Nguyễn Ái Quốc - Người khơi nguồn một dòng báo, một sự nghiệp
Tạp chí Ban Tuyên giáo
Báo "Thanh Niên", cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Quảng Châu (Trung Quốc), số ra ngày 3-10-1926 - Ảnh tư liệu
Kể từ khi tờ báo độc đáo này xuất hiện đã thu hút ngay sự chú ý của giới mật thám thực dân, của những nhà nghiên cứu của quốc tế cộng sản, và tất nhiên của đông đảo bạn đọc là các nhà cách mạng trẻ tuổi thuộc thế hệ đầu tiên do chính người sáng lập tờ báo là Bác Hồ tổ chức và rèn luyện, đông đảo những người lao động nghèo khổ đang mơ giấc mơ giải phóng bất chấp sự đe dọa của thực dân Pháp đối với việc chuyền tay nhau đọc mỗi số Thanh niên mà có thể phải chịu 3-5 năm tù.
Cũng giống như cuốn Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, những trang báo Thanh niên ngay từ những số đầu đã là sách gối đầu giường của những người yêu nước và cách mạng, chứa đựng biết bao trí tuệ và nhiệt huyết của những người đi khai sơn phá thạch cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, cho sự ra đời của nước Việt Nam mới.
Tờ báo tiếng Việt đầu tiên đã xuất hiện ở Sài Gòn vào ngày 15.4.1865 do Potteaux và Trương Vĩnh Ký xuất bản, mang tên Gia Định cắm một cái mốc lịch sử cho báo chí nước nhà.
Cũng do những điều kiện riêng của xứ Nam Kỳ, mảnh đất đầu tiên của Tổ quốc ta bị thực dân Pháp thực hiện cuộc công nghiệp hóa cưỡng bức kể từ 1862, máy in hiện đại và chữ Quốc ngữ được phổ cập trước xứ Bắc Kỳ hơn 3 thập kỷ nên Sài Gòn trở thành cái nôi đầu tiên của nền báo chí nước nhà. Sau Gia Định báo, cho đến năm 1907 khi ở Hà Nội có tờ Đăng Cổ Tùng báo, nửa chữ Hán, nửa chữ Việt, thì ở Nam Kỳ đã có một loạt tờ báo quan trọng như Phan Yên báo (1868), Nam Kỳ Địa phận (1883), Nông Cổ Mín Đàm (1901), Lục Tỉnh Tân Văn (1907)...
Nhưng cũng phải nói rằng phải đợi đến tháng 6 năm 1925 ấy, với tờ Thanh niên của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta mới thực sự bắt đầu nền báo chí cách mạng của nước Việt Nam mới.
Đã có lúc chúng ta cũng băn khoăn về cái mốc mở đầu của dòng báo chí cách mạng, vì Bác Hồ đã từng nổi tiếng ở Paris với tờ Người cùng khổ (LE PARIA), bộ báo 38 số, số 1 ra ngày 1.4.1922. Nhưng vì tờ báo này là cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp thuộc địa nên các nhà sử học đã nhất trí rằng, dù sao cũng không thể xếp nó trong phạm trù “báo chí cách mạng Việt Nam” được. Còn Việt Nam hồn, tờ báo tiếng Việt do Nguyễn Thế Truyền lập ra ở Paris (số 1 ra ngày 15.5.1923) cũng được xác định rằng Nguyễn Ái Quốc đã không có điều kiện viết cho tờ này...
Sự hiểu biết của bạn đọc về tờ Thanh niên thực đã khá phong phú.
Trước hết, xin được nhắc lại tên một nhà sử học trong giới Việt kiều ở Canada nay đã mất, ông Huỳnh Kim Khánh, người đã bỏ công sưu tầm, nghiên cứu trọn vẹn bộ sưu tập Thanh niên gồm 208 số (số cuối cùng, tháng 5.1930), trong luận văn Tiến sỹ của ông. Khi đó, ở Hà Nội, trong tay chúng ta chỉ có 10 số báo Thanh niên, lưu giữ tại Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng ta trước khi nắm được chính quyền - thực sự phong phú. Theo thống kê, khi đỉnh cao vào thời kỳ 1935 – 1938, cả nước có tới trên 100 tờ, chỉ riêng Nghệ An, trong cao trào 30 – 31 cũng có tới gần 40 tờ báo của Xứ ủy và của địa phương được in ra. Báo chí trong tù cũng là hiện tượng hiếm thấy trong phong trào cộng sản ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí thống nhất với nhau rằng, hiếm có một Đảng non trẻ nào như Đảng Cộng sản Việt Nam có được một hệ thống báo chí độc đáo đến như vậy, bắt đầu từ cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cao trào 30 – 31. Chỉ trừ báo của Đảng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương và những năm sau này (kể cả Mặt trận Việt Minh) được in typô, còn đa số đều in rất thô sơ theo kiểu in sáp hoặc in thạch, trên những trang giấy cũng rất thô sơ, phần lớn là giấy học trò.
Cũng giống như cuốn Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, những trang báo Thanh niên ngay từ những số đầu đã là sách gối đầu giường của những người yêu nước và cách mạng, chứa đựng biết bao trí tuệ và nhiệt huyết của những người đi khai sơn phá thạch cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, cho sự ra đời của nước Việt Nam mới.
Tờ báo tiếng Việt đầu tiên đã xuất hiện ở Sài Gòn vào ngày 15.4.1865 do Potteaux và Trương Vĩnh Ký xuất bản, mang tên Gia Định cắm một cái mốc lịch sử cho báo chí nước nhà.
Cũng do những điều kiện riêng của xứ Nam Kỳ, mảnh đất đầu tiên của Tổ quốc ta bị thực dân Pháp thực hiện cuộc công nghiệp hóa cưỡng bức kể từ 1862, máy in hiện đại và chữ Quốc ngữ được phổ cập trước xứ Bắc Kỳ hơn 3 thập kỷ nên Sài Gòn trở thành cái nôi đầu tiên của nền báo chí nước nhà. Sau Gia Định báo, cho đến năm 1907 khi ở Hà Nội có tờ Đăng Cổ Tùng báo, nửa chữ Hán, nửa chữ Việt, thì ở Nam Kỳ đã có một loạt tờ báo quan trọng như Phan Yên báo (1868), Nam Kỳ Địa phận (1883), Nông Cổ Mín Đàm (1901), Lục Tỉnh Tân Văn (1907)...
Nhưng cũng phải nói rằng phải đợi đến tháng 6 năm 1925 ấy, với tờ Thanh niên của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta mới thực sự bắt đầu nền báo chí cách mạng của nước Việt Nam mới.
Đã có lúc chúng ta cũng băn khoăn về cái mốc mở đầu của dòng báo chí cách mạng, vì Bác Hồ đã từng nổi tiếng ở Paris với tờ Người cùng khổ (LE PARIA), bộ báo 38 số, số 1 ra ngày 1.4.1922. Nhưng vì tờ báo này là cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp thuộc địa nên các nhà sử học đã nhất trí rằng, dù sao cũng không thể xếp nó trong phạm trù “báo chí cách mạng Việt Nam” được. Còn Việt Nam hồn, tờ báo tiếng Việt do Nguyễn Thế Truyền lập ra ở Paris (số 1 ra ngày 15.5.1923) cũng được xác định rằng Nguyễn Ái Quốc đã không có điều kiện viết cho tờ này...
Sự hiểu biết của bạn đọc về tờ Thanh niên thực đã khá phong phú.
Trước hết, xin được nhắc lại tên một nhà sử học trong giới Việt kiều ở Canada nay đã mất, ông Huỳnh Kim Khánh, người đã bỏ công sưu tầm, nghiên cứu trọn vẹn bộ sưu tập Thanh niên gồm 208 số (số cuối cùng, tháng 5.1930), trong luận văn Tiến sỹ của ông. Khi đó, ở Hà Nội, trong tay chúng ta chỉ có 10 số báo Thanh niên, lưu giữ tại Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng ta trước khi nắm được chính quyền - thực sự phong phú. Theo thống kê, khi đỉnh cao vào thời kỳ 1935 – 1938, cả nước có tới trên 100 tờ, chỉ riêng Nghệ An, trong cao trào 30 – 31 cũng có tới gần 40 tờ báo của Xứ ủy và của địa phương được in ra. Báo chí trong tù cũng là hiện tượng hiếm thấy trong phong trào cộng sản ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí thống nhất với nhau rằng, hiếm có một Đảng non trẻ nào như Đảng Cộng sản Việt Nam có được một hệ thống báo chí độc đáo đến như vậy, bắt đầu từ cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cao trào 30 – 31. Chỉ trừ báo của Đảng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương và những năm sau này (kể cả Mặt trận Việt Minh) được in typô, còn đa số đều in rất thô sơ theo kiểu in sáp hoặc in thạch, trên những trang giấy cũng rất thô sơ, phần lớn là giấy học trò.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam (ảnh TL) |
Báo Thanh niên của Bác Hồ cũng thế. Người viết bài này, trước đây đã từng phỏng vấn hai bà Lý Phương Đức và Lý Ưng Thuận (chị em họ với Lý Tự Trọng), những chứng nhân còn lại của nhóm 8 thiếu niên cộng sản đầu tiên do Bác lập ra ở Quảng Châu cùng lúc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (mà sử quen gọi là Đảng Thanh niên) tại Hà Nội. Các cụ đã kể rằng, trong buổi trứng nước đó, tại số nhà 13 đường Văn Minh, Quảng Châu (nay là số nhà 248 – 250), trụ sở của Đảng Thanh niên (tại khu nhà của cố vấn Liên Xô bên cạnh Chính phủ cách mạng Trung Hoa – Tôn Dật Tiên), Bác Hồ đã chỉ đạo nhà cách mạng trẻ tuổi cho ra mắt tờ Thanh niên, cũng giống như việc Lê - nin cho ra mắt tờ Tia lửa (ISKRA) cho cách mạng Nga như thế nào...
Tờ báo tuần có 4 trang, in theo lối viết bút sắt trên giấy sáp, gợi cho bất cứ ai được thấy tận mắt cái gì đó rất “Hồ Chí Minh”. Từ nét chữ Bác viết tên báo trên Manchette, với chữ “T” và chữ “N” viết to, giống như nét chữ trong Di chúc; bên cạnh chữ Thanh niên bằng chữ Tàu, nét rỗng bên trái là hình ngôi sao 5 cánh để đánh thứ tự các số báo. Trong 88 số (số 88 ra ngày 17.4.1927), hơn một tháng trước khi Bác phải bí mật rời Quảng Châu với tấm căn cước xé đôi vì cuộc phản biến của Tưởng Giới Thạch, đều một kiểu chữ viết chân phương, trình bày trên 2 cột, trang 3 và 4 vì đôi khi có minh họa, tin ngắn và cả thơ nữa, nên trình bày co dãn hơn. Sau Bác có Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu giúp sức biên tập bài vở, nhưng Người vẫn đảm trách dường như tất cả, từ bài viết đến việc in báo.
Số phận của tờ Thanh niên thực đặc biệt đúng như sứ mệnh của nó với cách mạng và báo chí Việt Nam.
Là cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, tổ chức tiền thân quan trọng nhất của Đảng ta, được in ấn bí mật là thế, với số lượng cũng chỉ 400, 500 bản, và khi nó được đưa về trong nước, lập tức đã bị kẻ thù theo dõi. Cũng thực lạ, có lẽ qua nội dung độc đáo của Thanh niên, ngay từ đầu 1926 Chánh mật thám Đông Dương là L. Marty đã ra lệnh cho bọn mật vụ sưu tầm bằng được bộ báo này. Và tên mật thám cáo già này đã kết luận rằng chắc chắn tác giả tờ báo phải là Nguyễn Ái Quốc, tòa soạn phải ở Quảng Châu.
Trong nhiều báo cáo mật gửi về Bộ thuộc địa và cả trong cuốn sách “nổi tiếng” Góp phần vào lịch sử các phong trào chính trị Đông Dương (xuất bản ở Hà Nội, 1993, gồm 5 tập), chính Marty đã viết: “Ông Nguyễn Ái Quốc đã không ngần ngại dành suốt 60 số đầu của tờ báo để chuẩn bị tinh thần cho người đọc, chỉ nói về lòng yêu nước, để đến số 61 ra ngày 12.9.1926 ông mới để lộ ý định của ông khi viết rằng chỉ có một Đảng Cộng sản mới bảo đảm hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam...” Nhận xét chung về vai trò của Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và của báo Thanh niên, cũng chính Marty có một nhận định nữa rất chính xác rằng: nếu như trong những năm 1926 – 1927, ngay những phần tử ưu tú của Đảng còn nghĩ rằng mình là quốc gia, thì những năm 1928 họ đã náo nức muốn thể hiện mình là cộng sản...
Vì sao báo Thanh niên lại có sự tác động thay đổi tâm trí sâu sắc đến như vậy?
Có lẽ, Bác Hồ, trong những ngày đầu tiên ấy, không những thấm nhuần sâu sách luận đề của Lênin về báo chí cách mạng, nó không những là người tuyên truyền và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể, Bác hiểu rõ những đặc tính của một dân tộc nông dân, giai cấp công nhân mới ra đời còn quá non trẻ và người dân đều chưa hiểu rõ “Chủ nghĩa xã hội” là gì để xác định cho Thanh niên một phong cách làm báo cách mạng rất Việt Nam. Trong khuôn khổ hạn hẹp của con chữ, bài dài nhất, có khi đăng tải thành 2, 3 kỳ cũng chỉ dưới 1.000 chữ, phổ biến 300 – 500 chữ, cá biệt có bài chỉ có 3 câu, Nguyễn Ái Quốc vẫn truyền tải được những nội dung to lớn của dân tộc và thời đại. Chỉ một ví dụ về một xưởng đóng giầy, Bác đã cắt nghĩa khái niệm kinh tế học thế nào là giá trị thặng dư của Mác; với 2 mẩu chuyện khác, Bác giải thích khái niệm “chuyên chính vô sản” và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang của Lênin...
Báo Thanh niên đăng bài ít ký tên nhưng dấu ấn của Bác thì dễ dàng nhận ra. Đăng thơ, Bác ký là Văn Thu... Tờ báo đã nhanh chóng thôi thúc lòng người, làm sống động phong trào cộng sản. Tiếp bước Thanh niên là một rừng nhỏ báo chí bí mật của Đảng ở trong nước lần lượt ra đời trước và ngay sau ngày 3.2.1930, từ Tranh đấu, Cờ Vô sản, Đỏ, Lao Động đến Người Lao khổ, Sóng cách mệnh, Xi Moong, Than, Bồi Bếp... Thực cảm động trong số báo này, có tờ từ Trà Vinh, Bến Tre... đã vượt qua lưới thép của kẻ thù đến tận trụ sở Quốc tế Cộng sản, trường Phương Đông Mátxcơva - nơi Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong... đang miệt mài học tập tri thức cộng sản, rèn luyện kỹ năng, nghệ thuật của một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Trong một bài báo gọi là Báo chí cách mạng trên đất nước An Nam của một tác giả tên là Lun (chưa xác minh được), đăng tải trên tờ Phóng viên Công Nhân (của Quốc tế cộng sản) có in hình Manchette một tờ báo thời kỳ 30 – 31 của Nam Kỳ, tác giả đã hết lời ca ngợi những người làm báo cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương trẻ tuổi, những người sáng tạo trong in ấn, đầy gian khổ, trong công tác phát hành đầy nguy hiểm và giá trị giáo dục vô cùng to lớn của thứ vũ khí này trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Tất nhiên sau Thanh niên, chúng ta còn nhiều tờ báo cách mạng khác cũng rất hay, bề thế như Tạp chí Cộng sản, Dân chúng và Tin tức (1937 – 1939); đặc biệt bộ ba Cờ giải phóng, Sự thật và Nhân dân (từ năm 1942 đến 11.3.1951 - khi có số đầu của Nhân dân), nhưng rõ ràng tờ Thanh niên của Bác thực sự là tờ báo mở đầu cho một sự nghiệp, sự nghiệp báo chí.
Việc hình thành và phát triển của dòng báo chí cách mạng - tự nó đã là một thành tựu quan trọng trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của Đảng ta trước Cách mạng tháng Tám, theo những nguyên tắc xây dựng và hoạt động mà tờ báo đầu tiên của Bác Hồ đã đặt nền móng. Dù khi được xuất bản công khai hợp pháp (duy nhất trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 – 1939) hay khi tồn tại trong thế bí mật bất hợp pháp (là chủ yếu), các báo cách mạng đã thực hiện một cách xuất sắc quan điểm báo chí của Lênin, báo chí cách mạng - không những là người tuyên truyền và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể. Đảng ta đã tổng kết những kinh nghiệm đầu tiên về việc “đào tạo phóng viên công nông”, tổ chức mạng lưới sinh hoạt báo chí, quan hệ của các tổ chức Đảng với báo chí cách mạng..., những việc mà ngày hôm nay trong việc phát triển hiện đại nền báo chí Việt Nam đương đại chúng ta vẫn luôn xem như những nguyên tắc cần thiết.
Báo Thanh niên cùng với những tờ báo nổi tiếng của Quốc tế cộng sản (như Tạp chí Quốc tế Cộng sản, Thư tín Quốc tế, Tạp chí Phương Đông cách mạng...); báo chí của Đảng cộng sản Pháp như Nhân đạo… trong thập kỷ 20 của Thế kỷ trước là cái nôi đầu tiên để đào tạo thế hệ thứ nhất các nhà báo cách mạng nước ta, mà phần lớn đều là học trò của Bác Hồ như: Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Tạo, Bùi Công Trừng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Xuân Thủy...
Tư duy báo chí cách mạng của chúng ta đã thực sự có những thay đổi quan trọng, kể từ sau Đại hội Đảng VI (năm 1986), một sự kiện được coi như bước ngoặt của sự đổi mới. Năm 1990 Luật Báo chí ra đời, báo chí diễn tả quan điểm mới trong những mệnh đề như: Diễn đàn của nhân dân, thông tin hai chiều và đa dạng hóa thông tin...
Những gì diễn ra trong đời sống của giới báo chí hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng ta là phù hợp với bước đi của thời đại và của dân tộc ta. Hồ Chí Minh - Người sáng lập ra báo Thanh niên, nhà báo số 1 của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã nhiều lần chỉ ra rằng, logic lớn nhất là logic đời sống...
Theo Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
GS. TS. Đỗ Quang Hưng/GD&TĐ
Tờ báo tuần có 4 trang, in theo lối viết bút sắt trên giấy sáp, gợi cho bất cứ ai được thấy tận mắt cái gì đó rất “Hồ Chí Minh”. Từ nét chữ Bác viết tên báo trên Manchette, với chữ “T” và chữ “N” viết to, giống như nét chữ trong Di chúc; bên cạnh chữ Thanh niên bằng chữ Tàu, nét rỗng bên trái là hình ngôi sao 5 cánh để đánh thứ tự các số báo. Trong 88 số (số 88 ra ngày 17.4.1927), hơn một tháng trước khi Bác phải bí mật rời Quảng Châu với tấm căn cước xé đôi vì cuộc phản biến của Tưởng Giới Thạch, đều một kiểu chữ viết chân phương, trình bày trên 2 cột, trang 3 và 4 vì đôi khi có minh họa, tin ngắn và cả thơ nữa, nên trình bày co dãn hơn. Sau Bác có Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu giúp sức biên tập bài vở, nhưng Người vẫn đảm trách dường như tất cả, từ bài viết đến việc in báo.
Số phận của tờ Thanh niên thực đặc biệt đúng như sứ mệnh của nó với cách mạng và báo chí Việt Nam.
Là cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, tổ chức tiền thân quan trọng nhất của Đảng ta, được in ấn bí mật là thế, với số lượng cũng chỉ 400, 500 bản, và khi nó được đưa về trong nước, lập tức đã bị kẻ thù theo dõi. Cũng thực lạ, có lẽ qua nội dung độc đáo của Thanh niên, ngay từ đầu 1926 Chánh mật thám Đông Dương là L. Marty đã ra lệnh cho bọn mật vụ sưu tầm bằng được bộ báo này. Và tên mật thám cáo già này đã kết luận rằng chắc chắn tác giả tờ báo phải là Nguyễn Ái Quốc, tòa soạn phải ở Quảng Châu.
Trong nhiều báo cáo mật gửi về Bộ thuộc địa và cả trong cuốn sách “nổi tiếng” Góp phần vào lịch sử các phong trào chính trị Đông Dương (xuất bản ở Hà Nội, 1993, gồm 5 tập), chính Marty đã viết: “Ông Nguyễn Ái Quốc đã không ngần ngại dành suốt 60 số đầu của tờ báo để chuẩn bị tinh thần cho người đọc, chỉ nói về lòng yêu nước, để đến số 61 ra ngày 12.9.1926 ông mới để lộ ý định của ông khi viết rằng chỉ có một Đảng Cộng sản mới bảo đảm hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam...” Nhận xét chung về vai trò của Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và của báo Thanh niên, cũng chính Marty có một nhận định nữa rất chính xác rằng: nếu như trong những năm 1926 – 1927, ngay những phần tử ưu tú của Đảng còn nghĩ rằng mình là quốc gia, thì những năm 1928 họ đã náo nức muốn thể hiện mình là cộng sản...
Vì sao báo Thanh niên lại có sự tác động thay đổi tâm trí sâu sắc đến như vậy?
Có lẽ, Bác Hồ, trong những ngày đầu tiên ấy, không những thấm nhuần sâu sách luận đề của Lênin về báo chí cách mạng, nó không những là người tuyên truyền và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể, Bác hiểu rõ những đặc tính của một dân tộc nông dân, giai cấp công nhân mới ra đời còn quá non trẻ và người dân đều chưa hiểu rõ “Chủ nghĩa xã hội” là gì để xác định cho Thanh niên một phong cách làm báo cách mạng rất Việt Nam. Trong khuôn khổ hạn hẹp của con chữ, bài dài nhất, có khi đăng tải thành 2, 3 kỳ cũng chỉ dưới 1.000 chữ, phổ biến 300 – 500 chữ, cá biệt có bài chỉ có 3 câu, Nguyễn Ái Quốc vẫn truyền tải được những nội dung to lớn của dân tộc và thời đại. Chỉ một ví dụ về một xưởng đóng giầy, Bác đã cắt nghĩa khái niệm kinh tế học thế nào là giá trị thặng dư của Mác; với 2 mẩu chuyện khác, Bác giải thích khái niệm “chuyên chính vô sản” và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang của Lênin...
Báo Thanh niên đăng bài ít ký tên nhưng dấu ấn của Bác thì dễ dàng nhận ra. Đăng thơ, Bác ký là Văn Thu... Tờ báo đã nhanh chóng thôi thúc lòng người, làm sống động phong trào cộng sản. Tiếp bước Thanh niên là một rừng nhỏ báo chí bí mật của Đảng ở trong nước lần lượt ra đời trước và ngay sau ngày 3.2.1930, từ Tranh đấu, Cờ Vô sản, Đỏ, Lao Động đến Người Lao khổ, Sóng cách mệnh, Xi Moong, Than, Bồi Bếp... Thực cảm động trong số báo này, có tờ từ Trà Vinh, Bến Tre... đã vượt qua lưới thép của kẻ thù đến tận trụ sở Quốc tế Cộng sản, trường Phương Đông Mátxcơva - nơi Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong... đang miệt mài học tập tri thức cộng sản, rèn luyện kỹ năng, nghệ thuật của một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Trong một bài báo gọi là Báo chí cách mạng trên đất nước An Nam của một tác giả tên là Lun (chưa xác minh được), đăng tải trên tờ Phóng viên Công Nhân (của Quốc tế cộng sản) có in hình Manchette một tờ báo thời kỳ 30 – 31 của Nam Kỳ, tác giả đã hết lời ca ngợi những người làm báo cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương trẻ tuổi, những người sáng tạo trong in ấn, đầy gian khổ, trong công tác phát hành đầy nguy hiểm và giá trị giáo dục vô cùng to lớn của thứ vũ khí này trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Tất nhiên sau Thanh niên, chúng ta còn nhiều tờ báo cách mạng khác cũng rất hay, bề thế như Tạp chí Cộng sản, Dân chúng và Tin tức (1937 – 1939); đặc biệt bộ ba Cờ giải phóng, Sự thật và Nhân dân (từ năm 1942 đến 11.3.1951 - khi có số đầu của Nhân dân), nhưng rõ ràng tờ Thanh niên của Bác thực sự là tờ báo mở đầu cho một sự nghiệp, sự nghiệp báo chí.
Việc hình thành và phát triển của dòng báo chí cách mạng - tự nó đã là một thành tựu quan trọng trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của Đảng ta trước Cách mạng tháng Tám, theo những nguyên tắc xây dựng và hoạt động mà tờ báo đầu tiên của Bác Hồ đã đặt nền móng. Dù khi được xuất bản công khai hợp pháp (duy nhất trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 – 1939) hay khi tồn tại trong thế bí mật bất hợp pháp (là chủ yếu), các báo cách mạng đã thực hiện một cách xuất sắc quan điểm báo chí của Lênin, báo chí cách mạng - không những là người tuyên truyền và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể. Đảng ta đã tổng kết những kinh nghiệm đầu tiên về việc “đào tạo phóng viên công nông”, tổ chức mạng lưới sinh hoạt báo chí, quan hệ của các tổ chức Đảng với báo chí cách mạng..., những việc mà ngày hôm nay trong việc phát triển hiện đại nền báo chí Việt Nam đương đại chúng ta vẫn luôn xem như những nguyên tắc cần thiết.
Báo Thanh niên cùng với những tờ báo nổi tiếng của Quốc tế cộng sản (như Tạp chí Quốc tế Cộng sản, Thư tín Quốc tế, Tạp chí Phương Đông cách mạng...); báo chí của Đảng cộng sản Pháp như Nhân đạo… trong thập kỷ 20 của Thế kỷ trước là cái nôi đầu tiên để đào tạo thế hệ thứ nhất các nhà báo cách mạng nước ta, mà phần lớn đều là học trò của Bác Hồ như: Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Tạo, Bùi Công Trừng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Xuân Thủy...
Tư duy báo chí cách mạng của chúng ta đã thực sự có những thay đổi quan trọng, kể từ sau Đại hội Đảng VI (năm 1986), một sự kiện được coi như bước ngoặt của sự đổi mới. Năm 1990 Luật Báo chí ra đời, báo chí diễn tả quan điểm mới trong những mệnh đề như: Diễn đàn của nhân dân, thông tin hai chiều và đa dạng hóa thông tin...
Những gì diễn ra trong đời sống của giới báo chí hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng ta là phù hợp với bước đi của thời đại và của dân tộc ta. Hồ Chí Minh - Người sáng lập ra báo Thanh niên, nhà báo số 1 của nền báo chí cách mạng Việt Nam đã nhiều lần chỉ ra rằng, logic lớn nhất là logic đời sống...
Theo Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc
GS. TS. Đỗ Quang Hưng/GD&TĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét