Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Tư liệu về chiến dịch đường 9 - Nam Lào, phần 1


Phụ lục 1
Lệnh hành quân
Lam Sơn 917-Đại Bàng 2-1971
Bản số 23/27 Sư đoàn nhảy dù/HQ
Đông Hà YD. 240590, ngày 030300H/02/71
Tham chiến:
-Lệnh hành quân Lam Sơn 719 ngày 30/01/1971 của BTL/QĐ1/QK1
-Bản đồ loại… Từ số… tỷ lệ 1/100.000.

Tổ chức lực lượng:
-Bộ tư lệnh/sư đoàn nhảy dù
-Chiến đoàn đặc nhiệm:
+Lữ đoàn 1 kỵ binh (2 thiết đoàn)
+Lữ đoàn 1 nhảy dù
+Tiểu đoàn 101 công binh 
-Lữ đoàn 2 nhảy dù
-Lữ đoàn 3 nhảy dù
-Tiểu đoàn 44/PB/155 ly
-Trung đội khai quang (khi có lệnh QĐ1)
-Các đơn vị yểm trợ tác chiến cơ hữu/SĐND

I.Tình hình
A-Địch: Phụ bản A, tình báo (kèm theo).

B-Bạn:
1.Sư đoàn 1 bộ binh (-): Hành quân song song phía Nam theo trục xanh
2.Liên đoàn 1 biệt động quân hành quân song song phía Bắc theo trục nâu
3.Lữ đoàn 1/5 cơ giới Hoa Kỳ hoạt động phía Tây Tây Bắc căn cứ Hàm Nghi. 2 tiểu đoàn pháo binh nặng Hoa Kỳ tại Tà Bạt.
4.Lữ đoàn 147/TQLC hoạt động Đông Nam căn cứ Hàm Nghi.

C-Tăng phái và xuất phát:
1.Xem tổ chức lực lượng 2.Các lữ đoàn sẽ được tăng phái các toán huỷ TĐ1 01, CB khi có lệnh.

II.Nhiệm vụ
1.Sư…
2.Sư đoàn nhảy dù là nỗ lực chính trong cuộc hành quân hỗn hợp không lực theo trục DO, nhằm cắt đứt hệ thống tiếp vận của Cộng sản Bắc Việt, tìm diệt địch và phá huỷ tối đa các quân dụng kho tàng của chúng trong căn cứ 604.

III.Thi hành

A.Quan niệm hành quân: (Phụ lục B phóng đồ đính kèm)
Xuất phát từ căn cứ Hàm Nghi, hành quân bộ theo dọc đường 548 và trực thăng vận xuất nhập các khu vực mục tiêu A-lưới và A-sầu, thiết lập các căn cứ hành quân và căn cứ hoả lực, tổ chức hành quân tuần thám, lùng diệt địch, phá hủy kho tàng trong khu vực trách nhiệm.
Cuộc hành quân sẽ được thực hiện bằng 4 giai đoạn:
+Giai đoạn 1 (từ N đến N+8)[30/1 đến 7/2]:
Di chuyển toàn bộ sư đoàn nhảy dù và các đơn vị tăng phái đến phối trí xung quanh khu vực căn cứ Hàm Nghi.
-Ngày N+5: BTL/SĐND+LĐ3ND
-Ngày N+6: Chiến đoàn đặc nhiệm
-Ngày N+6: Lữ đoàn 1 nhảy dù
-Ngày N+7: Lữ đoàn 2 nhảy dù

+Giai đoạn 2 (từ ngày N+9 đến N+15)2 [8/2 đến 14/2]:
a.Sử dụng chiến đoàn đặc nhiệm (-TĐND) làm nỗ lực chính, xuất phát từ Tà Bạt, tiến quân dọc theo đường 548 (Đường 9), về phía Tây, giao tiếp và hỗ trợ cho 1 TĐND trực thăng vận chiếm mục tiêu A-lưới (Bản Đông) và thiết lập căn cứ hoả lực tại đây. Đồng thời lữ đoàn 3 nhảy dù được trực thăng vận cấp tiểu đoàn chiếm các khu vực cao điểm 30-31 (Điểm cao 450-543) phía Bắc đường 548 và thiết lập các căn cứ hoả lực để hỗ trợ mặt Bắc cho cánh quân cơ giới/chiến đoàn đặc nhiệm (giai đoạn tuyến ALFA).

b.Theo lệnh
-Chiến đoàn đặc nhiệm (-) tiếp tục tiến công chiếm mục tiêu 11, đồng thời tiểu đoàn 3 nhảy dù trực thăng vận cả tiểu đoàn chiếm khu vực cao điểm 32, thiết lập căn cứ hoả lực. Sau đó chiến đoàn đặc nhiệm (-) chia làm 2 cánh quân, một cánh tiến chiếm mục tiêu 13, 14, thiết lập căn cứ hoả lực tại mục tiêu 12 giao tiếp với lữ đoàn 2 nhảy dù tại cầu ASHAU1 (Sê-pôn) (giai đoạn tuyến BCAVO).
-Lữ đoàn 2 nhảy dù trực thăng vận xâm nhập mục tiêu ASHAU giao tiếp với chiến đoàn đặc nhiệm. Sau đó trực thăng vận chiếm các mục tiêu 21-22 và thiết lập các căn cứ hoả lực.

+Giai đoạn 3:
Củng cố các căn cứ hành quân và căn cứ hoả lực tổ chức hành quân lục soát, tiêu diệt lực lượng địch, khám phá và tiêu huỷ tới mức tối đa các quân dụng cũng như kho tàng của địch trong phạm vi trách nhiệm.

+Giai đoạn 4:
Đoạn lệnh hành quân sẽ ban hành sau.

B-Chiến đoàn đặc nhiệm:

1.Giai đoạn 1
-Ngày N+6 di chuyển toàn bộ vào khu vực tập trung phía Tây Nam Hàm Nghi, sau đó di chuyển đến khu vực tuyến xuất phát. Tiếp nhận lữ đoàn 1 nhảy dù đặt dưới quyền điều động hành quân kể từ N+9.

2.Giai đoạn 2
-Ngày N+9, chiến đoàn (-) xuất phát từ Tà Bạt tiến theo đường 548 về phía Tây, giao chiến với một tiểu đoàn nhảy dù trực thăng vận chiếm A-lưới và thiết lập căn cứ hoả lực tại đây-theo lệnh tiến chiếm mục tiêu 11, sau đó chia làm 2 cánh quân: 1 cánh chiếm mục tiêu 13, 14 và thiết lập căn cứ hoả lực tại mục tiêu 14. Trù liệu khi cần thiết, sử dụng một tiểu đoàn nhảy dù trực thăng vận hỗ trợ cho việc chiếm mục tiêu 14. Một cánh tiến chiếm mục tiêu 12 giao tiếp với lữ đoàn 2 nhảy dù.
Sẵn sàng tiếp ứng cho lữ đoàn 2 nhảy dù ở phía Tây hoặc tăng cường một thiết đoàn cho lữ đoàn 2 nhảy dù khi có lệnh.
Bảo vệ công binh thiết lập cầu ASHAU.


3.Giai đoạn 3:
-Duy trì và bảo vệ an ninh đường 548 từ cầu ASHAU đến Tà Bạt.
-Mở rộng hành quân lục soát và tiêu diệt địch, phát hiện và tiêu huỷ tối đa quân dụng cũng như kho tàng của địch trong khu vực trách nhiệm.

4.Tiểu đoàn 1 PB sẽ do BCH/PB/SĐND phối trí tạm thời, được đưa vào vùng theo nhu cầu của chiến đoàn.

C.Lữ đoàn 1 nhảy dù:
1.Giai đoạn 1: Di chuyển đến vùng tập trung
2.Giai đoạn 2: Đặt dưới quyền điều động hành quân của chiến đoàn đặc nhiệm kể từ N+9.
3.Giai đoạn 3: Theo lệnh.

D.Lữ đoàn 3 nhảy dù:
1.Giai đoạn 1: Ngày N+5 di chuyển chiến thuật đến căn cứ Hàm Nghi cùng với BTL/SĐND.
2.Giai đoạn 2:
-Ngày N+9, trực thăng vận 2 tiểu đoàn chiếm các khu vực cao điểm 30, 31 và thiết lập căn cứ hoả lực. Theo lệnh sẽ trực thăng vận 1 tiểu đoàn chiếm khu vực 32 thiết lập căn cứ hoả lực (dự trù vào ngày N+10).
-Lục soát khu vực trách nhiệm, ngăn chặn địch xâm nhập từ phía Bắc xuống theo đường 14 để hỗ trợ sườn Bắc cho nỗ lực chính. Theo lệnh sẽ lãnh trách nhiệm một phần khu vực chiến đoàn đặc nhiệm dọc theo đường 548.
-Làm lực lượng trù bị, sẵn sàng được điều động tiếp ứng lữ đoàn 2 nhảy dù và chiến đoàn đặc nhiệm khi có lệnh.

3.Giai đoạn 3:
-Mở rộng hành quân lục soát tiêu diệt địch, khám phá và triệt hạ các kho tàng.
-Sử dụng đơn vị cấp nhỏ để phá hoại trục lộ 14 nhằm cô lập hoá khu vực A-lưới.
-Tiếp tục nhiệm vụ trù bị.

E.Lữ đoàn 2 nhảy dù
1.Giai đoạn 1: Di chuyển đến Hàm Nghi
2.Giai đoạn 2:
-Theo lệnh sẽ trực thăng vận vào chiếm mục tiêu ASHAU, giao tiếp với chiến đoàn đặc nhiệm tại ASHAU, lập căn cứ hoả lực.
-Trực thăng vận chiếm các mục tiêu 21-22, lập căn cứ hoả lực.
-Sẵn sàng tiếp nhận 1 tiểu đoàn do chiến đoàn đặc nhiệm tăng phái khi có lệnh.

3.Giai đoạn 3:
-Tiếp nhận công binh tăng phái để sửa chữa phi đạo tại ASHAU hầu có thể tiếp tế không vận (C.123 hoặc C.130).
-Mở rộng hành quân lục soát tiêu diệt địch, khám phá và triệt hạ tối đa các kho tàng của địch. Tổ chức các đợt hoạt động ngăn chặn địch bằng cách sử dụng đơn vị cấp nhỏ lưu động và triệt để phá hoại các trục lộ 21 và 548 nhằm cô lập hoá khu vực ASHAU.

F.Tiểu đoàn 101 công binh:
1.Tăng phái cho lữ đoàn nhảy dù kể từ N+7.
2.Nhiệm vụ yểm trợ thiết lập các căn cứ hoả lực, sửa chữa đường sá, cầu cống, thiết lập cầu ASHAU.
3.Sẵn sàng tăng phái các toán phá huỷ cho các lữ đoàn khi có lệnh.
4.Sửa chưa phi đạo ASHAU.

G.Tiểu đoàn 44 PB/155 ly
Trong giai đoạn 1 (N+6) di chuyển đến Hàm Nghi nhận lệnh trực tiếp của BCH/PB/SĐND.

H.BCH/PB/SĐND
-Sắp xếp việc phối trí tiểu đoàn 1 PB/ND trong thời gian chờ chiến đoàn đặc nhiệm điều động vào vùng hành quân.
-Tiếp nhận tiểu đoàn 44PB/155 ly và phối trí sơ khởi tại Tà Bạt.

I.Phương tiện và yểm trợ
1.Pháo binh: Phụ bản C đính kèm
2.Không quân:
-Quân đoàn 1 cung cấp L.19 và khu trục theo nhu cầu.
-Hoa Kỳ cung cấp mỗi ngày 1 phi cơ thám sát OV10 bao vùng, 24 phi tuần khu trục.
3.Không binh
-Quân đoàn 1 cung cấp trực thăng chỉ huy + tiếp tế + tải thương + chuyển quân và võ trang theo nhu cầu.
-Hoa Kỳ cung cấp mỗi ngày 2 trực thăng chỉ huy + 8 trực thăng đa dụng.
-Trực thăng chỉ huy + tiếp tế + tải thương chuyển quân và võ trang theo nhu cầu.

J.Trù bị
1.Ưu tiên 1: Bằng lực lượng cơ hữu theo quan niệm không chạm địch là trù bị.
2.Ưu tiên 2: Lữ đoàn 9 nhảy dù
3.Ưu tiên 3: Do quân đoàn 1 cung cấp

K.Huấn thị phối hợp
1.Ngày N ngày 30/1/1971
2.Các đơn vị phải lưu ý chiếm giữ các cao điểm trọng yếu.
3.Trang bị phải nhẹ nhàng và gọn. Mỗi binh sĩ phải có đủ bao cát, xẻng, dao rừng, súng M.72. Lưu ý mang theo các trang bị đặc biệt như áo giáp, mặt nạ, lựu đạn cay, E8 và tối đa mìn Claymor.
4.Để tránh ứ đọng, phải tranh thủ thời gian chuyển vận và tránh tập trung binh sỹ quá đông một chỗ, nên sử dụng phân tán với nhiều bãi đáp và bãi bốc.
5.Hạn chế liên lạc vô tuyến trong khi chuyển quân, triệt để áp dụng vô tuyến, bảng ám danh đàm thoại/SĐND.
6.Các đoàn xe hoặc xe cộ di chuyển lẻ tẻ trong khu vực hành quân phải được đánh dấu bằng biểu tín hiệu để dễ phân biệt địch, bạn.
7.Tuyệt đối không di tản dân chúng địa phương, tị nạn chiến tranh về hậu phương.
8.Tù binh phải được di chuyển cấp tốc về BTL/SĐND để khai thác và chuyển giao quân đoàn 1.
9.Cần tiết kiệm và hạn chế việc tiêu thụ đạn dược vô ích vì vấn đề tiếp vận có thể khó khăn
10.Loại trừ các loại đạn AK47 và đạn súng cối 82, các loại quân trang quân dụng tịch thu được sẽ phá huỷ tại chỗ (nếu không có chỉ thị nào khác) để tiết giảm nhu cầu không vận.
11.Các đơn vị công binh phải mang theo chất nổ… để sử dụng cấp thời phá huỷ các quân dụng, kho tàng cũng như các trục lộ cầu cống của địch.
12.Liên lạc…
13.Báo cáo…
14.Nhu cầu trực thăng chuyển quân phải gửi về BTL/SĐND trước 0900H ngày hôm trước để kịp chuyển xin quân đoàn. Riêng oanh kích tiên liệu phải xin trước 36 tiếng.
15.Tuyệt đối cấm phổ biến tin tức hành quân cho báo chí trong bất cứ trường hợp nào.

II.Hành chính tiếp vận
Phụ lục D đính kèm

III.Chỉ huy và truyền tin
A.Truyền tin: Phụ bản E đính kèm
B.Chỉ huy
-BTL/SĐND/HQ đóng tại Hàm Nghi kể từ ngày N+5
-Chỉ huy trưởng chiến đoàn đặc nhiệm là Đại tá Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 1 kỵ binh, chỉ huy phó là Đại tá Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 1 nhảy dù.

Trung tướng Dư Quốc Đống
Tư lệnh sư đoàn nhảy dù
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH CHUNG .
ÂM MƯU, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐỊCH.
CHỦ TRƯƠNG, QUYẾT TÂM CỦA TA

I. TÌNH HÌNH QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ CHUNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
ĐÔNG DƯƠNG BƯỚC VÀO XUÂN 1971

II. ÂM MƯU, CHỦ TRƯƠNG MỞ CUỘC HÀNH QUÂN CỦA ĐỊCH

A. Ý đồ chiến lược và chủ trương mở các cuộc hành quân mới của địch

Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền nam, ý đồ chiến lược của tập đoàn Ních – xơn là:

1. Ra sức bình định, giành dân với ta.

2. Tích cực xây dựng ngụy quân, làm cho ngụy quân đủ sức thay thế được quân Mỹ rút ra.

3. Ra sức xây dựng ngụy quyền mạnh từ trung ương đến các xã, ấp.

4. Ráo riết đánh phá hậu cần, ngăn chặn tiếp tế chiến lược của ta, làm cho lực lượng ta suy yếu, không có khả năng đánh tập trung lớn.

   Trong các ý đồ chiến lược rất quan trọng nói trên, đánh phá hậu cần là một yêu cầu chiến lược cấp thiết của tập đoàn Ních – xơn. Sau khi buộc phải chấm dứt ném bom miền Bắc, chúng đã tập trung đại bộ phận lực lượng không quân chiến thuật của hạm đội 7 và ở Thái Lan, không quân chiến lược B52 để đánh phá ác liệt đường hành lang vận chuyển chiến lược của ta. Việc chúng liều lĩnh xâm lược Cam – pu – chia cũng nhằm mục đích đánh phá các cơ sở hậu cần và cắt đứt đường tiếp tế của ta cho miền Nam. Tuy bị thiệt hại nặng nhưng địch đã hạn chế được một phần tiếp tế và phá được một số kho tàng của ta. Mặc dù âm mưu địch rất thâm độc nhưng chúng vẫn không thể thực hiện được ý đồ của chúng một cách triệt để. Vì vậy, để đánh giá việc đảm bảo hậu cần của ta từ gốc, trong năm 1971, địch đã chủ trương thực hành một cuộc phiêu lưu quân sự mới, quy mô lớn, bằng 3 cuộc hành quân:

- Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào đường 9 Nam Lào

- Cuộc hành quân với quy mô trên 30 tiểu đoàn từ Tây Ninh và Lộc Ninh đánh lên Kông - pông Cham, Krache (Đông bắc Cam pu chia)

- Cuộc hành quân quy mô khoảng 1 sư đoàn từ Tây Nguyên đánh ra hướng ba biên giới (Vùng A tô pơ).

   Trong 3 cuộc hành quân nói trên, cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào đường 9 - Nam Lào là cuộc tiến công lớn nhất, cuộc tiến công chủ yếu của địch.

B. Mục đích cuộc hành quân “Lam Sơn 719”

   Mục đích cuộc hành quân của Mỹ - ngụy ở đường 9 – Nam Lào là cắt tuyến vận chuyển chiến lược của ta từ gốc, đánh phá kho tàng nhằm làm cho lực lượng vũ trang của ta ở miền Nam suy yếu, không thể đánh tập trung lớn trong mùa khô năm 1971 và cả năm 1972 để chúng dễ dàng thực hiện chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh”.

   Cuộc hành quân này còn nhằm mục đích thử thách quyết tâm và khả năng quân sự của miền Bắc; đưa quân ngụy miền Nam ra thực nghiệm trong một kế hoạch cao nhất của âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh”, hy vọng rèn luyện cho quân ngụy trở thành lực lượng nòng cốt của chính sách dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, trở thành lực lượng mạnh có khả năng thay thế quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Cam pu chia, Lào, có thể đương đầu với chủ lực của ta ở miền Bắc Việt Nam; thúc đẩy công cuộc “Việt Nam hóa chiến tranh” và tuyên truyền cho học thuyết Ních xơn ở Đông Dương.

C. Lực lượng địch sử dụng trong cuộc hành quân “Lam Sơn 719”

   Để thực hiện cuộc hành quân đầy tham vọng này, Mỹ - ngụy đã tập trung một lực lượng lớn gồm nhiều đơn vị cơ động chiến lược tinh nhuệ nhất của quân ngụy, có sự chi viện rất mạnh của không quân Mỹ và của một lực lượng bộ binh, thiết giáp Mỹ phối hợp tác chiến ở phía sau. Cụ thể lực lượng địch sử dụng trong cuộc hành quân “Lam Sơn 719” gồm:

a) Về quân ngụy miền Nam, địch sử dụng: 3 sư đoàn và 3 lữ đoàn, trung đoàn bộ binh (tổng cộng 40 tiểu đoàn bộ binh) [1- Bộ binh có sư đoàn dù, sư đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 bộ binh, liên đoàn 1 biệt động quân, 2 trung đoàn 4 và 5 thuộc sư đoàn 2 bộ binh], 4 thiết đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp [2 - Thiết giáp gồm 4 thiết đoàn (4, 7, 11, 17) và 2 chi đoàn (1/3, 1/8)], 3 tiểu đoàn (thiếu 3 đại đội) pháo binh.

b) Về quân Mỹ, để phối hợp và giữ phía sau, địch đã sử dụng 12 tiểu đoàn bộ binh và bộ binh cơ giới [Bộ binh Mỹ gồm có 5 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 101 dù, 4 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 1 sư đoàn 5 bộ binh cơ giới và 3 tiểu đoàn thuộc sư đoàn A-mê-ri-cơn], 8 tiểu đoàn pháo binh (cỡ 155 mm, 175 và 203 ly), 1000 máy bay các loại, gồm 600 máy bay lên thẳng (có 150 máy bay lên thẳng vũ trang), 300 máy bay phản lực, 50 máy bay vận tải (loại C.130, C.123) và 50 máy bay chiến lược B52.

c) Về quân ngụy Lào, để phối hợp ở phía Tây đường 9, địch sử dụng 26 tiểu đoàn bộ binh điều từ Bắc Xa-ra-van lên Xa-va-na-khét. Thực tế chỉ có 9 tiểu đoàn, 2 trung đoàn bộ binh cơ động là GM 30 và GM 33 tham gia tác chiến.

D. Kế hoạch tác chiến của địch

ý định địch: Nhanh chóng đánh chiếm Sê-pôn, chiếm giữ đoạn đường Bản Đông – Sê-pôn, đánh phá kho tàng, đường xá xung quanh Sê-pôn (phía Bắc lên đén Kho VInh – Na-thôn, phía Tây Nam đến Đông Bắc Mường Phìn, nối liền với cánh quân nguỵ Lào từ phía Tây tiến sang). Sau đó chuyển xuống đánh phá kho tàng khu vực từ Sa-đi - Mường Noọng – A-túc đến A-sầu, A-lưới (Thừa Thiên). Thời gian toàn bộ cuộc hành quân khoảng 90 ngày; địch dự định sẽ kết thúc cuộc hành quân trước mùa mưa ở Nam Lào (tháng 5 năm 1971).

Kế hoạch tác chiến của địch, gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1971): điều động lực lượng, chiếm lĩnh bàn đạp xuất phát.

- Giai đoạn 2 (từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 2 năm 1971): tiến công chiếm các mục tiêu Bản Đông và Sê-pôn.

- Giai đoạn 3 (từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 12 tháng 3 năm 1971): lùng sục, đánh phá kho tàng.

- Giai đoạn 4 (từ ngày 13 tháng 3 đến đầu tháng 5 năm 1971): chuyển xuống đánh phá các kho tàng phía Nam từ Sa-đi - Mường Noọng – A-túc đến A-sầu, A-lưới.

Kế hoạch phối hợp của quân nguỵ Lào ở phía Tây như sau:

- Dùng trung đoàn cơ động 30 (GM 30) tiến ra khu vực Pha-đô-tuyn và có mặt tại Mường Noọng ngày 27 tháng 1 năm 1971.

Từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 28 tháng 2, GM 30 hoạt động ở khu vực Sa-đi - Mường Noọng nhằm phá hoại kho tàng, chặn tiếp tế và thu hút lực lượng của ta.

- Dùng trung đoàn cơ động 33 (GM 33) từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 2 tiến ra Mường Phìn, nối liền với quân nguỵ miền Nam Việt Nam. Hai cánh quân nguỵ Lào - Việt này phối hợp lùng sục, đánh phá kho tàng cho đến ngày 1 tháng 3 năm 1971.

Kế hoạch phối hợp và bảo vệ phía sau của quân Mỹ.

- Dùng 2 tiểu đoàn pháo binh (155 và 175 ly) chi viện trực tiếp cho quân nguỵ vượt biên biên giới chiến đấu.

- Dùng 1 tiểu đoàn dù, 3 tiểu đoàn pháo binh (175 và 203 ly), 1 trung đoàn thiết giáp (gồm 4 tiểu đoàn) đứng ở khu vực Khe Sanh sẵn sàng bổ trợ cho cuộc hành quân của quân nguỵ.

- Dùng hơn 600 máy bay các loại trực tiếp chi viện cho cuộc hành quân của nguỵ (Cụ thể dự tính 300 máy bay chiến đấu, 260 máy bay lên thẳng và 100 máy bay khác).

- Dùng 2 tiểu đoàn pháo binh, nếu cần cả bộ binh bảo vệ phía sau quân nguỵ từ Tân Lâm đến Quảng Trị

Bản đồ chiến dịch

Trong thực tiễn diễn biến, khi cao nhất – ngày 10/3/1971 quân Mỹ đã tăng tổng số quân từ 9000 tên dự kiến lên đến 15.000 tên, bao gồm điều động cả thảy 5 tiểu đoàn thiết giáp (tăng 1 tiểu đoàn) và 4 tiểu đoàn pháo binh (tăng 1 tiểu đoàn) để hỗ trợ trực tiếp cho quân nguỵ; điều động khẩn cấp 3 lữ đoàn bộ binh trong 2 ngày 23 và 24 tháng 2 năm 1971 từ Thừa Thiên ra vùng Quáng Ngang, Mai Lộc, điểm cao 241, Khe Sanh (tức là Lữ đoàn 11 bộ binh Mỹ, 2 lữ đoàn dù thuộc sư đoàn 101 dù Mỹ) và cả thảy 4 tiểu đoàn pháo binh (tăng hơn dự kiến 2 tiểu đoàn) để bảo vệ phía sau cho quân nguỵ. Đây là không kể hơn 300 máy bay lên thẳng được điều thêm để phục vụ cho cơ động và vận chuyển lực lượng.

Để phục vụ cho kế hoạch hành quân chính thức, ngay từ tháng 11 năm 1970 địch đã tiến hành một kế hoạch nghi binh lớn, tung tin chuẩn bị tiến công ra miền Bắc (quân khu 4) nhằm phân tán sự chuẩn bị và kế hoạch đối phó của ta trên hướng tiến công chính của chúng.

   Tổ chức phân chia sử dụng lực lượng của quân nguỵ như sau:

1. Cánh giữa đi dọc đường 9 là cánh chủ yếu do 1 chiến đoàn đặc nhiệm phụ trách. Chiến đoàn đặc nhiệm này gồm có lữ đoàn 1 dù, 2 thiết đoàn 11 và 17 (sau tăng thêm lữ đoàn 2 dù), có nhiệm vụ đánh chiếm Bản Đông, Sê Pôn và khu vực Đông Bắc, Tây Nam Sê pôn.

2. Cánh Bắc do lữ đoàn 3 dù và liên đoàn 1 biệt động quân phụ trách, có nhiệm vụ bảo vệ sườn Bắc từ Ta-púc đến Tây Bắc điểm cao 530 (Đông Bắc Sê pôn).

3. Cánh nam do sư đoàn bộ binh 1 (đủ 3 trung đoàn), sau tăng cường 2 lữu đoàn thuỷ quân lục chiến (147, 258), phụ trách, có nhiệm vụ bảo vệ sườn nam từ Lao Bảo đến nam Sêpôn, chiếm lĩnh khu vực Sađi - Mường Noọng và các điểm cao 640, 550, 462, 723, 748.

4. Lực lượng dự bị phía sau có lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến và trung đoàn 54 bộ binh thuộc sư đoàn 1 bộ binh.



   Địch hy vọng, với kế hoạch tác chiến như trên, chúng sẽ đạt mục đích cuộc hành quân, sẽ nhanh chóng chặn được tiếp tế, phá được kho tàng của ta, tránh được tác chiến lớn với chủ lực của ta, vì chúng dự liệu rằng đối tượng tác chiến chủ yếu của chúng ở đây là bộ đội bảo vệ hành lang và kho tàng, còn chủ lực của ta không thể nào điều động đến kịp.

E. Những điểm mạnh và yếu của địch

III. Đặc điểm chiến  trường

1. Khu vực từ Cửa Việt đến Lao Bảo
2. Khu vực từ Tây Lao Bảo đến Thà Khống  - Nà Bo
3. Khu vực từ Tây Sê pôn đến Mường Phìn


IV. CHủ trương chiến  lược và Quyết tâm  chiến dịch của ta

A - CHủ trương chiến lược

B - Chủ trương của Quân uỷ Trung ương

   Từ mùa hè năm 1070, Quân  uỷ Trung ương đã có chủ trương tiến hành ráo riết chuẩn bị mọi mặt trên các chiến trường Trung Hạ Lào và miền Nam quân khu 4, đồng thời chỉ thị các Bộ Tư lệnh chiến trường B2 và B3 (Nam Bộ và Tây Nguyên) tiến hành chuẩn bị chiến trường ở Đông Bắc Cam-pu-chia và ở vùng Ba biên giới. Chấp hành chủ trương của Quân uỷ trung ương, Bộ Tổng tham mưu đã tích cực triển khai kế hoạch chuẩn bị mọi mặt như sau:

1. Về chuẩn bị lực lượng

   Trên cơ sở dự kiến đối tượng tác chiến trong chiến dịch sắp tới là Mỹ và nguỵ, nhưng chủ yếu là quân nguỵ được Mỹ chi viện về không quân và về mọi mặt đảm bảo khác, từ đầu năm 1970 ta đã tổng kết kinh nghiệm đánh Mỹ, đánh nguỵ nói chung, đặc biệt chú trọng tổng kết nghiên cứu việc đánh tiêu diệt chiến đoàn quân nguỵ có sự yểm hộ của không quân Mỹ. Tiếp theo đó, cán bộ được học tập về đường lối quân sự của Đảng, về nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, chú trọng học cách đánh tiêu diệt từng chiến đoàn nguỵ, cách đánh tiêu diệt tiểu đoàn địch đóng ở điểm cao có công sự phòng ngự tương đối vững chắc bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng.

2. Về tổ chức chuẩn bị chiến trường

- Từ tháng 6 năm 1970, Bộ đã tăng cường cán bộ và cơ quan cho đoàn  968 để trực tiếp tiến hành việc tổ chức chuẩn bị chiến trường ở Trung Hạ Lào. Phần lớn cán bộ từ cấp tiểu đoàn trở lên thuộc đủ các lực lượng tham gia chiến dịch đều được đi nghiên cứu địa hình và đề ra kế hoạch tác chiến. Các lực lượng này bao gồm lực lượng tại chỗ thuộc quyền Bộ Tư lệnh 559, lực lượng các quân chủng, binh chủng phòng không, pháo binh, xe tăng, các sư đoàn chủ lực của Bộ và của quân khu 5 lúc đó đang tập kết ở địa bàn này.

- Đến tháng 9 năm 1970, một số đơn vị chủ lực của Bộ và Quân khu 5 có mặt tại khu vực địa bàn chiến dịch, đã xác định phương án tác chiến của mình và diễn tập theo phương án.

- Đến giữa tháng 10 năm 1970, việc nghiên cứu địa hình, chuẩn bị kế hoạch tác chiến đã xong một bước cơ bản ở chiến trường Trung Hạ Lào.

   Trong lúc đó tình hình sẵn sàng chiến đấu ở quân khu 4 chưa thật tốt. Để đảm bảo miền  Bắc xã hội chủ nghĩa được vững chắc trong mọi tình huống trước mọi hành động phiêu lưu của tập đoàn Nich-xơn, Bộ chủ trương: song song với việc tích cực hoàn thành chuẩn bị chiến trường ở Trung Hạ Lào, phải khẩn trương chuẩn bị chiến trường ở quân khu 4, nhất là  ở Nam  quân khu 4. Do đó Bộ đã chỉ thị cho các lực lượng tại chỗ và các lực lượng chủ lực cơ động của Bộ hiện đang đứng chân ở đất quân khu 4 phải năng thêm một bước trình độ sẵn sàng chiến đấu để đối phó với địch tại chỗ.

3. Về tổ chức chỉ huy

   - Tháng 7 năm 1970, Quân uỷ Trung ương quyết định sát nhập Bộ Tư lệnh đoàn 968 và Bộ Tư lệnh đoàn 559 với nhau để thống nhất lãnh đạo và chỉ huy việc vận chuyển chiến lược và việc tác chiến ở Trung Hạ Lào

   - Tháng 10 năm 1970, Bộ quyết định thành lập Binh đoàn 70 gồm các sư đoàn 304, 308, 320 và các đơn vị binh chủng trong biên chế để làm lực lượng cơ động nòng cốt của chiến dịch.

   - Trước khi chính thức mở chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào, Bộ quyết định thành lập Bộ Tư lệnh mặt trận Đường 9 – Nam Lào (bí danh Bộ Tư lệnh 702) để chỉ huy mọi lực lượng tham gia chiến dịch.

4. Về kế hoạch tác chiến

   Để sẵn sàng đánh bại địch, ta có kế hoạch tác chiến tiêu diệt địch trên các hướng: Đường 9, Đông Bắc Cam-pu-chia và vùng ba biên giới. Riêng ở hướng đường 9 kế hoạch tác chiến được chuẩn bị cụ thể, chu đáo và khẩn trương hơn.

   Quân uỷ trung ương xác định  mục đích của chiến dịch đường 9 là: Tiêu diệt phần lớn lực lượng địch; bảo vệ bằng được con đường vận chuyển chiến lược; đồng thời phối hợp đắc lực với các chiến trường khác để đẩy mạnh hoạt động chung.

   Trong kế hoạch tác chiến ở đường 9 ta đã dự kiến khu vực tác chiến chủ yếu ở bản Đông – Lao Bảo – Khe Sanh, trong đó lấy Bản Đông – Lao Bảo làm khu vực quyết chiến. Ta còn xác định phải kiên quyết chặn và tiêu diệt địch ở bản Đông, phải nhanh chóng tiêu diệt địch trong trường hợp chúng tiến ra Sêpôn và khi chúng rút lui. Trong lúc đánh địch ở các khu vực tác chiến nói trên, phải tăng cường lực lượng đánh địch ở trên đường 9 phía bên đất Việt Nam và phía sau lưng địch.

   Bên cạnh kế hoạch tác chiến ở đường 9 gồm cả Trung Hạ Lào, ta còn có kế hoạch tác chiến của binh đoàn 70 đánh tiêu diệt địch nếu chúng liều lĩnh tiến công ra quân khu 4. Ta còn dự tính có thể sử dụng binh đoàn 70 chủ động tiến công vào một chiến trường khác trong trường hợp địch gặp khó khăn, không đánh ra đường 9 hoặc quân khu 4. Ngoài ra, còn có kế hoạch tác chiến của lực lượng B5 và của lực lượng trực thuộc Bộ tư lệnh 559, chủ động đánh trước địch, khi chúng chưa tiến công ra Trung Hạ Lào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét