Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh xưa và nay


Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh xưa và nay
TTO -  50 năm (5-1959-5-2009), từng cung đường, từng ngọn núi, dòng sông trên đường Trường Sơn lịch sử đã gắn với biết bao huyền thoại về những người con anh hùng của dân tộc. Những con người “xuyên sơn phá thạch”, “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”...
Tính đến năm 1975, hơn 2,5 vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã ngã xuống để làm nên huyền thoại Trường Sơn với tổng chiều dài gần 20.000 km xuyên xuốt qua ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh xưa, nay là một kết hợp tuyệt vời lịch sử chói lọi của cuộc đấu tranh giữ nước, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, kéo những bản làng xa xôi gần lại với đồng bằng và phục vụ thiết thực công cuộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống vùng sâu, vùng xa.
Xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh đường Truờng Sơn - Hồ Chí Minh:
Đường Hồ Chí Minh đoạn Hiên, tỉnh Quảng Nam - Ảnh: N.C.T
Đường Hồ Chí Minh uốn lượn trong sương mù trên đỉnh đèo Lò Xo, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum - Ảnh: N.C.T
Đường Hồ Chí Minh đoạn A Đớt - A Tép, Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Ảnh: N.C.T
Một khu tái định cư của người dân tộc trên đường Hồ Chí Minh, tỉnh Kon Tum - Ảnh: N.C.T
Bnướch Thị Ngân (trái, 5 tuổi) và Arắc Thăn (4 tuổi) trường Mẫu giáo Hướng Dương (thôn A Bông, xã Macooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam) nằm bên đường Hồ Chí Minh. Thế hệ mới đường huyền thoại này được dạy dỗ, học hành đàng hoàng và mơ ước học để phục vụ đồng bào - Ảnh: Việt Hùng
Đường Hồ Chí Minh xây dựng đã làm thay đổi diện mạo vùng cao Đăkrông (tỉnh Quảng Trị). Cầu treo Đăkrông bắc qua sông Đăkrông chảy từ biên giới Việt Lào về xuôi vốn là một trọng điểm đánh phá ác liệt của địch để ngăn tiếp viện chiến trường miền Nam qua đường Trường Sơn - Ảnh: Việt Hùng
Bến phà Xuân Sơn (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) qua sông Son trên đường Hồ Chí Minh hiện được làm bến phà thuyền thăm động Phong Nha – Di sản thiên nhiên thế giới. Bến phà này kia bị địch đánh phá ác liệt nhất những năm 67, 68 của tuyến đường Trường Sơn nhằm ngăn chặn xe, người chi viện chiến trường miền Nam. Ở địa danh này có câu chuyện cảm động, đó là chiến sĩ Võ Thế Chơn dũng cảm lái canô kéo phá làm phương tiện kích nổ bom từ trường do địch thả xuống sông Son. - Ảnh: Việt Hùng
Đường Trường Sơn đoạn qua xã A Nông (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) được xây dựng từ năm 1968-1972 dài 12 km. Đây là một đoạn đường Trường Sơn cũ còn được để lại - Ảnh: Việt Hùng
Đường Trường Sơn đoạn qua xã A Nông (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng  Nam) được xây dựng từ năm 1968-1972 nay vẫn nguyên vẹn và được các lực lượng sử dụng tuần tra vùng biên giới Việt Lào - Ảnh: Việt Hùng
Anh Ngọc - Chánh văn phòng UBND huyện Tây Giang (trái) giới thiệu cột mốc T2, điểm cuối của đường Trường Sơn bên đất Việt trước khi chạy qua đất Lào với nhà báo Văn Thành Lê (báo Đà Nẵng) - Ảnh: Việt Hùng
Một trong những địa đạo nằm bên đường Trường Sơn (đoạn qua huyện Tây Giang, Quảng Nam nối với Lào) mới được phát hiện. Địa đạo chính xuyên qua một đồi núi dài khoảng 100m và khoảng 5, 6 đường ngách khác. Địa đạo được xác định là Binh trạm 143 của bộ đội Trường Sơn năm xưa dùng để trú ẩn, nghỉ ngơi khi hành quân, vạn chuyển khí tài - Ảnh: Việt Hùng
Năm 2000, Chính phủ quyết định đầu tư mở đường Trường Sơn (cũ) để xây dựng đường Hồ Chí Minh ngày nay. Đầu tiên là tuyến đường từ Quảng Thạch (Thanh Hóa) đến Ngọc Hồi (Kon Tum) dài hơn 1.200km đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Năm 2004, Quốc hội chấp thuận chủ trương xây dựng hoàn chỉnh đường Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam. Con đường sẽ đi qua 30 tỉnh, thành, thành phố, từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến mũi Cà Mau với tổng chiều dài toàn tuyến là 3.167km, trong đó tuyến chính phía đông dãy Trường Sơn dài 2.667km, tuyến nhánh phía tây dài 500km.
Đường Hồ Chí Minh không những giải quyết vấn đề an ninh quốc phòng, giao thông của dãy Trường Sơn mà còn là đòn bẩy phát triển kinh tế, xã hội các vùng miền núi, đồng bằng có đường chạy qua.
VIỆT HÙNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét