PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939
I. Tình hình thế giới và trong nước.
1. Tình hình thế giới:
- Cuộc khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa với những mâu thuẫn gay gắt và toàn diện đã dẫn tới sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít - một hình thức thống trị cực kỳ tàn bạo mà bọn tư bản độc quyền sử dụng hòng cứu vãn chế độ tư bản. Với sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít mà trục chính của nó là Rome- Berlin- Tokyo, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới đang tới gần. Trước tình hình này, tháng 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản họp ở Liên Xô, 65 đoàn đại biểu tham dự.Đại hội xác định các vấn đề sau:
+ Kẻ thù lúc này là không phải chủ nghĩa tư bản hay đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít .
+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân lúc này chưa phải là đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa tư bản hay đế quốc mà là chống chủ nghĩa phát xít, giành dân chủ và bảo vệ hòa bình.
+ Về công tác tổ chức đó là phải thiết lập khối liên minh công nông và giai cấp công nhân, trên cơ sở đó thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
TBT BAN CHẤP HÀNH QTCS
- Tháng 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp do Leon Blum đứng đầu, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa: Đối với Đông Dương, chính quyền Pháp đã có 3 quyết định rất quan trọng: Trả lại tự do cho tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải
cách xã hội.
.
Mặt trận bình dân Pháp lên nắm quyền (1936)
2.Tình hình trong nước :
a. Chính trị :
- Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị ,nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam .
- Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
b. Kinh tế:
Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp Tính đến năm 1940, tổng số vốn đầu tư của Pháp vào đây là 12_14 tỉ Franc, lợi nhuận Pháp chuyển về nước là gần 2 tỉ Franc .
- Nông nghiệp: tư bản, địa chủ Pháp và Việt Nam chiếm đoạt ruộng đất (riêng Nam Kỳ địa chủ chiếm 48 vạn ha đất), độc canh cây lúa , trồng cao su (năm 1939, diện tích trồng cao su là gần 9 vạn ha, diện tích đồn điền cũng tăng lên, vào năm 1937, Việt Nam có 937 đồn điền/1005 đồn điền toàn Đông Dương), đay, gai, bông và diện tích trồng các loại cây này cũng tăng mạnh… Sản lượng các mặt hàng xuất khẩu tăng lên. Trước Thế chiến II, diện tích trồng chè tăng từ 12.000 đến 15.000 ha, sản lượng từ 10.000 lên 11.000 ha/năm. Diện tích trồng cà phê tăng đến 900 ha, sản lượng khoảng 4.000 tấn/năm. Hậu quả là số người dân không có ruộng ngày càng tăng lên. Trong toàn quốc, đã có hơn 2/3 hộ nông dân (13-14 triệu người) có ruộng hoặc ít ruộng.
- Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Tổng sản lượng than từ 1936-1939 là 9,344 triệu tấn. Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng. Cụ thể, Công ty bông vải sợi Bắc Kỳ chiếm độc quyền ngành này. Năm 1936_1937, nó cung cấp cho thị trường nội địa hơn 2.000 tấn vải, khoảng 7 vạn tấm chăn Công ty xi măng Portland độc quyền xi măng. 1936_1939, sản lượng tăng trung bình khoảng 25 vạn tấn xi măng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm...
- Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu., thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng , xuất khoáng sản và nông sản .
Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
c. Xã hội :đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
-Công nhân: thất nghiệp, lương giảm. Những năm 1936-1937, số lượng công nhân chỉ còn 15 vạn, giảm 7 vạn người so với 7 năm trước; hơn 40 vạn người thất nghiệp. Thời kỳ 1936-1937, lương công nhân bị giảm nhiều so với trước thời khủng hoảng, đến 1939 mới trở lại mức vào năm 1931.
-Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào… Số vô sản ở nông thôn ngày càng nhiều và hầu như không có lối thoát. Riêng Bắc Kỳ, trong tổng số 1.933.000 suất đinh, có 968.000 suất không một thước đất tư.
-Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép .
-Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp .
-Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ .
- Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương .
Nhìn chung, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách bóc lột thậm tệ của Pháp, các tầng lớp nhân dân cảm thấy ngột ngạt khó thở, và mong muốn có những thay đổi cần thiết trong đời sống kinh tế, xã hội. Về chính trị, ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, quyền cai trị vẫn thuộc về tay bọn thực dân. Trước sự biến chuyển tình hình chính trị của Pháp nghiên về phía tả, chúng thi hành chính sách áp bức, khủng bố trắng trợn. Nhưng trung thành với bọn trùm tài chính đầu sỏ, chung vẫn dùng mọi thủ đoạn để trì hoãn hoặc không thi hành chính sách của chính phủ phe tả, kìm hãm phong trào cách mạng Việt Nam đang phát triển và chuẩn bị sẵn sàng trở lại đàn áp, khủng bố khi tình hình chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho chúng. Về cách mạng Việt Nam thì nổi lên các đặc điểm sau đây: _ Về chính trị, sự thành lập chính phủ Mặt trận Nhân dân ở Pháp chống phát xít đã có ảnh hưởng nhất định đến tình hình chuyển biến của phong trào cách mạng Việt Nam. Đối với các thuộc địa, cương lĩnh của Mặt trận đòi lập các phái đoàn đi điều tra tình hình, nhất là Bắc Phi và Đông Dương, đại xá tù chính trị, ban hành quyền tự do dân chủ, lập hội, cải thiện đời sống nhân dân. _ Bên cạnh thuận lợi đó, ta cũng có những khó khăn nhất định. Tuy chính phủ của Mặt trận Nhân đã thành lập, nhưng thực chất nó là chính phủ của giai cấp tư sản. Ra đời trong bối cảnh cao trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh, chính phủ này phải thực hiện các yêu sách về tự do dân chủ cho nhân dân, nhưng thế lực bọn phản động còn mạnh. Đảng Cộng sản Pháp chưa đủ sức giành chính quyền. _ Về lực lượng cách mạng, tuy phong trào đã bắt đầu hồi phục, nhưng muốn thúc đẩy cho phát triển cao hơn thì cần phải có thời gian giáo dục, động viên, tổ chức quần chúng. Nhân tố cơ bản quyết định sự lớn mạnh của phong trào này là Đảng cũng đòi hỏi phải được củng cố về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Đó là những vấn đề đặt ra cho Đảng phải giải quyết một cách đúng đắn và phù hợp với các đặc điểm mới của tình hình. |
II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
1. Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 – 1939 .
Quán triệt nghị quyết Đại hội VII của QTCS , tháng 7/1936 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong (về sau Hà Huy Tập thay thế ông làm Tổng bí thư đến năm 1938) chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc). Đại hội đã họp và thông qua Nghị quyết năm 1936 mà nội dung của Nghị quyết được viết lại trong tài liệu: "Chung quanh vấn đề chính sách mới" xuất bản vào ngày 30/10/1936. Nghị quyết đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh:
* Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến . Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình mới. Đảng xác định mục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Kẻ thù chủ yếu, trước mắt lúc này của nhân dân Đông Dương và bọn phản động thuộc địa, tay sai của chúng. Điều này thể hiện một phương pháp cách mạng đúng đắn, sát hợp với lực lượng so sánh giữa ta và địch, trình độ chính trị và tổ chức nhân dân. Trong quá trình phát triển cao của cách mạng, trình độ đó sẽ tiếp tục được nâng cao, mở rộng và tiến lên hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
* Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm thời gác lại "Đánh đổ đế quốc Pháp" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà nêu "Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình".
* Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm thời gác lại "Đánh đổ đế quốc Pháp" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà nêu "Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình".
* Phương pháp đấu tranh : Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp để tập hợp quần chúng rộng rãi, giáo dục và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Để giữ vững sự lãnh đạo đối với các tổ chức công khai, hợp pháp Đảng cần phải có tổ chức bí mật của mình và hết sức chú trọng kết nạp đảng viên và củng cố hàng ngũ.
Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đoàn thể chính trị... mà nòng cốt là liên minh công nông.
Tính sáng tạo trong phương pháp đấu tranh của Đảng thể hiện không chỉ giới hạn là các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, mà còn ở khẩu hiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp để phối hợp với Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân chính quốc chống bọn phản động thuộc địa, ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhằm, ủng hộ Chính phủ phái tả ở Pháp đòi thực hiện các yêu cầu dân chủ ở Đông Dương. Đó là sự thể hiện tình thần quốc tế vô sản của Đảng nhằm phối hợp với Đảng Cộng sản và công nhân Pháp chống phát xít, bọn phản động thuộc địa. Đảng giải thích cho nhân thấy rõ đây không phải là chính sách "Pháp_Việt đề huề" như bọn Troskid xuyên tạc, mà la chiến lược đúng đắn nhằm khai thác triệt để những thuận lợi ở Pháp tạo nên để mở rộng phong trào cách mạng.
Hội nghị tháng 7/1936 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công nông với mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, cách mạng ruộng đất, giữa phong trào cách mạng Đông Dương với phong trào cách mạng Pháp và thế giới, đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh cao hơn nữa là giành độc lập tự do. Tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới ghi rõ một phần Nghị quyết về vấn đề này như sau: "...chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương là phải làm cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là mục đích cuối cùng của cuộc cách mạng trong giai đoạn này, nhưng làm sao đi tới mục đích ấy là vấn đề chiến sách" và "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa (...). Nhiệm vụ cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy sạch tàn tích phong kiến, Đông Dương hoàn toàn độc lập! Chủ trương ấy không bao giờ di dịch, nhưng chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp lập tức của Mặt trận nhân dân phản đế trong lúc hiện tại ở Đông Dương, mà nó là mục đích cuối cùng của Mặt trận nhân dân phản đế".Nghị quyết Hội nghị đánh dấu một bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng, thể hiện bản lĩnh, tinh thần độc lập. sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào cách mạng mới trong cả nước.
Tuy nhiên, Hội nghị cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất là Hội nghị chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp về dân tộc trong lúc còn tạm gác khẩu hiệu chiến lược đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc cho các dân tộc Đông Dương. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà Hội nghị thành lập chưa thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương thời kỳ này. Bởi vì, yêu cầu lịch sử đặt ra lúc này là cần có một hình thức Mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp quần chúng đấu tranh đòi quyền dân chủ, chống chiến tranh, chống phát xít, bảo vệ hoà bình. Các Hội nghị Trung ương Đảng sau đó tiếp tục bổ sung và phát triển thêm.
Những nội dung cơ bản của Nghị quyết tháng 7/1936 được bổ sung, sửa đổi và phát triển thêm qua 4 nghị quyết của 4 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương: Hội nghị lần 2 (tháng 7-1936), Hội nghị lần 3 (3-1937), HN lần 4(9-1937), HN lần 5(3-1938). Tại Hội nghị tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương nói trên là sự vận dụng sáng tạo cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của Đảng ta vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể của một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến như nước ta.
Việc thực hiện mục tiêu trước mắt là đòi quyền dân sinh, dân chủ đã thể hiện một phần nào phương pháp cách mạng đúng đắn, tác hợp sự so sanh lực lượng giữa ta và địch, với trình độ chính trị và tổ chức của quần chúng. Trong quá trình phát triển cách mạng, trình độ đó sẽ được nâng cao dần, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phong trào, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đoàn thể chính trị... mà nòng cốt là liên minh công nông.
Tính sáng tạo trong phương pháp đấu tranh của Đảng thể hiện không chỉ giới hạn là các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, mà còn ở khẩu hiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp để phối hợp với Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân chính quốc chống bọn phản động thuộc địa, ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhằm, ủng hộ Chính phủ phái tả ở Pháp đòi thực hiện các yêu cầu dân chủ ở Đông Dương. Đó là sự thể hiện tình thần quốc tế vô sản của Đảng nhằm phối hợp với Đảng Cộng sản và công nhân Pháp chống phát xít, bọn phản động thuộc địa. Đảng giải thích cho nhân thấy rõ đây không phải là chính sách "Pháp_Việt đề huề" như bọn Troskid xuyên tạc, mà la chiến lược đúng đắn nhằm khai thác triệt để những thuận lợi ở Pháp tạo nên để mở rộng phong trào cách mạng.
Hội nghị tháng 7/1936 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công nông với mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, cách mạng ruộng đất, giữa phong trào cách mạng Đông Dương với phong trào cách mạng Pháp và thế giới, đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh cao hơn nữa là giành độc lập tự do. Tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới ghi rõ một phần Nghị quyết về vấn đề này như sau: "...chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương là phải làm cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là mục đích cuối cùng của cuộc cách mạng trong giai đoạn này, nhưng làm sao đi tới mục đích ấy là vấn đề chiến sách" và "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa (...). Nhiệm vụ cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy sạch tàn tích phong kiến, Đông Dương hoàn toàn độc lập! Chủ trương ấy không bao giờ di dịch, nhưng chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp lập tức của Mặt trận nhân dân phản đế trong lúc hiện tại ở Đông Dương, mà nó là mục đích cuối cùng của Mặt trận nhân dân phản đế".Nghị quyết Hội nghị đánh dấu một bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng, thể hiện bản lĩnh, tinh thần độc lập. sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào cách mạng mới trong cả nước.
Tuy nhiên, Hội nghị cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất là Hội nghị chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp về dân tộc trong lúc còn tạm gác khẩu hiệu chiến lược đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc cho các dân tộc Đông Dương. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà Hội nghị thành lập chưa thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương thời kỳ này. Bởi vì, yêu cầu lịch sử đặt ra lúc này là cần có một hình thức Mặt trận rộng rãi hơn để tập hợp quần chúng đấu tranh đòi quyền dân chủ, chống chiến tranh, chống phát xít, bảo vệ hoà bình. Các Hội nghị Trung ương Đảng sau đó tiếp tục bổ sung và phát triển thêm.
Những nội dung cơ bản của Nghị quyết tháng 7/1936 được bổ sung, sửa đổi và phát triển thêm qua 4 nghị quyết của 4 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương: Hội nghị lần 2 (tháng 7-1936), Hội nghị lần 3 (3-1937), HN lần 4(9-1937), HN lần 5(3-1938). Tại Hội nghị tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương nói trên là sự vận dụng sáng tạo cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp của Đảng ta vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể của một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến như nước ta.
Việc thực hiện mục tiêu trước mắt là đòi quyền dân sinh, dân chủ đã thể hiện một phần nào phương pháp cách mạng đúng đắn, tác hợp sự so sanh lực lượng giữa ta và địch, với trình độ chính trị và tổ chức của quần chúng. Trong quá trình phát triển cách mạng, trình độ đó sẽ được nâng cao dần, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phong trào, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ .
*. Phong trào Đông Dương Đại hội.
Một phương thức động viên và tổ chức quần chúng biểu dương lực lượng, đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, một hình thức mặt trận thống nhất được hình thành trong thực tiễn ở năm đầu thời kì vận động (1936 - 1939) do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Ngày 29.7.1936, Nguyễn An Ninh, một trí thức yêu nước cho đăng trên báo “Tranh đấu” (La Lutte) lời kêu gọi thành lập Uỷ ban Trù bị Đông Dương Đại hội nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng, tiến tới triệu tập Đại hội Đại biểu của Nhân dân Đông Dương.
Đầu tháng 8/1936, một cuộc họp của Uỷ ban Trù bị Đông Dương Đại hội được triệu tập tại Toà soạn Báo Việt Nam (Sài Gòn). Trên 500 người dự, phần lớn là những người lao động. Cuộc họp bầu ra Uỷ ban Lâm thời gồm 19 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu công nhân, 3 đại biểu nông dân, 3 đại biểu phụ nữ, 4 đại biểu báo chí và 6 đại biểu trí thức. Chỉ trong một tháng, ở Nam Bộ đã có 600 Uỷ ban Hành động được thành lập, và phần lớn do đảng viên Cộng sản chỉ đạo.
Ngày 5/9/1936, hơn 400 người ở Hà Nội đã kéo đến chất vấn Phạm Huy Lục, viện trưởng Viện Dân biểu Bắc Kỳ và một số cộng sự tại hội nghị “thân hào” của thành phố. Sau đó, biến thành cuộc tuần hành qua các phố Hàng Bông, Hàng Đào, vv. hô vang khẩu hiệu hưởng ứng Đông Dương Đại hội, phản đối bọn bù nhìn giả mạo ý dân.
Tinh thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân đã buộc Toàn quyền Đông Dương là Silveatre phải ra Nghị định 11/10/1936 cho phép công nhân làm việc ngày làm 8 giờ, được hưởng lương, chế độ học nghề...
Nhân dân Việt Nam nắm lấy cơ sở pháp lý đó để đấu tranh đòi quyền dân chủ cho mình. Kết quả của cuộc phối hợp giữa Mặt trận Nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam đã buộc bọn thống trị thuộc địa phải thả hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, Tháng 10/1937, tù chính trị (1.532 người) được thả ở Hà Nội đã thành lập Uỷ ban Lâm thời chi nhánh Bắc Kỳ của Đông Dương Đại hội, Uỷ ban được thành lập ở Hà Nội, Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Nam, Nam Định, ....
Ở Trung Bộ, mặc dù Pháp và các phe nhóm phản động lợi dụng sự dung túng của chính phủ Pháp tìm mọi cách phá hoại phong trào ở Huế, nhưng các cựu chính trị phạm ở Huế, Vinh, Quảng Trị, vv. vẫn tổ chức vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Đông Dương Đại hội. Ngày 20.9.1936, Đại hội toàn kỳ được tổ chức tại trụ sở Viện Dân biểu Huế. Có khoảng 700 người, phần lớn là giới lao động và các tầng lớp tiến bộ tham dự. Hội nghị cử ra Uỷ ban Lâm thời gồm 26 người, trong đó nòng cốt là các cựu chính trị phạm. Trước khí thế của phong trào quần chúng và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, thực dân Pháp đàn áp PTĐDĐH: cấm nhân dân hội họp, giải tán các Uỷ ban Hành động, bắt giam các đại biểu..... Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương phải chuyển sang các hình thức khác..Tinh thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân đã buộc Toàn quyền Đông Dương là Silveatre phải ra Nghị định 11/10/1936 cho phép công nhân làm việc ngày làm 8 giờ, được hưởng lương, chế độ học nghề...
Nhân dân Việt Nam nắm lấy cơ sở pháp lý đó để đấu tranh đòi quyền dân chủ cho mình. Kết quả của cuộc phối hợp giữa Mặt trận Nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam đã buộc bọn thống trị thuộc địa phải thả hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, Tháng 10/1937, tù chính trị (1.532 người) được thả ở Hà Nội đã thành lập Uỷ ban Lâm thời chi nhánh Bắc Kỳ của Đông Dương Đại hội, Uỷ ban được thành lập ở Hà Nội, Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Nam, Nam Định, ....
Tuy Đại hội Đông Dương bị cấm, nhưng ngọn lửa phong trào không tắt. Năm 1937,có 400 cuộc bãi công của công nhân,tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân xe lửa Nam Đông Dương(9-1937),công ty mỏ than Vàng Danh(9-1937)...Ngoài ra còn có 15 cuộc đấu tranh của nông dân đòi tô thuế...Tháng 1 và tháng 2 năm 1937 đã diễn ra cuộc biểu tình đón toàn quyền mới là Breviere, tháng 3 và tháng 7 Đảng phát động và quyết định thành lập các tổ chức quần chúng của công nhân, thanh niên,nông dân...
Năm 1939, phong trào phát triển lên đỉnh cao vào tháng 6 tại Hải Phòng,Sài Gòn với khẩu hiệu tăng lương,ngày làm 8 giờ và bảo hiểm xã hội. Năm 1938, tuy số lượng các cuộc bãi công đã giảm nhưng chất
lượng lại tăng lên ở khẩu hiệu đấu tranh và sự phân phối giữa các địa phương. Ngày 1/5/1938 nhiều nơi mít
tinh công khai như Sài Gòn,Hà Nội... Tại khu Đấu Xảo(Hà Nội) diễn ra cuộc mít tinh của hơn 2,5 vạn người.
- Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
* Phong trào đón Godart: năm 1937 , lợi dụng sự kiện đó Godart và Toàn quyền mới là Brévié sang Đông Dương , Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ. Ngày 1/1/1937, ông Gôđa tới Sài Gòn và tại đây đã có 20.000 quần chúng lao động tham dự cuộc tiếp đón tại bến cảng. Tiếp đó, ông đặc sứ đã tiến hành các cuộc tiếp xúc với đại diện các giới, các xí nghiệp, đồn điền ở Sài Gòn và một số địa phương ở Nam Kỳ. Từ Sài Gòn, phái đoàn qua Campuchia - Lào, tới Vinh (29-1), Hà Nội (30-1). Tại đây, ông đã chứng kiến cuộc biểu tình của 30.000 quần chúng nhân dân. Tại Bắc Kỳ, ông Gôđa thăm một số địa phương như Hà Đông, Hòn Gai, Hải Phòng…và trở lại Vinh (23-2), trong không khí đấu tranh sôi sục của 1.000 công nhân Nhà máy xe lửa Trường Thi, 3.000 nông dân Nghi Xuân, Can Lộc và đại diện đông đảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống các thủ đoạn đàn áp của chính quyền thực dân đòi tiếp xúc với đặc sứ Godart. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại Huế, Sài Gòn…Ngày 1-3, Gôđa trở về Pháp sau một cuộc mít tinh tiễn đưa của hàng ngàn người để trao cho phái đoàn một bản kiến nghị gồm 9 điểm nhấn mạnh đến những yêu sách đòi quyền tự do dân chủ của nhân dân Đông Dương.
Sự kiện này không chỉ có tác dụng mạnh mẽ đối với đại diện của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp mà điều quan trọng hơn là nó làm dấy lên một cao trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ trên khắp cả nước.
* 1937-1939: nhiều cuộc mít tinh , biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra , nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn có đông đảo quần chúng tham gia.
Nhân dân Sài Gòn đón Godart năm 1937 |
Cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo hà Nội , ngày 1-5-1938.
Kỷ niệm ngày 1-5-1938 tại Sài Gòn
b. Đấu tranh nghị trường: hình thức đấu tranh mới của Đảng:
Trong thời kỳ này, Đảng đã triển khai một hình thức đấu tranh mới: đấu tranh nghị trường. Tháng 8/1937, Đảng quyết định đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ…. để mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân. Cán bộ của Đảng đã vận động những người tiến bộ trong hàng ngũ trí thức, phong kiến, tư sản dân tộc, địa chủ cấp tiến ra ứng cử. Các chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Chánh thư ký đều là người của Mặt trận hay có cảm tình với Mặt trận. Trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ năm 1938, Mặt trận chỉ giành được 15 ghế, những người ứng cử trong cuộc bầu cử vào Hội đồng thành phố Hà Nội đã ứng nhiều phiếu cho Khuất Duy Tiến mặc dù ông này bị nhà cầm quyền Pháp phản đối với lý do ông là chính trị phạm và ông đã thắng và vào làm việc cho Hội đồng này. Ở Trung Kỳ, nhờ vận động khéo léo và liên hiệp rộng rãi, Mặt trận đã giành thắng lợi và người của Mặt trận chiếm chức vụ cao trong Viện dân biểu. Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, các nghị viên đã bác bỏ dự án thuế đinh, thuế điền của Pháp (1938).
Nhưng trong cuộc tranh cử vào Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ ngày 16/4/1939, Mặt trận Dân chủ lại bị thất bại do thủ đoạn thâm độc của bọn phản động thuộc địa và do những sai lầm của Mặt trận Dân chủ.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, một trong những nội dung trong cuộc đấu tranh chính trị của Đảng để mở rộng, phát triển phong trào là chống bọn Troskid. Chúng tuy không đông, tổ chức không có, nhưng nguy hiểm nhất là nấp sau chiêu bài "cách mạng thường trực"; "cách mạng triệt để" để chia rẽ, phá hoại. Bị báo chí cách mạng vạch mặt, bọn chúng lộ rõ là tay sai của giặc, cho nhân biết rõ chính sách của Đảng và ra sức phát triển Mặt trận rộng rãi.
Những người cộng sản, ngoài việc chỉ biết ứng cử người vào các cơ quan của chính phủ, còn ra sức tự bản thân mình tham gia thẳng vào cuộc đấu tranh này. Họ nắm vững thời cơ tốt để vận động quần chúng, vạch trần chính sách phản động của Pháp, bênh vực quyền lợi của nhân dân. Từ ĐDĐH, qua các cuộc bầu cử vào cơ quan chính phủ, Mặt trận dần dần hình thành. Hình thức hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng. Ở Bắc Kỳ, nhóm Tin tức (cộng sản), chi nhánh Đảng Xã hội Pháp ở Hà Nội, nhóm Ngày nay (trí thức tiểu tư sản, tư sản có khuynh hướng cải lương) liên hiệp thành 1 mặt trận. Ở Nam Kỳ, nhóm Dân chúng (cộng sản công khai), chi nhánh Đảng Xã hội và một số thành phần tiến bộ khác liên hiệp lại với nhau. Ở Trung Kỳ chỉ thế hiện là danh sách ứng viện vào Viện Dân biểu.
Tháng 3/1938, Hội nghị Trung ương Đảng đánh giá lại những thắng lợi đã giành được và vạch rõ những thiếu sót cần khắc phục để đưa phong trào tiến lên cao nữa. Hội nghị nhấn mạnh phải chống các biểu hiện "tả khuynh"; "hữu khuynh" trong Đảng, đưa ra khẩu hiệu quá cao, không chú ý đúng mức đến quyền lợi của địa chủ nhỏ, tư sản; chỉ giao thiệp tầng lớp trên, coi nhẹ cuộc đấu tranh của quần chúng. Những chủ trương cụ thể như tăng cường công tác vận động công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản... ,về sự chỉ đạo kết hợp hoạt động bí mật và công khai, củng cố tổ chức Đảng cần được ưu tiên phát triển.
Trong thời kỳ này, Đảng đã triển khai một hình thức đấu tranh mới: đấu tranh nghị trường. Tháng 8/1937, Đảng quyết định đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ…. để mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân. Cán bộ của Đảng đã vận động những người tiến bộ trong hàng ngũ trí thức, phong kiến, tư sản dân tộc, địa chủ cấp tiến ra ứng cử. Các chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Chánh thư ký đều là người của Mặt trận hay có cảm tình với Mặt trận. Trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ năm 1938, Mặt trận chỉ giành được 15 ghế, những người ứng cử trong cuộc bầu cử vào Hội đồng thành phố Hà Nội đã ứng nhiều phiếu cho Khuất Duy Tiến mặc dù ông này bị nhà cầm quyền Pháp phản đối với lý do ông là chính trị phạm và ông đã thắng và vào làm việc cho Hội đồng này. Ở Trung Kỳ, nhờ vận động khéo léo và liên hiệp rộng rãi, Mặt trận đã giành thắng lợi và người của Mặt trận chiếm chức vụ cao trong Viện dân biểu. Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, các nghị viên đã bác bỏ dự án thuế đinh, thuế điền của Pháp (1938).
Nhưng trong cuộc tranh cử vào Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ ngày 16/4/1939, Mặt trận Dân chủ lại bị thất bại do thủ đoạn thâm độc của bọn phản động thuộc địa và do những sai lầm của Mặt trận Dân chủ.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, một trong những nội dung trong cuộc đấu tranh chính trị của Đảng để mở rộng, phát triển phong trào là chống bọn Troskid. Chúng tuy không đông, tổ chức không có, nhưng nguy hiểm nhất là nấp sau chiêu bài "cách mạng thường trực"; "cách mạng triệt để" để chia rẽ, phá hoại. Bị báo chí cách mạng vạch mặt, bọn chúng lộ rõ là tay sai của giặc, cho nhân biết rõ chính sách của Đảng và ra sức phát triển Mặt trận rộng rãi.
Những người cộng sản, ngoài việc chỉ biết ứng cử người vào các cơ quan của chính phủ, còn ra sức tự bản thân mình tham gia thẳng vào cuộc đấu tranh này. Họ nắm vững thời cơ tốt để vận động quần chúng, vạch trần chính sách phản động của Pháp, bênh vực quyền lợi của nhân dân. Từ ĐDĐH, qua các cuộc bầu cử vào cơ quan chính phủ, Mặt trận dần dần hình thành. Hình thức hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng. Ở Bắc Kỳ, nhóm Tin tức (cộng sản), chi nhánh Đảng Xã hội Pháp ở Hà Nội, nhóm Ngày nay (trí thức tiểu tư sản, tư sản có khuynh hướng cải lương) liên hiệp thành 1 mặt trận. Ở Nam Kỳ, nhóm Dân chúng (cộng sản công khai), chi nhánh Đảng Xã hội và một số thành phần tiến bộ khác liên hiệp lại với nhau. Ở Trung Kỳ chỉ thế hiện là danh sách ứng viện vào Viện Dân biểu.
Tháng 3/1938, Hội nghị Trung ương Đảng đánh giá lại những thắng lợi đã giành được và vạch rõ những thiếu sót cần khắc phục để đưa phong trào tiến lên cao nữa. Hội nghị nhấn mạnh phải chống các biểu hiện "tả khuynh"; "hữu khuynh" trong Đảng, đưa ra khẩu hiệu quá cao, không chú ý đúng mức đến quyền lợi của địa chủ nhỏ, tư sản; chỉ giao thiệp tầng lớp trên, coi nhẹ cuộc đấu tranh của quần chúng. Những chủ trương cụ thể như tăng cường công tác vận động công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản... ,về sự chỉ đạo kết hợp hoạt động bí mật và công khai, củng cố tổ chức Đảng cần được ưu tiên phát triển.
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:
báo "Tiếng dân" |
Báo Dân Chúng |
báo "Tranh đấu" |
III. Tính chất, đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm:
1. Tính chất: Mang tính quần chúng rộng lớn. Cuộc vận động này đề ra khẩu hiệu đấu tranh đòi tự do, cơm áo và hòa bình và nó còn trong khuông khổ của nhà nước phong kiến_thực dân. Phong trào này diễn ra rộng lớn về quy mô, hình thức, có tổ chức chặc chẽ do Đảng lãnh đạo. Bằng sức mạnh đoàn kết của toàn dân, quần chúng trong phong trào đã bước chính quyền thực dân phải nhượng bộ các yêu sách cụ thể, trước mắt; và trên các điều kiện mới, nó sẽ dưa phong trào lên cao hơn tiến tới thắng lợi cuối cùng.
2. Đặc điểm:
_ Phong trào 1936_1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hình thức đấu tranh phong phú gồm hoạt động hợp pháp, hoạt động bất hợp pháp với bãi công, nghị trường, báo chí...
_ Phong trào này thể hiện vài trò tiên phong của giai cấp công nhân trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng và phát triển mạnh về số lượng và chất lượng.
_ Trong phong trào, Đảng đã có sự liên minh với các đảng phái, các lực lương chính trị trong nước trong Mặt trận Dân chủ cùng đấu tranh đòi tự do, hòa bình.
3.Ý nghĩa lịch sử
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng..
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành.
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
4. Bài học kinh nghiệm:
- Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…
- Là một cuộc tổng diễn tập thứ hai , chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét