Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

"Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương"


"Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương"

Chúng tôi muốn sống trong hoà bình và hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới. Cuốn sách này đã thuật lại cuộc đời của Võ Nguyên Giáp và lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự thật không phải quân đội, mà chính nhân dân đã thắng trong cuộc chiến tranh, nhưng làm sao có thể tách đôi? 

Nhân dân là quân đội: tất cả đều là chiến sĩ… Đàn ông và đàn bà Việt Nam là những người thực sự đã gây dựng nên thắng lợi; Tổng tư lệnh xuất chúng. Cụ Hồ Chí Minh là người lái con thuyền, nhưng ông Giáp là người chỉ huy các lực lượng vũ trang. “Của cải dành riêng” của Cụ Hồ Chí Minh là Đảng Cộng sản, nhưng của ông Giáp là quân đội, và là quân đội nhân dân đã giành thắng lợi trong chiến tranh. Trong giới hạn này, ông Giáp có thể tự hào đã giành hai thắng lợi to lớn và là nguồn gốc của thống nhất và độc lập của đất nước ông.
 
Rất nhiều thắng lợi của ông đã làm cho ông trở thành một trong những người chỉ huy vĩ đại nhất của tất cả các thời đại. Ông Giáp đã thật sự là một nhà chiến lược vĩ đại? Vì bốn lý do không dễ dàng gì để trả lời câu hỏi đó: Dưới chế độ ông phục vụ, mọi quyết định được tiến hành tập thể; trong phạm vi quân sự, ông là người đứng đầu trong số những người ngang hàng (Primus inter pares) nhưng chỉ mình ông là trọng tài. Nước Việt Nam còn là một xã hội đóng kín, có khả năng mở hơn cách đây vài năm, nhưng những người từ phương Tây tư bản chủ nghĩa đến đã quan tâm đến quá khứ rất gần đây, không đánh giá cao.
 
Tôi có thể đến Hà Nội vì cánh cửa đã mở, vì tôi là một tác giả nổi tiếng, vì tôi đã là một người lính và như vậy đối với ông Giáp trong lúc trò chuyện dễ chấp nhận hơn một nhà văn không có kiến thức quân sự và cũng vì tôi là một công dân Anh quốc, có thể khách quan hơn một người Pháp hoặc một người Mỹ. Cuối cùng, người Việt Nam là những người rất kín đáo; nói công khai những vấn đề cá nhân là không chấp nhận được-nên để tấm lòng ngay thẳng trước những người không quen biết; những chi tiết của đời tư, những tư tưởng và tình cảm sâu kín đều cấm ky. Một quyển tiểu sử “cho Tây phương” là không phù hợp.
 
Nhưng bản thân những sự việc đủ sức thuyết phục và chúng đã tập trung đủ những chỉ số để có một sự đánh giá. Từ năm 1944 đến năm 1975, mọi người biết đến cuộc đời của ông Giáp không thể tách khỏi những trận chiến đấu, những trận tấn công và những sáng kiến khác của ông. Trong nhiều công trình ông đã tham gia, hoặc với tư cách Đại tướng, hoặc với tư cách thành viên của Chính phủ. Ông Giáp đã giữ chức Tổng tư lệnh quân đội ròng rã ba mươi năm và đã tham dự vào những cuộc thảo luận chính trị ở cấp cao trong gần 50 năm: hai sự việc chưa bao giờ có trong lịch sử.
 
Ngoài ra rất khó so sánh với các vị tướng khác, sự kết hợp giữa hoạt động du kích ở phạm vi lấy tác chiến thông thường cũng là việc chưa bao giờ có. Ông Giáp đã tỏ rõ những đức tính xuất chúng trong tất cả mọi lĩnh vực lớn nhất của chiến tranh. Về chiến lược, ông đã có một tầm quan sát sâu sắc các sự kiện và đã khoanh vùng những vấn đề chủ yếu; ông đã làm lung lay đối phương bằng sử dụng sáng suốt những lực lượng từ nhiều điểm: ở Lào, ở Campuchia, trong vùng châu thổ sông Cửu Long, trên các cao nguyên Tây Nguyên, vùng đồng bằng ven biển, hai bên bờ vùng giới tuyến phi quân sự.
 
Về chiến thuật, ông Giáp là bậc thầy trong nghệ thuật chiến tranh du kích; về mặt này, ông là người chỉ huy vĩ đại nhất của mọi thời đại. Trong lĩnh vực chiến tranh thông thường, ông biết cách đổi mới: ví dụ ở Điện Biên Phủ ông đã sử dụng giao thông hào tiếp cận xói mòn những lực lượng phòng ngự, phá huỷ từ vị trí phòng ngự này đến vị trí phòng ngự khác trước khi vượt qua số còn lại. Hơn ai hết, ông đã làm cho chiến sĩ của ông hiểu được sự cần thiết và những nguyên tắc của một “timing” tốt, tác dụng của bất ngờ, ngụy trang và động tác giả; ví dụ các đơn vị của ông đã ẩn nấp kín đáo đến nỗi quân địch chỉ phát hiện được họ khi người đứng đầu bị loạt đạn ngay sát gần; so sánh với những hầm hố của quân Mỹ như Khe Sanh có thể chụp ảnh được qua vệ tinh.
 
Trong lĩnh vực hậu cần, ông thật xuất sắc suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, không có một sự làm chủ hoàn hảo hơn về công tác hậu cần mà không thể thực hiện được trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng như vậy, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đường mòn Hồ Chí Minh đã cung cấp tiếp tế cho Quân đội nhân dân Việt Nam và quân giải phóng miền Nam ròng rã mấy năm trời. Chỉ có ít người chỉ huy quân sự tỏ ra có tinh thần làm chủ được mọi yếu tố làm nên thắng lợi. Hơn nữa, ông Giáp biết phái đi điều gì cơ bản cho cấp này; mặt khác làm sao ông có thể đảm nhiệm lâu dài như vậy những trách nhiệm cao cấp?
 
Ông khuyến khích “những con người trên trận địa, những người biết rõ địa điểm, tình trạng và thời gian thích hợp nhất để hành động, được quyền quyết định". Khi tôi hỏi tướng Marcel Bigeard bình luận về năng lực quân sự của ông Giáp, tướng Bigeard trả lời rất khâm phục ông Giáp. “Ông đã học thuộc những bài học sai lầm và không lặp lại chúng” và “ông đã chỉ huy thắng lợi những đơn vị của ông trong thời gian dài đáng chú ý; trong vòng 30 năm đã lập nên một kỳ tích chưa từng có”. Bất kỳ lúc nào “đối với Giáp, đời sống bản thân không đáng gì”. Bigeard cũng rất tôn trọng những người Việt Nam.
 
“Họ là những người dũng cảm, ngay thẳng, thông minh, lao động”. Ông thành thật xúc cảm thêm: “người Việt Nam yêu chúng ta, và chúng ta, những người Pháp cũng yêu họ. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ cưới nhau…”. Về phần mình, tướng William C. Westmoreland cũng rất khâm phục người Việt Nam. Họ tin tưởng những người cùng làm việc ở miền Nam, nhưng “vấn đề lớn là những người nông dân ở xa thành phố không tôn trọng chính phủ trung ương chút nào: dưới con mắt họ, không có gì hơn là chế độ thuộc địa kéo dài, do đó chúng ta khó mà liên minh với họ trong cuộc chiến tranh này”, hơn nữa “có rất nhiều dân tộc thiểu số; không phải là một xã hội đồng nhất".
 
Còn về phẩm chất của một người chỉ huy quân sự lỗi lạc: khả năng ra những quyết định, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung, không quên trí thông minh đã gắn bó tất cả các phẩm chất trên- Westmoreland tin tưởng ông Giáp “có tất cả các phẩm chất đó”. Đó là một con người rất “quyết tâm, một vì tướng vĩ đại”. Song ông “mắc lỗi vì lạc quan: mặc dù mọi nỗ lực suốt trong cuộc tấn công nhân dịp Tết, ông không thấy dấu hiệu nào của tổng khởi nghĩa mà ông đã tính toán”. Xung quanh vấn đề nhận xét con người Westmoreland nghĩ rằng ông Giáp “không có sự lựa chọn, những tài năng thường hiếm.
 
Westmoreland nhận xét ông Giáp làm chủ được bản thân: “Mọi người chỉ huy quân sự ở cấp cao phải có phẩm chất ấy, nếu không không thể lâu dài được”. Ông Giáp là người táo bạo quyết tâm, ông có “khả năng chi phối những người của ông vì những câu chuyện huyền thoại xung quanh ông và vầng sáng lạc quan của ông”. Ông Giáp “tin vào sức thuyết phục của ông; ông tưởng rằng điều người ta muốn nói với ông vì họ nghĩ rằng điều đó ông muốn nghe”. Chắc rằng ông cũng luôn luôn đối xử như thế với những cán bộ cao cấp, hoặc là lính hoặc là chính khách.
 
Trả lời một câu hỏi về cuộc đời chính trị kéo dài của ông Giáp, Westmoreland hăng hái cho rằng đối với một vị tướng, điều đó phụ thuộc dư luận công chúng: “Nếu không được sự nâng đỡ của dư luận, không vị tướng nào có thể tự đặt ra cho mình, dù cho uy lực của niềm tin bản thân đến thế nào”. Và sở dĩ Hoa Kỳ không thắng được là vì “các mặt tiêu cực của cuộc chiến tranh đã là đối tượng cho công luận quá khích (vì các loại thông tin đại chúng), còn các mặt tích cực thực tế không được tỏ rõ”. Hơn nữa nếu Hoa Kỳ đã sử dụng ngay từ năm 1968 một lực lượng máy bay B52 như năm 1972, thì Hà Nội đã phải ngồi lại bàn đàm phán từ ngày đó; chiến tranh sẽ không kéo dài và hàng nghìn sinh mạng của Mỹ và Việt Nam đã được cứu vớt”.
 
Song câu trả lời ấy cho rằng dư luận công chúng Mỹ ở thời kỳ ấy đã tha thứ cho một sáng kiến như vậy ư? Hoàn toàn không chắc chắn như thế. Năm 1968, đất nước bị chia rẽ hơn bao giờ hết kể từ cuộc chiến tranh ly khai; còn 1972, trái lại Tổng thống Nixon có thể dựa vào ý chí thất vọng của nhân dân Mỹ để tìm một giải pháp với bất kỳ giá nào, hoặc gần như thế. Khi nói về chiến tranh sức mạnh của nhân cách ông xuất hiện thật rõ như trong trang bài có quan hệ đến Điện Biên Phủ...
 
  Nhà báo & công luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét