Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Trần Thượng Xuyên - người Hoa ở Nam Bộ


1. Trần Thượng Xuyên với quá trình khai khẩn, phát triển và bảo vệ thành quả khẩn hoang vùng Đồng Nai – Gia Định 
Th.S PHẠM PHÚ LỮ (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ)

1 . Vào giữa thế kỷ XVll (1679), bên Trung Quốc, nhà Minh đang suy yếu, giặc giã nổl lên cướp phá, gây loạn lạc khắp nơi, dân tình khổ sở. Vua nước Mãn Châu đương thời là Hoàng Thái Cát thừa cơ cử binh sang đánh vào Cẩm Châu, Ninh Vìễn, lần lên chiếm lấy Bắc Kinh, lập lên nhà Đại Thanh. Vua Thanh là Thánh Tổ Khang Hy đã hạ lệnh toàn quốc phải cạo tóc' thắt bím, ăn mặc theo người Mãn, ai không tuân theo đều phải tội chết. Tuy nhiên, người phương Nam, nhất là các tỉnh Giang Nam, Triết Giang, Giang Tây đã nổi lên phản kháng quyết liệt. Nhà Thanh lạl sai phá hết thành quách, đồn lũy, ruộng vườn ởgần bờ biển các tỉnh Triết Giang, Phước Kiến, Quảng Đông và ra lệnh dời dân ở đây vào 30 dặm trong nội địa, ai còn trong giới hạn cũ, phải tội chết và cấm cả ghe thuyền hạ thủy. Bốn viên tướng của nhà Minh là Dương Ngạn Địch, tổng binh đế Long Môn và phó tướng Huỳnh Tấn; Trần Thượng Xuyên tựThắng Tài, tổng binh ba châu Cao, Lôi, Liêm và phó tướng Trần An Bình đã chiếm cứ đảo Đài Loan cùng nổi'lên chống triều đình nhà Mãn Thanh, nhưng bị thất bại, nên đã đem 3.000 quân cùng gia quyến và 50 chiến thuyền chạy vào cửa biển Tư Dung và cửa Đà Nẵng xin các chúa Nguyễn cho tỵ nạn trên đất Việt. (1) sau khi bàn bạc, cân nhắc thiệt hơn, chúa Nguyễn Phước Hiền đã ban quan tước cho họ, lại viết thư và sai người đem thư đến trao cho vua Chân Lạp, yêu cầu chia, cấp đất đai cho họ để họ khai khẩn làm ăn: ''Chúa Nguyễn bèn khiến đặt yến tiệc đãi họ, an ủi, khen ngợi, cho các tướng lãnh y chức cũ, phong thêm quan tước mới, khiến vào ở đất Đông Phố để mở mang đất ấy Họ được các tướng Vân Trình, Văn Chiêu hướng dẫn, binh thuyền tướng sĩLong Môn của Dương Ngạn địch tìến vào cửa Lôi Lạp, theo cửa Đại, cửa Tiểu, đến định cư ở Mỹ Tho, binh lính tướng sĩ Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Xuyên, Trấn An Bình tiến vào cửa biển Cán Giờ roi lên định cưở Bàn Lân, xứ Đồng Nai (Biên Hòa) ngày nay (2). Như thế trên danh nghĩa họ Dương, họ Trần đã nhận quan tước và nhiệm vụ của chúa Nguyễn vào đất Đồng Nai - Gia Định chứ không thuần túy là những người bỏ xứ ra đi tỵ nạn. Họ đã thành thán dân của chúa Nguyễn! Với chính sách đối xử khá thuận lợi của họ Nguyễn, những di dân người Hoa đã triệt để lợi dụng những điều kiện có lợi trong việc làm ăn sinh sống để tạo nên một cộng đồng người Hoa vững chắc ở nhiều nơi trên toàn dải đất xứ Đàng Trong và đặt nền tảng cho sự phát triển của họ sau này. Nhóm của Tổng binh Trần Thượng Xuyên sau khi đến Bàn Lân lập nghiệp, đã tiến hành chiêu mộ, thu hút lưu dân người Trung Quốc đến làm ăn sinh sống, mở mang đất đai. Trong số lưu dân đến sau này có thể có người đã nhập cư từ trước nhưng ở phân tán nhiều nơi, nhưng phần lớn phải là những người mới từ Trung Quốc di cư tới và đa số là người buôn bán. Từ đó họ mới thu hút khách thương đến buôn bán làm ăn ở Cù lao Phố gồm có người châu Aâu, người Nhật, người Mã Lai... nòng cốt ban đầu là các lái buôn Trung Quốc. (3) Buổi đầu đến định cư khai phá, nhóm Hoa kiều này khắc phục những trở ngại thiên nhiên trong đời sống hàng ngày như chặt đốn cây cối, phát cỏ rậm xung quanh khu vực định cư, khai thông nguồn nước, mở mang đường ngõ... Vấn đề giải quyết lương thực được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do số lượng không nhiều, nên mức độ khai phá mở mang của nhóm này vẫn chưa có đóng góp đáng kể. Vả lại đối với nhóm người Hoa này thì nông nghiệp không phải là phương thức sinh sống chủ yếu. Họ có tham gia khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp, nhưng đó chỉ là một phương tiện để sau đó chuyển sang kinh doanh buôn bán.
2. Sau khi đến định cư khai khẩn trên vùng đất Bàn Lân (Bến Gỗ), nhóm người Hoa do Tổng binh Trần Thượng Xuyên đứng đầu đã nhận thấy Cù lao Phố có những điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán nên họ đã di chuyển về đây. Cù lao Phố là một bãi phù sa nằm giữa sông Đồng Nai, ''dài dặm dư, rộng 2/3 dặm, cách phía đông trấn độ 3 dặm''. Phía nam của cù lao là sông Phước Long. Ở giữa dòng sông cách trên 4 dặm 1/2 thiên về phía bắc ''có đá cự tích, còn gọi là thạch than (thác đá hay đá hàn)'l (4). Đây là mô đá gồ ghề lớn nhỏ chồng chất, có vực sâu, thế nước chảy xiết và sóng vỗ ào ạt. Phía bắc của cù lao là sông Cát, còn gọi là Sa Hà hay Rạch Cát hoặc Hậu Giang cách phía đông trấn Biên Hòa 3 dặm 1/2 và chảy quanh Cù lao Phố (Cù lao Phố nay là xã Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bắc giáp phường Thống Nhất, nam giáp xã Tân Vạn, đông giáp phường An Bình và Tam Hiệp, tây giáp phường Quyết Thắng và xã Bửu Hòa, nối liền nội ô thành phố Biên Hòa bằng hai cầu Ghành và Rạch Cát (trên quốc lộ 1) cách thành phố Biên Hòa về phía tây nam 1 km, cách TP.HCM về phía đông bắc 31 km. Cù lao Phố có hai rạch nhỏ là rạch Ông An và rạch Lò Gốm, đưa nước sông Đồng Nai chảy vào tận những cánh đồng xa tít nằm sâu trong lòng cù lao, rất thuận lợi cho trồng trọt Cù lao Phố có tên là Bãi Đại Phố, Giãn Phố và Cù Châu. ''Cù Châu là nói địa thế khất khúc chạy tới như hình con hoa cù (rồng con có sừng) uốn khúc giỡn nước nên nhân đó gọi tên'' (5). CuØ lao Phố có ba thôn: Nhất Hòa thôn, Nhị Hòa thôn, Tam Hòa thôn với 12 ấp: Hưng Phú, Tân Giám, Bình Tự, Bình Xương, Tân Mỹ, Bình Kính, Tân Hưng, Thành Đức, Bình Hòa, Bình Quang, Long Thới, Hòa Quới (6). Bằng tư duy thương nghiệp, tư duy hàng hóa, tiền tệ, chứ không phải bằng tư duy nông nghiệp, chỉ biết chăm bẵm vào việc khẩn hoang, trồng tỉa, nhóm Trần Thượng Xuyên đã sớm phát hiện ra một ưu thế của Cù lao Phố, có vị trí quan trọng trong kinh doanh với đường thủy, đường bộ nối liền miền Trung, đường bộ lên Cao Miên vàđường thủy xuống Gia Định. Tuy nằm không gần biển, nhưng là nơi sông sâu, nướcchảy, có thể tiếp tục ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, xuống tận phía Nam, ra cửa Cần Giờ và có thể sang tận Cao Miên. Phần lớn trong số họ đã chuyển cư từ Bàn Lân về Cù lao Phố, phát hoang, dựng nhà, lập bến, mở đường, xây dựng phố chợ. Gỗ rừng sẵn và tốt không chỉ cung cấp cho việc đóng thuyền mà còn là một nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Sẵn vốn liếng tiền bạc, với kinh nghiệm đã được tích lũy, họ liên lạc, móc nối lại các đường dây, khách hàng buôn bán cũ, họ đã khai thác các nguồn hàng lâm thổ sản dồi dào và phong phú trong vùng lúc bấy giờ (gỗ quý, trầm hương, ngà voi, sừng tê, xương động vật, lông chim, da thú, nhựa sơn, dược liệu, tôm khô, cá khô cùng những sản phẩm nông nghiệp khác...). Chỉ trong vòng vài ba thập niên, đến đầu thế kỷ XVlll, những di dân người Hoa đã biến Cù lao Phố thành một thương cảng xuất nhập khẩu lớn thu hút thuyên buôn Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây đến buôn bán và trao đổi hàng hóa. Quang cảnh của Cù lao Phố (Nông Nại Đại Phố) hiện ra dưới ngòi bút của Trịnh Hoài Đức khá khang trang, sầm uất: ''Ở đầu phía Tây bãi là Đại Phố. Khi mới khai thác, Trần Thượng Xuyên tướng quân chiêu tập lái buôn người Trung Quốc lập ra phố xá, nhà ngói, tường vôi, lầu cao chót vót, quán mấy tầng rực rỡ bên sông dưới ánh mặt trời, liên tục năm dặm mở vạch ba đường phố. Phố lớn lát đường đá trắng, phố ngang lát đường đá ong, phố nhỏ lát đường đá xanh, bằng phẳng như đá mài. Khách buôn tụ họp đông, thuyền biển, thuyền sông, tránh gió bỏ neo, lớn nhỏ sát nhau, là một nơi đô hội. Nhà buôn to giàu tập trung ở đây nhiều nhất'' (7). Việc buôn bán ở nơi thương cảng này được tổ chức khá bài bản, khéo léo và mang tính chất kinh doanh lớn. Điều này được thể hiện rõ nhất trong việc giao dịch buôn bán với thương nhân nước ngoài. Cũng theo Gia Định thành thông chí thì ''Phía Bắc ghềnh có vực sâu làm nơi trú ẩn cho tàu thuyền các nước. Tàu buôn đến đây, hạ neo xong là lên bở thuê phố ở, rồi đến nhà chủ mua hàng, lấy đấy kê khai những hàng hóa trong thuyền và khuân cất lên, thương lượng giá cả, chủ mua hàng định giá và mua bao tất cả hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót lại thứ gì. Đến ngày trương buồm trở về gọi là ''hồi Đường'', chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì thì người chủ hiệu buôn ấy cũng chiều ý ước đơn mà mua giùm và chở đến trước kỳ giao hẹn, hai bên chủ và khách chiếu theo hóa đơn thanh ~oán rồi cùng nhau đờn ca vui chơi, đã có nước ngọt tắm rửa sạch sẽ, lại không lo hà trùng ăn lũng ván thuyền, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là thuận lợi''(8).
Hàng hóa các chủ thuyền thường mua là những sản vật được sản xuất ở Đồng Nai như gạo, cá khô, sừng tê, ngà voi, gạc nai, các loại dược thảo ở phía Nam. Còn sản vật các chủ hàng buôn bán thường nhận mua là những sản phẩm tiêu dùng gồm tơ lụa, vải bố, dược phẩm cho đến những đồ xa xỉ, trang trí như gạch ngói, sứ men, đá xây cột chùa, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc... Hàng năm cứ đến tháng một, tháng chạp, người ta thường xay giã lúa thành gạo đem bán lấy tiền tiêu dùng vào những ngày lễ Tết. Còn từ cuối tháng giêng trở đi, họ không còn thời giờ rảnh rỗi để xay giã lúa thóc. Những lúc bình thường người ta chuyên chở gạo thóc ra bán tại thành Phú Xuân để đổi chác hay mua sắm những hàng vóc nhiễu, trừu, đoạn của người Tàu đem về may mặc nên áo quần họ toàn những hàng hóa màu tươi tốt đẹp đẽ ít khi họ dùng những áo quần bằng vải trắng thường'' (9).
Nguồn xuất khẩu chính ở Cù lao Phố là lúa gạo. Lúa gạo ở Đồng Nai nhiều nên rất rẻ ''Còn đồng tiền xưa thì một tiền (60 đồng) đong được 16 đấu thóc. Cứ lường theo bát được gạt bằng miệng mà dân gian địa phương thường dùng thì ba bát ấy ngang với 30 bát của Nhà nước. Một quan tiền đong được 300 bát đồng của Nhà nước (tức bát định chuẩn). Giá rẻ như vậy, các nơl khác chưa từng có'' (10). Kế đến là nguồn gỗ quý dùng để làm tàu thuyền vì giao thông đường thủy là chủ yếu, Phủ Gia Định sản xuất nhiều gỗ tốt tra xét sổ sách của cai bạ Nguyễn Khoa Thuyên kê biên hai xứ là nguồn Đồng Môn cùng thủ Quang Hóa thuộc huyện Phước Long có các thứ gỗ sao, trắc, dầu, giáng hương, gụ'' (11) Những ngườl Hoa theo Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa, ngoài những binh lính vẫn giữ nguyên đội ngũ ''Long Môn'' dưới quyền chỉ huy của ông, còn có hàng loạt các quý tộc phong kiến và thương nhân giàu có cung gia quyến quê ở Quảng Đông, Hải Nam, Phước Kiến, Triều Châu, Hẹ. Ngoài một số sống tập trung ở Bàn Lân (Bến Gỗ), Cù lao Phố, còn có những người sống rải rác trong phạm vi vùng Đồng Nai với tính cách là những đại lý thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa tại chỗ cung cấp về Cù lao Phố như ở Tân Bản (lúa gạo), Mỹ Khánh, Bình Long (hàng vàng bạc), Chợ Đồn (nằm trong làng Bình Long xuất lu, hũ, cát, đá ong), Tân Mai, Vnh Thanh, Bình Trước, Bình Phước (lúa gạo), Đổng Bản, Thủ Đồn Xứ (gỗ quý, thú rừng), Bình Sơn (đá rửa dùng tô nhà), Phú Hộì (xuất trà), An Lợi (sầu riêng), Long Tân (chuối), PhướcAn (cá Buôi, sò huyết), Phước Khánh (lúa gạo thơm), Tam An (tôm càng), Hội Bài (cá), tong Phước (chuối, xoài). Ở Nông Nại Đại Phố, có nhiều nhà buôn bán lớn, trong đó người mà trong nước đều biết danh là Lâm Tổ Quan. Theo lời Trịnh Hoài Đức thuật lại thì Lâm Tổ Quan tên Tư Ïlà Nhái (theo cách gọi của người Trung Quốc), người huyện Tấn Giang, phủ Triều Châu, tỉnh Phúc Kiến, gặp túc Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) ra lệnh thay đổi cách phục sức, Lâm Tổ Quan cho rằng kiểu áo mão đương cải cách ấy rất vinh diệu, bèn dâng vàng xin làm nội viên thị hàn, được Phúc Khoát khen là nhà phú hào (12). Đó là bằng chứng cho thấy ở đây, di dân người Hoa đã rất có uy thế về tài chính và kinh tế. Cùng với sự phát đạt của thương nghiệp, Cù lao Phố cũng là nơi tập trung nhiều nghề thủ công như dệt chiếu, dệt hàng tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường từ mía, làm bột, làm đồ gỗ gia dụng và chạm khắc gỗ đóng thuyền, làm pháo thăng thiên, nhuộm... Trong số các nghề nói trên, có những nghề truyền thống do những lưu dân Việt mang theo từ nơi quê cũ, nhưng cũng có những nghề do thợ thủ công Trung Quốc du nhập vào như nghề gốm, đúc đồng, dệt lụa, làm đồ mỹ nghệ, vàng bạc, pháo thăng thiên. Các nghề này đã để lạì những dấu ấn sâu sắc trong dân gian như những địa danh ''chợ Chiếu, xóm Cửi, xóm Lò Đúc, rạch Lò Gốm...''. Điều này nói lên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Cù lao Phố. Chính những yếu tố về dân cư (cuối thế kỷ XVll, số lượng dân đến khai phá, định cưđã lên đến 4 vạn hộ), về sự dồi dào sản vật và nguyên liệu của vùng Đồng Nai là những yếu tố quan trọng cho sự hình thành trung tâm thương mại - thương cảng Cù lao Phố đầu thế kỷ XVlll Người Hoa không chỉ tập trung ở nơi thương cảng này, mà còn tạo ra một hệ thống đại lý thu mua và phân phối hàng hóa ăn sâu về các bến sông, bến chợ từ đầu nguồn cho đến nơi cửa biển. Tuy nhiên, sự thịnh vượng của thương cảng Cù lao Phố chỉ kéo dài đến nửa thế kỷ XVlll thì bắt đầu đi xuống. Bởi khi Cù lao Phố đã trở thành ''xứ đô hội''của vùng đất mới thì tự nó cũng trở thành nơi diễn ra những cuộc tranh chấp về quyền lực chính trị. Năm 1747, một nhóm khách thi Phước Kiến do Lý Văn Quang cầm đầu và tựxưng là ''Giãn Phố đại vương'' tập trung bè đảng, toan đánh úp dinh Trấn Biên. Cuộc bạo loạn này bị dập tắt nhưng đã gây nhiều thiệt hại đáng kể cho Cù lao Phố. Mặt khác những nguồn tài nguyên nông lâm thổ sản của địa phương ngày một cạn kiệt, trong khi công cuộc khai hoang miệt đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng và có sức hút mạnh các lưu dân về hướng đất ấy thì Cù lao Phố không còn và không thể đóng vai trò trung tâm nữa, mà phải chuyển vị trí về Bến Nghé - Sài Gòn, nơi có những ưu thế và thuận lợi hơn về nhiều mặt. Tiếp đến, trận chiến giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh xảy ra trong vùng này, đặc biệt biến cố năm 1776 đã tàn phá Cù lao Phố, dù sau này một số dân có về lại nhưng xét ra chưa được một phần trăm thời trước(13). Như vậy, từ buổi đầu hình thành và phát triển cho đến khi bị tàn phá, trung tâm thương mại Cù lao Phố tồn tại 97 năm (1679-1776).
3. Có thể nói, hai nhóm di thần - tướng sĩ nhà Minh Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch được chỉ định vào vùng đất mới khai khẩn, song họ vẫn được các chúa Nguyễn cho phép giữ nguyên tổ chức phiên chế quân đội cũ, vừa tiến hành khai khẩn đất sản xuất theo kiểu tập đoàn để tự giải quyết nhu cầu đời sống, vừa có thể duy trì tính cách là một đơn vị võ trang tập trung hầu phục vụ lợi ích của bản thân họ một khi họ cần đến. Từ đó, Tổng binh Trần Thượng Xuyên đã có nhiều công trạng đáng kể góp phần ổn định vùng đất phía Nam. Năm 1688, Dương Ngạn Địch ở Định Tường bị viên phó tướng Huỳnh Tấn tạo phản, giết chết, làm rối loạn trong vùng. Nặc-Ông-Nộn tại Sài Gòn, thừa thế câu kết với Tấn để tiến đánh anh là Nặc-Oâng- Thu, vua Chân Lạp, đóng tại thành Long - Úc, gây khó khăn cho Đại Việt, tạo sự bất hòa cho Thu bỏ triều cống. Chúa Ngãi Nguyễn Phước Trăn (1687- 1691) thấy rõ manh tâm của Tấn, nên lập mưu, cử tướng Vạn Long hầu Mai Vạn Long ở dinh Thái Khương giả hiệp cùng Tấn với Thắng Long hầu Nguyễn Thắng Long và Tấn Lễ hầu Nguyễn Tấn Lễ đi dẹp quân Thu, nhưng kỳ thực là để hạ Tấn. Vạn Long sai người nói khéo đánh lừa được Tấn đi thuyền đến chỗ hẹn gặp, Tấn vừa bước lên bờ, bị phục binh của Vạn Long từ bốn mặt đổ ra, đánh bất thần. Tấn chạy ra cửa bể Lôi Lạp (Soài Rạp) trốn thoát. Long thẳng đến đồn bắtvợcon Tấn đem chém, rồi chiêu tập dư đảng ''Long Môn'' trình Chúa giao cho Trần Thượng Xuyên quản lãnh. Năm Kỷ Mão (1699) tháng 7, Nặc-Oâng-Thu đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn. Trần Thượng  Xuyên sau khi được giao kiêm quản tướng sĩ Long Môn đã phối hợp cùng Nguyễn Hữu Cảnh, Phạm Cẩn Long đánh thắng quân Nặc - Oâng-Thu nhiều trận, bao vây, hạ thành Nam Vang. Tháng 3 năm Canh Thìn (1700), Trẩn Thượng Xuyên đích thân ra trận, giao chiến với quân Chân Lạp, rồi tiến đến Lũy Bích Đôi và Nam Vang, Nặc-Oâng-Thu phải đầu hàng, quân Chân Lạp tan vỡ. Trần Thượng Xuyên đã tâu xin lập cháu rể của Thu là Nặc-Oâng- Yêm lên làm vua Chân Lạp, nạp cống cho Hoàng triều Phủ Chúa. Kể từ đó, các vùng Biên Trấn (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định), Định Tường, Long Hồ (Vĩnh Long) và An Giang, đều được sáp nhập vào Đại Việt (14).
Năm 1714, Trần Thượng Xuyên được cử làm tướng cùng với phó tướng Nguyễn Cửu Phù tiến vây Nặc-Ông-Thâm ở thành La Bích... Oâng lập được nhiều công trận, nên được phong tới chức Đô đốc Thắng Tài hầu và được tọa trấn Phiên Trấn dinh cho tới lúc mãn phần (15). Trần Tổng binh mất vào khoảng năm 1720, ngày 23-10 âm lịch và được an táng về mạn Bắc dinh Trấn Biên, sau thuộc huyện Phước Bình (Tân Uyên) phủ Phước Long Biên Hòa (16). Trần Thượng Xuyên có người con trai là Trần Đại Định kết duyên cùng con gái của Nghị Vũ Cửu Lộc hầu Mạc Cửu, Tổng trấn Hà Tiên, nguyên là em Gái của Đô đốc Tổng Đức hầu Mạc Thiên Tích. Năm Ất Tỵ (1725), Trần Đại Định nối nghiệp cha, phục vụ dưới triều Chúa Định Quốc Công Nguyễn Phước Trú và được tập phong tước Tổng binh Định Viễn hầu, chỉ huy cả hai đạo binh ''Phiên T~ấn'' và ''Long Môn'' (17). Năm 1731, Trần Đại Định đem thuộc tướng Long Môn đánh quân Chân Lạp ở Phù Viên (Vườn Trầu - Hóc Môn) lập công lớn, ông lại cùng Trương Phước Vĩnh, Nguyễn Cửu Chiêm chia quân làm ba đường truy kích địch đến tận Ba Nam thắng lớn. Năm 1732, Trần Đại Định lại một lần nữa đem quân sang Lò Việt (Lô Việt) tiếp tục đánh thắng quân Chân Lạp. Tuy nhiên, do vụ án Nguyễn Phước Vĩnh khiến Trần Đại Định bị oan và chết trong ngục thất Quảng Nam vào giữa tháng chạp. Chúa Nguyễn Phước Chú thương xót ông cho truy tặng hàm Đô đốc Đồng tri. Cháu củaTrần Thượng Xuyên là Trần Đại Lực do có công cũng làm đến chức cai đội cho đến lúcTây Sơn vào đánh Gia Định năm 1776 (18).
4. Chúa Nguyễn từng có lời dụ rằng: ''Họ Nguyễn làm vua, họTrần làm tướng, công khanh đời đời không dứt (19). Đây là sự ghi nhận công lao to lớn của Trần Thượng Xuyên. Ông không chỉ có công tập hợp thương nhân lập ra Cù lao Phố với hoạt động thương mại tấp nập, phát triểnphồn thịnh, trở thànhđầu mối buôn bán của cả miền Đồng Nai - Gia Định, mà ông còn có công mở mang vùng Bàn Lân (Tân Lân) – nay kế chợ Biên Hòa. Đồng thời lập những chiến công lớn giúp nhà Nguyễn dẹp yên và ổn định tình hình ở Đàng Trong và mở mang bờ cõi phía Nam.
Thơ vịnh Trần Thượng Xuyên (20)
Thâm thù giặc Mãn, nặng nhân luân,
Nuốt hận chia ly với tửphần.
Đành dứt trời Hòa cam nhớ nước,
Quyết sang đất Việt đểlàm dân.
Thanh Hà một xã nông thương tụ,
Phiên Trấn đôi dinh tước lộc nhuần.
Xứ Bưởi truyền lưu công nghiệp lớn,
Báo đền kia đó miếu Tan Lân.
S có mặt của di dân người Hoa từ thế kỷ XVll, XVlll đã góp phần ~tạo nên những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội và văn hóa ở Đàng Trong. Đối với một số nhóm người Hoa, trong đó có nhóm của Tổng binh Trần Thượng Xuyên, sau khi nhận quan tước, họ thành thần dãn của chúa Nguyễn, họ đã có những hành động thiết thực giúp các chúa Nguyễn mở mang và củng cố chủ quyển trên đất Đồng Nai - Gia Định. Đồng thời, họ cũng xây dựng nên một cộng đồng người Hoa vững chắc ở nhiều nơivà đã xây dựng được nền tảng cho sự phát triển của họ về sau. Có thể nói, công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, nhất là vùng Đồng Nai - Gia Định trong các thế kỷ XVll, XVlll, có sự đóng góp đáng kể của bà con di dân người Hoa. Các đất Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên và nhiều nơi khác sở d có được bộ mặt như ngày nay là do có nhiều công sức của bà con người Hoa di cư trong buổi ban đầu, họ trở thành một thành phần không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
 
 
(1) Lương Văn Lựu, Biên Hòa sử lược toàn biên, quyển thứ 2, Biên hùng oai dũng, xuất bản 1973, tr.115.
(2) Quốc sử quán triều Nguyễn), Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế, 1997, T.5, tr. 184.
(3) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế 1997, T.5, tr. 81.
(4) (5) (6) Trinh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, tập Trung, tr. 20-21, dẫn lại Địa chí Đồng Nai, (tập3 - L.Ich sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 108 - 109.
(7) Trinh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dịch, NXB Giáo dục, 1998, tr. 194.
(8) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dịch, NXB Giáo dục, 1998, tr.24
(9) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Q.VI, tr.441, dẫn theo Địa chí Đồng Nai, (tập 3 - L.Ich sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 123.
(10) Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục. QIIl, tr.223, dẫn theo Địa chí Đồng Nai, (tập 3 - Lịch sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 123.
(11) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Q. VI, tr.375, dẫn theo Địa chí Đồng Nai (tập 3 - Lịch sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 123.
(12) Trinh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Q. VI, Thành trì chí, tr.28a-b.
(13) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, bản dich, NXB Giáo dục, 1998. Tr. 195.
(14) Lương Văn Lựu, Biên Hòa sư ûlược toàn biên, quyển thứ II - Biên Hùng oai dũng, xuất bản l973, tr. 118.
(15) Vũ Huy Chân, Lòng quê: nhân vật - thắng cảnh - di tích lịch sử, l973, tr.86
(16) Lương \/ăn Lựu, Sđdi tr. 119.
(17) Lương Văn Lựu, Sđd. Tr 119.
(18) Dương Văn Huề! ''Thêm đôi điều về các nhóm người Hoa ở Gia Định thời các chúa Nguyễn, tr. 379 dẫn theo trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Nam bộ và Nam Trung bộ - Những vấn đề "Lịch sử thế kỷ XVII-XIX, Kỷ yếu hội thảo, tháng 5-2002.
(19) Lương Văn Lựu, Sđd, tr. 120.
(20) Xin dẫn laiï bài thơ vịnh này của tác giả Vũ Huy Chân (Lòng quê, nhân vật, thắng cảnh - di tích l.Ich sử, 1973, tr.86) đểchúng ta hiểu hơn về con người Tổng binh Trần Thượng Xuyên - nhân vật đã có nhíều công lao với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
 
 Tài liệu tham khảo chính
1.Đạí Nam nhất thống chí- Lục tỉnh Nam Việt, tập Thượng - Biên Hòa, Gia Định - Nhà Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. 1973.
2. Địa chí Đồng Nai, (tập 3 - Lịch sử), NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001.
3. Huỳnh Lứa, Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ XVll, XVlll, XIX, NXB Khoa học xã hội, 2000.
4. Li Tana, Xứ Đàng Trong - L.Ich sử kính tê- xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, NXB Trẻ, TP.HCM, 1999.
5. Lương Văn Lựu, Biên Hòa sử lược toàn biên, quyển thứ II - Biên Hùng oái dũng, xuất bản 1973.
6. Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai Trí, 1967.
7. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Nam bộ và Nam Trung bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII-XIX Kỷ
Yếu hội thảo, tháng 5-2002.
8. Vũ Huy Chân, Lòng quê: nhân vật - thắng cảnh - di tích lịch sử, 1973:


2.Góp phần tìm hiểu về Trần Thượng Xuyên và cộng đồng người Hoa ở vùng Đông Nam bộ 
Tiến sĩ NGUYỄN TUẤN TRIẾT (Viện KHXH vùng Nam bộ)

Trần Thượng Xuyên là người Quảng Đông làm Tổng binh dưới triều đại nhà Minh ở Trung Ouốc. Khi nhà Minh bị lật đổ, nhà Thanh lên ngôi, ông cùng một Tổng binh khác là Dương Ngạn Địch phất cờ ''Bài Thanh phục Minh'', nhưng thất bại, đành phải tìm đường vượt biển sang nước ta vào năm 1679. Trần Thượng Xuyên cùng đoàn tùy tùng được chúa Nguyễn cho vào cư trú tại vùng Bàn Lân (nay thuộc tỉnh Đồng Nai, giáp tỉnh Bình Dương). Từ đó, Trần Thượng Xuyên và những người Hoa cùng đi đã có những đóng góp liên tục trong công cuộc khai phá, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Đồng Nai - Gia Định, Đông Nam bộ và vùng đất phương Nam. Ghi nhớ công lao của Trần Thượng Xuyên, chúa Nguyễn đã ban cho ông danh hiệu ''Nguyễn Vi Vương, Trần Vi Tướng, đại đại công thần bất tuyệt. Vua Nguyễn (đời Minh Mạng và Thiệu Trị~ phong thần cho Trần Thượng Xuyên là ''Thượng Đăng thần” nhiều dân làng ở vùng Đồng Nai - Gia Định suy tôn Trần Thượng Xuyên là ''Phúc thần''... Mẩy thế kỷ qua, cư dân vùng Đông Nam Bộ đã truyền tụng những câu chuyện dân gian nhằm khẳng định và ghi nhớ công trạng của Trần Thượng Xuyên (1). Nhiều tài liệu thành văn cũng đã ghi chép, , góp phần đánh giá và tôn vinh những đóng góp của Trần Thượng Xuyên (trong đó, có thể kể đến những tài liệu từ thời Nguyễn để lại như: Đại Nam nhất thống chí Gia Định thành thông chí, Đại Nam thực lục...mà sau này có một số nhà nghiên cứu đã trích dẫn và phân tích thêm trong nhiều trường hợp). Tuy nhiên, có thể nói, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về Trần Thượng Xuyên một cách bài bản và tường tận. Để góp phần hiểu rõ về vải trò và những đóng góp của Trần Thượng Xuyên và cộng đồng người Hoa ở vùng Đông Nam bộ nói chung và Tân Uyên - Bình Dương nói riêng, tôi cho rằng cần phải:
- Tái hiện một cách đầy đủ hơn về bối cảnh lịch sử và đặc điểm văn hóa - dân cư của vùng đất này khi Trần Thượng Xuyên đến làm ăn sinh sống; Nghiên cứu một cách tường tận hơn về cách ứng xừ của Trần Thượng Xuyên khi trở thành ''lưu dân'' trên vùng đất mới (có so sánh với trường hợp Dương Ngạn Địch) (2)
- Làm rõ nội dung lịch sử của sự kiện ngôi mộ Trần Thượng Xuyên được đặt tại địa bàn nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tất nhiên, để làm được mấy việc nêu trên, cần phải có phương pháp liên ngành, tiếp cận từ nhiều phía, khai thác tư liệu từ nhiều nguồn. Trong khuôn khổ của một bản tham luận tạỉ hội thảo này, tôi xin nêu ra một số ý như sau:
1. Khi Trần Thượng Xuyên tới Bàn Lân, vùng Đông Nam bộ đã có cộng đồng dân cư nhiều thành phần dân tộc sinh sống: Stiêng, Mạ, Chơ-ro, Khmer, Việt... Nhưng vùng đất này vẫn đang là địa bàn tranh chấp của các thế lực phong kiến lân bang. Vùng đất này còn rất hoang vu và chưa có tổ chức hành chính (3). Hoạt động kinh tế của cưdân lúc này còn là tự phát, tự cấp, tự túc Những cư dân bản địa như người Stiêng, Mạ, Chơ-ro, Khmer... canh tác rẫy là chính. Những lưu dân người Việt tiếp tục phát huy sở trường khai hoang làm ruộng nước. Hoạt động kinh tế chủ yếu làsản xuất nông nghiệp với kỹ thuật thô sơ; đồng thời các hoạt động săn bắn, hái lượm lâm thổ sản và thủy hải sản cũng có vị trí đáng kể trong đời sống.
2. Sau khi dừng chân ờ Bàn Lân, Trần Thượng Xuyên nhanh chóng khảo sát tình hình địa bàn cư trú mới và quyết định chuyển đến định cư tại một cù lao trên sông Đồng Nai để sau này có một Cù lao Phố nổi tiếng đương thời, lưu danh trong ký ức dân gian và sử sách (4). Trên một ý nghĩa tương đối, có thể nói Trần Thượng Xuyên là tác giả ''của Cù lao Phố nổi tiếng nói trên. Ông đã khéo xử sự để ớược chúa Nguyễn dành cho nhiều điều kiện thuận lợi, tổ chức cho những người cùng đi sớm được an cư để phát huy được đức tính siêng năng trong canh tác ruộng vườn, khéo léo trong làm nghề thủ công (dệt chiếu, dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, làm mộc, nấu đường, xay bột, làm bánh...), phát huy tốt những kinh nghiệm truyền thống trong chế biến dược liệu, hương liệu và khả năng buôn bán... Những nỗ lực của Trần Thượng Xuyên và cộng đồng cư dân các dân tộc trong vùng đã góp phần tích cực để vào năm 1698, khi Thống suất chướng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam, có thêm những điều kiện thuận lợi cho việc ''lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn...'' để miền Đông Nam bộ trở thành phủ huyện chính thức của Việt Nam...
Cù lao Phố đương thời dưới sự tổ chức, điều hành của Trần Thượng Xuyên đã trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng, phát triển được sản phẩm tại chỗ như (cau, đậu, đường, cá khô, lúa gạo, dược liệu), quy tụ được sản phẩm từ các vùng – miền lân cận và từ phương xa tới (như các loại trái cây, tơ lụa, giấy, ngà voi, gạc nai, sừng tê giác, trầm hương, dầu rái, dầu trám, tre, mây, sáp ong, mật ong, hổ, beo, nai, voi, các loại đá quý, đồ gốm, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá xây dựng, gỗ, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá xây dựng, các mặt hàng mỹ nghệ làm từ vàng, bạc, sắt, đồng, các đồ cúng như nhang, giấy tiền, hàng mã...). Đã có nhiều tài liệu nói đến việc Trần Thượng Xuyên nỗ lực ''xây dựng cơ sở hạ tầng'', như bến đỗ ghe thuyền, bãi và kho chứa hàng, nhà trọ, cửa hàng, quán ăn, dịch vụ vui chơi giải trí... và nhiều chính sách nhằm thu hút thương nhân ngoại quốc đến buôn bán, để Cù lao Phố đương thời trở thành một thương cảng sầm uất, tấp nập các thuyền buôn nước ngoài như: Trung Hoa, Nhật Bản, lndonesia, Malaysia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Đồng thời với việc nỗ lực xây dựng cơsở hạ tầng, phát triển kinh tế, Trần Thượng Xuyên cũng tích cực hoạt tinh thần, phục vụ nhu cầu đời sống tâm linh của cư dân, như chùa, đền, miếu... thờ những vị thần trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa và thờ các nhà tư tưởng tiền bối sáng lập ra Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo... (5) Trần Thượng Xuyên không chỉ là nhân tài trong việc tổ chức đoàn kết lưu dân phát triển kinh tế, tạo nên những sắc diện mới về kinh tế, xã hội, văn hóa trên vùng Đông Nam bộ đương thời (mà sử khởi sắc và thịnh vượng của trung tâm thương mại Cù lao Phố là một trong những điển hình tiêu biểu), mà còn phát huy được khí phách và tài năng của một dũng tướng dạn dày kinh nghiệm, đã nhiều lần cầm quân giúp chúa Nguyễn; Ông trở thành ''Đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên'', đánh tan nội phản (như bắt và giết được Hoàng Tiến (6), thu phục tàn quân Long Môn), dẹp ngoại loạn (như dẹp loạn Nặc Ông Thâm và Nặc Ông Thu ở thành La Bích,...), bảo vệ biên cương, đem lại sự bình yên cho dân cư và sự phát triển của văn hóa địa phương.
3. Khi Trần Thượng Xuyên bị chết vì bệnh, mộ phần của Ông được lập tại địa bàn nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên,.Tỉnh Bình Dương. Điều đó gợi cho chúng ta những suy nghĩ về quan hệ của ông lúc sinh thời đối với địa bàn này. Phải chăng đây là vấn đề có liên quan ít nhiều đến nghề gốm và nghề điêu khắc gỗ truyền thống nổi tiếng trên đất Bình Dương? Chúng ta biết được rằng, đương thời, đồ gốm và đồ gỗ cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn ở Cù lao Phố, mà Tân Uyên - Bình Dương chính là nơi tập trung nhiều loại gỗ quý, bền, chắc, ít bị sâu mọt phá hoại, như sao, trắc, dầu, giáng hương, gụ... rất cần thiết cho việc đóng tàu thuyền và xây dựng nhà ở, đình, chùa, phủ, miếu... Chúng ta cũng biết được rằng, đã có một thời, Bình Dương nổi tiếng là nơi có nhiều nhà cửa và chùa chiền cổ làm bằng gỗ quý, được chạm khắc tinh xảo...
 
 (1) Để ghi nhớ công lao của Trần Thượng Xuyên, người Trán Biên đã dựng đền miếu để thờ. Đình Tân Lân (phường
Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện nay) có tiền thân là một ngôi miếu nhỏ ở thành Kèn được người dân
Lập nên để thờ Trần Thượng Xuyên, có nhiều câu đốí ca ngợi công đức của Ông, người dân suy tôn Trần Thượng Xuyên
Là ''Đức Ông, khách thập phương thường đến đình Tân Lân để viếng ''Đức Ông'' vào ngày 23-10 âm lịch hàng năm; ở
Nhiều nơi, người Hoa suy tôn Trần Thượng Xuyên là ''Trần Tướng công tượng đồng và linh vị của Ông được thờ tại
Chùa Thanh Lương (nay thuộc phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, những người Minh Hương ở Gia
Định cũng lập miếu để thờ Trần Thượng Xuyên tại đình Gia Thạnh, đình Phú Lạc (nay thuộc địa bàn TP.HCM...)
(2) Xưa nay, trong từng ngữ cảnh cụ thể, Trần Thượng Xuyên và những người Hoa cùng đi với Ông (thành phần đa
Dạng, gồm quan lại, tướng sĩ, thương nhân, thợ thủ công, nông dân, thầy thuốc, thầy đồ, thầy địa lý, những tội đồ... ở
Trung Quốc) từng được ghi là ''di thần nhà Minh, ''nhóm người " nạn, 'lưu dân”...
(3) Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn viết: “Từ các cửa biển lớn và nhỏ như cửa Cần Giờ, cửa sài Lạp đi vào, toàn là những đám rừng hoang vu đầy cỏ rậm, mỗi đám rừng có thể rộng hơn nghìn dặm…”xem thêm: Lê Qu1y Đôn, Phủ Biên tạp lục (bản dịch của Lê Xuân Giáo), tập2, ủy ban dịch thuật Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn,
(4) Cù lao Phố có đất phù sa màu mỡ, theo sông Đồng Nai có thể xuôi thuyền lên Bắc xuống Nam, qua cao nguyên, sang Campuchia và xuôi ra biển Đông, tớí Phú Xuân... rất thuận tiện bằng đường thủy
(5) Hiện nay ở Biên Hòa vẫn còn một số cơ sớ tín ngưỡng được Trần Thượng Xuyên tổ chức xây dựng, như. Thất phủ cổmiêú (thường được gọi là Chùa Ông, được xây năm 1684 đểthờ Quan Công), hoặc được Trần Thượng Xuyên tổ chức trùng tu, như. Bửu Phong cổ tự (do Hòa thượng Bửu Phong lập năm 1616)...
(6) Hoàng Tiến là phó tướng đạo quân Long Môn, giết chết chủ tướng của mình là Dương Ngạn Địch ở cửa biển Mỹ Tho, tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai Tướng quân, chiếm cứ vùng đất Nan Khê, cho quân đi cướp phá và gây chiến…
Tiến sĩ NGUYỄN TUẤN TRIẾT
(Viện KHXH vùng Nam bộ)

3. Góp thêm một vài ý kiến về Trần Thượng Xuyên và quan hệ của ông với chúa Nguyễn 
Tiến sĩ TRẦN THỊ MAI

1. Trần Thượng Xuyên tự Thắng Tài là tổng binh ba châu Cao, Lôi, Liêm nay là đất huyện Mậu Danh, huyện Hai Hương, huyện Hợp Phố thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Vào thời Minh mạt, Trịnh Thành Công chiếm cứđảoĐài Loan, phối hợp cùng Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh, nhiều quan chức nhà Minh và những người chống đối nhà Thanh đều tìm đến đây hoạt độngBọn người này nhóm họp nhau trong phong trào ''phản Thanh, phục Minh Trần Thượng Xuyên là một trong số đó. Cuối thập niên của thế kỷ XVll, phong trào “phản thanh, phục Minh” gặp nhiều khó khăn, đặc biệt sau cái chết của Trịnh Thành Công. Cùng đường, năm 1679, dư đảng của họ Trịnh gồm tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến và tổng binh Cao, Lôi, Liêm, Trần Thượng Xuyên, phó tướng Trần An Bình, đem binh lính và quyến thuộc hơn 3.000 người và 50 chân thuyền, chạy sang Đại Việt, dọc theo bờ biển từ cửa Eo (cửa Thuận An, Huế ngày nay đến cửa Đà Nẵng xin tỵ nạn. Sử nhà Nguyễn chép: tuần quan cửa Tư Dung là Trí Thắng hầu đi thuyền nhỏ ra hỏi, bọn Dương Ngạn Địch treo cờ trắng rồi trình lên rằng ''Chúng tôi
Là tội lưu vong của nhà Đại Minh, vì nước thề hết lòng trung, nay lực kiệt, thế cùng, quốc tộ nhà Minh đã chấm dứt, chúng tôi chẳng chịu làm tôi nhà Thanh, nên chạy đến quý quốc, thành tâm xin làm tôi tớ”. Trí Thắng hầu đem việc tâu lên chúa Nguyễn Phước Tần. Nhận thấy đây là một việc rất khó xử, nhưng cũng lại là một cơ hội tốt để có thêm vây cánh, chúa bèn theo lời bàn của một đình thần ''... phong tục, tiếng nói của họ khác ta, khó bề sai khiến, nhưng nghĩ họ bị thế cùng bức bách, chạy đến nhờ ta, lòng trung tiết ý chân thành ấy, chúng ta không nỡ cự tuyệt Hiện nay đấtĐốngPhố nứớc Cao Miên đất đai màu mỡ nghìn dặm, triều đình chưa rảnh để kinh lý, chi bằng cho họ vào đó cư trú, cậy sức của họ để mớ mang đất đai, thế là làm một việc mà được ba đíều lợi” cho bọn người Dương Ngạn Địch,Trần Thượng Xuyên lãnh y chức cũ, phong thêm quan tước mới, khiến vào ở đất Đông Phổ để mở mang đất ấy. Theo đó, binh thuyền của tướng s~Long Môn Dương Ngạn Địch tiến vào cửa Lồi Lạp, theo cửa Đại, cửa Tiểu, đến đính cư ở Mỹ Tho; binh thuyền của tướng sĩ Cao, Lôi, Liêm Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ lên định cư ở Bàn Lân, xứ Đồng Nai.
Như vậy, Trần Thượng Xuyên cũng như nhóm người Minh Hương đồng cảnh ngộ với ông có mặt trên đất Đồng Nai theo sắp xếp của chúa Nguyễn có thể xem là một nhóm cư dân bị phá sản ở một dạng thức đặc biệt. Cục diện chính trị thay đổi ở Trung Quốc đã đẩy họ phải lưu vong trên vùng đất của chúa Nguyễn. Rồi cũng chính cục diện chính trị phức tạp mà chúa Nguyễn đang phải trảl qua đã đưa đẩy nhóm người Trần Thượng Xuyên có mặt trên vùng đất mới, để các chúa Nguyễn lợi dụng ''cậy sức của họ để mở mang đất đai”.
2. Đối với lịch sử vùng, Trần Thượng Xuyên và nhóm người Minh Hương của ông tuy không phải tiền hiền khai khẩn, nhưng họ xứng đáng là hậu hiền khai cơ.
Theo sử liệu, trước khi nhóm Trần Thượng Xuyên đến dựng đại đồn trú ở Lộc Dã (Trấn Biên dinh) và Bàn Lân (thôn Tân Lân) ''Khi ấy địa đầu Gia Định là Mỗi Xuy (hay Mô Xoài) và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đến ở chung lộn với người Cao Miên. Gười Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình, đem nhượng hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không trăn trở chuyện gì”. Như vậy, khi nhóm Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ, rồi được đưa đến đồn trú ở Lộc Dã, Bàn Lân, thì lưu dân người Việt đã có mặt từ trước và những vùng xung quanh ''thổ dân lấy băi Tân Chánh làm tổn”. Chính những lưu dân người Việt và thổ dân có mặt từ trước đã hình thành nên hệ thống làng xóm với những tên gọi được nhắc đến trong sử cũ và trong đời sống dân gian như Lộc Dã, Bàn Lân, Đồng Môn... Đây là nguồn nhân lực quan trọng giúp nhóm người Trần Thượng Xuyên dựa vào để đẩy nhanh tốc độ khai phá, biến Bàn Lân thành Nông Nại Đại Phố sau này. Nhờ,vào điều kiện tự nhiên và xã hội khá thuận lợi, chẳng bao lâu Trần Thượng Xuyên đã giành đất Đông Phố, lập nên xã Thanh Hà (trải dài từ bàn Lân tới Bến Gỗ), lo mở mang nông nghiệp, đem phong tục lễ nghi ra truyền bá cho dân địa phương. Sau vài chục năm khai phá, vùng đất Bàn Lân ngày càng trù phú, đông đúc, nhiều nghề thủ công được mở mang ở đây như nghề làm đường, nuôi tằm, dệt vải, nghề làm gốm, nghề đúc đồng... Công lao của Trần Thượng Xuyên là đã phát hiện ra tiềm năng lớn trong hoạt động kinh tế của vùng, khéo léo kích hoạt những tiềm năng đó và tổ chức khai thác hiệu quả tiềm năng. Họ mở đường sá, lập chợ, xây dựng phố phường phồn thịnh. Nông Nại loại Phố / Cù lao Phố đã thành hình và sớm trở thành trung tâm thương mại lớn nhất xứ Đồng Nai từ cuối thế kỷ XVll đến năm 1788 là nhờ đó. Sách Đại Nam nhất thống chí mô tả về Đại Phố như sau ''nhà ngói, vách vôi, lầu quả đôi tầng, rực rỡ trên bờ sông, liền lạc năm dặm và phân hoạt làm ba nhai lộ: nhai lớn giữa phố, lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, nhai nhỏ lót đá xanh, đường rộng bằng phẳng, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đến neo đậu, có những xà lan liên tiếp nhau. Ấy thật là một chỗ đại đô hội, nhà buôn bán to lớn duy ở đây là nhiều hơn. Do địa thế thuận lợi “Trên bến dưới thuyền'', Cù lao Phố đã thu hút người châu âu, người Nhật, người Mã Lai, người Tàu... tới lui buôn bán nhộn nhịp. Sách Gia Đinh thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết: ''Từ xưa, các thuyền ngoại quốc tới nơi này (châu Đại Phô) bỏ neo, mướn nhà ở, rồi kê khai các số hàng trong chuyến ấy cho các hiệu buôn trên đất líền biết. Các hiệu buôn định giá hàng, tốt lẫn xấu rỗi bao mua tất cả, không để một món hàng nào ứ đọng. Đến ngày trở buồm về gọi là ''hồi đường', chủ thuyền cần ml]a món hàng gì cũng phải làm sẵn hóa đơn đặt hàng trước mua giùm. Như thế, khách chủ được tiện lợi và sổ sách phân minh. Khách chỉ việc đờn hát vui chơi, đã có nước ngọt đầy đủ, lại khỏi lo ván thuyền bị hà ăn. Những mô tả trên đây đã cho thấy dưới sự sắp xếp, tổ chức củaTrần Thượng Xuyên, đất Bàn Lân đã trở thành một Nông Nại Đại Phố, một trung tâm thương mại lớn nhất đất Đồng Nai khi ấy. Việc phát triển thương mại vừa giúp lưu dân sớm ổn định cuộc sống, vừa kích thích họ sản xuất có dư để bán ra bên ngoài.Tẩm ảnh hưởng của Cù lao Phố trong hoạt động thương mại không bó hẹp trong phạm vi Biên Hòa mà lan rộng khắp vùng Gia Định khi ấy và với cả các vùng ngoại vi. Mối quan hệ giữa thương mại với công cuộc khai khẩn vùng Biên Hòa - Đồng Nai là một mối quan hệ độc đáo mà họ Trần đã tạo nên ở nơi đây. Không chỉ xây phố, lập chợ, họ Trần còn cho lập đình, chùa, mở mang phong tục, lễ nghi... ''phong hóa Trung Quốc từ đấy bồng bột lan khắp vùng Giãn Phố vậy. Điều này giúp sớm tạo nên sự giao lưu, tiếp biến văn hóa độc đáo trong vùng giữa các nền văn hóa Việt, Hoa, văn hóa của những cộng đồng cư dân có mặt từ trước ở đây như Khơmer, Châu Mạ... Như vậy là, đối với công cuộc ''Nam tiến'' của các chúa Nguyên, Trần Thượng Xuyên và nhóm người của ông đã góp phần tổ chức công cuộc định cư, khai khẩn, mở rộng vùng đất Trấn Biên. Từ trung tâm Cù lao Phổ, ngoài xã Thanh Hà của người Hoa được lập, lưu dân tập trung đến ngày càng đông, nhiều thôn xã mới được khẩn hoang như xóm Chùa, xóm Chiếu, xóm Rạch lò Gốm... lập nên trên dưới 10 xã thôn. Từ đây, công cuộc khai phá không ngừng được mở rộng ra khắp vùng Phước Long - Biên Trấn, nối liền với vùng Sài Gòn - Gia Định và với vùng Định Tường - Long Hồ (3). Trong mối quan hệ với Chân Lạp, khi đưa nhóm người Trần Thượng Xuyên vào đây chúa Nguyễn đã có chủ ý muốn lợi dụng họ vừa để kiến tạo đất mới vừa có thêm vây cánh nhằm gây sức ép với Chân Lạp, thực hiện ''Nam tiến''. Về phần mình, Trần Thượng Xuyên đã tỏ rõ sự trung thành với các chúa Nguyễn, sát cánh cùng nhân dân và đội quân Long Môn chống lại những mưu toan của Chân Lạp vàn hừng kẻ phản nghịch, bảo đảm cho cuộc sống bình yên của các lưu dân trên vùng đất mới. Năm 1688, phó tướng của Dương Ngạn Địch ở Định Tường là Hoàng Tiến làm phản, giết chết chủ tướng. Chúa Nguyễn Phước Trăn phải cử Mai Vạn Long trấn dẹp. Sau khi khôi phục tình hình, chúa gíao cho Trần Thượng Xuyên chiêu tập dưđảng Long Môn, chịu trách nhiệm quản lãnh đội quân này. Trong thời gian thực thi nhiệm vụ, Trần Thượng Xuyên và đội quân Long Môn đã có vai trò quan trọng không chỉ trong việc trấn áp các phe nhóm phản nghịch, mà còn góp phần vào công cuộc đại định biên cương của chúa Nguyễn. Tháng 7 - Kỷ Mão (1699), vua Chân Lạp là Nặc Thu đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang, Cầu Nam, cướp bóc dân buôn, Trần Thượng Xuyên với cương vị chủ tướng đạo quân Long Môn đã báo về triều đình để. Triều đình cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đánh dẹp.
Tháng 3-1700, Trần Thượng Xuyên đích thân chỉ huy đội quân Long Môn phối hợp với quân triều đình giao chiến với quân Chân Lạp. Nặc Thu buộc phải lui quân khỏi Bích Đôi, Nam Vang, binh lực tan vỡ. Để ổn định tình hình Chân Lạp và vùng biên giới giữa hai nước, Trần Thượng Xuyên tâu xin với chúa Nguyễn cho lập cháu rể của Nặc Thu là Nặc Ông Yêm lên làm vua Chân Lạp. Chúa chuẩn tấu. Từ năm 1700 đến 1720, Trần Thượng Xuyên có nhiều đóng góp vào việc ổn định trật tự trên vùng đất Biên Hòa, Định Tường, Long Hồ của chúa Nguyễn. Cũng trong thời gian này, mối quan hệ giữa Trần Thượng Xuyên với họ Mạc ở đất Hà Tiên được củng cố trên nhiều phương diện. Điều này vừa củng cố lợi ích cho cộng đồng người Hoa, vừa tạo thêm thế và lực cho các chúa Nguyễn trong quan hệ với Chân Lạp.
Năm 1720, Trần Thượng Xuyên qua đời. Con trai ông là Trần Đại Định nối nghiệp cha tiếp tục phục vụ dưới trlều chúa Nguyễn Phước Trú, được phong: tước Tổng binh Định Viễn háu, chỉ huy cả hai đạo binh Phiên Trấn và Long Môn. Công lao này của dòng họ Trần đã được chúa Nguyễn ghi nhận: ''Họ Nguyễn làm vua, họ Trần làm tướng, công khanh đời đời không dút.
 
Tài liệu tham khảo chính:
1. Trinh Hoài Đức - Gia Định thành thông chí, Tập trung, bản dịch Tu Trái Nguyễn Tạo, Sài Gòn, l972.
2. Lương Văn Lựu - Biên Hòa lược sử toàn biên, q.2, 1972.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn – Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Việt, tỉnh Biên Hòa, bản dích Tu Trai Nguyễn Tạo, Sài Gòn

4. Đô đốc Trần Thượng Xuyên
Trần Thượng Xuyên''' tự Trần Thắng Tài (? – 1720), người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh ba châu: Cao Châu, Lôi Châu, Liêm Châu dưới triều Minh.

Ông được coi là người đầu tiên có công khai khẩn với quy mô lớn vùng đất Biên Hòa, là người được chúa Nguyễn ban danh hiệu cao quý ''Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt'' (Họ Nguyễn làm vua, họ Trần làm tướng, công khanh đời đời không dứt), được vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc phong "Thượng đẳng thần".

I. Sự nghiệp:

1.1Thần phục chúa Nguyễn:
Năm 1644, vương triều Minh  bị nhà Thanh tiêu diệt. Bốn tướng thuộc vương triều này là Dương Ngạn Địch, tổng binh đất Long Môn, cùng phó tướng Hoàng Tiến và tổng binh ba châu Cao - Lôi - Liêm Trần Thượng Xuyên, cùng phó tướng Trần An Bình theo Trịnh Thành Công (1623 - 1662)(1) chiếm cứ đảo Đài Loan tiếp tục chống lại nhà Thanh.

Sau khi công cuộc “Bài Mãn phục Minh” thất bại, vào tháng giêng năm Kỷ Mùi (1679), bốn tướng kể trên đem hơn 3.000 quân và hơn 50 chiến thuyền sang các cửa biển Tư Dung (Thuận An) và Đà Nẵng, xin ở làm dân nước Việt.

Bấy giờ, chúa Hiền – Nguyễn Phúc Tần (1620-1687, ở ngôi 1648 - 1687) đang muốn đưa người đến khai khẩn đất Chân Lạp nên chấp thuận.

Đại Nam thực lục chép: ''Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Soài Rạp đến đóng ở Mỹ Tho; binh thuyền của Thượng Xuyên và An Bình thì vào cửa Cần Giờ, đến đóng ở Bàn Lân (Biên Hòa). Họ vỡ đất hoang, dựng phố xá, thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây dương, Nhật Bản, Chà Và (2) đi lại tấp nập”.(Đại Nam thực lục Tiền biên, soạn năm 1844, Viện Sử học phiên dịch, NXB Sử học, Hà nội, 1962. tr. 136-140)

1.2Mở mang cù lao Phố:
Cù lao Phố là một cù lao nằm trên Sông Đồng Nai, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Cù lao Phố là một dải đất sa bồi nằm ở phía Đông-Nam của thành phố Biên Hòa. Cù lao này khi xưa còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố(3), Bãi Rồng, Cù Châu (4), Nông Nại Đại Phố (5). Tên hành chính hiện nay là xã Hiệp Hòa, với tổng diện tích đất đai là 694,6495ha.
Tuy nằm cách biển nhưng là nơi sông sâu, nước chảy có thể đi đến mọi miền.

Người có công lớn trong công cuộc phát triển Cù lao Phố là Trần Thượng Xuyên.
Ban đầu, nhóm Trần Thượng Xuyên đến Bàn Lân (hay Bàng Lân. Khi đó, vùng này hãy còn là một nơi rừng rú) lập nghiệp. Nhưng do phần lớn nhóm người này ở vùng Đông Nam Trung Quốc nên thạo nghề buôn bán hơn nghề nông, nên họ đã chuyển từ Bàn Lân về cù lao Phố, là nơi có vị trí thuận lợi hơn để sinh sống.
Sự phát đạt của thương nghiệp đã lôi kéo những ngành nghề thủ công khác đến như: dệt chiếu, tơ lụa, gốm, đúc đồng, nấu đường, làm bột, đồ gỗ gia dụng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo v.v..
Từ đấy, Cù lao Phố ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định, tức Nam bộ ngày nay.

Đại Nam nhất thống chí mô tả: 
“Nông Nại đại phố, lúc đầu do Trần Thượng Xuyên khai phá, tức Trần Thắng Tài chiêu tập được người buôn nước Tàu, xây dựng đường phố, lầu quá đôi từng rực rỡ trên bờ sông, liền lạc năm dặm và phân hoạch ra ba nhai lộ: nhai lớn giữa phố lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, nhai nhỏ lót đá xanh, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển, ghe sông đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn hết, lập thành một đại đô hội...” (Nguyễn Tạo dịch, quyển thượng, Biên Hòa, Nha Văn Hóa Bộ Quốc gia Giáo Dục xuất bản, Sài Gòn, 1959, tờ 25)

Cảnh mua bán rộn rịp cũng được Trịnh Hoài Đức ghi chép lại:
“Các thuyền ngoại quốc tới nơi này bỏ neo, mướn nhà ở, rồi kê khai các số hàng trong chuyến ấy cho các hiệu buôn trên đất liền biết. Các hiệu buôn này định giá hàng, tốt lẫn xấu, rồi bao mua tất cả, không để một món hàng nào ứ động. Đến ngày trở buồm về, gọi là “hồi đường”, chủ thuyền cần mua món hàng gì, cũng phải làm sẵn hóa đơn đặt hàng trước nhờ mua dùm. Như thế, khách chủ đều được tiện lợi và sổ sách phân minh. Khách chỉ việc đàn hát vui chơi, đã có nước ngọt đầy đủ, lại khỏi lo ván thuyền bị hà ăn, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là thuận lợi…”(Gia Định thành thông chí, mục Xuyên sơn chí)

Nhà văn Sơn Nam viết:
“Vùng cù lao Phố, nòng cốt của Biên Hòa. Đây là vị trí xứng danh ải địa đầu, với đường bộ lên Cao Miên và đường thủy ăn xuống Sài Gòn. Nhóm dân Trung Hoa theo chân Trần Thượng Xuyên gây cơ sở lớn ở cù lao Phố, chọn vị trí thuận lợi, sát mé sông. Năm măm sau khi định cư, chùa Quan đế dựng lên” (Lịch sử khẩn hoang miền Nam'', NXB Văn nghệ, TP. HCM, 1994, tr.30)

Tuy nhiên, sự thịnh vượng của cù lao Phố chỉ kéo dài được 97 năm (1979 -1779), bởi đã xảy ra hai sự kiện lớn:
-Năm 1747, một nhóm khách thương người Phúc Kiến qua lại buôn bán, thấy cù lao Phố rất giàu có nên dậy lòng tham muốn chiếm lấy để làm chỗ dung thân lâu dài. Cuộc bạo loạn do Lý Văn Quang (tự xưng là Giản Phố Đại vương) cầm đầu, đánh úp dinh Trấn Biên (tiền thân của Biên Hòa sau này), giết chết Nguyễn Cư Cẩn (tước Cẩn Thành Hầu) là người cai quản dinh. Tin cấp báo về Thuận Hóa, chúa Vũ vương (Nguyễn Phúc Khoát) liền sai cai cơ Tống Phước Đại (tước Đại Thắng Hầu) đang đóng ở Mô Xoài đem binh vào cứu viện. Tống Phước Đại phá tan đạo quân của Lý Văn Quang, bắt được chúa đảng cùng đồng bọn 57 người. Tuy dẹp được cuộc bạo loạn, nhưng cù lao Phố cũng đã chịu nhiều thiệt hại.

-Năm 1776. quân Tây Sơn đã đến đàn áp những người Hoa ở cù lao Phố vì họ đã ủng hộ Nguyễn Phúc Ánh. Trịnh Hoài Đức mô tả: “Nơi đây biến thành gò hoang, sau khi trung hưng người ta tuy có trở về nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước'' (Gia Định thành thông chí). Sau khi chợ búa cùng phố xá bị tàn phá nặng nề, các thương gia người Hoa rủ nhau xuống vùng chợ Lớn (nay là Quận 5 và Quận 6, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), sinh sống và lập những cơ sở thương mãi khác cho đến nay...
Kể từ đó, Cù lao Phố đánh mất vai trò là trung tâm thương mại của Đàng Trong mà thay vào đó là Chợ Lớn và Mỹ Tho.

1.3Giữ an bờ cõi:
Năm Mậu Thìn (1688), phó tướng Hoàng Tiến giết chủ tướng là Dương Ngạn Địch ở cửa biển Mỹ Tho, dời đồn sang Nan Khê (nay là sông Vàm Nao, thuộc tỉnh An Giang), đắp lũy, đúc đại bác, đóng chiến thuyền, thả quân đi cướp bóc. Vua chính nước Chân Lạp là Nặc Thu oán giận, bỏ việc triều cống và đắp ba luỹ Bích Đôi, Cầu Nam và Nam Vang, rồi chằng xích sắt ngăn cửa sông, làm kế cố thủ...(Đại Nam thực lục Tiền biên'', soạn năm 1844, Viện Sử học phiên dịch, NXB Sử học, Hà nội, 1962. tr. 136-140)

Vua thứ nhì Chân Lạp là Nặc Nộn (đang đóng ở Sài Gòn) báo gấp lên chúa Nguyễn. Chúa Ngãi (Nguyễn Phước Trăn, 1687 - 1691) nổi giận, bèn cử tướng Mai Vạn Long ở Dinh Thái Khương giả hiệp quân cùng Tiến đi đánh dẹp Nặc Thu, nhưng kỳ thực cũng để hạ Hoàng Tiến.

Đại Nam thực lục chép:
“Tháng giêng năm Kỷ Tỵ (1689), Mai Vạn Long kéo quân đến cửa biển Mỹ Tho, đóng ở Rạch Gầm (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), sai người đến Nan Khê triệu Hoàng Tiến đem quân sở bộ đến.
Vạn Long phải dùng mẹo đánh lừa Tiến đến hội. Quả nhiên Tiến cưỡi thuyền ra sông đến hội. Phục binh vùng dậy, bốn mặt đánh vào, Tiến bỏ thuyền chạy, nhằm lẩn về phía cửa biển Soài Rạp. Vạn Long vào lũy, bắt được vợ con Tiến đều chém cả, chiêu tập dư chúng quân Long Môn, sai bộ tướng là Trần Thượng Xuyên quản lãnh để làm Tiền phong.
Thừa thắng, Vạn Long, Trần Thượng Xuyên tiến đánh, đốt xích sắt ngang sông, liên tiếp lấy được ba luỹ Bích Đôi, Cầu Nam, Nam Vang, bắt Nặc Thu phải hàng phục…” (Đại Nam thực lục Tiền biên'', soạn năm 1844, Viện Sử học phiên dịch, NXB Sử học, Hà nội, 1962. tr. 136-140)

Vào năm 1699, Trần Thượng Xuyên lại phải cầm quân đến nơi biên giới:
Tháng 7 năm 1699, Nặc Thu lại đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam. Trần Thượng Xuyên lúc bấy giờ đang đóng quân ở Doanh Châu (Vĩnh Long), cấp báo lên triều đình. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh]] đi vào Nam hiệp quân, đánh dẹp.
 Tháng 3 năm 1700, Trần Thượng Xuyên đích thân ra trận, giao chiến với quân Chân Lạp, rồi tiến đánh lũy Bích Đôi và Nam Vang. Quân Chân Lạp tan vở... Sau trận tiến công này, vùng đất Biên Trấn (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định), Định Tường, Long Hồ (Vĩnh Long), An Giang đã được sáp nhập vào Đại Việt.” (Lương Văn Lựu, ''Biên Hòa sử lược toàn biên'', quyển II, Sài Gòn, 1973, tr. 118 – 120)

Và lần thứ ba...
Việt Nam sử lược ghi:
“Năm Giáp Ngọ (1714), quân của Nặc Ông Thâm đến lấy thành La Bích và vây đánh Nặc Ông Yêm nguy cấp lắm. Ông Yêm sai người sang Gia Định cầu cứu. Quan đô đốc Phiên Trấn (Gia Định) là Trần Thượng Xuyên và quan phó tướng Trấn Biên (Biên Hòa) là Nguyễn Cửu Phú phát binh sang đánh, vây Nặc Ông Thu và Nặc Ông Thâm ở trong thành La Bích. Nặc Ông Thu và Nặc Ông Thâm sợ hãi, bỏ thành chạy sang Tiêm la (Xiêm). Bọn ông Trần Thượng Xuyên lập Nặc Ông Yêm lên làm vua chân Lạp…” (Trần Trọng Kim, ''Việt Nam sử lược'', NXB Tân Việt, Sài Gòn 1968, tr. 331)

1.4 Mất:
Suốt 15 năm, Trần Thượng Xuyên vừa hổ trợ các tướng chúa Nguyễn ổn định tình hình quân sự, chính trị ở Gia Định và Chân Lạp, vừa lo mở mang buôn bán ở cù lao Phố. Vào ngày 23 tháng 10 âm lịch năm 1720, ông mất và được an táng ở làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Chung quanh mộ Trần Thượng Xuyên còn có các mộ khác, được người quản đình Tân Lân (nơi thờ ông Trần Thượng Xuyên) ở Biên Hòa, gần Cù Lao Phố cho biết là của các binh lính và cận thần của ông.

Các mộ rất hoang tàn, rêu phong vì đã trải qua bao thế kỷ. Các dòng chữ trên đá đầy phong rêu nay đã mờ mất.

Cách đây nhiều năm, Ty văn hóa tỉnh Bình Dương và một số các nhà nghiên cứu đến lấy được chữ Hán, qua giấy in lên đá, nhờ vậy mới xác định được đây là mộ của Trần Thượng Xuyên.

II.Tưởng nhớ:
Trần Thượng Xuyên được lịch sử xác định là người có công lớn trong công cuộc khai phá và xây dựng vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Công đức to lớn của ông được nhân dân ghi tạc, tôn thờ và xem ông như vị thần đã khai sáng vùng đất này.

Mặt khác, Trần Thượng Xuyên còn là một dũng tướng thao lược của chúa Nguyễn. Ông đã nhiều lần cầm binh đánh dẹp Cao Miên, giữ an bờ cõi, mở rộng biên cương nước Việt.

Chính vì vậy, chúa Nguyễn đã ban danh hiệu cao quý ''Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt''. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị đều phong ông làm “Thượng đẳng thần”.
Để tỏ lòng ngưỡng mộ và đền đáp công ơn người đã có công tổ chức khai phá, mở mang vùng đất Đồng Nai - Gia Định, nhân dân ở những nơi này gọi Trần Thượng Xuyên là “Đức Ông” và đều có lập đền thờ ông, khói hương không dứt.

Trong số ấy có Đình Tân Lân (Xóm Mới) ở Biên Hòa, nơi thờ chính tướng Trần Thượng Xuyên, đã được Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch xếp hạng “di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” theo Quyết định số 457/QĐ, ngày 25 tháng 3 năm 1991. Ngoài ra, Đình Minh Hương Gia Thạnh ở quận 5, TP. HCM cũng có gian thờ ông rất trang trọng.

III. Hậu duệ:
Trần Thượng Xuyên có người con trai tên Trần Đại Định, cưới con gái của Mạc Cửu, tổng trấn Hà Tiên. Năm 1725, Đại Định nối nghiệp cha, phục vụ dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chú tức ''Chúa Ninh'' (1697-1738), được tập phong tước Định Viễn Hầu, chức tổng binh, chỉ huy cả hai đạo binh Phiên Trấn và Long Môn.

Tháng Giêng năm Nhâm Tý (1732), sau khi dẹp tan phe nổi loạn ở Ai Lao (Lào) và Chân Lạp, Định bị Trương Phước Vĩnh, mang chức ''điều khiển'', hãm hại để đoạt công. Đại Định bị bắt giam rồi chết oan trong ngục thất ở Quảng Nam vào giữa tháng Chạp cùng năm ấy. Sau Định được minh oan và được truy tặng hàm ''đô đốc Đồng Tri''.

Con của Trần Đại Định là Trần Cơ, rất được cậu ruột là Mạc Thiên Tích thương yêu và tin dùng. Họ Trần ở Biên Hòa và Họ Mạc ở Hà Tiên kết thông gia nhiều đời, như vợ Mạc Thiên Tích là người họ Trần quê ở Đồng Môn.

Bùi Thụy Đào Nguyên
Long Xuyên, tháng 9 năm 2008.

Chú thích:
(1)Trịnh Thành Công tên là Sâm, được vua nhà Minh ban cho quốc tính và đổi tên là Thành Công. Năm 1650, lập căn cứ Hạ Môn, Phúc Kiến trở thành thủ lĩnh phong trào chống Thanh ở vùng ven biển Đông Nam Trung Quốc. Năm 1661, Trịnh Thành Công bị thất bại, chạy ra Đài Loan, tiếp tục chống Thanh.

(2) Chà và: âm của chữ Java, Chà và là người đến từ đảo Java, về sau từ này được người Việt dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm ngăm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manille, Phi Luật Tân).
(3) Theo GS Nghiêm Toản, thì:
Đông Phố, thực ra là "Giản Phố",vì lẽ chữ "Giản" và chữ "Đông" viết theo chữ Hán nét gần giống nhau, chỉ khác hai chấm thay vì một nét.
Truy thêm, "Giản Phố" do "Giản Phố Trại" mà ra, và "Giản Phố Trại" tức là "Cambodia" do người Tàu âm ra tiếng của họ và vẫn đọc "Kan-pou-tchai", tức "Cambodge" (Campuchia) ngày nay.
Như vậy, nên gọi "Giản Phố" hơn là "Đông Phố", nhưng cái gì cũng không mạnh hơn thông tục.
(4) Cù Châu không có nghĩa là cù lao, mà hình tượng một ụ đất lớn giống như con rồng có sừng, do đó mới gọi “Cù Châu”. Mỗi khi trên sông có sóng to gió lớn, đất lỡ hai bên bờ, người địa phương nói “cù dậy”. Ở phía Nam cù lao, có một hàng đá ngầm, lúc nào nước rút xuống thì lộ lên rõ ràng làm cho dòng sông chảy xiết, ghe thuyền qua lại rất nguy hiểm.

(5) Nông Nại đại phố tức là ''Chợ Lớn của xứ Đồng Nai''. Đồng Nai âm theo tiếng Quảng Đông là Nông Nại, do họ không phát âm được chữ “Đ” trong địa danh Đồng Nai..    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét