Những chiến công thầm lặng trong Trại Davis
| |||||
Là người từng đảm trách các vị trí trọng yếu trong Bộ Tư lệnh miền (B2), đồng chí Lê Đức Anh nắm rõ và đánh giá cao tinh thần kiên định, mưu trí, sáng tạo và kết quả đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ ta tại Trại Davis trong quá trình giám sát, bảo đảm việc thi hành Hiệp định Paris… Đến dịp kỉ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh, tôi nhận được tin: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa kí quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Việc tổ chức trao tặng sẽ diễn ra vào hạ tuần tháng 12/2011, nhân kỉ niệm 67 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết, đã mở ra thời cơ mới cho cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam theo phương châm “Mỹ cút, ngụy nhào”. Theo quy định của Hiệp định, đầu tháng 2/1973, hai phái đoàn quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có mặt tại “Trại Davis” trong sân bay Tân Sơn Nhất, tham gia Ban Liên hợp quân sự Trung ương 4 bên, có nhiệm vụ phối hợp hành động bảo đảm thi hành những điều khoản về quân sự của Hiệp định Paris. Trong suốt 823 ngày đêm, phái đoàn ta đã hiên ngang, kiên định đấu tranh trực diện, công khai với Mỹ - ngụy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao… So với Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hiệp định Một bài học cảnh giác vẫn được Đại tá Vũ Nam Bình nhắc lại: Theo thỏa thuận giữa hai bên, 9 giờ sáng 28/1/1973, phía Mỹ sẽ đưa trực thăng tới sân bay Thiện Ngôn (Bắc Tây Ninh, do ta kiểm soát) để đón Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Trung tướng Trần Văn Trà làm Trưởng đoàn vào Trại Davis. Vốn là người thận trọng, đồng chí Trần Văn Trà gọi chúng tôi tới trao đổi: “Cần hết sức cảnh giác, đề phòng với những thủ đoạn của Mỹ - ngụy phá hoại việc thi hành Hiệp định, kể cả việc địch có thể tấn công vào các đoàn đại biểu ta”. Với vai trò Trưởng ban Bảo vệ an ninh, tôi đề xuất: “Để bảo đảm an toàn, đoàn ta chưa nên ra điểm hẹn. Đề nghị anh cho một tổ trinh sát đi tiền trạm”. Đúng như nhận định của đồng chí Trần Văn Trà, tới giờ hẹn, xuất hiện hai chiếc máy bay lượn vòng rồi trút hàng loạt bom xuống điểm đón đoàn ta! Nhờ cảnh giác, phía ta không thiệt hại gì… Hằng ngày, sau các hoạt động thực thi nhiệm vụ bảo đảm thực hiện các điều khoản của Hiệp định Một món ăn tinh thần luôn được các thành viên Trại Davis yêu thích - ông Phạm Văn Lãi, năm đó mang quân hàm Thượng sĩ, là tổ trưởng tổ chiếu phim kể lại: Mỗi tuần, giữa Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) và Gia Lâm (Hà Nội) có cầu hàng không nhằm đảm bảo các hoạt động của phái đoàn ta. Ngoài tài liệu, thiết bị phục vụ hoạt động của đoàn, những bộ phim nhựa cũng được chuyển vào để cán bộ, nhân viên Trại Davis thưởng thức. Ngày 26/4/1975, ông Lãi chiếu liền 5 tập phim “Giải phóng châu Âu” của điện ảnh Liên Xô. Hình ảnh những chiếc xe tăng Hồng quân ào ạt tiến vào Berlin và lá cờ đỏ Búa Liềm tung bay trên nóc nhà Quốc hội Đức khiến mọi người liên tưởng, không lâu nữa lá cờ cách mạng sẽ hiên ngang bay trên nóc Dinh Độc Lập. “Rạng sáng 29/4/1975, hỏa tiễn và đại bác của quân ta tới tấp trút xuống sân bay Tân Sân Nhất. Nằm trong hầm trú ẩn, chúng tôi ước tính vị trí pháo bắn chỉ cách trung tâm Sài Gòn 10 - 15km; chắc chắn thời điểm quân ta tiến vào Sài Gòn chỉ còn tính bằng giờ” – ông Lãi nhớ lại. Sáng hôm sau, được sự phân công của chỉ huy phái đoàn, hai đồng chí Phạm Văn Lãi và Nguyễn Văn Cẩn đã vượt qua lửa đạn, dũng cảm cắm lá cờ giải phóng lên nóc tháp nước Trại Davis, lúc 9h sáng 30/4/1975. Đây là một trong những lá cờ cách mạng sớm nhất tung bay trên Sài Gòn – TP HCM trong Ngày đại thắng của dân tộc Việt
|
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012
Những chiến công thầm lặng trong Trại Davis
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét