Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương VII - ngày 6, 7, 8, 9-11-1940
I- Tình hình quốc tế
Nghị quyết Trung ương tháng
11 nǎm 19391) đã từng phân tích và dự đoán tình hình thế giới và
cuộc đế quốc chiến tranh lần thứ hai này một cách rõ ràng. Cuộc hội nghị chỉ
cần xét qua tình hình thế giới và sự tiến triển của cuộc chiến tranh trong
khoảng thời gian một nǎm nay ra sao; đồng thời xét qua sự bành trướng của phong
trào cách mạng thế giới và địa vị Liên Xô. Tóm lại, những nguyên tố (facteurs)
cǎn bản sẽ dập tắt khói lửa đế quốc chiến tranh và tiêu huỷ thế giới tư bản gây
dựng nên thế giới mới: thế giới xã hội chủ nghĩa.A- Cuộc đế quốc chiến tranh hiện thời và thế giới tư bản
Sau mấy cuộc ở Đức và Tây Âu vào khoảng tháng 5, tháng 6 vừa rồi, đế quốc Đức đã làm chủ đại bộ phận địa lục Âu châu (trừ Liên Xô), thì đồng minh Anh, Pháp bị tan rã. Thế lực Anh bị Đức trục xuất ra khỏi đất liền Âu châu. Đế quốc Pháp bị đại bại và từ địa vị một đại cường quốc tụt xuống địa vị phụ thuộc vào phe phát xít Đức, ý, Nhật. Hai phần ba nước Pháp bị Đức chiếm giữ. Nước Pháp hầu biến thành thuộc địa của Đức. Chính phủ quân nhân độc tài Pêtanh (Pétain)1) chỉ là chính phủ bù nhìn vâng lệnh Hítle.
Sau khi bị 200 gia đình Pháp phản bội, đế quốc Anh hết sức cầu cứu Mỹ giúp tàu chiến và máy bay, để cố cầm cự với Đức, ý. Phát xít Đức không thể dùng lục quân đánh theo chiến thuật "chớp nhoáng" sang Anh, vì Anh có bể bao vây, hải quân lại mạnh và luôn luôn được bồi bổ (nên nhớ rằng sau khi Pháp bại, một bộ phận hải quân Pháp chạy sang Anh và Mỹ, giúp Anh rất nhiều, thí dụ 52 diệt ngư lôi luôn một lúc); hơn nữa đế quốc Anh rất giàu, sẵn nguyên liệu và người.
Phát xít Đức thắng trận ở Bắc và Tây Âu nhưng thực lực đã bị hao tổn. Chúng cần nghỉ ngơi để nuốt cho trôi mấy miếng mồi Hà2), Bỉ, Nauy, Pháp vừa mới chiếm được, bồi đắp lại những chỗ hao hụt rồi mới ra sức đánh Anh. Những lời đề nghị đình chiến của Hítle tháng 7 đây, đã bị Anh bác. Anh đã thấy gương đình chiến giữa Pháp - Đức là quá đau đớn. Hítle do dự cuộc xâm Anh là vì nếu xâm Anh mà thất bại thì bao nhiêu thực lực và thanh thế sẽ bị chôn vùi xuống đáy bể và tình thế ấy rất có lợi cho cách mạng âu châu nổi nên ở khắp các nước bị Đức xâm chiếm và đế quốc có thể bị nguy vong.
đế quốc ý thấy Pháp thua trận, liền xông vào vòng chiến đặng "dây máu ǎn phần". Vả lại bao nhiêu miếng béo bở ở Tây Âu và Bắc Âu đã bị Đức vồ cả thì ý chỉ còn có một hy vọng là tham chiến để cướp những thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi và mở mang thế lực ở Bancǎng (Balkans). Nhưng muốn được hưởng như nguyện, trước hết ý phải làm bá chủ Địa Trung Hải. Vì thế gần đây Địa Trung Hải đã thành nơi chiến trường quyết liệt giữa hai quân ǎn cướp Anh, ý. Đế quốc ý đã xâm chiếm thuộc địa Xômali (Somalie) của Anh ở Bắc Phi và hiện đã tập trung quân đội vào Anbani (Albanie), đã định kéo sang xâm lấn Hy Lạp; mục đích Mútxôlini (Mussolini) không ngoài việc thu hẹp thế lực Anh ra khỏi Địa Trung Hải và chiếm kênh Suez và eo bể Gibờranta (Gibraltar) những yết hầu chi phối các chặng giao thông giữa Anh và đế quốc Anh ở châu Phi, á và úc.
Khi mới khởi chiến tranh Âu châu, đế quốc Anh cũng muốn gạ Đức quay lại cùng đánh Liên Xô, để Đức quên việc xâm phạm đến quyền lợi của mình; nhưng chính sách "huýt chó bụi rậm" ấy đã hoàn toàn thất bại. Đức, ý không những không nghe, lại nhè quyền lợi sinh tử của Anh mà choảng, nên Anh bị hãm vào tình thế không đánh không được. Giờ phút sinh tử của đế quốc Anh đã đến. Nếu không liều một trận sẽ bị tiêu diệt ngay. Nên ở Anh, phái chủ chiến Sớcsin (Churchill)1) thắng, phái đầu hàng Sǎmbéclanh (Chamberlain) bại, Anh phải hǎng hái cầm cự với Đức, ý và kéo luôn cả một bộ phận tư sản Pháp (De Gaulle)2), Nauy, Đan Mạch, Bỉ, Ba Lan chống Đức. Những bọn "vong quốc nô" theo đuổi đế quốc Anh này cũng chỉ có mục đích đế quốc. Chúng không được dân chúng ở nước chúng ủng hộ, thế lực của chúng chả làm vây cánh cho Anh được mấy tí. Duy chỉ Mỹ là thay đổi hoàn toàn chính sách trung lập, đứng hẳn về phe Anh, giúp Anh lúc bí này. Mỹ bắt Anh phải nhường cho Mỹ nhiều cǎn cứ quân sự trong đế quốc Anh, bắt Anh phải để cho Mỹ đầu tư vào thuộc địa Anh và chở hàng hoá vào thị trường Anh theo chế độ quan thuế tối huệ. Vả lại Đức, ý, Nhật lập khối liên minh sáu, bảy nǎm nay chỉ cốt gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới, nghĩa là cướp giật thuộc địa của ba đế quốc giàu sụ: Anh, Pháp, Mỹ. Pháp đã bại, nếu không giúp Anh để nhân thế cầu lợi và làm suy nhượng phe xâm lược đức, ý, Nhật, Mỹ cũng sẽ bị nguy vong ngay.
Về phần Nhật thì sao? Pháp bị bại ở Âu châu, tức là một cơ hội có một không hai cho Nhật thực hành mau chính sách Nam tiến, chiếm đoạt các thuộc địa Anh, Pháp, Mỹ ở Viễn Đông, sau khi Pháp bị bại. Nhật kéo quân qua xâm chiếm mấy nơi ở Bắc Kỳ và lǎm le chiếm cả thuộc địa của Hà Lan, hòng được thêm của cải, đất đai đặng cứu vãn tình thế ngày một nguy khốn đem lại bởi cuộc chiến tranh hơn ba nǎm với Tàu. Gần đây quân Nhật không tiến một bước ở Tàu lại bị quân Tàu luôn luôn đánh bại. Trong nước, tài chính quẫn bách, nhân dân đói khổ. Cận vệ lên cầm quyền thi hành chính sách hoàn toàn phát xít độc tài để dẹp phong trào cách mạng, phong trào phản chiến ngày thêm kịch liệt và chớp lấy cơ hội cướp đất cho nhanh.
Nhưng chính sách "
Đế quốc Anh được Mỹ giúp sức, đối với Nhật lại thêm cương ngạnh. Mở lại đường Diến Điện1) vận tải cho Tàu, phòng thủ Tângiaba và Hương Cảng. Những việc ấy tỏ rằng chính sách Nam tiến của Nhật làm tǎng gia mối xung đột giữa Nhật và Anh, Mỹ, và có thể gây thành cuộc chiến tranh giữa hai phe ấy ở Viễn Đông. Rồi ra nǎm châu đâu đấy sẽ biến thành bãi chiến trường của quân đế quốc khát máu, duy chỉ Liên Xô là nơi chúng không dám đụng đến.
Nói tóm lại, hiện nay hai phe đế quốc Anh, Mỹ và Đức, ý, Nhật, đương vật lộn nhau để chia lại thị trường thế giới một lần nữa.
Hai phe này đều muốn tiến công Liên Xô đặng dập tắt lò lửa cách mạng thế giới. Nhưng vì lực lượng Liên Xô ngày một mạnh, không tên đế quốc nào dám nhận trách nhiệm đi tiền phong tiến đánh Liên Xô. Bởi thế trước khi xảy ra cuộc đại tấn công Liên Xô, các phe lũ đế quốc gây ra cuộc đánh lộn "giữa anh em nhà" để cướp các nguồn nguyên liệu và chiếm cứ các nơi cǎn cứ quân sự quan trọng để tự bồi bổ, tự củng cố thế lực. Cuộc đế quốc chiến tranh này rất có thể chuyển biến thành cuộc chiến tranh giữa đế quốc với Liên Xô. Nhưng chính vì các đế quốc không thể thoả hiệp để tiến đánh Liên Xô lại tự làm tiêu hao lực lượng của nhau, và đế quốc chiến tranh lại làm cho vô sản giai cấp thế giới và các dân tộc bị áp bức vì khổ quá phải nổi dậy làm cách mạng đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nên lúc nào tình thế bắt buộc các nước phải hoà để quay đánh đổ Liên Xô thì ấy là lúc các đế quốc sẽ rất chóng bị tiêu diệt bởi Hồng quân Liên Xô và cách mạng thế giới.
*
* *
Cuộc kinh tế khủng hoảng
lần thứ ba sau đại chiến (1914-1918) đã bắt đầu phát sinh ở các nước đại tư bản
như Anh, Mỹ từ cuối nǎm 1937. Bọn đế quốc định dùng đế quốc chiến tranh để giải
quyết kinh tế khủng hoảng, đế quốc nào cũng cố kiếm trong chính sách chiến
tranh một khẩu hiệu kinh tế đặng lừa dối quần chúng và tự lừa mình. Anh định
lập khối kinh tế Anh Pháp đã thất bại, nay định lập khối kinh tế Anh, Mỹ. Đức,
ý lập nền kinh tế của "Trục" ở lục địa Âu châu, để chống sức phong
toả của Anh. Hoa Kỳ nhân chiến tranh họp các nước ở Mỹ châu tuyên bố thực hành
chính sách Monro "Mỹ châu của người Mỹ" để biến các nước nhỏ Mỹ châu
thành thuộc địa của Hoa Kỳ. Nhật cũng đương tuyên bố dựng một nền kinh tế mà
chúng gọi là "khu vực thịnh vượng chung" gồm có những thuộc địa Anh,
Pháp, Mỹ, Hà,... Tất cả những thủ đoạn ấy không thể vãn cứu được tình thế đổ
nát của đế quốc chủ nghĩa. Kinh tế đế quốc càng ngày càng khủng hoảng thêm.
Chiến tranh làm cho nhân công hao hụt, sức sinh sản hàng hoá kém sút, nguyên
liệu đắt đỏ, giá sinh hoạt tǎng cao, nhân dân đói rét khổ sở.* *
Cuộc kinh tế khủng hoảng ở Pháp hiện nay là một cuộc chưa từng thấy trong lịch sử Pháp ! Nào thợ thuyền thất nghiệp hàng triệu. Một phần đông tư sản bị phá sản. Thực phẩm thiếu thốn vì chiến tranh tàn phá và bị Anh phong toả. Các nước bị Đức chiếm cũng đứng vào một tình cảnh như Pháp. Đức tuy thắng trận nhưng nội tình của Đức rất khốn đốn. Đế quốc Đức vốn là đế quốc nghèo. Đảng Quốc xã đã đặt kinh tế Đức vào tình thế chiến tranh ngay từ nǎm 1934. Tới nay chiến tranh ngày một kịch liệt. Chiến phí ngày một tǎng gia, tuy cướp được nhiều nguồn nguyên liệu ở Bắc và Tây âu, nhưng những chỗ ấy bị máy bay Anh luôn luôn tàn phá; muốn khôi phục lại sức sinh sản không phải là dễ. Chiến tranh càng kéo dài càng đẩy phát xít Đức đến bước đường cùng. Anh là đế quốc rất giàu. Nhưng chiến tranh hơn một nǎm nay làm cho mối giao thông giữa Anh và thuộc địa đứt từng quãng. Mấy xứ cung cấp thực phẩm và nguyên liệu ở Bắc Âu, Trung Âu và Bancǎng cũng đã bị Đức cuỗm mất cả. Hằng ngày lại phải chi tiêu hàng triệu bảng Anh về chiến phí. Tình thế ấy cũng càng đẩy Anh chóng đến chỗ điêu tàn.
Nguy hơn nữa là tình thế của đế quốc ý và Nhật. ý đã gây ra chiến tranh và tổn hại về chiến tranh ngay từ nǎm 1935 khi đánh áo. Chính sách can thiệp vào nội chiến Tây Ban Nha làm cho ý hao hụt khí giới, tiền tài, thế mà nay lại tham chiến. Còn Nhật, ngót mười nǎm đeo đuổi chính sách xâm lược Tàu và hơn ba nǎm nay đánh nhau đã gặp nhiều nỗi khó khǎn. Chính sách "dĩ chiến dưỡng chiến"1) cũng không bù đắp kịp những chỗ tiêu hao, tài nguyên khô kiệt, ở Nhật có tới 30% nhà máy gần đây bị đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, thiếu dầu.
Xem thế thì biết thế giới tư bản hiện nay đầy chết chóc, khủng hoảng, đói khát và tối tǎm. Đế quốc chiến tranh càng kéo dài càng làm cho nó rối loạn khủng hoảng thêm và tình thế ấy sẽ đẩy xã hội tư bản xuống vực thẳm.
B- Phong trào cách mạng và cuộc vận động chống đế quốc chiến tranh
1. ở các nước tư bản
Cuộc đế quốc chiến tranh lần thứ nhất đã làm cho nhân dân các nước đế quốc và các dân tộc bị trị nhận ra rằng: chiến tranh là một tai họa gớm ghê nhất của nhân dân. Ngày nay khoa học phát triển, không những có binh sĩ chết trận mà cả đến quảng đại quần chúng ở hậu phương cách xa mặt trận cũng bị chết lây. Cho nên trong cuộc chiến tranh này số lượng dân chết hại so với cuộc đại chiến lần trước đông hơn nhiều. Sức tàn phá các thành phố lần này cũng gấp bội. Đời sống của vô sản giai cấp và các từng lớp nhân dân cực khổ. Chiến tranh càng kéo dài càng đưa họ đến chỗ nguy vong. Bởi thế phong trào phản chiến ngày thêm bồng bột tại các nước tham chiến.
Phương pháp hành động chống đế quốc chiến tranh màu nhiệm nhất, hiệu quả nhất, vô sản giai cấp Nga đã thực hành nǎm 1917. Phương pháp ấy là đổi đế quốc chiến tranh ra nội chiến, đổi chiến tranh cướp bóc ra chiến tranh cách mạng, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, dựng chính quyền cách mạng, tuyên bố ra khỏi đế quốc chiến tranh.
Cái gương ấy vô sản giai cấp Nga, hiện nay giai cấp vô sản của các nước tham chiến đang cố thủ. Gia dĩ giai cấp vô sản thế giới đã có nhiều bài học quý giá trên trường tranh đấu cách mạng hơn 20 nǎm trời nay. Một điều rất quan trọng bảo đảm cho sự thắng lợi của họ là hiện nay Quốc tế Cộng sản, một chính đảng duy nhất của vô sản giai cấp và dân tộc thế giới gồm có ngót 70 đảng cộng sản đương lãnh đạo cho vô sản giai cấp và dân tộc bị áp bức trên thế giới hằng ngày tranh đấu chống phát xít chủ nghĩa và đế quốc chiến tranh một cách vô cùng cương quyết.
Trong cuộc chiến tranh này, các phe lũ đế quốc tham chiến đều đã dùng chính sách phát xít thay cho chính sách dân chủ tư sản để dễ điều khiển chiến tranh và duy trì trị an trong nước. Ta có thể cho rằng chính sách phát xít là phương pháp thống trị cuối cùng của giai cấp tư bản thế giới. Nhưng chính sách ấy làm cho quảng đại nhân dân bất bình với tư bản. Nó xô các từng lớp trung gian đi theo giai cấp vô sản làm cách mạng. Mặc dầu bọn tư bản phản động và bè lũ tay sai của chúng là bọn xã hội dân chủ bọn này hoàn toàn theo đuôi đế quốc và phát xít từ khi xảy ra chiến tranh Âu châu dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, cám dỗ để chia rẽ lực lượng của vô sản giai cấp, nhưng không thể ngǎn cản được phong trào tranh đấu chống đế quốc chiến tranh.
Mặc dầu những sự bưng bít dư luận của bọn thống trị, ta cũng biết được rằng hiện nay phong trào phản chiến ở Pháp, Đức, Anh, ý, Nhật, Mỹ... đã công khai hoặc ngấm ngầm và đương bành trướng một cách không sức gì ngǎn nổi.
Như ở Anh gần đây các đoàn thể lao động đã nhiều lần liên hiệp gửi thư phản đối chiến tranh, đòi hoà bình. Đảng Cộng sản Anh luôn luôn tổ chức nhiều cuộc mít tinh và diễn thuyết chống chiến tranh khắp nơi, có hàng vạn người tham gia. ở miền
Phong trào cách mạng và phản chiến ở Anh, Pháp cũng đương tiến. ở miền
"Hítle đã cố tình làm cho lực lượng giai cấp vô sản Đức với Tiệp kết thành một khối. Hiện nay các cuộc tranh đấu ở Tiệp đều do các tay cộng sản chỉ huy. Những cuộc tranh đấu ấy rất có liên lạc với các cuộc tranh đấu ở miền Nam nước Đức. Hítle muốn làm bá chủ châu Âu và thế giới, kế hoạch ấy khó lòng thực hiện được và kết quả sẽ bị hoàn toàn thất bại. Lần này, Đức bại trận không phải thua phe Đồng minh2 mà bị bại trận bởi bọn cộng sản có Nga giúp sức. Vậy Đức muốn thắng phải liên lạc với Anh để tiêu diệt bọn Đệ tam quốc tế".
ở Pháp cuộc vận động chống Đức xâm lược, chống bọn phát xít phản quốc Pêtanh, Lavan, sôi nổi vô cùng. Tuy tin tức bị bọn Đờcu (Decoux)1) kiểm duyệt rất ngặt, song một ít tin tức sót lại đã cho ta biết rằng khi quân Đức chiếm Nauy, đan Mạch, phong trào tranh đấu đổi đế quốc chiến tranh ra nội chiến kịch liệt sôi nổi. Lúc quân Đức xâm Bỉ, Pháp là lúc Đảng Cộng sản Pháp đang lớn tiếng kêu gọi nhân dân Pháp kịp nổi dậy đánh đổ bọn Raynô (Reynaud), Pêtanh (Pétain), Vâygǎng (Weygand) đánh đổ 200 gia đình phản quốc lập nên chính phủ cách mạng cứu quốc, ngǎn cản quân xâm lược. Phong trào cách mạng sôi nổi đến nỗi bọn Pêtanh vì sợ một cuộc cách mạng xã hội sẽ nổ bùng ở Pháp, nên phải đầu hàng Hítle một cách nhục nhã đặng để cho quân Đức mau vào thành Balê (Paris) chẹt lấy họng phong trào cách mạng Pháp là thành trì của cách mạng Pháp, là nơi lực lượng cộng sản mạnh nhất nước Pháp.
Sau khi Pêtanh hàng Đức, cách mạng chưa kịp bùng nổ đã bị đàn áp gắt gao. Nhưng phong trào phản chiến, chống đầu hàng vẫn không ngớt. Pêtanh đánh lừa dân Pháp là hàng rồi sẽ được hoà bình. Nhưng từ tháng 6 tới nay vùng Đức chiếm và cả mấy tỉnh không bị chiếm ở miền
ở Nhật gần đây phong trào chống chiến tranh ngày một lan rộng. Có nhiều giáo sư trường đại học bị bắt và kết án vì vận động phản chiến. Cả một nhà bǎng ở đông Kinh bị quần chúng đốt cháy. Binh lính ngoài mặt trận đã nhiều lần nổi loạn từng bộ phận giết võ quan, chạy sang hàng quân Tàu, vì họ không thiết đánh cho phát xít quân phiệt là kẻ áp bức họ. Cả đến một số võ quan Nhật cũng tự sát vì chán ghét chiến tranh. Sống dưới một chế độ hết sức tàn nhẫn, thợ thuyền, dân cày Nhật không ngớt tranh đấu. Hàng ngàn dân cày bị bắt vì tranh đấu chống tịch thu ngũ cốc. Thợ Nhật thường dùng lối lười công huỷ hoại nguyên liệu và máy móc để phản đối chiến tranh.
Ngoài các nước trên đây, phong trào phản đối chiến tranh ở ý, Mỹ cũng phát triển nhanh chóng.
2. ở các xứ thuộc địa và bán thuộc địa
Trong cuộc chiến tranh này, bọn đế quốc không thể dùng những câu hứa hẹn "tự trị", "độc lập" lừa dối nhân dân thuộc địa đi chết cho "Mẫu quốc" được nữa. Bởi thế chiến tranh mới nổ ra hơn một nǎm nay mà phong trào đòi tự do độc lập, chống chiến tranh đã rất tiến bộ ở các nước thuộc địa. Mạnh nhất là ấn Độ. ở đây luôn luôn có nhiều cuộc đình công, biểu tình hàng hai ba mươi vạn thợ tham gia. Nhiều cuộc biểu tình có các lớp nhân dân ấn Độ tham gia đòi cho ấn Độ độc lập. Đế quốc Anh đã phải nhường ít nhiều quyền lợi cho ấn Độ, đã hứa cho ấn Độ tự trị rộng rãi, để cho người ấn Độ tham dự một vài chức quan trọng trong chính phủ, v.v.. Nhưng đây chỉ là những sự nhượng bộ tạm thời và chỉ có lợi cho bọn tư sản hoặc quý tộc bản xứ. Nhân dân ấn Độ không mắc lừa những cải cách ấy. Họ quyết tâm tranh đấu đòi được hoàn toàn giải phóng mới thôi.
Cuộc kháng chiến anh dũng của Tàu đã sang nǎm thứ tư, và ngày một lạc quan. Nhất là ở vùng Hoa Bắc và Hoa Trung như An Huy, Giang Nam đạo quân thứ 8 và đạo quân thứ 4 (Hồng quân) đã hãm quân Nhật vào tình thế bị động. Bắt đầu từ tháng 8 tới nay, đạo quân thứ 8 đã mở một cuộc đại phản công huy động tới 100 đoàn quân tham dự. Người Tàu gọi cuộc phản công này là "Bách đoàn phản chiến". Kết quả, quân cộng sản thu phục được nhiều thị trấn quan trọng dọc hai con đường sắt Bắc Bình Hán Khẩu và Đại Đồng Thái Nguyên, bắt được hàng nghìn tù binh Nhật. Cuộc thắng trận này làm cho quân Nhật hoảng sợ vô cùng. Nhận thấy tình thế ngày một nguy khốn, đế quốc Nhật liền dùng chính sách "tiến công hoà bình". Nào lập chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ, nào tự ý rút quân ra khỏi Quảng Tây, Bắc Hải, Khâm Châu để tiện việc vận động hoà bình với chính phủ Trùng Khánh và xúi Tưởng gây nội chiến đánh nhau với quân Đỏ. Những thủ đoạn xảo trá ấy cố nhiên không mang lại cho Nhật những kết quả mong đợi. Tuy đã có một vài cuộc xung đột xoàng giữa quân Đỏ và quân Tưởng do tướng tá của Tưởng gây ra, nhưng nhất định cuộc âm mưu giữa Nhật và bọn phá hoại mặt trận kháng Nhật sẽ bị bại lộ. Với 70 vạn quân tinh thục của mấy đội Hồng quân, với hàng triệu quân du kích ở khắp Hoa Bắc và Hoa Trung với một Đảng Cộng sản có 60 (sáu mươi) vạn đảng viên kiên quyết hy sinh, với tinh thần kháng chiến của đại đa số nhân dân và đảng viên Quốc dân Đảng, 450 triệu dân Tàu nhất định sẽ đuổi được bọn phát xít xâm lược ra khỏi bờ cõi; mặc dầu những sự phản phúc của một số ít phần tử phản động còn lẩn lút trong hàng ngũ Quốc dân Đảng Tàu.
Phong trào chống chiến tranh và phát xít ở Mãn Châu, Đài Loan, Triều Tiên cũng khá mạnh. Những phần tử phản đế Cao Ly, Mãn Châu, Đài Loan sang Tàu tổ chức thành những đội quân chống Nhật, xông pha giết giặc ở trên đất Tàu.
ở Đông Dương có nhiều cuộc mít tinh, phát truyền đơn, dán áp phích chống đế quốc chiến tranh ngay khi Pháp mới xông vào vòng chiến. Gần đây đã xảy ra nhiều cuộc biến động ở Lạng Sơn, Cao Bằng, sau khi Nhật chiếm Lạng Sơn, đặc biệt nhất là cuộc tranh đấu võ trang chống đế quốc ở Bắc Sơn3 mới đây. Dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Đông Dương cũng đang tham gia vào phong trào tranh đấu đổi đế quốc chiến tranh ra chiến tranh cách mạng.
Cǎn cứ vào phong trào cách mạng của mấy xứ thuộc địa và bán thuộc địa trên đây, ta đã thấy lực lượng cách mạng ở các xứ thuộc địa và bán thuộc địa cũng khá mạnh. Nó là một nguyên tố của cách mạng thế giới đánh đổ đế quốc chủ nghĩa và kết thúc đế quốc chiến tranh.
3. Lực lượng vĩ đại Liên Xô với cách mạng thế giới
Trước cuộc đế quốc chiến tranh này Liên Xô chỉ vẫn đứng trung lập, nhưng không phải chỉ cặm cụi kiến thiết xã hội chủ nghĩa bên trong mà quên cả nhiệm vụ của mình đối với cách mạng thế giới. Sự thực là Liên Xô luôn luôn can thiệp để ngǎn cản cuộc đế quốc chiến tranh khỏi lan rộng ra, hàng giây hàng phút chǎm chú tới sự phát triển của đế quốc chiến tranh, khôn khéo can thiệp để bành trướng thế lực của mình nghĩa là của thành trì cách mạng thế giới và luôn luôn giúp các dân tộc nhược tiểu thoát khỏi ách đế quốc chủ nghĩa. Nhưng việc cứu 13 triệu dân Ba Lan, một phần dân Phần Lan, nhân dân ba nước nhỏ Ban Tích (Pays Baltiques), éttôni (Estonie), Léttôni (Lettonie), Lituyani (Lituanie) và dân hai miền Bétxaravi (Bessaravie) và Buycovin (Bukhovin) ra khỏi ách phong kiến, tư bản, đã tỏ thái độ cương quyết của Liên Xô. Trước cuộc chiến tranh đế quốc, thái độ ấy bao hàm tính chất tự do, bác ái, nhân đạo. Nó ảnh hưởng tới các nước nhỏ Ban Cǎng như Nam Tư - Lạp phu1) và Bảogialợi2). Hai nước này đã ký với Liên Xô những hiệp ước thân thiện và thương mại, Bảo đã chịu nhường mấy nơi cǎn cứ thủy phi cơ cho Liên Xô dùng. Thế lực của Liên Xô mạnh thêm.
Kế hoạch 5 nǎm lần thứ ba đã được thực hiện một phần lớn và làm cho Liên Xô thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa mạnh nhất hoàn cầu. Cái đó nhất định ảnh hưởng lớn cho phong trào cách mạng thế giới. Nó thay đổi lực lượng tương quan giữa tư bản và vô sản, giữa đế quốc chủ nghĩa và các dân tộc bị áp bức, giữa phe cách mạng và phản cách mạng. Sự thay đổi ấy cố nhiên có lợi cho cách mạng.
Hiện nay, không những không có tên đế quốc nào dám đụng đến Liên Xô, mà chính những tên đế quốc hung hǎng nhất, phản động nhất lại đua nhau nịnh hót Liên Xô; Đức, ý, Nhật muốn kéo Liên Xô về phe để thêm oai thế tiến công Anh, Mỹ. Anh, Mỹ cũng gạ gẫm Liên Xô để thêm vây cánh chống Đức, ý, Nhật. Nhưng Liên Xô không thèm giúp bên đế quốc này đánh bên đế quốc kia. Kẻ nào cam đoan không đụng đến Liên Xô (như Đức, Mỹ) thì Liên Xô sẵn lòng giao hảo. Liên Xô không thèm "âm mưu" với phe đế quốc nào để cướp quyền tự do độc lập của các dân tộc. Trái lại, Liên Xô luôn luôn tỏ thiện cảm và giúp đỡ các dân tộc bị áp bức chống kẻ đi áp bức xâm lược (như giúp Tàu đánh Nhật) và hiện đương chuẩn bị để một ngày kia đem Hồng quân trực tiếp giúp cách mạng thế giới diệt kẻ tử thù của nhân loại: phe đế quốc chủ nghĩa.
Bọn tờrốtkít (trotskistes) vu khống cho Liên Xô chỉ biết chǎm lo kiến thiết xã hội chủ nghĩa, xao nhãng công cuộc cách mạng thế giới đã lộ mặt là một bọn tay sai cho phát xít cố ý bịa tạc và gieo rắc dư luận xấu hòng làm mất tín nhiệm Liên Xô. Bọn xã hội dân chủ, Đệ nhị quốc tế mạt sát hiệp ước bất xâm phạm Xô - Đức, nhưng chúng ủng hộ đế quốc chiến tranh. Chúng đã tỏ ra phản bội quyền lợi của vô sản giai cấp một lần nữa.
Mặc dầu bọn hoạt đầu, phản động nói xấu, bôi nhọ, Liên Xô vẫn không bị giảm giá chút nào. Và chúng ta tin vào câu nói thần tình của Xtalin dưới đây:
"Cuộc đế quốc chiến tranh lần thứ nhất, Liên Xô đã cứu được hàng trǎm triệu con người ra khỏi đế quốc chiến tranh và thế giới tư bản, lần đại chiến thứ hai này Liên Xô cứu toàn thể nhân loại ra khỏi cuộc đế quốc chiến tranh và thế giới ấy".
Kết luận ta có thể nói rằng thế giới tư bản ngày nay đã biến thành một lò sát sinh lớn. Bọn đế quốc thế giới đang xô đẩy hàng vạn hàng triệu con người ra chém giết lẫn nhau để giành quyền cướp lợi cho chúng. Hầu hết các nước trên thế giới đều đã bị lôi cuốn vào chiến tranh một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Thế giới tư bản là thế giới đầy thịt tan xương nát vang dội "những tiếng khóc than" thì thế giới xã hội chủ nghĩa là thế giới nhân đạo, được sống trong hoà bình và hạnh phúc. Cái mâu thuẫn ấy càng thúc giục vô sản giai cấp các nước tư bản và các dân tộc bị áp bức mau nổi dậy đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nối gót Liên Xô tiến bước trên con đường tiến bộ và tự do.
II- Tình hình đông Dương
A- Tình hình kinh tế
Đông DươngTừ khi phát sinh cuộc Âu châu đại chiến đến nay, xét về phương diện kinh tế, xứ Đông Dương đã trải qua hai giai đoạn, mỗi giai đọan có đặc tính riêng của nó. Giai đọan thứ nhất bắt đầu từ cuộc chiến tranh phát sinh (tháng 9-1939) đến khi Pháp hàng Đức (tháng 6-1940). Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ khi Pháp hàng Đức... Trong giai đoạn thứ nhất, kinh tế Đông Dương biến thành kinh tế chiến tranh (économie de guerre). Trong giai đoạn thứ hai, kinh tế Đông Dương bị rối loạn, khủng hoảng.
1. Kinh tế chiến tranh
Cái đặc điểm của giai đoạn thứ nhất là đế quốc Pháp tổ chức kinh tế Đông Dương thành kinh tế chiến tranh. Từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1940, chính phủ Catờru (Catroux) hết sức khuyến khích các nhà nông, các điền chủ Đông Dương trồng thầu dầu, cà phê, khoai tây, ngô, đậu. Tóm lại, những thứ nông sản cần dùng cho chiến tranh. Về kỹ nghệ, Catờru bắt đầu mở những nhà máy lắp súng, chế thuốc súng, làm bom đạn, và dự định lập mấy xưởng đóng máy bay ở Tổng Phú Thọ và Sài Gòn. Về tiền tệ, y cho in một lô 10 triệu bạc giấy (monnaie de papier) không có vàng bảo đảm, phát ra bắt nhân dân phải tiêu dùng (cours forcée). Việc phát hành bạc giấy không có chuẩn bị kim khí (encaisse métallique) này làm cho tiền tệ Đông Dương so với tiền ngoại quốc bị sụt giá dữ dội. Những người có tiền đồng tích trữ lại. Trong xứ có nạn khan tiền, khan hào. Hàng xuất sản trong xứ hay nhập cảng đều tǎng giá. Một nguyên nhân làm cho sinh hoạt đắt đỏ.
Một điều đáng chú ý trong giai đoạn này là: cùng với bọn tư bản bên chính quốc, bọn tư bản thuộc địa lợi dụng chiến tranh kiếm được nhiều mối lợi. Cứ theo những con số của sở kinh tế Đông Dương thì trong 8 tháng đầu chiến tranh Đông Dương đã xuất cảng sang Pháp nhiều nhất là cao su, hồ tiêu, chè, cà phê, dầu trẩu,... thiếc Vân Nam, kẽm, von-fram cộng tất cả là 37.755 tấn với giá 51.000.000 đ mà trong 8 tháng trước chiến tranh (từ tháng 1-1939 đến tháng 9-1939) đã bán sang Pháp được có 15.093 tấn rưỡi giá là 18.000.000 đ. Những con số ấy chỉ rằng nhờ có chiến tranh, bọn chủ mỏ, bọn đồn điền ở Đông Dương đã bán được quá gấp hai lần rưỡi (251%) và vơ vét được giá gấp ba lần (338%). Ai được hưởng mối lợi ấy? Hầu hết là bọn thực dân, tư bản Pháp. Còn những điền chủ bản xứ thực ra không ǎn thua mấy. Số xuất cảng gạo, ngô, hai thứ nông sản phổ thông nhất của người bản xứ bị sụt đi nhiều. Trong tám tháng trước chiến tranh, số lúa xuất cảng là 818.000 tấn giá là 35.400.000 đ mà trong tám tháng đầu chiến tranh chỉ xuất cảng được 104.000 tấn với giá 11.300.000 đ. Số xuất cảng ngô còn sút kém hơn nữa. Từ 197.000 tấn giá 17.100.000 đ xuống 65.000 tấn giá 4.800.000 đ trong thời kỳ tám tháng đầu chiến tranh. Giá cao su trung bình mỗi kilô là 1đ10 tǎng lên 1đ67. Thiếc Vân
Suốt trong chín tháng chiến tranh, Đông Dương đã cung cấp cho Pháp rất nhiều nhân công, nguyên liệu và tiền bạc... Hãy để vấn đề nhân công ra ngoài, ta cứ xem số sản xuất "chênh lệch" về thương mại (balance commerciale) của Đông Dương và cái cung cách mà Ngân hàng Đông Dương phải đóng cho nước Pháp đủ rõ. Từ tháng 9-1939 đến tháng 9-1940 trị giá số hàng xuất cảng trội hơn số hàng nhập cảng là 200 triệu đồng. Kết quả số thu nhập vào ngân quỹ Đông Dương về quan thuế và các thứ thuế thương mại khác cũng do đó trội hơn trước. Nhưng Đông Dương không được hưởng số thặng dư mậu dịch với ngoại quốc. Khi chính sách chuyển sang "quốc gia hối đoái cục" những tiền tệ tạm tiêu biểu cho số thặng dư mậu dịch nói trên, đế quốc Pháp đã bắt buộc xứ Đông Dương phải gánh chịu một phần lớn cho chiến tranh, ngoài những sự gánh chịu phức tạp khác, là chính vì thế xứ Đông Dương đã dự thẳng vào chiến tranh trên lập trường kinh tế.
Nếu nhân chiến tranh ngân quỹ Đông Dương có thu thêm được ít nào, thì số ấy đã bị đế quốc Pháp chiếm mất cả. Dân Đông Dương vẫn phải đóng thêm thuế. Chế độ kinh tế chiến tranh chỉ có lợi cho bọn tư bản cá mập và chính phủ của chúng. Còn đối với dân, nó chỉ mang lại cho họ sự sinh hoạt đắt đỏ, thiếu thốn bần cùng.
2. Sự rối loạn và khủng hoảng của kinh tế Đông Dương
Từ tháng 6-1940, Pháp hàng Đức, chiến tranh lan tràn ra Địa Trung Hải và Bắc Phi. Mối liên lạc kinh tế giữa Đông Dương và Pháp đầu tiên bị gián đoạn rồi đứt hẳn. Đế quốc Nhật nhân cơ hội hǎm doạ Đông Dương bắt chính phủ Catờru phải đóng cửa biên giới Bắc Kỳ. Việc thông thương giữa Đông Dương và Tàu bỗng nhiên bị đình trệ. Tình thế ấy làm đảo lộn cả nền kinh tế Đông Dương. Một mặt Đông Dương mất hai khách hàng lớn là Pháp và Tàu (nên nhớ rằng vì chế độ quan thuế đồng hoá riêng mình Pháp đã mua tới 50% nhưng thực hàng Đông Dương xuất cảng và bán cho Đông Dương quá nửa số hàng mà Đông Dương nhập cảng. Còn Tàu là một nước mua hàng nhiều nhất của Đông Dương bên Viễn đông). Một mặt đồng bạc Đông Dương không dựa vào đồng quan (franc) của Pháp nữa và cũng không có một số trữ kim nào để bảo đảm. Vốn của nhà Ngân hàng Đông Dương bị tan rã một phần. Đồng bạc Đông Dương mất giá trị trên thị trường thế giới. Hai hiện tượng ấy làm nền kinh tế Đông Dương bị đập thật mạnh.
Trong giai đoạn thứ hai này kinh tế Đông Dương bị rối loạn và khủng hoảng. Những dự định mở mang kỹ nghệ phòng thủ tại Đông Dương bị thu hẹp hoặc có chỗ bị thủ tiêu hẳn. Nhiều nhà máy bị đóng cửa hoặc giảm bớt sức sinh sản xuống, khiến cho một số thợ thuyền bị thất nghiệp dở (chômage partiel) hoặc thất nghiệp cả (chômage total).
Nhiều nhà sản xuất bản xứ trước kia vẫn bán hàng cho Pháp một phần lớn - như đǎng ten, hàng đan, hàng thảm, v.v.. - nay bị sa sút. Nhiều nhà tiểu công nghệ trước kia vẫn sinh sản bằng nguyên liệu Pháp, Nhật và Tàu (như những nghề dệt lụa, làm thông phong, tráng gương, v.v..) nay thiếu nguyên liệu phải sa sút nghỉ việc hoặc phá sản.
Đông Dương là một xứ nông nghiệp, kỹ nghệ không được phát triển mấy, nhất là không có kỹ nghệ nặng, nên không có thể tự cung tự túc được. Giá hàng bỗng cao vọt, nạn thất nghiệp và phá sản lan rộng, lại thêm sưu thuế nặng nề, tất cả những cái ấy làm cho sức tiêu thụ của quần chúng giảm sút, thị trường bên trong bị eo hẹp lại.
Về việc xuất cảng ngũ cốc Đông Dương sang Pháp và Tàu bị đình trệ, vì thị trường trong nước bị eo hẹp, các nhà nông, dân cày không tǎng được nông sản hoặc có nơi thực chỉ tǎng được chút ít không đủ bù đắp lại chỗ thiệt thòi gây ra bởi đồ hoá, nông cụ, hàng kỹ nghệ cần thiết cho sự sống, mọi thứ đều tǎng cao giá, cao quá.
Xứ Đông Dương vốn là thị trường của Pháp. ở Đông Dương nhiều thương gia chỉ là kẻ phân phát hàng hoá cho Pháp tại thị trường Đông Dương. Nay hàng Pháp không sang được, hàng Nhật, hàng Mỹ không đủ bán. Nhiều nhà buôn bị sa sút.
Tóm lại, xứ Đông Dương trải qua một cuộc kinh tế khủng hoảng đặc biệt. Số công nhân thất nghiệp ngày một thêm nhiều. Dân cày làm ǎn không được phát đạt. Nhiều tiểu thương, tiểu chủ bị phá sản, sa sút. Nhiều nhà tư sản hay thương mại hay kỹ nghệ cũng bị phá sản lây, hoặc đang sống gượng, sống không có triển vọng. Riêng mình bọn đại dương, bọn nhập cảng sẵn vốn buôn cất nhiều hàng từ trước nay dùng lối tích trữ đầu cơ, bóp chết công chúng, là được hưởng lợi. Nhưng mối lợi của chúng là mối lợi nhất thời.
Đồng bạc Đông Dương mất giá, tình hình chính trị Đông Dương rối loạn, làm cho nhiều nước không thiết giao dịch với Đông Dương nữa. Tình thế ấy càng làm cho kinh tế Đông Dương chịu ảnh hưởng khốc hại thêm.
Đứng trước cái nguy cơ kinh tế của Đông Dương, đế quốc Pháp định tìm phương bố cứu. Chúng tuyên bố cho Đông Dương được tự trị về quan thuế, để cho Đông Dương dễ tìm khách hàng mới, tìm những sản phẩm kỹ nghệ và máy móc ở những nguồn mới ngoài nước Pháp, vì nước Pháp càng ngày càng biến thành một nước chuyên môn cung cấp sản vật, nguyên liệu cho Đức, không thể bán những thức trên kia cho Đông Dương.
Bọn tư bản Pháp, chủ mỏ, chủ đồn điền ở Đông Dương không chở hàng sang bán cho nước Pháp được nữa. Quyền lợi của chúng bắt buộc chúng phải tìm những khách hàng mới: Nhật và Mỹ. Nói cho đúng hai nước này vẫn là khách hàng phụ thuộc của Đông Dương. Nhưng từ ngày Pháp bại trận, đế quốc Pháp phải nhường lại cho Nhật và Mỹ nhất là Nhật - về quan thuế, để cho việc giao dịch thương mại giữa hai nước ấy và Đông Dương tǎng gia hơn trước. Xem đó thì biết chính sách nhượng bộ Nhật Bản là một chính sách gây ra bởi một quyền lợi ích kỷ của bọn đại tư bản Pháp. Nó còn có nguyên nhân kinh tế nữa chứ không phải chỉ có nguyên nhân chính trị như ta sẽ thấy dưới đây.
Nhưng nếu vì chính sách của Pháp, đế quốc Nhật đầu tư vào các ngành kinh tế Đông Dương, làm bá chủ thị trường Đông Dương, hàng Nhật sẽ tràn sang đây. Kỹ nghệ Nhật sẽ cạnh tranh kịch liệt với những nghề thủ công một phần kỹ nghệ và nông nghiệp Đông Dương. Những nghề dệt vải, lụa, làm đồ sơn, nghề thuỷ tinh, sành sứ, nghề làm giấy, nghề trồng khoai tây, hành tây, hoa quả, v.v. của ta đều có thể bị những nghề tương đương ấy của Nhật đánh bại.
B- Tình hình chính trị Đông Dương
Từ khi xảy ra cuộc đại chiến Âu châu đến khi Pháp bại trận, chính sách của đế quốc Pháp ở Đông Dương rõ ràng có ba đặc điểm: một là phát xít hoá bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp dân chúng, hai là giả nhân giả nghĩa, lừa phỉnh dân y, ba là vơ vét sưu thế, tǎng gia sức bóc lột.
1. Phát xít hoá bộ máy thống trị và đàn áp dân chúng
đế quốc Pháp xông vào vòng chiến không phải cốt để đánh đổ Hítle và tiêu diệt chế độ: "Quốc xã Đức". Nó xông vào vòng chiến cũng không phải để "bênh vực lý tưởng dân chủ và ủng hộ các nước nhỏ Âu châu chống với chính sách xâm lược của Hítle". Trái lại nó xông vào vòng chiến chính để hòng chuyển biến cuộc chiến tranh giữa các đế quốc ra cuộc chiến tranh của phe đế quốc đánh phá Liên Xô để lợi dụng cơ hội chiến tranh phá bỏ chế độ dân chủ Pháp, bóp nghẹt phong trào bình dân, giải tán Đảng Cộng sản Pháp, đàn áp cuộc vận động cách mạng của vô sản giai cấp Pháp và để biến các nước nhỏ Âu châu chưa bị thôn tính thành những bán thuộc địa của Anh, Pháp và sau hết để cố dùng vũ lực giữ nguyên vẹn những thị trường vốn có của nó.
Mục đích cuộc chiến tranh ấy hoàn toàn phản dân chủ, phản tiến bộ. Nên một khi xông vào vòng chiến, đế quốc Pháp liền thẳng tay đàn áp phong trào cộng sản và phong trào bình dân, dân chủ ở các thuộc địa cũng như ở Pháp.
ở Đông Dương những cải cách vụn vặt nhân dân Đông Dương chiếm được dưới thời kỳ chính phủ Mặt trận bình dân, bị Catờru phá phách hết. Luật lao động bị bỏ rơi. Các ái hữu thợ thuyền bị giải tán. Những báo chí tiến bộ bị đóng cửa, chế độ kiểm duyệt thì được thi hành rất ngặt. Những người bản xứ nhập Pháp tịch trong hồi bình dân bị đuổi ra khỏi "Làng Tây". Những người cộng sản, những chiến sĩ tranh đấu cho hoà bình, tự do, dân chủ bị bắt bớ. Những trại giam tập trung (camp de concentration) theo kiểu phát xít thành lập khắp nơi. Không những các phần tử cách mạng hay "tình nghi cách mạng" bị giam trong đó, mà cả đến những người bị coi là có "thành tích bất hảo" cũng bị nhốt vào đó. Tất cả họ là những người ở tù không có thời hạn. Họ bị bắt buộc làm đường, xẻ núi, dưới ngọn roi, báng súng của bọn lính canh.
Đế quốc Pháp củng cố và tǎng gia bộ máy đàn áp, chúng tuyển thêm lính kín, đặt thêm sở mật thám, bóp cảnh sát, đồn canh. Chúng đặt cảnh sát hương thôn, đội nghĩa đinh, đoàn vũ dũng ở thôn quê, đội bảo an ở thành thị. Những tổ chức ấy đều có xu hướng quân sự biến tướng hoặc bán quân sự. Những tổ chức phát xít sẵn có được mở rộng. Đảng trật tự xã hội Đông Dương, Hội cựu chiến binh (Nam Kỳ), Quan Nǎm Kê (một tên phát xít), tổ chức "Dân quân" (garde civile).
Từ khi bắt đầu chiến tranh, nhất là từ khi Pháp bại trận, phản tướng Pêtanh đóng vai quốc trưởng bù nhìn ở Pháp, những phần tử phát xít, những võ quan phản động, lần lần chiếm những địa vị trọng yếu trong ngạch cai trị Đông Dương.
Bịt mồm dư luận, đế quốc Pháp không coi dư luận ra gì nữa. Những án chính trị đều bị xử kín. Khắp Đông Dương tổ chức những cuộc sǎn người. ở thành thị luôn luôn có cuộc "vơ vét" (rafles) của bọn mật thám cảnh sát, cốt để lùng bắt những người không thẻ, những người có "thành tích bất hảo". Cuối nǎm 1939 sang đầu nǎm 1940 nhiều nơi, bọn quan lại, cường hào, tổ chức việc bắt phu, bắt lính.
2. Chính sách phỉnh phờ
Một mặt đàn áp nhân dân, khủng bố cách mạng, đế quốc Pháp một mặt vẫn phải tìm cách giả nhân giả nghĩa lừa phỉnh nhân dân. Trong cuộc đại chiến lần trước, toàn quyền Anbe Xarô (Albert Sarraut)1) dùng những tiếng "dân quyền tự trị" lừa dối dân ta thì trong cuộc đại chiến lần này, toàn quyền Catờru cũng làm ra bộ chú trọng đến đời sống của nhân dân, khích lệ nhân dân nộp thuế tiền thuế máu cho chính quốc. Cho nên ta thấy trong tám tháng đầu chiến tranh ta chú ý đến việc tiếp tục chính sách di dân khẩn hoang của Bờrêviê (Brévié), dự định đào sông đắp đất cứu nạn úng thuỷ ở Nam Định, cho học sinh lập hội tương tế, thêm số hội viên người bản xứ trong các phòng dân cư, theo sắc lệnh Mǎngđen (Mandel) khi tên này còn làm tổng trưởng thuộc địa.
Những hạng người bị Catờru lừa phỉnh nhất là binh lính. Chính y đã từng thêm lương cho binh lính đôi chút, mặc dầu số tǎng ấy không thấm với giá sinh hoạt đắt đỏ. Chính y đã tǎng thêm phụ cấp cho các gia đình binh lính, ra lệnh cho những gia đình ấy được lĩnh phụ cấp một cách nhanh chóng dễ dàng, phát bút mực cho một số học sinh con cái binh lính tòng chinh bên Pháp, dành những chỗ trong công sở cho binh lính mãn khoá và dự định chỉ lấy binh lính vào các ngạch công sở hay hành chính nữa.
Rút lại Catờru không chơi cái lối dùng những lời cao su để hứa hẹn hão huyền như Anbe Xarô. Biết rõ cái lối ấy rất nguy hiểm về sau này, y chỉ làm ra bộ chú trọng đến quyền lợi thiết thực hằng ngày của dân chúng. Kỳ thực chính sách của y là một chính sách cực kỳ lừa phỉnh, mượn danh nghĩa "vì dân" để hại dân. Chính sách kiểm soát giá sinh hoạt chẳng qua là một thủ đọan làm tiền cho công quỹ. Nó chỉ nghiệt với các hiệu buôn nhỏ, các người buôn chợ bán rao, còn đối với bọn đại thương đầu cơ, tích trữ, nó không hề đả động tới. Ví như hội đồng kiểm soát giá sinh hoạt định cho mỗi phong thuốc lá xanh là 7 xu, hễ nhà buôn lẻ nào bán quá giá ấy sẽ bị ra toà, nộp hàng hai ba mươi đồng bạc phạt không chừng. Không biết rằng chính bọn đại thương bán cất đã tính 6 xu rưỡi hoặc 7 xu một bao, thì người buôn về bán lẻ tất nhiên phải tǎng giá, nếu không lấy đâu làm lãi để thuê nhà, nộp thuế, nuôi sống gia đình ? Những bọn buôn to bán cất cứ ngồi yên thu lợi, chỉ chết bọn tiểu thương bản xứ. Chính sách hạn chế tiền nhà cũng chỉ đập mạnh vào hạng chủ nhà, còn hạng có nhiều nhà, thần thế nên tha hồ bóc lột khách thuê.
3. Vơ vét của cải
Từ hơn một nǎm nay, đế quốc Pháp hết sức thi hành chính sách vơ vét tài sản của nhân dân Đông Dương đặng cung cấp cho chiến tranh. Thoạt tiên Chính phủ Catờru tổ chức ra hội "Pháp Việt bác ái" rồi đứng danh nghĩa của hội ấy tổ chức những cuộc chợ phiên, những cuộc lạc quyên lấy tiền gửi sang Pháp. Chính phủ thuộc địa lại bắt buộc công chức phải trích một phần lương góp vào quỹ "Pháp Việt bác ái" từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1940, riêng xứ Trung Kỳ nghèo túng cũng phải quyên 3 vạn rưỡi đồng bạc. Xứ Bắc Kỳ quyên tới 10 vạn. Đế quốc Pháp lại mở công trái 10 triệu đồng bắt buộc các làng phải mua một phần lớn.
Từ khi đế quốc Pháp xâm chiếm Đông Dương, chưa bao giờ dân ta chịu sưu cao thuế nặng như hồi này. Giặc Pháp dùng hết cách bóp... dân lấy thuế. Nhiều tỉnh nhỏ và phố phủ, phố đồn bị đặt thành thị xã phải nộp nhiều thứ thuế như một thành phố, thuế chợ, thuế hàng rong, thuế quảng cáo, thuế đổ rác, thuế chó, v.v.. Dân Đông Dương phải chịu nhiều thứ thuế như thuế cư trú, thuế quốc phòng, 6% thuế lợi tức, thuế phụ thuộc bị tǎng từ 15% đến 25%. Theo dự án Catờru các thành phố và các thị xã phải đóng nhiều thứ thuế mới và những thứ thuế cũ sẽ bị tǎng lên một mức rất cao. Thậm chí thuế một con chó cao nhất đến 5 đ. Một tờ giấy khai sinh sẽ phải nộp tới 1đ tem. Chức kiểm mục hương thôn đặt ra cốt để nay mai đặt bổ súc vật các làng và đánh thuế các súc vật ấy. Những vườn trồng cây có quả không những phải chịu thuế điền thổ, mà sắp mỗi gốc cây (như cam, nhãn, v.v.) đều bị đánh thuế.
Nhưng chưa hết. Dựa vào luật sung công của thời kỳ chiến tranh, đế quốc Pháp còn thi hành chính sách tịch thu tài sản của nhân dân. Những người có lừa, ngựa, xe cộ, ngũ cốc, bị sung công, chịu thiệt thòi vô kể vì tiền bồi thường chỉ bằng nửa giá vật sản bị sung công. Những làng nào có công quỹ 200 đ trở lên phải đem tiền công nộp chính phủ thuộc địa. Chính phủ bảo hộ giữ hộ; nhưng sự thực nhiều làng bị chính phủ cướp không công quỹ, không đòi lại được một xu. Đế quốc Pháp lại thúc những làng nhiều ruộng phải mau lập nghĩa xương1) để khi nào chúng tịch thu thóc nghĩa xương làm lương cho lính đi đàn áp hoặc đánh nhau với các nước khác. Thi hành chính sách "quản thủ điền thổ" chúng cướp không thổ cư vì không có địa bạ Gia Long chứng thực mình là chủ miếng thổ cư ấy, mặc dầu mình đã ở đây từ lâu.
Tóm lại, chính sách của đế quốc Pháp trong hơn một nǎm là phỉnh phờ dân lấy lính, đàn áp, bóp cổ lấy tiền.
4. Đầu hàng Nhật Bản
Chính sách của Pháp ở Đông Dương về nội trị là khủng bố, thì về ngoại giao là đầu hàng từ khi bên Pháp Pêtanh hàng Đức, bên Đông Dương Đờcu (Decoux) hàng Nhật.
Thoạt tiên đế quốc Nhật lợi dụng lúc Pháp vừa thua Đức ngày 20-6-1940 gửi tối hậu thư cho Chính phủ Catờru bắt bọn Pháp thuộc địa phải đóng cửa biên giới Bắc Kỳ và đình chỉ việc thông thương vận tải với Tàu. Rồi sau đó, được đằng chân lân đằng đầu, Nhật lấn dần quyền lợi của Pháp ở Đông Dương. Trước hết phái bộ Tây Nguyên (Nishihara) qua Đông Dương nói là để điều tra tận chỗ xem Pháp đã thôi hẳn việc chở khí giới cho Tàu chưa và nhân thể thương lượng với Chính phủ Đông Dương về vấn đề kinh tế; nhưng đồng thời để điều tra thực lực của Pháp ở đây, thǎm dò tình hình dân chúng, thám thính những nơi xung yếu về quân sự. Tóm lại, để sửa soạn cuộc đem quân chiếm cứ Đông Dương.
Chính tên toàn quyền Catờru đã mở đường cho giặc Nhật vào Đông Dương sửa soạn cuộc tiến công ấy. Nhưng Catờru nhượng Nhật với đôi chút dè dặt nên quân Nhật ép chính phủ phản động Pêtanh truất ngôi Catờru, cử Đờcu một tên phản động hơn, lên thế chân. Ngay hôm nhận chức, tên đày tớ đê hèn của phát xít quốc tế này tuyên bố trắng ngay rằng: "... Giúp vào việc lập nên trật tự mới ở á Đông và thế giới". Nó tự hạ mình làm đày tớ cho Nhật định ôm chân Nhật sống gượng những giờ phút điêu tàn, cũng như Pêtanh đầu hàng Đức theo cái tôn chỉ khốn nạn "nô lệ còn hơn chết". Chẳng qua bọn phản động Pháp trong lúc ngắc ngoải, muốn đem hơi thở cuối cùng giúp cho đế quốc Nhật ra khỏi vũng bùn lầy Trung Quốc, vì chúng biết rằng Nhật thất bại tức là đế quốc chủ nghĩa mất một tên sen đầm bên Viễn Đông, mà Tàu thắng, tức là các dân tộc bị áp bức thắng. Vả lại bọn tư bản cá mập ở thuộc địa mà Đờcu làm đại biểu, muốn thoả hiệp với Nhật để tìm chỗ tiêu thụ hàng hoá, như cao su, quặng, v.v..
Tuy nhiên nói như thế không phải bảo rằng đế quốc Pháp không có chỗ nào mâu thuẫn quyền lợi với đế quốc Nhật nữa. Trái lại, chính bọn Pêtanh, Đờcu cũng biết rằng chính sách đầu hàng Nhật chỉ có thể hoà hoãn mối mâu thuẫn giữa hai đế quốc Pháp Nhật lúc này, nhưng dần dần sẽ đưa chúng đến chỗ chết. Nhưng chúng đã tự biết không đủ sức chống nhau với Nhật để giữ nguyên vẹn lợi quyền của chúng bên Đông Dương, nên chúng đành tự nguyện làm tên đày tớ "trung thành" cho Nhật hoàng trên bán đảo Đông Dương này để giúp Nhật phá cách mạng Tàu, dựa vào Nhật đặng đối phó với cách mạng Đông Dương. Rồi một mặt chúng yêu cầu Đức, ý giao thiệp với Nhật để cho Pháp ở lại Đông Dương, giúp vào việc phát xít hoá Viễn Đông và thế giới. Và chính Đức cũng muốn như thế. Và Đức đương muốn cho Pêtanh bóc lột cái thuộc địa béo bở này để lấy tiền cung cấp cho Đức đánh nhau với Anh.
Tất cả những động cơ phức tạp ấy đã làm cho chính phủ Đờcu nhượng bộ Nhật ngoài mặt nhưng vẫn gờm Nhật bên trong. Một vài thí dụ: Sau khi quân Nhật kéo đến đóng nhiều nơi ở Bắc Kỳ, bọn quân phiệt Nhật tự tiện lưu hành "quân dụng thủ phiếu" một thứ bạc giấy chúng thường phát bừa ra để tiêu trong các vùng chiếm cứ. Bọn Đờcu không dám cương quyết ngǎn ngừa cái hành động ấy của quân Nhật, nhưng chúng mật sức cho dân chúng đừng tiêu tiền Nhật. Thấy một vài thanh niên Việt Nam nói chuyện với lính Nhật ở ngoài phố, bọn Pháp không dám can thiệp ngay, nhưng khi lính Nhật đi khỏi, chúng liền bắt mấy thanh niên kia lôi vào bót đánh đập tàn nhẫn, đổ cho là có xu hướng bài Pháp, v.v.. Có điều chúng càng quỵ luỵ đê hèn với Nhật bao nhiêu thì chúng lại càng hống hách với đồng bào ta bấy nhiêu. Càng cúi đầu dưới mệnh lệnh Nhật, chúng càng già tay khủng bố cách mạng.
Nhưng chính sách đầu hàng của Pháp làm cho bọn Pháp ở Đông Dương bị hắt hủi, đê nhục. Nhiều việc xảy ra đã chứng tỏ rằng bọn lính Nhật đánh tát chế giễu cả bọn võ quan, sen đầm, quan toà Pháp.
Chính sách đê hèn ấy lại làm cho hàng ngũ của Pháp ở Đông Dương rối bét. Bọn người Pháp bên Đông Dương chia làm ba phái, phái hàng Nhật theo Đờcu đại biểu quyền lợi cho bọn đại tư bản phản động, tư bản tài chính, cho chủ mỏ và chủ đồn điền, bọn này muốn gạ Nhật để tiêu thụ hàng hoá; phái chống Nhật thân Anh, Mỹ muốn dựa Anh, Mỹ giữ nguyên quyền lợi cho đế quốc Pháp, phái này theo Đờ Gôn (De Gaulle), Catờru, đại biểu quyền lợi cho chủ kỹ nghệ sinh sản, cho tư bản trung bình Pháp. Chúng sợ đế quốc Nhật cạnh tranh và cướp mất thị trường và nguyên liệu của chúng bên Đông Dương (chú ý rằng phái chống Đức, Nhật, dưới thời kỳ Catờru đã tỏ lực lượng và tinh thần kháng chiến bằng nhiều cuộc biểu tình hàng ngàn người, cả đàn ông, đàn bà tham dự). Cuộc biểu tình ngày 20-6-1940 ở Sài Gòn kéo đến dinh Thống đốc... buộc phải tuyên bố hoà hay chiến; cuộc biểu tình ngày 21-6-1940 ở Hà Nội của cựu chiến binh Pháp hô khẩu hiệu: "chống Đức đến cùng". Cuộc biểu tình ngày 22-6-1940 ở
Ngoài hai phái người Pháp có tính chất đế quốc phản động trên đây, còn một phái người Pháp cấp tiến dân chủ, chống phát xít, phản đối Nhật nhưng cũng không ưa gì Anh, Mỹ. Bọn này tức là bọn "Tây khổ" bị thiệt thòi, áp bức, cǎm tức với bọn Pêtanh, Đờcu. Họ phần nhiều là binh lính Pháp, lính lê dương và một phần tiểu công chức thuộc địa. Bọn Đờcu hiện nay đương hết sức thống nhất ba phái trên nhưng không được.
5. Nhật Bản xâm lược
Chính sách đầu hàng của Đờcu đã làm Đông Dương thành bán thuộc địa của Nhật, thành nơi cǎn cứ của Nhật đánh Tàu và dự bị tiến xuống miền Nam Dương.
Đem quân sang Đông Dương, Nhật muốn nhân cơ hội Pháp bại trận, nhận trước lấy một bộ phận thuộc địa của Pháp, chiếm lấy những nguồn nguyên liệu béo bở ở Đông Dương để cung cấp cho chiến tranh, lấy Đông Dương làm nơi cǎn cứ quân sự đánh Hoa Nam và triệt đường tiếp tế quân nhu khí giới cho Tàu ở Diến Điện, hòng mau ra khỏi vũng bùn lầy Trung Quốc, dùng Đông Dương làm cái cầu tiến bước xuống miền Nam Dương,á châu.
đối với dân Đông Dương cái họa Nhật Bản đã thành sự thực. Sau khi phái bộ Tây Nguyên đã dò xong tình thế Đông Dương và thực lực của Pháp, thì trung tuần tháng 9 nǎm 1940, quân Nhật ở miền Hoa Nam tiến sát biên giới Bắc Kỳ, uy hiếp Chính phủ Đờcu ra mặt. Ngày 19-9-1940, đại biểu chính phủ Đông Kinh đưa tối hậu thư cho Đờcu yêu sách 5 điều:
1. Nhường cho Nhật Quảng Châu Loan và Vịnh Bắc Kỳ làm nơi cǎn cứ quân sự.
2. Để cho Nhật lập cǎn cứ quân sự ở Hải Phòng và nhiều nơi trọng yếu khác trong nội địa.
3. Để cho Nhật được dùng con đường sắt Hải Phòng đến Lào Cai để chở quân đội và khí giới đánh Hoa
4. Nhật có quyền lấy mấy trường bay làm nơi không quân cǎn cứ.
5. Đông Dương phải mật thiết liên lạc với Nhật về mặt kinh tế.
Chính phủ Đờcu chịu nhượng bộ một phần, trong đó công nhận cho quân Nhật mượn đường Bắc Kỳ tiến đánh Hoa Nam, tức là mở đường cho Nhật xâm lấn Đông Dương về mọi phương diện quân sự, kinh tế, chính trị và vǎn hoá.
a) Xâm lược quân sự
Hiệp ước nhượng bộ ký sáng sớm hôm 22-9-1940 thì ngay chiều hôm ấy quân Nhật đóng ở Hoa Nam phá luôn hiệp ước vượt qua biên giới Bắc Kỳ tiến chiếm Lạng Sơn. Hôm sau, máy bay Nhật thả bom giết hại lương dân Hải Phòng và quân Nhật đổ bộ ở Đồ Sơn kéo lên hải cảng. Đế quốc Pháp như cò phải bão lại nhượng bộ thêm một bước nữa. Thế là chính sách hǎm doạ của Nhật có đôi phần kết quả. Rồi quân Nhật tiến đóng lung tung như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phú Thọ... Máy bay Nhật từng đoàn hạ cánh xuống các trường bay Gia Lâm, Phú Thọ, Lạng Sơn. Tàu chiến Nhật đều đỗ tại bến Sáu Kho, Hải Phòng.
Xứ Bắc Kỳ hoàn toàn biến thành cǎn cứ quân sự của Nhật. Từ đấy hằng ngày quân Nhật huy động ở các ngả đường Bắc Kỳ. Trên trời Bắc Kỳ ngày nào máy bay Nhật cũng từng đoàn kéo sang Vân
b) Xâm lược kinh tế
Phái bộ Tây Nguyên đã mở đầu cuộc xâm lược kinh tế. Muốn giữ cho nền kinh tế Đông Dương khỏi bị nguy khốn, Pháp đã cho Nhật hưởng chế độ quan thuế tối huệ ở Đông Dương đặng đánh đổi việc Nhật tiêu thụ than, cao su, dầu trẩu, thầu dầu, von-fram, thiếc, gạo của Đông Dương. Nhật lại có quyền đầu tư vào các kỹ nghệ mỏ ở Đông Dương.
Đành rằng rồi đây Nhật có thể bán rẻ một số hàng để đánh bại một ít ngành công nghệ ở Đông Dương và dùng chính sách phá giá (dumping) cướp giật thị trường Đông Dương trước khi chiếm đứt bằng võ lực, nhưng ta đừng nhận lầm rằng dân Đông Dương sẽ được mua hàng Nhật rẻ mãi mãi. Nhờ sự bóc lột thợ thuyền Nhật quá tệ, nhờ quan thuế nhẹ, nhờ đường lối chuyên chở gần, hàng Nhật có thể bán rẻ sang Đông Dương. Nhưng chỉ thứ hàng nào cần cạnh tranh với hàng Đông Dương mới bán rẻ mà thôi. Và ngay những thứ hàng ấy cũng chỉ bán rẻ trong thời gian cần thiết cho sự cạnh tranh ấy. Khi nào bá quyền thị trường Đông Dương đã có ở trong tay Nhật thì những thứ hàng trước kia bán rẻ sẽ bán đắt lên. Ngay bây giờ Nhật chưa làm chủ thị trường Đông Dương mà đã có nhiều thứ hàng Nhật bán đắt hơn thời kỳ trước chiến tranh gấp bội, vì Nhật thấy rõ ngoài Nhật không còn nước nào có thể cung cấp cho Đông Dương những thứ hàng ấy.
c) Xâm lược chính trị
Đế quốc Nhật phái sang Đông Dương hết phái bộ này đến phái bộ khác. Chúng mua chuộc một số quan cai trị Pháp như loại Gờrǎnggiǎng (Grandjean) và quan bản xứ như loại Phạm Quỳnh, tuyển một số đảng viên hủ bại của Việt Nam Quốc dân Đảng, của phong trào vǎn thân trước, cả đến một số cựu chính trị phạm thối lui, hoạt đầu cặn bã của các phong trào cộng sản, bình dân, lập thành đội quân thứ 5 Cường Để (Cinquième colonne) làm tay trong cho chúng. Bọn Việt Nam Quang phục có Cường Để, Việt Nam liên đoàn quốc dân cách mạng (tức là bọn Vừng hồng) ở Bắc Kỳ, Việt Nam thống nhất cách mạng của bọn đại địa chủ (đốc tờ Thinh làm đại biểu) và bọn tờrốtkít Nam Kỳ thành lập từ khi Nhật chiếm Lạng Sơn, đều là những bộ phận của những quân ấy.
Giặc Nhật lại thuê tiền mua chuộc các tờ báo lớn như là Đông Pháp, Trung Bắc, v.v. biến những báo ấy thành những cơ quan tuyên truyền thân Nhật, bắt Chính phủ Đờcu phải kiểm duyệt thật ngặt những tin tức đụng chạm đến Nhật và tịch thu ngǎn cấm những sách báo kháng chiến của Tàu, đặt hãng thông tấn ở ngay Hà Nội, tổ chức việc cho tin các báo.
d) Xâm lược vǎn hoá
Muốn gây ảnh hưởng về vǎn hoá, Nhật cho kỹ nữ, kịch gia qua đóng trò ở Đông Dương, phát không những cácpốttan (cartes postales) về phong cảnh bên Nhật.
Tóm lại, trong khi chờ đợi thái độ của Anh, Mỹ và bước tiến triển của cuộc chiến tranh Anh, Mỹ, Đức, ý, đế quốc Nhật tiến hành việc dần dần xâm lược Đông Dương rất có phương pháp.
C- Tình hình sinh hoạt của nhân dân và cuộc vận động dân tộc độc lập ở Đông Dương
1. Sinh hoạt nhân dân
Vì chiến tranh phong toả và nước Pháp bại trận, hàng kỹ nghệ Pháp không sang Đông Dương được, vì đồng bạc Đông Dương bị sụt giá, vì việc thông thương với Tàu bị đình trệ, vì chiến tranh đã đem hàng 7 vạn nhân công Đông Dương sang Pháp, ảnh hưởng đến việc sinh sản ở Đông Dương đã vọt cao xưa nay chưa từng có. Sinh hoạt cực kỳ đắt đỏ. Giá hàng nhập cảng tǎng từ 100% đến 200%. Muối là thức tối cần cho sự sống của quần chúng, và sinh sản tại chỗ mà nhiều nơi ở Bắc Kỳ đắt quá giá: có chỗ tới 50đ một tạ, như ở Cao Bằng... Bút giấy đắt đến nỗi nhiều trẻ em phải bỏ học. Mức sống của các từng lớp nhân dân đã sút kém. Sưu thuế nặng nề, chính sách bòn vét của đế quốc Pháp làm cho nhân dân Đông Dương từ giàu đến nghèo đều cảm thấy sự thiệt thòi vô kể. Đời sống của đại đa số dân chúng đã khốn quẫn về sinh hoạt đắt đỏ lại bị sưu thuế đóng góp làm cho khốn quẫn thêm.
Tình cảnh thợ thuyền hết sức khổ sở. Đồng lương thực (salaire réel) của thầy thợ bị giảm. Giờ làm của thợ thuyền công chức tǎng gia. Từ khi Pháp thua, sức sinh sản ở Đông Dương bị rút hẹp lại. Nhiều thợ bị giảm, nhiều thợ khác chỉ làm ba, bốn ngày trong một tuần. Tiền nhà, tiền cơm, đắt đỏ đến nỗi có nhiều anh em thợ không dám trọ ở tỉnh, phải cuốc bộ hàng 10 cây số từ nhà quê ra tỉnh làm. Nhiều gia đình thợ bị tan nát. Chồng làm không đủ nuôi vợ, vợ phải về quê làm mướn hoặc bán lá rau, cái bánh lần hồi cho qua ngày.
Số chi thu của những gia đình dân cày bị hao hụt. Giá hàng kỹ nghệ tǎng, tiền sắm sửa nông cụ, mua phân bón, nhất nhất cái gì cũng đắt mà nông sản bán không chạy và sưu thuế ngày một tǎng cao.
Anh em binh lính bị hành hạ, hắt hủi. Ǎn uống kham khổ, xà phòng không đủ giặt, quần áo không đủ thay.
Thiếu vật liệu và thị trường tiêu thụ, nhiều nhà tiểu công nghệ bị phá sản hoặc chỉ sống một cách ngắc ngoải. Nhiều tiểu thương bị chết chẹt giữa nạn đầu cơ của bọn đại thương buôn cất và chính sách kiểm soát giá sinh hoạt thiên tư của chính phủ thuộc địa.
Nhiều nhà tư sản bản xứ đương lo "sốt vó" vì thuế lợi tức, thuế môn bài, trong lúc về ngoại thương (commerce exte rieur) đình trệ và sức tiêu thụ (pouvoir d achat) của quần chúng bị sút kém, sản vật của họ bán không chạy mấy.
Các anh em trí thức học sinh, đa số là con nhà địa chủ, tư bản hoặc tiểu tư sản thành thị, chịu ảnh hưởng thiệt thòi không kém. Nhiều bạn trẻ phải bỏ học vì tiền cơm, tiền trọ đắt quá. Nhiều trẻ em nhà nghèo thôi học chỉ vì giấy bút quá cao. Nhiều thanh niên không thích học nữa vì đã quá chán ghét bọn Pháp rồi, không biết ngày mai ra sao.
Tóm lại, trừ một số ít bọn phong kiến bản xứ, một phần đại tư bản, đại địa chủ và một nhóm trí thức tiểu tư sản nhát gan đi theo Pháp hay Nhật còn hầu hết các tầng lớp nhân dân hiện nay đương cǎm tức với đế quốc Pháp, hoặc ít nhiều chán ghét chúng. Chính sách bắt phu, bắt lính, chém giết tù đày lại làm cho bao nhiêu mẹ mất con, chồng lìa vợ. Chính sách đầu hàng Nhật làm cho nhân dân Đông Dương chịu cảnh một cổ hai tròng, vừa bị phát xít Pháp đàn áp khủng bố vừa bị quân phiệt Nhật đánh đập tàn nhẫn.
Trong khi ở các buồng tra của các sở mật thám, giặc Pháp tra tấn các chiến sĩ cách mạng cực kỳ tàn nhẫn thì ở ngoài đường, nơi Nhật đóng, giặc Nhật hết sức ngược đãi với nhân dân. Chúng xâu dây thép vào mũi thường dân, hiếp dâm đàn bà con gái, khâu mắt, khâu mồm, buộc chân, treo, kẹp những người ǎn cắp, đánh đập phu phen làm thuê cho chúng, đánh chết cu li xe, vào các cửa hàng vừa mua vừa chiếm đoạt, đột nhập tư gia phá phách đồ đạc, đánh đập lương dân, thậm chí đâm lưỡi lê vào bụng một ông già chỉ vì một lẽ ông này đến gần xem máy bay của Nhật va phải nhau rơi xuống đất; ô tô Nhật đè chết người bỏ chạy là thường.
Chính sách hèn đớn xỏ xiên của đế quốc Pháp và những hành vi bạo ngược của Nhật đã khêu gợi tinh thần phản đế của đồng bào ta. Khắp Đông Dương nhân dân muốn cởi mở xích xiềng nô lệ.
2. Mấy đảng phái mới và xu hướng các đảng phái
Đế quốc Pháp cơ hồ tan rã, thì ở Đông Dương có nhiều đảng phái mới thành lập. Bọn trí thức tiểu tư sản Bắc Kỳ tổ chức ra "Việt
Vượt lên trên tất cả những phản phúc, hoạt đầu ấy, Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong của vô sản giai cấp, cứ ngày một củng cố. Sau khi giũ sạch được một vài phần tử hoạt đầu lộ mặt ra hồi tháng 9-1939, Đảng cứ mỗi ngày một thống nhất. Trong khi hết thảy các đảng phái chính trị của tiểu tư sản và tư sản lìa bỏ con đường cách mạng dân tộc, độc lập, hoặc quay ra phản cách mạng là khác, riêng mình Đảng Cộng sản Đông Dương luôn luôn trung thành với quyền lợi dân tộc. Dưới bóng cờ của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương hơn một nǎm nay vẫn cương quyết lãnh đạo cho các đoàn thể trong "Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương", Hội phản đế cứu quốc, đoàn thanh niên phản đế, đoàn phụ nữ giải phóng, công hội, nông hội, hội cứu tế, hội bạn của dân Tàu, v.v.. Lúc này hơn lúc nào hết vô sản Đông Dương nắm chắc trong tay quyền lãnh đạo cách mạng.
3. Phong trào tranh đấu và cuộc vận động cách mạng phản đế
Trong thời kỳ Pháp chưa bại trận, có nhiều cuộc đình công đã nổ tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn mục đích là duy trì mức sinh hoạt và chống chính sách Catờru bãi tước những quyền lợi thợ thuyền đã chiếm được dưới Chính phủ Mặt trận bình dân.
Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, phát truyền đơn phản đối chiến tranh và tẩy chay chợ phiên, giúp hội "Pháp - Việt bác ái" đã nổ ra khắp ba kỳ. Trong thời kỳ đáng chú ý nhất là những cuộc nông dân tranh đấu ở Thái Bình (Bắc Kỳ), những cuộc biểu tình chống bắt thǎm ở Nam Kỳ và nhiều cuộc tranh đấu của anh em binh lính các thành phố lớn: 4.000 lính Hải Phòng biểu tình, hàng ngàn lính tuyệt thực đòi cải thiện sinh hoạt ở Sài Gòn (Nam Kỳ), Vĩnh Yên (Bắc Kỳ) và Quảng Trị (Trung Kỳ). Trội hơn hết là cuộc tranh đấu của 5.000 lính
Từ khi Pháp bại trận, vì chính sách giảm thợ, phong trào tranh đấu của công nhân có đôi phần sút kém. Sau cuộc tranh đấu đòi tǎng tiền lương, bớt giờ làm của anh em thợ máy Gia Lâm, hồi tháng 8-1940, thợ thuyền rất ít tranh đấu, chỉ có cuộc bãi công của 400 anh chị em làm phu ở bến Sáu Kho (Hải Phòng) phản đối quân Nhật đánh đập dã man là đáng kể. Trái lại nông dân nhiều tỉnh tranh đấu rất hǎng. Nhiều cuộc mít tinh biểu tình của dân cày do Đảng chỉ huy đã nổ ra ở Thái Bình, Mỹ Tho. Sau khi Nhật đánh Lạng Sơn, dân cày nhiều nơi ở tỉnh Lạng Sơn hiệp lực với binh lính nổi dậy tranh đấu, dùng khí giới giết giặc Pháp và bọn thống trị bản xứ, tay sai của giặc Pháp, Tri châu Thất Khê bị giết. Đồn Bình Gia (Lạng Sơn) bị dân Thổ chiếm đóng. Quần chúng cách mạng nổi dậy ở Bắc Sơn (Lạng Sơn). Cả lính Pháp và lính lê dương không thiết đánh cho chủ nghĩa phát xít và phản đối chính sách đầu hàng của Đờcu, cũng muốn tranh đấu. Sau khi Nhật chiếm Lạng Sơn, một số ít lính Pháp ở Tuyên Quang mưu hợp sức với lính khố xanh nổi loạn nhưng bị bại lộ. Nhiều lính Tây đào ngũ.
Tóm lại, xét phong trào tranh đấu của nhân dân Đông Dương gần đây, ta nhận thấy mấy đặc điểm sau này:
1. Công nhân tranh đấu kém nông dân.
2. Nông dân tranh đấu không đều và lỏi: mấy nơi tranh đấu cao, nhưng nhiều nơi vẫn yên lặng.
3. Binh lính đã tham gia tranh đấu hằng ngày.
4. Chưa có một phong trào trí thức học sinh phản đế.
5. Một phần dân tộc thiểu số đã nhiệt liệt tham gia cách mạng phản đế.
6. Quần chúng đã bắt đầu dùng những hình thức tranh đấu cao - tranh đấu chính trị và võ trang - tuy những hình thức ấy chưa được phổ biến và quyết liệt.
Xem đó thì đủ biết chúng ta chưa đứng trước một tình thế trực tiếp cách mạng. Song những biến cố xảy ra sẽ đẩy nhân dân Đông Dương đến một tình thế phải tranh đấu quyết liệt để sống. Hàng ngũ quân thù ngày thêm rối bét: Nhật gằm ghè Pháp, phái Đờ Gôn chống phái Đờcu. Đế quốc chủ nghĩa ngày càng áp bức bóc lột nhân dân thêm. Tinh thần dân tộc của nhân dân ta càng ngày càng bị bọn phát xít Pháp và quân phiệt Nhật chà đạp. Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: lĩnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập.
III- Tình hình Đảng và các hội quần chúng
A. Tình hình Đảng1. Số lượng của Đảng
Tính đến tháng 10 nǎm 1940, số đảng viên ở
2. Chất lượng của Đảng
Hiện thời đa số đảng viên là dân cày và tiểu tư sản. Đó là cái thành phần xã hội tất nhiên phải có của một Đảng Cộng sản ở một xứ nông nghiệp lạc hậu. Nhưng cũng phải nhận rằng vì chính sách khủng bố tǎng gia của đế quốc Pháp, vì sự chuyển hướng sang công tác hoàn toàn bí mật của Đảng sau cuộc đàn áp tháng 9-1939, không được mau lẹ và khôn khéo, nên có nhiều chi bộ xí nghiệp của Đảng ở Ba Son, Đềpô (Depot), Xe lửa Sài Gòn, Máy sợi Nam Định, Máy tơ Nam Định, Xi mǎng (ciment) Hải Phòng, các mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả, xe lửa Vinh, v.v. bị phá. Cái đó làm cho thành phần công nhân của Đảng đã kém lại kém thêm.
3. Trình độ đảng viên
Hầu hết các đảng viên đều biết chữ. Song trình độ hiểu biết phổ thông kém, nên công việc nghiên cứu và tự luyện rất chậm chạp. Nhân thế, trình độ lý luận và công tác của các đồng chí cũng chậm phát triển. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là các đồng chí rất hǎng hái. Có nhiều đồng chí khi thất bại bị tra tấn rất dã man mà vẫn giữ được tinh thần. Có nhiều đồng chí chuyên môn bị truy tầm rất gay gắt, hoạt động trong những điều kiện rất khó khǎn vẫn cương quyết tranh đấu không nản chí.
4. Công tác của Đảng
a) Về phương diện tổ chức.
Mặc dầu đế quốc khủng bố gắt gao, Đảng vẫn luôn luôn phát triển. Nhất là từ khi Pháp bại trận, tháng 6, Đảng và các tổ chức do Đảng lãnh đạo nảy nở nhanh chóng. Đặc biệt là Đảng bộ Nam Kỳ. Trong vòng ba tháng, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 10, số đồng chí Nam Kỳ tǎng 60%. Tuy nhiên, Đảng vẫn chưa khôi phục được những chi bộ ở những nơi công nhân tập trung, như những đồn điền Nam Kỳ, những mỏ ở Bắc Kỳ và những tỉnh thành kỹ nghệ phát triển Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn.
b) Về phương diện tuyên truyền.
Đa số T.U1) bị thất bại một nǎm nay làm cho tờ báo thống nhất của toàn Đảng chưa ra được. Nhưng mỗi xứ có một tờ báo là cơ quan tuyên truyền cổ động cho toàn xứ: "Tiến lên" ở Nam Kỳ, "Bẻ xiềng sắt" ở Trung Kỳ, "Giải phóng" ở Bắc Kỳ. Ngoài ra nhiều khu hoặc liên tỉnh cũ có báo riêng. Mỗi xứ đều xuất bản những cuốn sách phổ thông nho nhỏ nói về những vấn đề đặc biệt. Nhưng một khuyết điểm lớn là chưa có một Ban tuyên truyền huấn luyện T.U. để soạn và dịch những sách huấn luyện về lý luận cǎn bản.
Ngoài việc tuyên truyên bằng sách báo, truyền đơn, biểu ngữ, cờ đỏ, bǎng, v.v. Đảng bộ Nam Kỳ đã tổ chức ra những đội tuyên truyền chuyên môn đi diễn thuyết ở những chỗ đông người như đình đám, chợ búa, v.v.. Phương pháp tuyên truyền linh tinh này có nhiều kết quả. Nó kích thích nhân tâm, xôn xao dư luận. Một điều đặc biệt nữa là Đảng bộ Nam Kỳ đã phát truyền đơn riêng cho từng giới, từ thợ thuyền, dân cày, binh lính đến các giới tư sản, địa chủ, trí thức, kỳ lý, v.v.. Do những lời kêu gọi thống thiết trong những truyền đơn ấy, một phần tổng lý đã có thiện cảm với cách mạng hoặc chỉ đứng trung lập, không thiết đàn áp cách mạng để làm lợi cho đế quốc Pháp, kẻ thù chung của dân tộc.
c) Chỉ huy toàn Đảng.
Vì Ban Trung ương Chấp hành bị thất bại gần hết nên non một nǎm nay, việc chỉ huy toàn Đảng không được thống nhất. Xứ nào riêng Xứ uỷ ấy chỉ huy, và sự liên lạc giữa các cơ quan chấp hành các xứ cũng không được liên tiếp. Vì vậy, các đảng bộ các xứ không hành động thống nhất, sáng kiến, kinh nghiệm không thể trao đổi cho nhau một cách liên tiếp mau lẹ. Thậm chí những khẩu hiệu tuyên truyền cũng không được thống nhất, thí dụ khẩu hiệu cách mạng thổ địa.
d) Lãnh đạo tranh đấu.
Ngay từ tháng 9-1939 sau cuộc đại khủng bố phong trào dân chủ, thì tiếp đến cuộc bắt lính, bắt phu. Đảng ta đã lập tức tổ chức những cuộc tranh đấu, bãi công, mít tinh, biểu tình để chống khủng bố, chống đế quốc chiến tranh, chống chính sách thoái hoá và phản động của Catờru tước bỏ những quyền lợi mà nhân dân Đông Dương đã đòi được trong thời kỳ chính phủ bình dân cầm quyền nước Pháp. Ngoài mấy cuộc mít tinh chống bắt lính của dân cày Thái Bình (Bắc Kỳ) và Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long (Nam Kỳ) có nhiều cuộc tranh đấu của anh chị em công nhân đòi tǎng lương bớt giờ làm, đòi thi hành luật lao động: thí dụ cuộc bãi công của thợ Gia Lâm, cuộc bãi công của thợ in Tân Dân và thợ xe Hà Nội, cuộc bãi công của chị em thợ dệt Hàng Kênh và Máy tơ Hải Phòng, v.v..
Phong trào tranh đấu của công nhân đương có cơ phát triển thì bỗng cuộc đình chiến làm cho một số thợ bị thải, một phần đông thợ thất nghiệp giở, vì sức sinh sản giảm đi. Tổ chức công hội lại kém, quỹ cứu tế thất nghiệp không có. Sự liên lạc giữa công nhân có việc và công nhân thất nghiệp thiếu sót nên phong trào thợ thuyền sút kém, không được bằng phong trào dân cày.
Một điều đáng tiếc là từ khi bắt đầu chiến tranh, thuế má tǎng gia, cách trừng phạt tiểu thương quá thiên lệch và quá ngặt mà Đảng ta không tổ chức được những cuộc bãi thị biểu tình phản đối thuế má nào đáng kể.
B. Tình hình các hội quần chúng
1. Số lượng các tổ chức
Chưa kể Miên và Lào, số quần chúng có tổ chức dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ở Trung, Nam, Bắc Kỳ có kể hàng mấy vạn người, song so với toàn thể dân số Đông Dương con số ấy vẫn còn là ít. Ngoài ra nhiều quần chúng có chân trong hội tương tế, ái hữu công khai và các phường hội ở thôn quê chịu ít nhiều ảnh hưởng của Đảng.
Riêng ở Nam Kỳ, Đảng bộ ở đấy xét nghiệm thấy rằng đã có đến 30% quần chúng nhân dân có xu hướng cộng sản.
2. Tình hình đại cương của dân tộc thống nhất phản đế
Từ khi Đảng ta ra khẩu hiệu Mặt trận thống nhất phản đế thì có nhiều nơi các đồng chí lại xao nhãng việc tổ chức công hội và nông hội, phần nhiều chỉ chú trọng lập Hội phản đế cứu quốc. Tuy nhiên chính những nơi chú trọng lập hội phản đế cứu quốc lại là những nơi chưa thống nhất được mặt trận, chưa thành lập được hệ thống Mặt trận phản đế. Vì sao? Vì các đồng chí ở các nơi ấy không nhận thấy rằng sự liên minh của công nông là xương sống của Mặt trận. Muốn cho cái xương sống ấy được vững chắc, công hội, nông hội cần phải mở rộng. Cùng với Đảng, những tổ chức ấy phải làm cơ sở cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế.
Duy chỉ có Nam Kỳ là các tổ chức được tương đối phát triển một cách đều đặn. Hiện nay, ở Nam Kỳ, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế đã thống nhất từ các làng đến tỉnh và đương đi đến thống nhất toàn xứ.
3. Công vận
Chi bộ xí nghiệp là nền tảng tổ chức của Đảng nhưng như trên đã nói, số chi bộ xí nghiệp của Đảng rất ít. Nhiều nơi hằng hai ba vạn công nhân tập trung như Nam Định, Hòn Gai, Cẩm Phả, gần đây Đảng không tổ chức được chi bộ nào. Những chi bộ Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng, trước đây non quá, các đồng chí công nhân những nơi ấy thiếu thủ đoạn bí mật nên thường bị phát giác. Những tổ chức công hội kém quá. Khi Đảng phải hoạt động hoàn toàn bí mật các đồng chí nhiều nơi không biết chuyển hướng cho nhanh, không biết lựa lọc những phần tử công nhân hǎng hái ở các hội ái hữu, tương tế, các đoàn thể công khai hoặc bán công khai trong thời kỳ bình dân tổ chức họ vào các công hội. Nhiều nơi không tổ chức công nhân thanh niên thành công hội thanh niên, để cho công nhân thanh niên chạy cả vào thanh niên phản đế đoàn và biến thành một lực lượng phụ thuộc với lực lượng thanh niên trí thức, thanh niên tiểu tư sản. Các đồng chí thường thường chỉ chú ý đến tình hình chính trị suông, không chịu để ý đến quyền lợi thiết thực hằng ngày của công nhân để đặt khẩu hiệu cho đúng đặng vận động công nhân tranh đấu.
4. Nông vận
Trừ Nam Kỳ, nông hội không được phát triển. Phần nhiều các đảng bộ chỉ chú trọng tổ chức nông dân vào các hội phản đế trong làng. Thành ra công việc tổ chức nông dân tiến rất chậm. Nông dân nơi nào giác ngộ chỉ chú ý tranh đấu chính trị. Phần nhiều trong các cuộc tranh đấu nông dân, các đồng chí không biết gắn những khẩu hiệu thiết thực kinh tế với những khẩu hiệu chính trị. Các đảng bộ ít chú ý vận động nông dân tranh đấu đòi quyền lợi thiết thực nên chậm phổ biến phong trào tranh đấu của nông dân, chưa động viên được quảng đại quần chúng nông dân ra tranh đấu chống đế quốc, phong kiến, mặc dầu phong trào nông dân có tương đối cao hơn phong trào thợ thuyền.
5. Binh vận:
Riêng ở Nam Kỳ việc vận động binh lính đã có đôi chút thành tích khả quan. Được kết quả ấy là vì lập hai uỷ ban chuyên môn binh vận, Đảng bộ Nam Kỳ còn định một công tác tối thiểu cho hết thảy các đảng viên và quần chúng có tổ chức, bắt buộc ai nấy đều phải vận động binh lính, ai nấy đều phải tìm ra cơ hội đụng chạm với binh lính tại ngũ hay trù bị đặng tuyên truyền cổ động họ.
Còn ở Trung, Bắc Kỳ, công tác binh vận hết sức sơ sài mặc dầu binh lính bản xứ đã cực khổ đã chán ghét đế quốc và có tập truyền cách mạng phản đế truyền lại bởi các cuộc Thái Nguyên, Yên Bái bạo động.
6. Thanh niên vận:
Ngoài một số thanh niên giác ngộ từ thời kỳ công khai và còn một số theo đuổi phong trào cho tới ngày nay, số thanh niên mới gia nhập các tổ chức phản đế (Thanh niên phản đế đoàn) hãy còn ít quá. Từ khi Pháp bại trận, số thanh niên gia nhập Mặt trận có nhanh hơn trước, nhưng chưa chiếm được một tỷ số xứng đáng với tổng số thanh niên toàn xứ.
Đảng không biết nhân những cơ hội Nhật chiếm trường học mà vận động thanh niên tranh đấu, không biết gây ra một phong trào thanh niên rộng rãi như nǎm 1926. Phần nhiều các đảng bộ không tổ chức được ban chuyên môn nghiên cứu vấn đề thanh niên và chưa ra được tờ báo thanh niên (báo Tiền phong của thanh niên khu B (Bắc Kỳ) dự bị ra nhưng chưa ra được).
7. Phụ nữ vận
Phong trào phụ nữ lại kém hơn nữa. Hội phụ nữ giải phóng các xứ không được bành trướng. Chưa xứ nào thống nhất được các "đoàn thể phụ nữ giải phóng phản đế" để thành một đoàn thể thống nhất của phụ nữ toàn xứ.
Đảng chưa có một uỷ ban chuyên môn về công tác vận động phụ nữ, chưa có một cơ quan tuyên truyền cổ động riêng của chị em.
Đảng lại bỏ qua nhiều cơ hội có thể vận động phụ nữ ra tranh đấu.
IV- Cách mạng Đông Dương
vẫn là cách mạng tư sản dân quyền
Từ khi cuộc Âu châu đại
chiến phát sinh, nhất là từ khi Pháp bại trận, vấn đề dân tộc giải phóng, vấn
đề dân tộc độc lập đã thành vấn đề thực tại và gắt gao. Có một số đồng chí và
quần chúng tưởng rằng lúc này cuộc cách mạng Đông Dương chỉ có tính chất cách
mạng dân tộc giải phóng, thậm chí có nơi các đồng chí bỏ rơi cách mạng thổ địa
sợ rằng nêu khẩu hiệu ấy ra sẽ có hại cho việc tập hợp các lực lượng phản đế
thành: Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế. Vậy lúc này hơn lúc nào hết, Hội
nghị Trung ương xét cần phải nhắc lại và định rõ tính chất của cuộc cách mạng
Đông Dương trong thời kỳ này.vẫn là cách mạng tư sản dân quyền
1. Tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương
Đông Dương là xứ nông nghiệp, kỹ nghệ ít phát triển, không có kỹ nghệ nặng, công cụ sinh sản chưa tập trung, về phương diện kỹ thuật mới hoàn toàn phụ thuộc vào các nước chủ nghĩa đế quốc. Còn rất nhiều tàn tích phong kiến trong kinh tế, chính trị và vǎn hoá; đại đa số nhân dân là dân cày, giai cấp thợ thuyền còn bé và chưa tập trung mấy. Vì những lý do ấy, cuộc cách mạng Đông Dương chưa phải là cuộc cách mạng vô sản, cách mạng xã hội. Nó mới là cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Nó không phải chỉ là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Vì trách nhiệm của nó không phải là chỉ đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa làm cho phong kiến ấn định lại chế độ điền địa có lợi cho dân cày, mở mang kỹ nghệ và thành lập chính phủ dân chủ cho nhân dân.
Muốn biết tính chất của cuộc cách mạng xứ nào, phải cần rõ những đặc điểm cốt yếu của tình hình xứ ấy. Tình thế Đông Dương có hai đặc điểm chính, hai mâu thuẫn chính, nó quyết định tính chất của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương.
Đông Dương là một xứ nông nghiệp, đến 98% dân số là dân cày. Tuy nhiên dân cày lại thiếu đất cày cấy vì ruộng đất cứ một ngày một tập trung vào tay địa chủ bản xứ, cố đạo và bọn thực dân (50% ruộng đất cày cấy được đã tập trung trong tay địa chủ bản xứ, 25% nữa trong tay bọn tư bản ngoại quốc, 25% nữa kể cả công điền trong tay dân cày). Một đằng ruộng đất tập trung vào một số ít địa chủ bản xứ và tư bản ngoại quốc, một đằng ruộng đất ở trong tay dân cày hết sức linh tinh. Hệ thống đất đai quá linh tinh ấy, cộng với kỹ nghệ không phát triển và nhân công quá rẻ mạt, là những nguyên nhân chính làm cho không thể cải tiến được kỹ thuật sinh sản, không thể xoá được cách làm ǎn lạc hậu và phương pháp bóc lột phong kiến, vì thế nông nghiệp cứ một ngày một suy đồi.
Xứ Đông Dương cần phải mở mang kỹ nghệ, nhất là kỹ nghệ nặng, để có đủ máy móc cải tiến toàn bộ kỹ thuật sinh sản và làm cho kinh tế Đông Dương thoát khỏi địa vị phụ thuộc vào kinh tế đế quốc. Nhưng Đông Dương là một thuộc địa của đế quốc chủ nghĩa, dù có đủ nguyên liệu có thể dựng được một nền kỹ nghệ nặng cũng không thể làm được, vì đế quốc chủ nghĩa (Pháp) giữ độc quyền kỹ nghệ bên chính quốc. Đế quốc chủ nghĩa sợ mở mang kỹ nghệ nặng ở Đông Dương thì kinh tế Đông Dương một ngày kia sẽ cạnh tranh với kinh tế chính quốc và Đông Dương sẽ hết là một thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc.
Bởi vậy, muốn cứu sống cho đại đa số nhân dân Đông Dương phải xoá bỏ hai cái mâu thuẫn cơ bản trên kia. Muốn xoá bỏ mâu thuẫn cơ bản thứ nhất phải làm cách mạng thổ địa (revolution agraire) thủ tiêu các tàn tích phong kiến chia lại ruộng đất cho dân cày. Muốn xoá bỏ mâu thuẫn thứ hai phải làm cách mạng phản đế (révolution anti-impérialiste) đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa làm cho Đông Dương độc lập về kinh tế cũng như về chính trị, chiếm lại những nguồn nguyên liệu ở trong tay đế quốc chủ nghĩa đặng mở mang nền kỹ nghệ nặng cho Đông Dương.
Như thế cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại phải bao gồm có hai tính: phản đế và thổ địa. Cuộc cách mạng gồm có hai tính chất: phản đế và thổ địa ấy gọi là cách mạng tư sản dân quyền (révolution democratique bourgeoise).
Tại sao lại gọi là cách mạng tư sản dân quyền? bởi vì mục đích của nó là thủ tiêu hết cả tàn tích phong kiến, phát triển kỹ nghệ. Phải nhớ rằng cuộc cách mạng ấy có tính chất "tư sản" (caractère bourgeoise), nó không thể chạy thẳng ngay ra khỏi cái khuôn khổ của một cuộc cách mạng chỉ dân chủ thôi". (Lênin: Hai chiến thuật).
Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau. Vô sản giai cấp Đông Dương không thể đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa nếu không đồng thời đánh đổ phong kiến bản xứ và những bọn địa chủ làm tay sai cho đế quốc chủ nghĩa, tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa, của phong kiến và hạng địa chủ phản động chia cho dân cày, đặng kéo cho được dân cày tham gia tranh đấu cách mạng đặng phổ biến cuộc cách mạng phản đế. Trái lại không thể đánh đổ được phong kiến bản xứ, bọn thực dân, bọn địa chủ phản động, nếu không đồng thời đánh luôn cả kẻ đỡ đầu cho chúng là đế quốc chủ nghĩa, nếu dân cày không đi đôi với vô sản giai cấp và các tầng lớp nhân dân phản đế đặng đánh đổ đế quốc chủ nghĩa. Tóm lại, cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa là hai bộ phận khǎng khít của cuộc cách mạng tư sản dân quyền.
Mặc dầu lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tình thế hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương.
2. Những khẩu hiệu của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương
Cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương thực hiện những khẩu hiệu như sau này:
1) Đả đảo đế quốc chủ nghĩa Pháp, Nhật và các thế lực phản động ngoại xâm. Đả đảo phong kiến bản xứ phản lại quyền lợi dân tộc.
........
3) Ban bố hiến pháp dân chủ, ban bố những quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do bãi công biểu tình, tự do đi lại, và tự do xuất dương, v.v..
4) Thành lập nhân dân cách mạng quân.
5) Tịch thu các xí nghiệp của đế quốc chủ nghĩa, tư sản bản xứ và tư sản ngoại quốc (Tàu, ấn Độ, v.v.) phản động, giao cho thợ thuyền quản đốc.
6) Sung công ruộng đất, tài sản của bọn thực dân, bọn phong kiến, cố đạo, cùng các đoàn thể hoặc cá nhân phản bội quyền lợi dân tộc.
7) Quốc hữu hoá ruộng đất đã tịch thu, chia công điền và ruộng đất tịch thu cho cố, bần, trung nông và binh lính cách mạng. Đặt dưới quyền quản đốc của chính phủ những đồn điền không thể chia được (như đồn điền cao su, cà phê) và những đồn điền có thể tổ chức thành đồn điền công cộng.
8) Quốc hữu hoá ngân hàng. Lập một quốc gia ngân hàng thống nhất.
9) Quốc hữu hoá các cơ quan giao thông vận tải chính, các hải cảng, rừng, sông, biển.
10) Chính phủ giữ độc quyền ngoại thương.
11) Ngày làm tám giờ, ngày làm bảy giờ trong các ngành kỹ nghệ có hại cho sức khoẻ công nhân và các vùng nước độc.
12) Việc làm ngang nhau tiền lương ngang nhau.
13) Đặt luật xã hội bảo hiểm và ban bố luật lao động (cấm dùng đàn bà trẻ con trong các kỹ nghệ nguy hiểm), cấm dùng đàn bà trẻ con dưới 18 tuổi làm đêm, cấm dùng trẻ con dưới 14 tuổi trong các xí nghiệp, đàn bà lao động (lẫn lao động trí thức) được nghỉ một tháng trước và một tháng sau khi đẻ, được lĩnh cả lương, chủ thuê phải chịu trách nhiệm bồi thường những tai nạn lao động, thợ thuyền mỗi nǎm được nghỉ 15 ngày có lương, không kể các ngày lễ và chủ nhật, đặt quỹ hưu bổng cho thợ thuyền già, đặt quỹ cứu tế thất nghiệp, v.v..).
14) Xoá bỏ thuế thân và các thứ thuế má nợ nần cũ, đặt thuế luỹ tiến lợi tức duy nhất.
15) Giảm địa tô chính (theo chế độ 3 - 7) và xoá bỏ các thứ địa tô phong kiến (địa tô lao động, lễ lạp, các thứ giao kèo nô lệ, v.v..).
16) Lập quỹ toàn quốc chống "thiên tai thuỷ hoạ".
17) Thừa nhận quyền dân tộc tự quyết đối với các dân tộc thiểu số Đông Dương... Thống nhất các dân tộc.
18) Toàn xá phạm nhân (cả chính trị phạm lẫn thường phạm).
19) Phổ thông đầu phiếu, trừ bọn phản bội quyền lợi dân tộc, còn hễ là dân Đông Dương thì từ 18 tuổi trở lên đều được hưởng quyền ứng cử và tuyển cử không phân biệt trai gái, tín ngưỡng hay xu hướng chính trị.
20)
21) Lập nền quốc gia giáo dục, nâng cao trình độ vǎn hoá, thể dục; cưỡng bách giáo dục tới bậc sơ học, thủ tiêu nạn mù chữ, mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình, lập các trường chuyên môn quân sự chính trị và kỹ thuật (tôn giáo phải biệt lập với chính trị và giáo dục).
22) Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân (tổ chức vệ sinh và y tế).
23) Bảo vệ nhi đồng và tàn tật.
24) Thành lập Mặt trận thống nhất chống Nhật giữa hai dân tộc Đông Dương và Tàu. Thành lập Mặt trận thống nhất phản đế giữa các dân tộc bị áp bức ở Viễn Đông.
25) Liên minh với Liên bang Xôviết và ủng hộ Liên bang Xôviết.
3. Quyền lãnh đạo cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương
Muốn cho cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương thực hiện được những khẩu hiệu trên, vô sản giai cấp Đông Dương phải giữ quyền lãnh đạo cách mệnh. Không thể để quyền ấy trong tay giai cấp tư sản bản xứ. Nếu tư sản bản xứ giữ quyền lãnh đạo cách mệnh thì chắc chắn cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương sẽ bị bỏ dở lĩnh đạo cách mạng, giai cấp tư sản bản xứ có thể đương nửa chừng, ngừng lại thương lượng thoả hiệp với bọn phong kiến bản xứ, lập một chính phủ "liên hiệp quốc gia", ban bố một hiến pháp "dân chủ" thiếu hụt để lừa dối dân chúng. Quyền lợi của họ bảo hộ phải lợi dụng một ít tàn tích của chế độ phong kiến để dễ bóc lột lao động, và nếu cuộc cách mạng tư sản dân quyền đi đến triệt để, nếu ruộng đất của phong kiến của bọn phản quyền lợi dân tộc bị tịch thu chia cho dân cày, thì chính quyền lợi của họ cũng bị uy hiếp một cách gián tiếp và sau hết nếu luật lao động cùng thuế luỹ tiến thành lập thì chính quyền lợi của họ bị hạn chế trong một phạm vi nào, nên họ không muốn làm cách mạng tư sản dân quyền đến nơi đến chốn. Cái lý tưởng của giai cấp tư sản Đông Dương là lập một chế độ dân chủ tư sản như ở Pháp sau Hiến pháp 1875 chẳng hạn, nghĩa là một chế độ trong đó giai cấp tư sản giữ quyền chính về thực tế, còn thợ thuyền dân cày, binh lính, các tầng lớp tiểu tư sản khác chỉ có quyền đề nghị và chỉ định ở nghị viện, không có quyền hành chính, không được dùng quân đội và toà án. Nếu giai cấp tư sản giữ quyền lãnh đạo cách mạng thì sau khi đánh đổ được ách đế quốc, nhân dân Đông Dương vẫn phải chịu ách tư bản; những tàn tích phong kiến sẽ không xoá được hết, thợ thuyền dân cày, các lớp lao động sẽ thống khổ không kém bây giờ.
Cho nên chỉ có vô sản giai cấp Đông Dương lĩnh đạo cho cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương mới làm cho cuộc cách mạng ấy được đến đầu đến đuôi. Vì ý nguyện của vô sản giai cấp Đông Dương là vượt qua giai đoạn tư sản dân quyền để tiến lên cách mạng xã hội và muốn lên cách mạng xã hội, giai cấp vô sản Đông Dương phải thực hiện đến cùng những khẩu hiệu sinh sản của tư sản dân quyền cách mạng.
Hơn nữa, sự thực đã chứng rằng giai cấp vô sản Đông Dương trên 10 nǎm nay đã giữ nguyên quyền lãnh đạo cách mạng. Trái lại, giai cấp tư sản mà Việt Nam Quốc dân Đảng làm đại biểu, sau cuộc bạo động Yên Bái, đã thoái lui. Giai cấp tư bản Đông Dương còn ấu trĩ lắm. Nó chưa thành một giai cấp độc lập. Quyền lợi của nó không hoàn toàn chống với đế quốc chủ nghĩa. Họ hoặc chung phần với đế quốc chủ nghĩa trong việc sinh sản (chủ công ty pháo, công ty nấu rượu, v.v.) hoặc sống bằng cung cấp nguyên liệu (bọn chủ hàng gỗ, hãng dầu trẩu, v.v.) hoặc phân phát hàng hoá cho đế quốc chủ nghĩa như (bọn tư bản thương mại). Quyền lợi của họ dính líu với quyền lợi đế quốc, dù họ rất muốn cho Đông Dương độc lập để họ làm chủ nền kinh tế xứ này, nhưng vì quyền lợi hiện thực của họ, nên họ không thể thành một giai cấp tiền phong cách mạng. Hàng ngũ của họ lại không thống nhất: bọn nào mà nhờ đế quốc mà sống thì dễ thoả hiệp với đế quốc, bọn nào sinh sản với nguyên liệu bản xứ thì có xu hướng cách mạng phản đế. Hơn nữa ra đời giữa khi tư bản thế giới đã đến khi thối nát lụn bại, và xã hội chủ nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Liên Xô, giai cấp tư bản bản xứ hãy còn đầu xanh đã thiếu triển vọng. Vì những lẽ ấy nó không thể lãnh đạo cho cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương.
Trái lại, vô sản giai cấp Đông Dương tuy còn bé, nhưng đã chiếm quyền lãnh đạo cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương và xứng đáng giữ quyền ấy vì những lý do này:
1) Sống dưới chế độ phong kiến, đế quốc bị bóc lột đến cực điểm, giai cấp vô sản Đông Dương đã thành "một giai cấp cách mạng cấp tiến hơn hết và duy nhất triệt để" như Lênin đã nói về vô sản giai cấp Nga nǎm 1905.
2) Vô sản giai cấp Đông Dương không những chịu ách bóc lột tư bản lại chịu cả ách dân tộc áp bức (oppression nationale) nữa, nên rất hǎng hái cách mạng và hiện thời muốn giải phóng cho mình, vô sản giai cấp Đông Dương phải giải phóng cho toàn thể dân tộc khỏi xiềng xích của đế quốc chủ nghĩa.
3) Vô sản giai cấp có chính đảng biệt lập với tư bản giai cấp - Đảng Cộng sản Đông Dương chi bộ của Quốc tế Cộng sản - nên không những đã thành "một lực lượng cách mạng thống nhất và độc lập" mà nhờ có Quốc tế Cộng sản dìu dắt, lại thành một lực lượng chỉ đạo sáng suốt nhất cho cách mạng giải phóng dân tộc Đông Dương.
4) Vô sản giai cấp Đông Dương đã rõ ràng là một bộ phận của cách mạng thế giới.
5) Vô sản giai cấp tuy còn bé, nhưng là một giai cấp đương lên (classe montante). Đế quốc chủ nghĩa càng đầu tư vào Đông Dương, vô sản giai cấp càng lớn khoẻ. Nó lại sinh trưởng trong xã hội đương thắng lợi vẻ vang ở Liên Xô, một cuộc thắng lợi làm cho vô sản giai cấp ở Đông Dương càng thêm tin tưởng vào nǎng lực cách mạng, nǎng lực cải tạo xã hội của mình.
Quyền lãnh đạo cách mạng của vô sản giai cấp Đông Dương đã thành sự thực. Trên 10 nǎm nay vô sản giai cấp Đông Dương đã hy sinh rất nhiều, đổ máu không ít, để giữ vững quyền ấy. Tuy nhiên ta đừng tưởng quyền ấy đã chắc chắn rồi. Không, ta luôn luôn phải củng cố nó, luôn luôn bồi dưỡng cho nó, và muốn thì phải:
1) Kéo cho được dân cày vào phe mình, mật thiết liên lạc với dân cày lãnh đạo dân cày tranh đấu, đừng để cho dân cày theo tư sản bản xứ hoặc tiểu tư sản thành thị, đừng để cho họ sẽ vào bẫy bọn Việt gian thân Pháp, thân Nhật.
2) Hết sức củng cố và mở rộng Đảng và các hội quần chúng của vô sản như Tổng công hội Đông Dương, công nhân tự vệ đội, công nhân phục quốc hội, v.v. trong khi củng cố chung Mặt trận phản đế.
3) Mở rộng phong trào công nhân tranh đấu và trong những cuộc tranh đấu ấy, phải gắn những khẩu hiệu chung của dân tộc với những khẩu hiệu thiết thực về kinh tế của công nhân.
4. Cách mệnh tư sản dân quyền tiến lên cách mệnh xã hội thế nào?
Một khi quyền thống trị của đế quốc và phong kiến bị đánh đổ, chính quyền dân chủ chuyên chính phải thành lập.
Nhưng cách mạng không phải đến đây rồi ngừng. Nó phải thực hiện cho được những khẩu hiệu của cuộc tư sản dân quyền cách mạng, tiêu diệt bọn thống trị cũ và tay sai của chúng lǎm le khôi phục lại chế độ đã bị đánh đổ. Xoá bỏ những tàn tích phong kiến, những thói độc đoán theo lối á châu (despotisme asiatique) ở thôn quê và ở nhà máy, thực tế cải thiện đời sống cho thợ thuyền và giải quyết vấn đề ruộng đất cho hợp với ý nguyện của dân cày. Đó là những công việc chính mà cách mạng tư sản dân quyền phải làm đặng tiến lên cách mạng xã hội.
Bước tiến triển đó sẽ vừa hoà bình, vừa dùng bạo lực, vừa về phương diện kinh tế, quân sự, chính trị và vǎn hoá.
Thời kỳ quá độ từ cách mạng tư sản dân quyền thành công đến cách mạng xã hội sẽ dài ngắn tuỳ theo tình thế cụ thể của Đông Dương và thế giới lúc bấy giờ không thể biết trước một cách nhất định được. Có điều phải chú ý là xứ Đông Dương lúc ấy mật thiết liên lạc với các nước vô sản chuyên chính (như Liên Xô) được các nước ấy giúp sức sẽ có thể bỏ qua được giai đoạn phát triển tư bản, tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa sau khi đã tự mình triệt bỏ được những tàn tích phong kiến. Dưới quyền lãnh đạo của vô sản giai cấp Đông Dương, chiến thuật cách mạng không ngừng (révolution ininterrompue) của Mác - Lênin sẽ thực dụng ở Đông Dương. Quyền lãnh đạo của vô sản giai cấp trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền là rất cần. Không có nó, cách mạng tư sản dân quyền không tiến ngay lên cách mạng xã hội được, như vừa nói trên. Nếu quyền lãnh đạo ấy bị lọt vào tay giai cấp tư sản bản xứ thì nhất định tình thế sẽ biến chuyển theo một lối khác. Lúc đó, tốt lắm cũng chỉ có một chế độ dân chủ tư sản dưới quyền lãnh đạo của giai cấp tư sản bản xứ. Muốn cho cách mạng tư sản dân quyền triệt để thành công, giai cấp vô sản Đông Dương bây giờ lại phải lãnh đạo dân cày và quảng đại quần chúng bị áp bức ở thành thị làm cách mạng một lần nữa, nghĩa là phải đổ máu, phải dùng vũ trang bạo động đánh đổ chính phủ dân chủ tư sản, tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân quyền bị bỏ dở để tiến lên cách mạng xã hội.
*
* *
V- Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế
1. Những tương quan lực
lượng cách mạng và phản cách mạng ở Đông DươngTrong lúc này kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là đế quốc chủ nghĩa Pháp, Nhật. Kẻ thù phụ là phong kiến bản xứ. Kẻ thù nguy hiểm nhất là "đội quân thứ nǎm" của bọn phát xít Nhật và bọn Việt gian thân Pháp.
Chủ lực cách mạng là vô sản giai cấp gồm có vô sản thành thị và thôn quê (trong đó thợ thuyền kỹ nghệ là lực lượng kiên quyết nhất). Sức dự trữ trực tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương là:
- Trung bần nông,
- Tiểu tư sản thành thị,
- Tư sản bản xứ - kể cả tư sản công nghệ, thương mại và phú nông,
- Địa chủ phản đế,
- Hoa kiều,
- Cách mạng ở các nước lân bang (Xiêm, Tàu, ấn Độ, v.v..),
- Cách mạng ở Pháp, ở Nhật.
Sức dự trữ gián tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương là:
- Liên bang Nga Xôviết,
- Cách mạng thế giới,
- Cuộc xung đột giữa các đế quốc chủ nghĩa về vấn đề Đông Dương (Pháp, Nhật; Xiêm, Pháp; Anh, Mỹ, Pháp, Nhật), v.v..
2. Chiến thuật lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế
Chiến thuật của Đảng ta trong lúc này là tập trung hết thảy những lực lượng phản đế, phản phong ở Đông Dương, dùng hết thảy những lực lượng ấy, dù nhỏ, dù yếu, liên hiệp các lực lượng ấy thành một Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, ráng sức đập thẳng vào kẻ thù chính và các hạng tay sai của chúng. Lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, vô sản giai cấp phải mật thiết liên lạc với bần nông, liên minh với trung nông và tiểu tư sản thành thị, bắt tay tư sản bản xứ và địa chủ phản đế, biến họ thành những lực lượng phụ thuộc (auxiliaire) của cuộc cách mạng tư sản dân quyền, của mặt trận phản đế, liên hiệp với Hoa kiều kháng Nhật và những người Pháp chống phát xít, chống đầu hàng và có những xu hướng dân chủ, tán thành cho Đông Dương độc lập.
3. Mặt trận dân tộc phản đế là gì?
Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mạng phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện việc thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên võ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm, diệt trừ phong kiến và các hạng phản bội quyền lợi dân tộc, làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng...
4. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế
Hiện thời Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế gồm có những đoàn thể sau này: Đảng Cộng sản Đông Dương, các công hội, nông hội, Việt Nam phản đế cứu quốc hội, các hội phản đế cứu quốc,... hội phụ nữ giải phóng, thanh niên phản đế đoàn, các đội tự vệ, các hội tán trợ cách mạng.
Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế sẵn sàng thừa nhận sự gia nhập của những đảng phái phản đế thành thực phản đế, thành thực mưu giải phóng cho dân tộc.
Đảng phải vận động thành lập cho được những đoàn thể phản đế của Miên, Lào (Cao Miên phản đế cứu quốc hội, Ai Lao phản đế cứu quốc, v.v.) và các dân tộc thiểu số ở các vùng thượng du, đưa các đoàn thể ấy vào Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế khiến cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương được đúng với danh hiệu của nó.
5. Hình thức Mặt trận và hệ thống tổ chức của nó
Bất cứ một làng hay một xí nghiệp, hễ có ba đoàn thể phản đế trở lên, là đảng bộ nơi ấy phải triệu tập cuộc phản đế hội nghị, gồm có đại biểu các đoàn thể phản đế ấy, bầu một Uỷ ban của Mặt trận phản đế của địa phương ấy. Số đại biểu của mỗi đoàn thể đều nhau.
Phải gắng thống nhất hệ thống tổ chức của Mặt trận toàn xứ để đi tới cuộc toàn quốc đại biểu Đại hội của Mặt trận.
6. Đảng chỉ huy Mặt trận phản đế như thế nào
Mỗi đoàn thể phản đế đều có Đảng đoàn của Đảng ở trong đó. Cho nên dù số đại biểu của Đảng chỉ bằng số đại biểu của mỗi đoàn thể trong Mặt trận, Đảng vẫn giữ được quyền chỉ huy Mặt trận. Những ý kiến của Đảng được thực hiện trong Mặt trận bằng hai cách công tác:
a) Bằng cách vận động của các đảng viên ở trong mỗi đoàn thể phản đế (công tác ở hạ từng).
b) Bằng cách đề nghị của Đảng đoàn trong các uỷ ban của hội và của Mặt trận.
7. Chương trình của Mặt trận
Đảng phải đề nghị cho Mặt trận một chương trình tối thiểu (programme minimum) làm chương trình chung của Mặt trận. Chương trình ấy phải cǎn cứ vào mục đích của Mặt trận mà ấn định, nó nhằm vào những điểm chính sau đây:
a) Đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và những lực lượng ngoại xâm.
b) Đánh đổ các hạng tay sai cho đế quốc, phản bội quyền lợi dân tộc.
c) ...
d) Cải thiện đời sống cho công, nông, binh và các giới thanh niên và phụ nữ.
e) Bỏ thuế má hiện thời, đặt thuế luỹ tiến duy nhất về lợi tức.
g)
...
h) Phản đối đế quốc chiến tranh.
i) ủng hộ cách mạng Tàu.
8. Phương pháp tuyên truyền cổ động của Mặt trận
Cái mấu chốt của công tác tuyên truyền cổ động của Mặt trận lúc này là ra một tờ báo làm cơ quan chung của Mặt trận đặng:
a) Vạch mặt bọn phản quốc Pêtanh, Đờcu, bọn phát xít Pháp, đày tớ của Đức, ý, Nhật, chịu trách nhiệm việc Pháp bại trận, và không được khinh thường bọn ấy, lấy cớ rằng chúng sắp chết vì đế quốc chủ nghĩa Pháp đã tan rã.
b) Nói rõ cuộc vận động cách mạng của vô sản Pháp chống bọn phản quốc, chống Đức quốc xã xâm lược, vai trò của Đảng Cộng sản Pháp trong cuộc giải phóng cho nước Pháp khỏi ách phát xít bên trong và bên ngoài.
c) Vạch mặt bọn Việt gian thân Pháp như Nguyễn Phan Long (trong báo Dépêche), Trần Vǎn Tỷ... (trong báoSự thực), Vũ Đình Di (trong báo Effort).
d) Vạch rõ chính sách Liên á xỏ xiên của Nhật, những tội ác của chúng ở ngay Đông Dương, chính sách cai trị thâm độc và tàn nhẫn của chúng ở các thuộc địa Nhật.
e) Phải nói rõ chính sách phiêu lưu của Nhật, thực lực của Nhật đã bị tiêu hao, phong trào cách mạng ở Nhật và các thuộc địa của nó, phong trào phản chiến ngày một bành trướng ở các nơi ấy (đội quân quốc tế kháng Nhật ở Hoa Bắc và Mãn Châu, trong đó có cả người Nhật, người Mãn Châu, người Cao Ly, Đài Loan, Tàu, v.v.. "Phản chiến đồng minh hội" ở Quế Lâm do Lục Địa Viên và binh lính Nhật hàng Tàu tổ chức ra).
f) Vạch mặt bọn Việt gian bán nước làm nội công cho giặc Nhật: Vừng hồng, đốc tờ Thinh, một số tờrốtkít Nam Kỳ, bọn Đoàn Kiểm Điểm và bọn Cường Để.
g) Vạch rõ tại sao Pháp hàng Nhật và giúp Nhật đánh Tàu.
h) Chỉ rõ tại sao cách mạng Tàu sẽ thắng. Phải dùng hết cách phổ biến khẩu hiệu của Đảng và của Mặt trận. Phải tổ chức các đội tuyên truyền của Mặt trận, lấy tên các vị anh hùng cứu quốc xưa nay (đội tuyên truyền của địa phương nào thì lấy tên các vị anh hùng được đặc biệt sùng bái ở các địa phương ấy).
9. Tranh đấu thực hiện và mở rộng Mặt trận
Muốn thực hiện Mặt trận và mở rộng nó không gì bằng tổ chức những cuộc liên hiệp hành động, liên hiệp tranh đấu giữa các đoàn thể trong Mặt trận, ví dụ Đảng phải đặt ra những khẩu hiệu tranh đấu, đề nghị cho Mặt trận cùng thảo luận phương pháp tranh đấu chung. Rồi cử Uỷ ban tranh đấu chung của Mặt trận để cùng chỉ huy cuộc tranh đấu. Đến khi tranh đấu, các đoàn thể trong Mặt trận của địa phương sau khi nhận được kế hoạch chung, phải đồng thời huy động quần chúng chịu ảnh hưởng của mình tham gia tranh đấu.
Trong những cuộc tranh đấu, phải có những truyền đơn ký Mặt trận để hiệu triệu đồng bào tranh đấu và kêu gào binh lính đừng đàn áp tranh đấu. Đồng thời mỗi đoàn thể trong Mặt trận đều ra truyền đơn riêng để hiệu triệu riêng từng lớp nhân dân, chỉ có thực hiện trên trường tranh đấu, Mặt trận phản đế mới được vững chắc.
10. Liên hiệp Mặt trận phản đế Đông Dương với Mặt trận kháng Nhật ở Tàu
Muốn liên hiệp với Mặt trận kháng Nhật ở Tàu, trước hết hãy liên hiệp ngay với những đoàn thể kháng Nhật của Hoa kiều ở Đông Dương. Phải tổ chức ra những hội bạn của dân Tàu ở các nơi tập trung Hoa kiều để dễ liên lạc với họ. Phải giúp cho Hoa kiều thống nhất các đoàn thể kháng Nhật lại để tiện việc liên hiệp giữa Mặt trận phản đế Đông Dương và Mặt trận kháng Nhật của Tàu. Ngoài ra phải tìm cách liên lạc với Mặt trận nhân dân thống nhất kháng Nhật ở Tàu và chính phủ kháng Nhật ở Tàu.
11. Bước tiến tới và tương lai của Mặt trận
Hiện nay, phải lựa chọn người trong các đoàn thể Mặt trận đặng mở rộng các đội tự vệ. Trong giờ tranh đấu quyết liệt, Mặt trận phải trực tiếp võ trang cho dân chúng cùng Đảng tổ chức nhân dân cách mệnh quân, trực tiếp tham gia điều khiển bạo động.
Khi nào xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, khi nào thành lập Chính phủ Cộng hoà... thì nhiệm vụ của Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế sẽ hết. Mặt trận sẽ giải tán.
*
* *
(Coi tiếp chương VI)1)* *
Lưu tại Kho lưu trữ
Trung ương Đảng.
1) Xem Vǎn kiện Đảng Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr. 509-567.
1) Pêtanh: Tổng thống Pháp, tháng 6-1940, đầu hàng phát xít Đức (B.T).
2) Hà: Hà Lan (B.T).
1) Sớcsin: Thủ tướng Chính phủ bảo thủ Anh từ nǎm 1940 đến nǎm 1945 và từ nǎm 1950 đến nǎm 1955 (B.T).
2) Đờ Gôn: Người đứng đầu Chính phủ kháng chiến Pháp ở Angiêri và Chính phủ lâm thời Pháp ở Pari trong những nǎm 1944-1946 (B.T).
1) Tângiaba: Xinhgapo (B.T).
1) Diến Điện: Mianma (B.T).
1) Dĩ chiến dưỡng chiến: lấy chiến tranh nuôi chiến tranh (B.T).
1) Đờcu: Toàn quyền Pháp ở Đông Dương từ nǎm 1940 đến ngày 9-3-1945 (B.T).
1) Nam Tư-Lạp phu: Nam Tư (B.T).
2) Bảogialợi: Bungari (B.T).
1) Anbe Xarô (1872-1962): Toàn quyền Pháp ở Đông Dương trong những nǎm 1911-1914 và 1917-1919; Bộ trưởng thuộc địa những nǎm 20, Thủ tướng Pháp nǎm 1936.
1) Nghĩa xương: Kho lúa dự trữ để nǎm mất mùa đem cứu giúp người đói (B.T).
1) T.U: Trung ương (B.T).
1) Hiện chưa sưu tầm được chương VI (B.T).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét