Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950


Tại sao quân ta đánh Đông Khê trước ?
Cách giải thích 1: 
- Đông Khê có vị trí quan trọng, then chốt và quan trọng của địch nằm trong mắt xích các căn cứ chiếm đóng phòng thủ biên giới.  Nếu bị tiêu diệt, một mắt xích giữa tuyến phòng ngự của địch trên đường số 4 bị chặt đứt,  Cao Bằng rơi vào thế bị cô lập, buộc địch phải tăng cường đưa quân từ Thất Khê lên ứng cứu Đông Khê hoặc đón quân từ Cao Bằng rút về tăng viện, khi đó ta có điều kiện tiêu diệt sinh lực địch ngoài công sự, đúng với phương châm tác chiến của ta. Ta không chọn Cao Bằng vì nơi này có vị trí khá hiểm yếu: 3 mặt gần sông, nhưng căn cứ rất vững chắc, gây bất lợi cho ta trong việc triển khai quân đánh vị trí này, con số thương vong sẽ cao.

Địch ở Đông Khê yếu hơn cả so với các vị trí khác. Tại đây có 2 đại đội lính lê dương, 2 trung đội ngụy, một trung đội pháo 105mm, là nơi địch tương đối sơ hở nhưng hiểm yếu, nếu bị đột phá, toàn bộ thế trận của địch bị chia cắt và uy hiếp, buộc chúng phải ứng cứu từ nơi khác tới, tạo điều kiện cho ta thực hiện phương châm tiêu diệt địch ngoài công sự. Tiến công Đông Khê phù hợp với nguyên tắc bảo đảm chắc thắng trận đầu trong tác chiến chiến dịch, phù hợp với cách đánh của ta và thuận lợi cho việc triển khai binh hỏa lực, phù hợp với khả năng chiến đấu của bộ đội, có khả năng đánh được, bảo đảm chắc thắng và có cơ hội đánh địch viện binh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: "Đánh Đông Khê, Thất Khê là đánh một nơi, nơi đó bị tiêu diệt thì hai nơi khác không đánh cũng thắng. Mất Đông Khê, Thất Khê thì tại Cao Bằng và Lạng Sơn địch đều phải bỏ chạy vì không còn đường tiếp tế".


Cách giải thích 2: 
Như bạn đã biết Đông Khê nằm giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, là hai căn cứ mạnh nhất của địch. Chính vì thế khi ta đánh Đông Khê, ta đồng thời uy hiếp luôn Thất Khê chặn cứu viện ở Lạng Sơn. Mà địch muốn đi cứu viện cho Đông Khê thì không còn đường nào khác là phải qua Thất Khê, mà lúc đó ta đang uy hiếp, đặt phục binh ở Thất Khê nên mới có cớ sự: Khi tấn công Đông Khê thì quân Cao Bằng cứu viện được, nhưng đồng thời đó khi ta uy hiếp luôn Thất Khê làm cho địch ở Lạng Sơn không đem quân cứu viện được.
- Còn nữa, nếu tấn công Đông Khê thì lập tức Cao Bằng và Lang Sơn bị cô lập, và quân đội của đó chỉ có nhiệm vụ duy nhất là cứu viện Đông Khê. Quân Cao Bằng thực tế rất hoảng loạn sau sự kiện Đông Khê nên chúng quyết tâm đem quân quay lại bảo vệ Đông Khê, đồng thời bảo vệ luôn hành lang biên giới Việt - Trung, ngăn chặn ta quan hệ với quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc. Đồng thời cánh quân ở Lang Sơn cũng đánh dội trở lại ngăn chặn quân ta. Nhưng với quyết tâm quyết thắng, nên ta sau khi đánh Đông Khê đã đánh xuống uy hiếp Thất Khê, không cho hai cánh quân chi viện này gặp nhau.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét