lịch sử ViệtNam. Bước ngoặt của sự kết thúc vương triều Tây Sơn nhiều tiến bộ, triều đại có khuynh hướng mở ra nhiều vận hội cho sự phát triển dân tộc. Bước ngoặt của một dân tộc tự chủ, được sống trên một đất nước độc lập sang một thời kỳ bi thảm của lịch sử mất nước, của thân phận nô lệ. Bước ngoặt của một kỷ nguyên mới, đất nước độc lập, tự do năm 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đạp tan ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, phát xít và lật đổ sự trị vì của cái “xác chết” được ướp bởi thực dân Pháp và thế lực phản động. Hơn nữa thời kì đất nước độc lập dưới sự thống trị của triều Nguyễn cũng đan xen những cái tiến bộ và hạn chế, những mảng đen trắng không rõ ràng.
Triều Nguyễn được thành lập sau khi đánh bại triều Tây Sơn, trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến đổi. Với tư cách là một nhà nước độc lập, làm chủ một vùng lãnh thổ từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau, nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đã thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương với các chính sách đối nội, đối ngoại…theo nguyên tắc tập trung mọi quyền hành vào tay Hoàng đế và củng cố quyền lực của vương triều.
Vào nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn ra sức phục hồi nền kinh tế trên cơ sở coi trọng ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách của nhà Nguyễn không còn ý nghĩa tích cực, làm cho nền kinh tế vốn đã trì trệ lại càng thêm bế tắc, đời sống nhân dân lâm vào tình trạng khốn cùng. Mâu thuẫn xã hội dưới thời Nguyễn ngày càng gay gắt dẫn đến sự bình nổ của hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn, làm cho tình hình xã hội ngày càng rối ren, phức tạp.
Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo và cấm đoán Thiên Chúa giáo nhưng đời sống văn hóa tư tưởng ở nước ta đầu thế kỉ XIX vẫn phát triển phong phú và đa dạng. Nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học, giáo dục…đạt được những thành tựu quan trọng.
Căn cứ theo những chính sách nội trị và ngoại giao của nhà Nguyễn và kết quả của nó trong 50 năm đầu thế kỉ XIX, chúng ta đánh giá, nhận xét một cách tổng quát về vương triều Nguyễn và trách nhiệm của nó với tư cách là người thống trị đất nước đã để nước ta mất nước.
Tuy không đánh giá vương triều Nguyễn quá cứng nhắc, thiếu công tâm theo phương diện đấu tranh đấu tranh giai cấp mà phủ nhận sạch trơn những điểm tốt, song cũng không nên đánh giá thiên lệch, đề cao vượt tầm, sai với hiện thực. Vì vậy đánh giá vấn đề lịch sử trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để ViệtNammất nước giúp hình thành nên một thế giới quan khoa học đúng đắn. Cụ thể là: phải khẳng định công lao của vương triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dục, văn hóa. Nhưng triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn để cho tên tuổi đất nước một lần nữa, sau hàng ngàn năm độc lập, bị quân cướp nước xóa khỏi bản đồ thế giới. Hay như, việc Pháp đánh ViệtNamlà một tất yếu khách quan… Chúng ta có quyền nhìn nhận việc mất nước từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn từ góc độ nào thì nhà Nguyễn cũng phải chịu trách nhiệm về thảm họa mất nước.
B. NỘI DUNG
Thế kỉ XIX là thế kỉ đầy biến động trong lịch sử ViệtNamnói riêng và lịch sử các nước phương Đông nói chung. Các nước phương Tây, cái nôi của chủ nghĩa tư bản, vươn lên rồi bành trướng sang phương Đông bằng sức mạnh của đại bác và cây thánh giá. Quan hệ tiếp xúc Đông – Tây chuyển từ thương mại tự do sang đối địch. Từ chỗ tôn trọng chủ quyền, thiết lập mối quan hệ buôn bán, các nước tư bản châu Âu do “cơn đói” của cái bụng đế quốc chủ nghĩa, đã bắt đầu thực hiện chính sách “ngoại giao pháo hạm”, sử dụng vũ lực để từng bước thực hiện ý đồ thực dân.
Nguy cơ sinh tử, tồn vong của các quốc gia dân tộc được đặt ra một cách bức thiết. Trong bối cảnh trên, ý thức được hiểm họa mất nước Nhật Bản và Xiêm đã chọn con đường canh tân đất nước để tự cứu mình. Trong khi đó ViệtNamdưới vương triều phong kiến cuối cùng, nhà Nguyễn đã làm những gì khi mới tái lập sự thống trị cho đến giữa  thế kỉ XIX ? Có phải việc thực dân Pháp xâm lược nước ta là tất yếu và triều đình Nguyễn để mất nước vào tay Pháp là tất yếu hay không ?

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC CUỘC ĐỐI ĐẦU VỚI CUỘC XÂM LĂNG CỦA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY
I.1 Nhà Nguyễn được thiết lập
Triều Nguyễn được thiết lập sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến đổi. Lãnh thổ của nước Việt ta được hoàn toàn thống nhất, liền một dải từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau. Khác với các vương triều trước, nhà Nguyễn ra đời sau một cuộc chiến tranh giữa hai lực lượng đại diện cho hai giai cấp đối lập, khi mà chế độ phong kiến ViệtNambước vào khủng hoảng và suy tàn
Thông thường trong lịch sử chế độ phong kiến VIệtNam,1 triều đại mới ra đời trong các trường hợp sau:
+Sau một cuộc chiến tranh để tiêu diệt tập đoàn phong kiến cát cứ (nhà Đinh, nhà Tây Sơn)
+Thay thế một vương triều khác khi vương triều đổ nát (Nhà Trần)
+Kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi (nhà Lê)
àNền thống trị của nhà Nguyễn được xác lập từ năm 1802 đứng trước một loạt thách thức, là điều bất thường trong lịch sử Việt Nam: sự thắng thế của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn là sự thắng thế của những nhân tố bảo thủ đối với những yếu tố tiến bộ
Sau thời gian dài chiến tranh liên miên, nền kinh tế đất nước trở nên tiêu điều, chính trị rối loạn, công việc trước tiên của Gia Long và các vua đầu thời Nguyễn là bắt tay xây dựng và củng cố nền thống trị trên nền tảng của ý thực hệ Nho giáo, một ý thức hệ tuy đã lỗi thời nhưng vẫn chưa có cơ sở kinh tế và xã hội để vượt qua quĩ đạo đó. Hệ thống chính quyền nhà nước thời Nguyễn là sự thừa hưởng và kết hợp những thành quả xây dựng chính quyền của nhà Lê cũng như của các triều đình Minh, Thanh ở Trung Quốc có cải biến ít nhiều, đạt trình độ tương đối hoàn chỉnh, giải quyết hạn chế của đời trước, nâng cao quyền lực chuyên chế của nhà vua. Tuy nhiên, nó không thể tạo điều kiện để vượt qua các công thức đã trở thành xơ cứng của một chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu phương Đông.
I.2 Nhà Nguyễn cai trị đất nước
Tình hình ruộng đất và nông nghiệp: Điểm nổi bật của tình hình ruộng đất ở nửa đầu thế kỉ XIX là ruộng đất công làng xã trong toàn quốc bị thu hẹp rất nhiều, sở hữu tư nhân về ruộng đất chiếm đại bộ phận. Năm 1852 trong 31 tỉnh thành của cả nước chỉ có hai tỉnh ruộng công nhiều hơn ruộng tư, một tỉnh ruộng công và ruộng tư bằng nhau, còn lại 28 tỉnh ruộng tư nhiều hơn ruộng công.
Tình hình trên đưa đến hậu quả là nguồn tài chính của nhà nước thu từ tô thuế bị giảm sút rất nhiều; nông dân không có ruộng phải rời bỏ quê hương đi phiêu tán, mất ổn định xã hội. Do đó nhà Nguyễn phải ban hành nhiều chính sách về ruộng đất.
Chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn: Tiến hành lập địa bạ nhằm quản lí chặt chẽ ruộng đất: Năm 1803 bắt đầu thực hiện ở một số trấn Đàng Ngoài, 1810 thực hiện ở khu vực Đàng Trong. Đến năm 1836 cả nước có 17.604 đơn vị làng xã có địa bạ.
Chính sách quân điền: Năm 1804 Gia Long ban hành điều lệ quân điền, về sau được Minh Mạng bổ sung thêm. Theo lệ quân điền của nhà Nguyễn thì ruộng đất công của làng xã cứ 3 năm chia lại một lần, từ quan nhất phẩm cho đến mọi hạng dân thường (cụ thể là quan nhất phẩm được 15 phần, đến cửu phẩm 8 phần, lính từ 8 đến 9 phần, dân đinh 5 phần rưỡi, người mồ côi, đàn bà góa 3 phần). So với lệ quân điền ở thời Hồng Đức, nhà Nguyễn đã bỏ chế độ cấp lộc điền cho quan lại và gộp chung vào chế độ quân điền. Điều này làm cho số lượng ruộng đất cấp cho các hạng dân càng bị thu hẹp, càng bị lệ thuộc vào ruộng đất của quan lại, địa chủ mà họ phải lĩnh thêm.
Chế độ quân điền của nhà Nguyễn thể hiện sự ưu đãi đối với quan lịa và binh lính – chỗ dựa của chế độ quan chủ vương triều Nguyễn. Ngoài ruộng khẩu phần binh lính còn hưởng thêm ruộng phụ cấp, gọi là lương điền.
à Chính sách quân điền tuy có được điều chỉnh nhiều lần, nhưng kết quả vẫn không tác dụng đáng kể. Đến thời Minh Mạng có thí điểm ở Bình Định theo lệ sung công một nửa ruộng tư, đem chia cho dân theo phép quân điền, đến năm 1839 hoàn thành với kết quả “những ruộng công màu mỡ thì bị cường hào chiếm, còn thừa chỗ nào thì hương lí bao chiếm, dân chỉ được phần xương xẩu mà thôi”. Chính sách bảo vệ công điền của nhà Nguyễn không nằm ngoại lối mòn của các triều đại phong kiến trước, khi ruộng đất công chỉ còn khoảng 20% diện tích ruộng đất cả nước. Chính sách quân điền thực tế chỉ là giải pháp mang ý nghĩa tượng trưng. Điều này chứng tỏ nhà Nguyễn hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết tình hình ruộng đất ở nửa đầu thế kỉ XIX.
- Chính sách khai khẩn đất hoang, phục hóa: Các vua Nguyễn rất quan tâm việc khai hoang phục hóa. Ở nửa đầu XIX, nhà Nguyễn đã ban hành 46 quyết định về khẩn hoang ruộng đất. Công việc khai hoang được thực hiện bằng nhiều biện pháp dưới nhiều hình thức phong phú:
Tuy có nhiều cố gắng giải quyết các vấn đề nông nghiệp như chính sách khai hoang, quân điền song nhà Nguyễn vẫn không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang được đặt ra cho nông nghiệp ViệtNam. Nông dân phải chịu cảnh khốn cùng với tô cao thuế nặng, phu phen tạp dịch triền miên, hứng chịu nhiều tai họa từ thiên nhiên lẫn quan lại, cường hào.
Tình hình thủ công nghiệp: Giống các triều đại trước, thủ công nghiệp Nhà nước thời Nguyễn chiếm một vị trí rất quan trọng: nó chế tạo tất cả những đồ dùng cho hoàng gia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúc tiền…Chính vì vậy, nhà Nguyễn cũng tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm 1803, Gia Long thành lập xưởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long. Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông coi các ngành thủ công. Ví dụ như ti Vũ khố chế tạo quản lý nhiều ngành thủ công khác nhau, gồm 57 cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng bạc, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện đồng…Phần lớn nhân lực trong các xưởng thủ công Nhà nước là do triều đình trưng dụng thợ khéo trong các ngành như khảm xà cừ, kim hoàn, thêu thùa…tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho triều đình. Vì vậy người thợ luôn tìm cách trốn tránh dù chính phủ áp dụng những biện pháp trừng phạt nặng nề để ngăn chặn. Ví dụ, thợ khéo ít dám trổ tài vì tài nghệ không có lợi mà là tai họa. Họ chỉ dám làm những thứ nhỏ để bán cho dễ, những người nào chế tạo đồ tốt cũng phải mạo danh là hàng ngoại quốc để vua quan đừng để ý. Đầu Thế kỷ XIX có người chế được men sứ tốt hơn của Trung Quốc nhưng phải bỏ trốn vì sợ bị trưng dụng làm cho triều đình.
Trong nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ John White đã nhận xét: “Người ViệtNamquả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác”. Ngoài các thuyền gỗ, người thợ thủ công ViệtNamcòn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng. Ngoài ra họ đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng… và cả máy hơi nước.
Thời Nguyễn các nghề thủ công trong nhân dân rất phát triển, số lượng người tham gia nghề thủ công tăng lên. Các nghề làm gốm, sành sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đường phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước.
Đặc điểm của các nghề thủ công trong giai đoạn này là vẫn gắn liền với nghề nông, phương thức sản xuất trong các làng nghề thủ công không có gì thay đổi so với trước. Nhà nước nắm độc quyền bao mua một số sản phẩm và đánh nhiều thứ thuế đối với người thợ thủ công.
Tình hình thương mại: Việc thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ XIX là một điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phục hồi và tái phát triển sau một thời gian dài suy thoái. Ngoài ra, Gia Long và các vua nhà Nguyễn cũng cho sửa sang đường sá, xoi đào các sông ngòi, đắp các đê điều, để cho việc làm ăn của người dân được tiện lợi. Tuy nhiên, thương mại của ViệtNamrất kém cỏi, họ buôn lẻ hàng hóa của người Hoa để bán lại kiếm lời. Sự tổ chức thương mại của người Việt sơ sài, trong phạm vi gia đình. Nếu có những hội buôn lớn thì cũng chỉ là những phường họp vài thương gia hùn vốn với nhau để kinh doanh rồi chia tiền ngay. Họ không liên kết lại thành những hội buôn làm ăn lâu dài. Nhiều người ViệtNamcho vay lãi trở nên phát tài nhưng họ dùng tiền của để mua ruộng đất chứ không đầu tư kinh doanh, khuếch trương thương mại hay công nghệ. Do đó mà thương nghiệp không mạnh được, một phần lớn cũng bởi tâm lý của người dân.
à Dù có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán trong nước phát triển, song do chủ trương nhất quán của các vua nhà Nguyễn là “trọng nông ức thương” cho nên Nhà nước đặt ra nhiều chính sách thuế khóa và thể lệ kiểm soát ngặt nghèo, phiền phức (như gạo từ Nam Định chở vào Nghệ An phải qua 9 lần nộp thuế), việc buôn bán trong nước không thể phồn thịnh được.
Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây. Bắt nguồn từ chính sách “bế quan tỏa cảng”, “đóng cửa” không buôn bán với các nước phương Tây nên Nhà Nguyễn từ chối quan hệ buôn bán chính thức với các nước này. Nhiều lần phái đoàn của các nước Anh, Pháp, Mỹ đến xin đặt quan hệ buôn bán đều bị nhà vua khước từ. Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, đã tổ chức buôn bán với các nước Xingapo, Inđônêxia, Trung Quốc và các nước khác ở Đông Nam Á. Cùng với sự sa sút của kinh tế thương nghiệp, các đô thị ngày càng suy thoái. Ở Thăng Long vốn nổi tiếng với 36 phố phường sầm uất, cũng nhanh chóng bị nông thôn hóa. Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An không còn khả năng phục hồi.
à Tóm lại, vào đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn ra sức ra sức phục hồi nền kinh tế trên cơ sở coi trọng ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách của nhà Nguyễn đã không còn có ý nghĩa tích cực. Hơn nữa do tư tưởng thủ cựu như quan điểm tứ dân, chính sách trọng nông ức thương, chính sách bế quan tỏa cảng làm cho nền kinh tế đất nước vốn đã trì trệ lại càng thêm bế tắc.
Trong bối cảnh nền kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình, trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hóa. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp xã hội ở khắp mọi miền đất nước chống lại chế độ thống trị của nhà Nguyễn. Tình hình kinh tế nông, công thương nghiệp suy đốn, đình trệ dưới triều Nguyễn đã đẩy các tầng lớp nhân dân lao động mà đại bộ phần là nông dân vào cảnh sống hết sức khổ cực. Những nguyên nhân dẫn đến thực cảnh này là:
- Nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ làm cho người nông dân thiếu ruộng đất để cày cấy, sinh sống. Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách để bảo vệ công điền nhưng thực tế họ đã bất lực.
- Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, dân nghèo thành thị, các dân tộc thiểu số phải gánh chịu chế độ tô thuế phức tạp, phiền nhiễu của nhà nước (thuế ruộng, thuế thân, thuế biệt nạp…) và thực hiện chế độ lao dịch nặng nề của nhà nước. Mỗi năm phải chịu 60 ngày sai dịch đi phục dịch cho nhà nước xây dựng kinh đô, dinh thự, thành lũy, sửa chữa đường giao thông, đê điều…
- Hiện tượng bão, lụt, vỡ đê, hạn hán, đói kém, dịch bệnh xảy ra liên tục dẫn đến tình trạng nhân dân phải rời bỏ quê hương, bản quán đi phiêu tán. Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Trong vòng 56 năm (1802 – 1858) ở Bắc Kì có 32 năm bị lụt lội, vỡ đê. Năm 1810 riêng 4 trấn ở đồng bằng Bắc Bộ có 358 xã thôn bị phiêu tán vì lũ lụt, đói kém. Dưới thời Minh Mạng hiện tượng đói kém vẫn diễn ra thường xuyên, có những trận đói khủng khiếp như trận đói năm 1824 “gạo đắt, một phương giá gạo trên hai quan tiền, dân có nhiều người chết đói”.
- Tệ nạn tham nhũng của bọn quan lại thừa hành và cường hào áp bức thực sự là nỗi khổ, là tai họa khủng khiếp của nhân dân. Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp, ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng. Năm 1828, viên quan Bắc thành là Nguyễn Công Trứ dâng sớ về việc quan tham: “Cái hại quan lại một hai phần, cái hại hào cường đến tám chín phần. Nó làm cho con người ta thành mồ côi, vợ người ta thành góa bụa…cứ công nhiên không kiêng sợ gì”.
Thực trạng xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX cho thấy tình trạng chấp chiếm, tập trung ruộng đất nghiêm trọng vào giai cấp địa chủ, chính sách tô thuế phức tạp, phiền nhiễu, chính sách lao dịch nặng nề của nhà nước, nạn cường hào hoành hành ở noong thôn, thiên tai, dịch bệnh, đói kém xảy ra triền miên, chính là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động chống lại triều Nguyễn.
Trong hơn 50 năm đầu của thế kỉ XIX, xã hội ViệtNamhầu như nằm trong tình trạng đối đầu giữa nhà Nguyễn với các tầng lớp nhân dân bị trị. Các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã diễn ra lúc ở Bắc, khi ởNamthu hút đông đảo tầng lớp nhân dân. Giai đoạn này có đến gần 400 cuộc nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình Nguyễn.
Phong trào đấu tranh của nhân dân chống triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX diễn ra ngay từ đầu khi vương triều Nguyễn mới được thành lập. Các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa nông dân thường xảy ra vào cuối mỗi triều đại, khi vương triều đã suy vi, đổ nát, không thi hành nhiều chính sách tiến bộ cho nhân dân. Ngược lại, dưới triều Nguyễn, phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay cả khi vương quyền này còn non trẻ, mới thành lập.
Phong trào diễn ra liên tục suốt nửa đầu thế kỉ XIX sang cả nửa cuối thế kỉ này mà không hề bị gián đoạn như phong trào ở những thế kỉ trước. Trong khoảng 50 năm nửa đầu thế kỉ XIX thì bất kể ai muốn tổ chức khởi nghĩa chống lại triều đình cho dù là quan hay dân, là người sang hay hèn, người hay chữ hoặc không hay chữ đều được quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng.
Phong trào đã lôi cuốn các tầng lớp nhân dân bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp thấp, binh lính, các dân tộc ít người trên khắp các vùng đồng bằng, miền núi, cả miền Bắc, miền Trung và miềnNam. Các dân tộc thiểu số miền ngược trong một số cuộc nổi dậy đã sát sánh chiến đấu với nghĩa quân nông dân ở miền xuôi. Một điểm mới chưa từng có là sự có mặt của binh lính triều định trong phong trào đấu tranh của nhân dân.
Về mặt số lượng, chưa có một vương triều nào trong lịch sử phong kiến ViệtNamlại có nhiều khởi nghĩa đến vậy. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, dưới triều Nguyễn đã có tới gần 400 cuộc khởi nghĩa.
Nhà Nguyễn đã bất lực, không có được những chính sách bình ổn xã hội, làm cho xã hội ViệtNamtrở nên rối ren, phức tạp. Xã hội ViệtNamđang lên cơn sốt trầm trọng” như lời sử gia nước ngoài nhận định. Thực trạng ấy khiến cho ViệtNamtrở thành miếng mồi béo bở cho tư bản phương Tây xâm lược và thôn tính
Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo vốn đã bị suy đồi trong những thế kỉ trước. Đối với nhà Nguyễn, Nho giáo là khuôn vàng thước ngọc, những gì trái với khuôn vàng thước ngọc ấy đều là xấu, đều sai trái, đều là tà đạo, chỉ có Nho giáo là chính đạo.
Nhà Nguyễn đã tìm mọi cách hạn chế Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian khác nhưng Phật giáo và các tín ngưỡng khác vẫn tiếp tục phát triển. Tục thờ cúng tổ tiên và tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, với nước trở thành phổ biến trong toàn xã hội. Đình, chùa, đền được tôn tạo hoặc xây dựng mới ở khắp mọi nơi.
Đối với Thiên Chúa giáo, thời Gia Long ông lâm vào một tình thế nước đôi: một mặt chịu ơn giáo sĩ và ân nhân Pháp, do vậy ông ban thưởng hậu và sử dụng một số người làm quan lại, cố vấn trong triều; mặt khác lai lo ngại sự phát triển của Thiên chúa giáo sẽ ảnh hưởng xấu đến đạo đức và thuần phong mĩ tục cổ truyền, sau nữa là mất ổn định chính trị và dẫn đến nguy cơ mất nước.
Để đối phó với tình hình trên, Gia Long đã chủ trương giữ nguyên hiện trạng Thiên chúa giáo chứ không khuyến khích phát triển. Trong chiếu ban hành đầu năm 1804, vua Gia Long tuyên bố: “dân các tổng xã nào có nhà thờ Gia Tô đổ nát thì phải đừa đơn trình  quan trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới thì cấm”. Gia Long từng căn dặn Minh Mạng: “Hãy biết ơn người Pháp, nhưng đừng bao giờ để họ đặt chân vào triều đình của con”. Dưới thời Minh Mạng (1820 – 1840) ý đồ xâm lược của Pháp càng lộ rõ. Nhiều giáo sĩ đã báo cáo cho Chính phủ Pháp nhiều tin tình bào quan trọng, một số giáo sĩ theo tàu chiến Pháp thâm nhập vào ViệtNam. Minh Mạng, rồi Thiệu Trị đến Tự Đức đã ra một loạt chỉ dụ cấm đạo. Việc cấm đạo Thiên Chúa, giết giáo dân và giáo sĩ còn tạo cớ cho thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược vũ trang ở nước ta.
Bước sang thế kỉ XIX, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi, triều Nguyễn tuy đã cố gắng nhất định, nhưng trong thực tế chỉ chăm lo củng cố địa vị cai trị của dòng họ, không bắt kịp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại, làm cho đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu, mất dần khả năng bảo vệ nền độc lập dân tộc trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp. Nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam ở thế kỉ XIX là kết quả tất yếu của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây và trở thành mối đe dọa lớn đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ xâm lược đó không phải là tất yếu đưa đến mất nước vào tay Pháp. Dân tộc ViệtNammất nước vào tay tư bản Pháp ở cuối XIX, trách nhiệm đó thuộc về triều Nguyễn.
I.3 Nguy cơ bị xâm lược và mất nước của Việt Nam dưới triều Nguyễn
Do những vấn đề nội trị rối loạn, bất lực trong việc ổn định xã hội, chính sách ngoại giao mù quáng, chính sách tôn giao sai lầm…ViệtNamgiữa thế kỉ XIX đối mặt với nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược.
Không phải duy nhất ViệtNam, vấn đề đôi phó với nguy cơ bị xâm lược là vấn đề phổ biến của mọi quốc gia phương Đông. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây tiến dần lên trở thành những nước đế quốc chủ nghĩa, càng ráo riết chạy đua tìm kiếm thị trường ở các nước phương Đông.
II. CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG VIỆC ĐỂ VIỆTNAMRƠI VÀOTAYPHÁP CUỐI THẾ KỈ XIX
Các quan điểm đánh giá, phán xét trách nhiệm của nhà Nguyễn từ trước đến nay chưa bao giờ hết và cũng chưa có cùng tiếng nói chung. Theo tiến trình lịch sử ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, các quan điểm đánh giá lại khác nhau phụ thuộc từng góc độ quan sát, nhãn quan, lập trường của mỗi người. Có thể khảo sát qua một số quan điểm đánh giá trách nhiệm nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào cuối thế kỉ XIX như sau:
Trần Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược” khi trình bày về các vua đầu triều Nguyễn như Thế Tổ, Thánh Tổ, Hiển Tổ, Dực Tông, đều nêu nguyên nhân mất nước là do chính sách bài ngoại, ngăn trở việc buôn bán cám đạo không nhìn thấy sự thay đổi, tiến bộ của bên ngoài: “Khư khư  giữ lấy thói cổ, hễ ai nói đến sự gì hơi mới một tý thì bác bỏ đi, như thế thì làm sao mà không hỏng việc”. Trần Trọng Kim cho rằng: “Âu cũng vì thời đại biến đổi mà người mình không biến đổi, cho nên nước mình mới thành ra sự suy đồi”, “đã hay rằng vua có trách nhiệm vua, quan có trách nhiệm quan, vua Dực Tông không tránh khỏi cái lỗi với nước nhà, nhưng mà xét cho xác lý thì cái lỗi của đình thần lúc bấy giờ cũng không nhỏ”.
Quan điểm của Trần Trọng Kim cho thấy rằng việc tìm ra nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta và việc mất nước không ngoài những lí do mà thực dân Pháp đã viện cớ, nêu trách nhiệm của vua quan, Trần Trọng Kim vừa có tính lên án, lại vừa biện hộ.
Quan điểm của Phan Bội Châu: đứng trên quan điểm sử học tiến bộ đầu thế kỉ XX đã đánh giá việc mất nước. Qua tác phẩm ViệtNamvong quốc  sử, ông hết lời ca ngợi những người yêu nước, đồng thời phê phán gay gắt kẻ phản bội, bán nước đầu hàng. Ông phân tích, vào đầu thời Gia Long vua tôi còn hòa thuận với chính giáo, không thiếu xót nên thực dân Pháp không thể xâm lược. Sang đầu thời Tự Đức, ViệtNamlà nước yếu hèn, thực dân Pháp có thời cơ xâm lược. Ông chỉ rõ, những chính sách liên kết với Pháp gây lực lượng để độc quyền chính trị dẫn đến họa mất nước sau này. Từ việc vạch trần ý đồ của Nguyễn Ánh dựa vào ngoại lang đánh Tây Sơn rồi phụ thuộc và Pháp, Phan Bội Châu kết luận mất nước thuộc về trách nhiệm và bản chất của vua tôi nhà Nguyễn gây ra. Ông vạch tội nhà Nguyễn theo 4 tội lớn: 1- Ngoại giao hẹp hòi; 2- Nội trị lưu lạc; 3- Dân trí bế tắc; 4- Vua tôi trên dưới đều tự tư, tự lợi.
Các sử gia phương Tây đầu thế kỉ XX đều cho rằng chính sách đối ngoại lỗi thời và thái độ của nhà Nguyễn là một trong những nguyên nhân bùng nổ cuộc xâm lược của thực dân Pháp và thất bại của ViệtNam. Họ phân tích chính sách cấm đạo đã dập tắt hy vọng của người Pháp. Cuối đời Minh Mạng sau khi tham khảo kinh nghiệm từ Trung Quốc, Minh Mạng tìm cách thay đổi và đặt quan hệ với người châu Âu. Vua Minh Mạng tự nhận thấy sai lầm trong chính sách tự cô lập của mình gây ra những hậu quả nguy hiểm, nhưng lúc đó quá muộn, suy nghĩ đổi mới chưa kịp thực hiện thì ông qua đời. Thiệu Trị là ông vua được đánh giá kém hơn vua cha, thực hiện chính sách cấm đạo hà khắc. Đến thời Tự Đức, mâu thuẫn giữa ViệtNamvà Pháp cùng các nước phương Tây khác lên đến đỉnh cao. Vua Tự Đức tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây vào ViệtNamdựa theo kinh nghiệm của Trung Quốc. Giới sử học phương Tây đều đã phân tích chính sách đối ngoại lỗi thời của kinh thành Huế là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của ViệtNam. Chính sách đối ngoại lỗi thời được thể hiện trong đường lối cứng nhắc của nhà Nguyễn, không biết tậ dụng khó khăn của nước Pháp để đưa ra những chính sách khôn khéo, kịp thời cứu nguy cho dân tộc. Chính giới Pháp chưa đặt ra quyết tâm đường lối xâm lược ViệtNammà mới chỉ nằm trong ý đồ cá nhân của một số tên thực dân đã từng hoạt động ở Viễn Đông vào giai đoạn đầu cuộc chiến.
 uan điểm của sử gia Sài Gòn: Trong Việt Sử tân biênPhạm Văn Sơn cho rằng: Việt Nam mất vào tay thực dân Pháp là một tất yếu lịch sử, hoặc ít ra cũng do trình độ dân trí Việt Nam quá thấp kém so với người Pháp: “Nhà Nguyễn mất nước với Tây phương chỉ là vì văn minh nông nghiệp của Á Đông hết sức lạc hậu, yếu hèn, mà văn minh khoa học cùng cơ giới của phương Tây lại quá mạnh mà thôi”.
Ngược lại, các nhà sử học miền Bắc Việt Namtrong giai đoạn 1954-1975 có xu hướng quy trách nhiệm hoàn toàn cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước. Trước năm 1975, đã có những ý kiến đánh giá phê phán nhà Nguyễn rất gay gắt ở miền Bắc. Ngay từ năm 1961, ngay trước khi cho ấn hành tập đầu tiên của bộ Đại Nam thực lụcViện Sử học miền Bắc đã viết nhận định: “Những sự kiện lịch sử xảy ra trong khoảng thời gian từ Nguyễn Hoàng đến Đồng Khánh [1558-1888], những công việc mà các vua [chúa] nhà Nguyễn đã làm trong khoảng thời gian 330 năm ấy, … tự chúng tố cáo tội ác của nhà Nguyễn trước lịch sử của dân tộc chúng ta”. “Theo lệnh của các vua nhà Nguyễn, bọn sử thần của nhà Nguyễn làm công việc biên soạn Đại Nam thực lục đã cố gắng rất nhiều để tô son vẽ phấn cho triều đại nhà Nguyễn …” và ”Nhưng bọn sử thần ấy vẫn không che giấu nổi các sự thật của lịch sử. Dưới ngòi bút của họ, sự thật của lịch sử … vẫn phơi bày cho mọi người biết tội ác của bọn vua chúa phản động, không những chúng đã cõng rắn cắn  nhà, mà chúng còn cố tâm kìm hãm, đày đọa nhân dân Việt Nam trong một đời sống tối tăm đầy áp bức”.
Sách Lịch sử Việt Nam do Viện Khoa học Xã hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bản năm 1971 cũng cho rằng ”triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tội ác trời không dung, đất không tha, để cho tên tuổi đất nước một lần nữa, sau hàng ngàn năm độc lập, bị quân cướp nước xóa khỏi bản đồ Thế giới”. “Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược của người nước ngoài. Gia Long lên làm vua lập ra triều Nguyễn sau khi đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân … Triều Nguyễn là vương triều tối phản động … Bản chất cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em …”; “Chính quyền nhà Nguyễn hoàn toàn đối lập với nhân dân và dân tộc. Nó chỉ đại diện cho quyền lợi của những thế lực phong kiến phản động, tàn tạ, nó không có cơ sở xã hội nào khác ngoài giai cấp địa chủ. Vì vậy, các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1802-1819) đến Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1847-1883) đều rất sợ nhân dân và lo lắng đề phòng các hành động lật đổ. Chính vì kiếp nhược trước phong trào nhân dân mà nhà Nguyễn không dám đóng đô ở Thăng Long, phải dời vào Huế“.
Ngoài ra còn các nhận định trong các tiểu mục khác như ”Tăng cường bộ máy đàn áp”, “Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát”, “Chế độ áp bức bóc lột nặng nề”, “Chính sách kinh tế lạc hậu và phản động”, “Chính sách đối ngoại mù quáng”, v.v… và trong tập II của bộ Lịch sử Việt Nam xuất bản vào năm 1985, các tác giả thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội còn dùng những từ ngữ như: “triều đình nhà Nguyễn thối nát và hèn mạt”, “Vương triều Nguyễn tàn ác và ngu xuẩn”, “cực kỳ ngu xuẩn”, “tên chúa phong kiến bán nước số 1 là Nguyễn Ánh… Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang giúp hắn thỏa mãn sự phục thù giai cấp“.
GS Nguyễn Phan Quang có ý kiến như sau: Mất nước không phải là tất yếu… Triều Nguyễn thua Pháp vì lúng túng về đường lối chính trị dẫn đến lúng túng về quân sự, tuy quân lực không yếu mà tự phải thua. Sự lúng túng còn thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang tràn vào. Lo sợ, nhưng không có giải pháp hữu hiệu, đành thu mình đóng kín. Càng lúng túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn nội bộ rất nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của các áp lực từ bên ngoài. Riêng đối với đạo Gia-tô thì triều Nguyễn đã từ lúng túng đi đến bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp.
Nguyễn Quang Trung Tiến cho rằng: Nhà Nguyễn chú trọng tới việc giữ chủ quyền đất nước, trong đó có việc cấm đạo.
“Những chính sách cực đoan của nhà Nguyễn với Thiên chúa giáo không hề xuất phát từ đầu óc kỳ thị tôn giáo thuần túy, mà chính xuất phát từ nhận thức giữa Thiên chúa giáo với phương Tây là dấu nối như một thể đồng nhất. Vì thế, trong cách nhìn của triều Nguyễn, ngăn cấm Thiên chúa giáo là ngăn chặn phương Tây hiện diện tại Việt Nam, chứ không phải ngăn cấm một tôn giáo đơn thuần. Tuy nhiên, cách làm của nhà Nguyễn đã phản tác dụng, gây phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo vết hằn lịch sử đau thương giữa lương và giáo, đồng thời khiến phương Tây có lý do nổ súng xâm lược và lợi dụng đồng bào có đạo trong suốt thời gian thống trị.”
Giáo sư Phan Huy Lê thì cho rằng: Kết luận trước đây cho rằng Tự Đức bạc nhược đầu hàng, phản bội dân tộc là chưa thỏa đáng, chưa khách quan. Ông và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.
Trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thành nửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập…Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ thế kỷ XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cáchThái Lan thì có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy trì thế độc lập tương đối…không thể phủ nhận trách nhiệm của triều Nguyễn là nhà nước quản lý đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân mất nước thì phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn.
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì: “Vương triều Nguyễn tuy không bán nước nhưng đã để mất nước (cho đến năm 1945). Tất nhiên, đây là khó khăn chung của các nước nhược tiểu mà triều đình nhà Nguyễn không thể vượt qua được thời đại trong tình hình Đông – Tây bấy giờ. Nhược điểm này chính là lý do mà một số người đã nêu ra để báng bổ vương triều ấy một cách nặng lời nếu không nói là quá đáng. Chủ yếu là do nhận thức phiến diện và thái độ cực đoan của một giai đoạn lịch sử.”
Riêng với Tự Đức và các triều thần, nhiều sách vở từng gọi họ là “bạc nhược” dưới góc độ khác, từ nguyên nhân bế tắc trong cải cách:
“Suốt hơn 20 năm kể từ khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn đã không thể giải quyết mâu thuẫn giữacải cách mới có thể chống Pháp thành công và muốn chống Pháp thành công thì phải cải cách; vì thế, triều Nguyễn đã để mất dần lãnh thổ và phải lần lượt ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với thực dân Pháp. Sự bế tắc này dễ làm người ta liên tưởng vua Tự Đức và triều đình Huế đã theo đuổi một đường lối chống Pháp nhu nhược, thỏa hiệp, cuối cùng chấp nhận đầu hàng giặc.
“Hai hiệp ước Harmand (25-8-1883) và Patenôtre (6-6-1884) do triều Nguyễn ký kết với Pháp diễn ra sau ngày vua Tự Đức mất, nhưng đó là kết quả khó tránh khỏi của một kế sách dùng dằng, bế tắc của người tiền nhiệm.”.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “Kết cục của triều Nguyễn có thể gọi là sự đầu hàng để mất nước. Nhưng đừng quá lời coi đó là sự bán nước vì không thể không nói đến gần 20 năm phản kháng chống xâm lược không chỉ của dân chúng mà cả triều đình. Những cuộc chiến đấu dũng mãnh của quan quân triều đình cùng nhân dân trên cửa biển Sơn Trà, trên thành Điện Hải, của quân dân Nam Bộ trên chiến lũy Kỳ Hoà, trên cổng thành Cửa Bắc Hà Nội với cái chết anh hùng của hai vị Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu là bằng chứng…”
Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần khẳng định trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc mất nước, bất luận nhìn từ góc độ nào: “Việc Pháp đánh Việt Nam là một tất yếu khách quan; việc nhà Nguyễn để mất nước có phải là tất yếu khách quan hay không, đó là một dấu hỏi lớn, là chủ đề của nhiều hội thảo khoa học của nhiều thế hệ nhà sử học. Thực tế cho thấy không phải nhà Nguyễn buông súng từ đầu và không phải các hoàng đế nhà Nguyễn đều bạc nhược. Chúng ta có quyền nhìn nhận việc mất nước từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn từ góc độ nào thì nhà Nguyễn cũng phải chịu trách nhiệm về thảm họa mất nước”
Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì “Đọc “Lời giới thiệu” trong bản dịch bộ “Đại Nam thực lục” và học các chương mục lịch sử chính thống với những lời lẽ như vừa nêu, độc giả và học sinh sinh viên trong cả nước chắc hẳn đều phải phẫn nộ và căm thù các vua chúa nhà Nguyễn đến tận xương tủy! Có một điều ghi rõ trong “Lời nhà xuất bản” ở tập II của bộ “Lịch sử Việt Nam” là sách này đã được “viết theo đề cương” và “tư tưởng chỉ đạo” từ trên xuống. Nghĩa là các tác giả đã viết theo quan điểm lập trường của lãnh đạo chứ không phải viết theo tư duy sử học của cá nhân…”.
Dù vậy, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vào ngay thời điểm đang chỉ đạo việc biên soạn bộ sách lịch sử do Ủy ban Khoa học Xã hội chủ trì đả phá quyết liệt các chúa Nguyễn và triều Nguyễn cũng nhắc nhở những người tham gia biên soạn bộ sử ấy rằng, rồi “đến lúc nào đó” phải đánh giá lại chính những quan điểm của bộ sử này về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn.
GS Phan Huy LêChủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận định, thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từthế kỷ XVI cho đến thế kỷ XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong “khung” lý thuyết hình thái Kinh tế xã hội là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu nhiều phán xét không công bằng.
Theo ông Nguyễn Đắc Xuân (Hội sử học Thừa Thiên – Huế), nhận định sai về nhà Nguyễn còn có 4 xu hướng: con cháu nhà Lê - Trịnh viết về nhà Nguyễn có những điểm sai; thực dân PhápThiên chúa giáo và những người nghiên cứu nhà Tây Sơn, thích Tây Sơn đều có những đánh giá sai về nhà Nguyễn.
Quan điểm phê phán nhà Nguyễn chi phối xã hội miền Bắc (từ năm 1954) và miền Nam (từ sau năm 1975) trong một thời gian dài nên nhiều di tích có liên quan bị hủy hoại, xoá bỏ các hình thức ghi nhận như tên đường phố, trường học, các công trình công cộng tại các đô thị, thậm chí ngay cả với những “ông vua chống Pháp” như Duy Tân cũng bị bãi bỏ. Một thời gian dài quần thể di tích cố đô Huế bị bỏ mặc để trở thành phế tích sau những đổ nát của chiến tranh và lụt lội…Chỉ trong hai thập niên gần đây (1987-2008), nhiều cuộc hội thảo khoa học và nhiều công trình nghiên cứu đã dần dần đem lại một cái nhìn dễ chịu hơn chứ không còn gay gắt như trước đối với vương triều này.
Quyển Đại cương Lịch sử Việt Nam tập II do Đinh Xuân Lâm biên soạn ngày nay (bản năm 2007) cũng vẫn cho rằng ”triều Nguyễn thành lập là sự thắng thế của tập đoàn phong kiến tối phản động trong nước có tư bản nước ngoài ủng hộ”. Đinh Xuân Lâm cũng cho rằng nhà Nguyễn ”là 1 nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với 1 chế độ chính trị lạc hậu, phản động“. ”Mọi chính sách chính trịkinh tếvăn hoáxã hội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn”… và các biện pháp khai hoang hay mộ dân lập ấp đều ”xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị”.
“Để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách.” “Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng” và ”Đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao MiênLào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương Tây thì chúng thi hành ngày một thêm gắt gao chính sách bế quan toả cảng và cấm đạo, giết đạo…”
“Với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây”.
Lý giải về thái độ đánh giá trên, giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: ”nguyên do sâu xa của vấn đề này là do bối cảnh chính trị của đất nước (Việt Nam) thời bấy giờ và cách vận dụng phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu”… “Khuynh hướng này phát triển ở miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) trong thời gian từ 1954 phản ánh trên một số luận văn trên tạp chí Văn sử địa, Đại học sư phạm, Nghiên cứu lịch sửvà biểu thị tập trong những bộ lịch sử, lịch sử văn học, lịch sử tư tưởng Việt Nam…”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng có ý kiến tương tự, cho rằng do chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nammà các nhà biên soạn sách đã có thái độ khắt khe với nhà Nguyễn. Theo Nguyễn Đình Đầu, việc dùng những khái niệm như đấu tranh giai cấpgiai cấp địa chủgiai cấp nông dângiai cấp phong kiếntập đoàn thống trịchiến tranh Cách mạng, tước đoạt tư liệu sản xuất, bóc lột sức lao động… lên xã hội nông nghiệp phương Đông trong sách Lịch sử Việt Nam do Viện Khoa học Xã hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà biên soạn là gượng ép.
Nhà sử học Dương Trung Quốc thì tin là bởi ”Bối cảnh chính trị của cuộc cách mạng “phản đế- phản phong” cùng lập trường đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã kéo dài sự đánh giá một sắc màu tiêu cực về nhà Nguyễn…”. Ông cũng cho rằng ”Sử học là một khoa học, nhưng nó cũng không thể không mang màu sắc chính trị.”và ”Trong nhận thức ấy, xin đừng trách nền sử học một thời đã từng lên án nhà Nguyễn với những đánh giá mà ngày nay ta thấy thiếu sự công bằng.”
Giáo sư Trần Quốc Vượng là người sớm nhất đưa ra một đánh giá sáng sủa hơn trên tờ “Sông Hương” (Huế) vào năm 1987″Tôi không thích nhà làm sử cứ theo ý chủ quan của mình, và từ chỗ đứng của thời đại mình mà chửi tràn chửi lấp toàn bộ nhà Nguyễn cho sướng miệng và ra vẻ có lập trường. Có thời nhà Nguyễn chúng ta mới có một Việt Namhoàn chỉnh như ngày nay”.
Theo giáo sư Phan Huy Lê, ”cần thiết phải khẳng định công lao của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dụcvăn hóa. Những gì được coi là “tội” của các vua chúa Nguyễn cũng phải được xem xét lại cho thật công bằng”. Phan Huy Lê cũng đặt câu hỏi “việc Nguyễn Ánh “diệt” Nguyễn LữNguyễn NhạcQuang Toản có phải là phản tiến bộ hay không, khi mà những chính quyền này đã suy yếu và mất lòng dân?” Giáo sư cũng cho rằng ”sau Cách mạng tháng Tám-1945 cho đến 1975, trong thời kỳ chiến tranh, công việc nghiên cứu nói chung có bị hạn chế, số lượng công trình nghiên cứu không nhiều. Và cơ bản nhất là đã xuất hiện một khuynh hướng phê phán gay gắt cácchúa Nguyễn, đặc biệt là vương triều Nguyễn: chia cắt đất nước, cầu viện ngoại bang, đầu hàng thực dân xâm lược… Thời kỳ nhà Nguyễn bị đánh giá là thời kỳ chuyên chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng đó gần như trở thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông.”và giai đoạn này ”là thời kỳ mà nền sử học Mácxít đang hình thành nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi. Không chỉ nhà Nguyễn mà nhà Mạcnhà Hồ cũng chịu cái nhìn thiếu khách quan, công bằng tương tự…”
Các nhà sử học tham gia hội thảo quốc gia về “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” năm 2008 đều nhận thấy ”sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan, nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội… các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực.”
III. ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG VIỆC MẤT NƯỚC VÀO CUỐI THẾ KỈ XIX
“Lịch sử diễn ra một lần còn nhận thức lịch sử là một quá trình”. Sự đánh giá các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn ở thời đại này do vậy, là sự chín muồi của một quá trình nhận thức, để chuyển từ nhận thức của giới sử học tới nhận thức của xã hội. Nó không thể tách rời với quá trình đổi mới của đất nước, cũng có nghĩa là sự đổi mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng cầm quyền, bắt đầu từ đổi mới tư duy kinh tế với một khẩu hiệu hành động: “Dám nhìn thằng vào sự thật, nói đúng sự thật”.
Sử học là một khoa học, nhưng nó cũng không thể không mang màu sắc chính trị. Thời đại nào, ở đâu và ai cầm bút viết sử cũng vậy. Chỉ có điều chính trị biết phục tùng quy luật, căn cứ vào tính chân thực trong nhận thức quá khứ, đó sẽ là nền chính trị bền vững và trường tồn, cho dù đạt tới tiêu chí đó không dễ dàng. Và ngược lại, nếu bất chấp quy luật, duy ý chí thì chỉ có thể đạt đựoc những mục tiêu trước mắt nhưng sẽ không bền vững. Sử học  bao giờ cũng là sự phản chiếu nền chính trị đương thời.
Rõ ràng, nhận thức lịch sử cũng thay đổi cùng thời gian, mà động cơ hay động lực thay đổi chính là do đời sống đương đại đòi hỏi. Suốt thời nước ta bị Pháp đô hộ, thì Quốc sử quán của nhà Nguyễn vẫn tiếp tục viết Đại Namthực lục để ghi nhận và bảo vệ chế độ của mình.
Còn sử gia người Pháp (mà đôi khi ta gọi là sử gia thưc dân) đương nhiên nhìn nhận sự cai trị của người Pháp là một công cuộc khai sáng văn minh. Những người viết sử yêu nước từ cụ Phan Bội Châu (ViệtNam phong quốc sử) đến Nguyễn Ái Quốc (Diễn ca Lịch sử nước ta) đều coi đó là vũ khí tuyên truyền và tập hợp lực lượng cách mạng, lên án đế quốc và phong kiến. Nhà giáo dạy sử nổi tiếng là Trần Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược”  nhắc đến những điểm sáng trong sách của ông như “đề cao vai trò của Quang Trung và nhà Tây Sơn” vào thời điểm nhà Nguyễn tuy không còn là một triều đại tự chủ nhưng vẫn hiện diện trong bộ máy cai trị thuộc địa. Nhưng rồi chúng ta cũng biết rằng, trong vòng xoáy của những biến cố chính trị, chính tác giả cuốn sách có giá trị này cũng lựa chọn một thế đứng cho mình…
Chính vì thế phải thấy sự nhận thức lịch sử phản ảnh trong chủ đề đánh giá các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn cũng phản ảnh đời sống chính trị của đất nước. Nó vừa là kết quả nhận thức lịch sử, trước hết của giới sử học, vừa là những thay đổi trong nhận thức của toàn xã hội, bắt nguồn từ nhu cầu của chính đời sống hiện tại, của một thời đại lịch sử mới- hội nhập để phát triển.
Quan điểm cá nhân phủ định ý kiến cho rằng việc nước ta rơi vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX là do trình độ dân trí Việt Nam quá thấp kém so với kẻ thù xâm lược, “văn minh nông nghiệp Á Đông hết sức lạc hậu, yếu hèn” mà văn minh khoa học, cơ giới của phương Tây lại quá mạnh. Nếu coi thừa nhận như thế thì sẽ không có trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc bảo vệ đất nước, vì lý do có tính định mệnh, bất khả kháng.  Nói như vậy là việc mất nước là tất yếu, kẻ yếu phải thua kẻ mạnh, người văn minh phải chiến thắng người lạc hậu.
Không ít những nhà sử học đều nhìn nhận việc mất nước là tất yếu khách quan. Điều này có rất nhiều cơ sở, như học thuyết Đac Uyn, chủ nghĩa chiến tranh kỹ thuật, mạnh thắng yếu thua. Các sử gia phương Tây và một số sử gia trong nước đều biện bạch cho việc mất nước bởi lý do như trên, rằng với sức mạnh của súng ống, tàu to đạn lớn ưu trội, thực dân Pháp đã dễ dàng thôn tính được Việt Nam.
Trong chiến tranh, nguyên nhân quyết định thắng thua là ở sức mạnh tổng hợp của một quốc gia trong đó yếu tố con người là yếu tố quyết định. Song các sử gia phương Tây lại cho rằng yếu tố kỹ thuật, súng đạn là yếu tố quyết định. Nếu áp dụng ở chiến trường phương Tây thì kỹ thuật là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất khi dựa theo lối đánh dàn quân, song qui luật mạnh được yếu thua ấy về kỹ thuật, vũ khí lại không đúng ở chiến trường ViệtNam. Như thời hiện đại, khi phải đương đầu với hai kẻ thù hùng mạnh, hai cường quốc thế giới Pháp (1945 – 1954) , rùi Mỹ (1954 – 1975) nhưng nhân dân Việt Nam “yếu” hơn vẫn giành chiến thắng vẻ vang. Bởi đó là sức mạnh tổng hợp vật chất và tinh thần, sức mạnh từ cuộc chiến tranh nhân dân với lối đánh du kích.
Triều Nguyễn là vương triều cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến ViệtNam, phải gánh trách nhiệm của dân tộc để đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp. Cuộc đối đầu của nhà Nguyễn với thực dân Pháp khắc hẳn với các cuộc đối mặt với việc xâm lược của ngoại bang các thế kỉ trước. Dù sao các cuộc kháng chiến trước đây diễn ra trong bối cảnh lịch sử thời chế độ phong kiến đang lên, giai cấp phong kiến còn giữ vai trò tiến bộ, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kẻ thù xâm lược, dù sao cùng một trình độ phát triển với nước ta, tất cả đều là người phương Đông. Thời Nguyễn khác, giai cấp phong kiến ViệtNamđã dần dần mất vai trò lịch sử. Kẻ thù mới hơn, trình độ kinh tế – kỹ thuật cao hơn một bậc.
Nguyên nhân mất nước có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nó rộng hơn trách nhiệm mất nước, là cơ sở cho đánh giá trách nhiệm mất nước. Nguyên nhân mất nước của chủ thể nhà Nguyễn là: Bảo thủ, trì trệ, duy trì quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu, chặn đứng mọi quan hệ sản xuất mới. Lúc không chiến tranh nhà Nguyễn không thức thời áp dung những biện pháp cải tổ đất nước khiến thế nước ngày càng suy vi, không đủ sức đối phó với kẻ xâm lược. Khi có biến, với tư cách là người lãnh đạo tổ chức cuộc kháng chiến đã thiếu đường lối đúng đắn, không đưa được đường lối chiến lược phù hợp, lấy tư tưởng chủ hòa là chính nên đã thất bại.
Giáo sư Trần Văn Giàu đưa ra 10 nguyên nhân mất nước của ViệtNam
  1. Tình trạng phân liệt, phân tranh, nội chiến kéo dài từ thế kỉ XVI – XVIII làm suy thoái ý thức dân tộc và tư tưởng truyền thống yêu nước. Thực trạng phân tranh lâu dài, dữ dội làm cho long dân ViệtNamchia lìa, tính chất dân tộc mai một
  2. Sau khi chiến thắng Gia Long trả thù tàn bạo Tây Sơn, thu vén toàn bộ quyền lực vào tay mình, chuyên quyền độc đoán. Đất nước thống nhất nhưng mất đi lòng dân.
  3.  Mắc bệnh di căn là cầu viện nước ngoài
  4. Triều đình không dự kiến về cuộc chiến tranh xâm lược phương Tây, không sẵn sang chuẩn bị bảo vệ nền độc lập dân tộc
  5. Khi Pháp tấn công luôn ở thế thủ
  6. Triều Nguyễn bỏ qua nhiều thời cơ tốt để cứu vãn nền độc lập dân tộc
  7. Ngoan cố, thủ cựu, cự tuyệt đường lối canh tân đổi mới đất nước
  8. Nội bộ triều đình Huế có một bộ phận thức thời nhưng là thiểu sổ yếu ớt
  9. Nhà Nguyễn kí nhiều hiệp ước cầu hòa không có lối thoát
  10. 10.  Quá tin vào lương tâm hảo hữu của nước Pháp
Để làm rõ được trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào cuối thế kỉ XIX, phải thấy được việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu cuối cùng đã chuyển thành tất yếu, có nghĩa là buổi đầu tư bản Pháp nổ súng xâm lược, khả năng đánh bại chúng dưới lá cờ của triều đình không phải là không có mà do những chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân dân ta ngày càng tiêu mòn, kẻ địch lấn lướt từ bước này tới bước khác để cuối cùng nuốt gọn nước ta. Biểu hiện là trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta thực dân Pháp đã vấp phải sức chiến đấu ngoan cường của quân dân ta dưới lá cờ của triều đình, tình hình chúng có lúc vô cùng nguy ngập và đã tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt tại chỗ. Thế nhưng chính trong quá trình chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc đã ngày càng bộc lộ sự bất lực và phản động của triều Nguyễn chỉ sau một thời kỳ ngắn lãnh đạo nhân dân để chiến đấu. Không ngoài mục đích giữ vững ngai vàng của dòng họ triều Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa để có thể đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước ngày càng phát triển.
Nhận định tình hình nước ta khi Pháp phát động chiến tranh xâm lược, có thể khẳng định chế độ phong kiến ở Việt Nam đang ngày càng suy yếu, lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân ta bị sự thông trị của nhà Nguyễn hủy hoại, chỉ có thể cứu vãn nguy cơ mất nước nếu nhà cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần cho nhân dân để có đủ khả năng bảo vệ đất nước.
Thực dân Pháp dựa trên những ưu thế của mình cộng với một đối thủ suy yếu đã có thể vượt qua không ít và không nhỏ những khó khăn của chúng để cuối cùng nuốt gọn ViệtNam. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX là điều tất yếu, hiển nhiên, không thể tranh cãi. Thực tế đau xót này, chính sử gia người Pháp Charles Grosselin đã xác nhận “những vị Hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có quyền được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ quá mù quáng vì không dự liệu, không chuẩn bị gì hết”.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng Việt Nam từ những năm đầu của thế kỉ XIX đã bị đặt vào tình trạng khủng hoảng vai trò lãnh đạo, triều Nguyễn bằng những chính sách phản động đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, đối lập sâu sắc với nhân dân, ngày càng lún sâu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng câu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước. ViệtNammất nước, dân tộc bị nô lệ, đó là trách nhiệm, là tội lớn của triều Nguyễn trước dân tộc và trước lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cảnh Minh (cb), Đào Tố Uyên, Võ Xuân Đàn, Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008.
2. Vũ Huy Phúc, Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979.
3.  Quốc sử quán triều Nguyễn, ĐạiNamthực lục chính biên, Hà Nội, 1963.
4. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2008 (tái bản lần thứ 11).
5. Nguyễn Phan Quang, Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986.
6. Phạm Văn Sơn. Việt Sử Tân Biên – Quyển V (Saigon, 1962).
7. Nhiều tác giả, Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, NXB Văn hoá Sài Gòn
8. Những vấn đề Lịch sử triều Nguyễn-Tạp chí Xưa và Nay & NXB Văn Hóa Sài Gòn
 (nguồn: Khoa lịch sử, Đại học sư phạm Thái Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét