Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Việc giảng dạy ở Trường Đông Kinh nghĩa thục

Việc giảng dạy ở Trường Đông Kinh nghĩa thục


Vũ Ngọc Khánh - Trung tâm Hội Khuyến học Việt Nam

húng ta đã nhiều lần tôn vinh nhà trường Đông Kinh nghĩa thục, chủ yếu là đánh giá theo giác độ sử học, giác độ chính trị. Tát nhiên, đi sâu vào một số bài văn cổ đông, một số tài liệu giáo khoa do nhà trường phát hành, ta cũng đã có liên hệ ít nhiều về chuyên môn giảng dạy. Song đặt thành một yêu cầu nghiên cứu thì quả là điều khó khăn. Sách vở của nhà trường chỉ có thể xét được về mặt nội dung, mà nội dung cũng không đầy đủ.
Thí dụ giờ đây ta không có trong tay một cuốn nào về khoa học tự nhiên (dù là bậc phổ thông) ở nhà trường này. Các thầy dạy trong trường và cả các thế hệ học sinh ở nhà trường đến nay đã là người thiên cổ (vừa vặn một trăm năm). Người trò bé nhất của trường nay còn sống thì cũng phải đến 120 tuổi. Như vậy mà đề cập đến việc giảng dạy ở nhà trường, chủ yếu về mặt phương pháp thì quả là khó khăn. Tôi không dám có sự táo bạo để làm công việc này, mà chỉ xin thử hình đung ra đây một vài suy diễn, để chờ chất chính.


Ai cũng biết các thầy giáo ở trường Đông Kinh nghĩa thục - và cả số đông học sinh nữa - đều là các nhà nho. Họ có đi dạy thì chủ yếu cũng là bắt chước cách giảng dạy của các nhà nho từ hàng trăm năm để lại. Giáo dục ở Việt Nam ta thời phong kiến không có khoa sư phạm, người đi dạy lớp sau chỉ là thừa hưởng kinh nghiệm của các thầy lớp trước mà thôi. Tất nhiên là có một số thầy có bí quyết riêng, phương pháp riêng, học trò chỉ có thể cảm nhận mà không viết ra được Phan Bội Châu ca ngợi thầy Nguyễn Thức Tự là vị thầy dạy người, chứ không phải là dạy sách. Nhưng ông Phan cũng không nói rõ việc một thầy giáo thành vị nhân sư, là có những đường lối và những thao tác ra sao. Nhưng phải chăng đậy là điều cơ bản nhất của những ông thầy, ngày xưa ta gọi là thầy đạo hạnh mà ngày nay ta gọi là thầy cách mạng. Tôi cho rằng chính cái điều sâu xa này mới là điều chính trong tư cách (và phương pháp) của những ông thầy, trong đó có các thầy ở Đông Kinh nghĩa thục.

Vậy là những thấy giáo Đông Kinh nghĩa thục, tùy mức độ khác nhau, nhưng tất cả đều phải là những vị nhân sư (thầy dạy làm người). Làm người vào lúc này là phải đi vào nhiệm vụ cứu nước, thức tỉnh đồng bào. Các thầy Đông Kinh nghĩa thục đều nhất trí với nhau về điểm đó. Họ còn nhất trí với nhau phải đoạn tuyệt với cái học chi hồ, giả dã, với cái mê muội tai hại "bát cổ văn chương tuý mộng trung". Mà muốn như vậy thì phải học khoa học tự nhiên, phải nắm được tình hình thế giới. Tự thân các thầy phải chăm học, nhất là học Pháp văn (vì mình đang sống với người Tây). Một thầy giáo chủ chốt của Đông Kinh nghĩa thục là cụ Hoàng Tăng Bí, cậu đồ nho đã đỗ phó bảng, vậy mà còn dày công tự học, giỏi đến mức ông có thể dạy ngữ văn Pháp, ngôn ngữ Pháp cho tất cả các lớp tiểu học đến cao đẳng tiểu học lúc bấy giờ. Ông cũng là người dịch rất nhiều tiểu thuyết Pháp (đồng thời với Nguyễn Văn Vĩnh).

Chống lại cái học hủ nho, thì phải học triết học, vật lý, cách trí theo như bên âu Châu. Tôi không có được cuốn giáo khoa nào về loại này của trường Đông Kinh nghĩa thục, nhưng lại có được một tư liệu kêu gọi học các môn này:

Nhà trường kêu gọi.
Tân trí đa hà đa, tân trí đa hà đa
Thủy hữu học, điện hữu học, hóa hữu học, nhiệt hữu học.
Tân xảo gia hà gia ! Tân xảo gia hà gia !
Bài học tha hà
Sai đà ! Sai đa .

Câu cuối bài này có nghĩa là: Không học những môn điện, hóa, thủy học, nhiệt học v.v. . . thì sai quá! Sai nhiều lắm. Nhà trường Đông kinh nghĩa thục đã biết như vậy, nên thầy giáo và học sinh đã được đọc nhiều sách tổng hợp và chuyên môn: Bác vật tân biên, Nông chính toàn thư (dạy cách trồng trọt) Quản khuy trắc lệ (sách thiên văn).

Một nội dung cơ bản của giáo khoa ở trường Đông kinh nghĩa thục là bộ môn Công dân giáo dục. Môn này không có trong các trường chữ nho, được nhà trường xem là môn chính yếu. Cuốn sách Quốc Dân độc bản in đi in lại. nhiều lần đến mấy vạn cuốn, để phát cho học sinh trong trường và cho bạn đọc cả nước. Thầy giáo phụ trách sách này là ông Phạm Tư Trực. Nhà trường cũng chú trọng đến môn Lịch sử, môn Địa lý. Người con trai của thầy hiệu trưởng Lương Văn Can là ông Lương Trúc Đàm đã phụ trách các sách này, như hai cuốn Nam quốc vĩ nhân truyện, Nam quốc địa dư chí ! Cùng với giáo dục công dân, còn có phần giáo dục thời sự. Loại này, nhà trường không cần phải soạn, mà đã có những sách từ Trung Quốc, từ Nhật Bản gửi về như các quyển Mậu tuất chính biến, Nhật Bản duy tân tam thập niên, Nhật Nga chiến tranh. Ngoài ra, còn có các loại sách không thuộc vào giáo khoa, nhưng lại được nhiệt liệt hoan nghênh như các sách của Rút xô, Vôn lê, Môngtetkiơ, Daruyn v.v. Sách này Ở Trung Quốc đã dịch ra. Thí dụ cuốn Espritdeslois của Montesquieu, được dịch là Vạn pháp tinh lý. Những sách này đã giúp cho việc truyền bá tư tưởng dân chủ. Các sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu cũng rất được phổ biến. Cuốn sách được hoan nghênh và truyền bá rộng rãi là cuốn Trung Quốc hồn của Lương Khải Siêu. Những loại sách chữ Hán này thì mua thẳng ở Trung Quốc (bằng những con đường liên hệ khác nhau). Sách được dịch ra (bằng thơ văn quốc âm) thì có cuốn Trung Quốc hồn nói trên (trích đoạn cần thiết), dịch ra được mang tên là Giác thế tân thanh, và cuốn Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu. Sách này được thầy giáo Lê Đại dịch, đã vượt ra ngoài phạm vi nhà trường, làm tài liệu tuyên truyền cách mạng trong cả nước.

Nói thế nào về phương pháp lên lớp ở nhà trường Đông kinh nghĩa thục. Việc giảng dạy như lối đọc văn, bình văn của các kỳ trung tập đại tập ở trường Huấn, trường Giáo ngày xưa, có lẽ đã được vận đụng với qui mô lớn hơn. Phải như thế mới có những câu thơ ghi lại không khí hào hứng sôi nổi.

Buổi diễn thuyết người đông như hội,
Kỳ bình v ăn khách tới như mưa . . .

Ngoài bài thơ trên, rất tiếc không có một tài liệu nào phản ánh được các buổi dạy như thế nữa. May mắn, tôi có dịp được trò chuyện với cụ Nguyễn Đình Ngân (đỗ cử nhân đi làm quan ở triều Nguyễn rồi về Mặt trận Tổ quốc ở Thanh Hóa những năm 50 thế kỷ trước, nay cũng đã mất). Cụ Ngân cho biết cụ đã được là một học sinh của trường Đông kinh nghĩa thục và đã dự các buổi diễn giảng như thế. Học sinh và các thính giả ngồi lẫn lộn. Gọi là bình văn giảng sách, nhưng thực ra là buổi thuyết trình về các vấn đề hay về tác phẩm nào đó. Có lần nhà trường mời các nhà tân học về nói chuyện. Cụ Ngân nói có được nghe ông Nguyễn Văn Vĩnh nữ nói về một tác phẩm văn học Pháp. Cụ chỉ biết đó là một học giả, không rõ có phải giáo viên của trường hay không.

Học sinh đến học trường Đông kinh nghĩa thục, phần lớn là nhiều lớp người đến nghe giảng, nghe diễn thuyết. Cũng có một số đông khác học bài vở các môn, học sâu .hơn về chữ quốc ngữ. Nhưng nên nhớ trường học này không phải là trường học để đi thi, nên không có các lớp thấp cao, không thi lên lớp hay lấy bằng (điểm này thực ra là rất mới so với cái học cũ và cả cái học ở những trường Pháp Việt). Có cả những buổi giảng văn, phân tích tác phẩm. Không có một băng ghi âm hay một phóng sự nào về cách dạy giảng văn của từng thầy. Nhưng tôi có ghi chép được một bài giảng của cụ Đặng Thúc Hứa. Thật ra, cụ Hứa không phải là giáo viên của Đông kinh nghĩa thục, mà cụ chỉ là một nhà hoạt động Cách mạng, ở bên Thái Lan. Nhưng có lẽ cách dạy giảng văn của cụ có phần tương đồng với cách dạy của các Thầy trường Đông Kinh.

Người kể lại chuyện cho tôi là ông Nguyễn Tài, cán bộ cách mạng thoát ly, quê ở Nghệ An. Bài học diễn ra khi hai ông đều cùng hoạt động bí mật. Cụ Đặng Thúc Hứa đem bài Bình Ngô đại cáo ra bảo ông Tài học, ông Tài chỉ đọc một ngày là nắm được mang đến đề xin cụ Hứa cho bài khác. Cụ Hữu chỉ mỉm cười, bắt ông Tài phải tiếp tục đọc thêm. Mãi ba bốn hôm sau, cụ mới gọi ông Tài lại, chỉ vào văn bản mà nói:

"Mình học là học để làm cách mạng, chứ không phải chỉ biết chữ biết nghĩa mà thôi. Nếu chỉ xem bài đó rồi giảng nghĩa từng câu từng tiết như thế chỉ mất độ vài tiếng, có chi mà phải lâu. Nhưng ý tôi là phải biết cái hoàn cảnh lúc bấy giờ ra sao. Chung quanh hoàn tiết lúc đó thế nào mà ông Nguyễn Trái viết bài này. Viết bài đại cáo đó cho ai? Như thế mới là học chứ ? Còn cứ học chữ nói nghĩa như anh, có chi mà phải học cho lắm (l) .

Có thể cách giảng và hướng học tập của các thầy ở Đông kinh nghĩa thục đã có nhiều lần theo cách của Đặng thúc Hứa trên đây.

Ngoài ra, có thể các thầy ở Đông kinh nghĩa thục còn có một loạt thao tác khác, không theo lề lối sư phạm ở nhà trường, nhưng rõ ràng là thích hợp với cách thức truyền bá tư tưởng của Đông kinh nghĩa thục. Đó là:

1) Sáng tác nhiều thơ văn tuyên truyền cổ động, rồi dùng nó làm tài, liệu giáo khoa luôn. Hình thức này là phổ biến, và các giáo trình của Đông kinh nghĩa thục được trở thành thơ văn cách mạng, lập tức được lưu truyền ngay. Các thầy giáo chuyên trách làm loại văn này có thể kể tên: Thầy Nguyễn Quyền mà bài Kêu hồn nước đã đi vào văn học sử. Thầy Dương Bá Trạc cũng có nhiều bài thuộc loại này.

2) Cùng với loại thơ ca cổ động, các thầy ở trường Đông kinh còn sử dụng thơ ca trào phúng nhằm mục đích cổ động cho việc học mới. Chẳng hạn như bài Cáo hủ lậu văn, không rõ thầy nào là soạn giả, chỉ thấy ký tên là Yên sĩ phi lí thuần chủ nhân. Yên sĩ phi lý thuần là phiên âm chữ Anh Inspiration, có nghĩa là cảm hứng, cảm xúc. Đặt cái tên như thế để ít nhiều có tính cách giật gân, buộc người ta phải chú ý. Bài văn viết theo chữ Hán, thầy giáo Ngô Vi Lâm dịch ra lục bát, nhằm mạt sát những người hủ lậu, không có kiến thức về tân học. Có những câu gay gắt mà thấm thía

Những là lầm lỡ cả đời người ta.

Rồi bài văn đề cập đến nhiều tri thức khoa học tự nhiên đã phổ cập ở phương Tây, mà các nhà nho mình thì mù tịt, nhử các vấn đề: "Trời đất là tròn, dây sắt dây lôi, lửa ống, nước nồi? Việc cổ xúy cho cái học mới, đã được tiến hành như thế.

3) Về môn giáo dục công dân, các sách giáo khoa ở Đông kinh nói rõ về các hình thức tổ chức chính quyền của đất nước, quyền lợi, nghĩa vụ người dân. Nhưng điều chủ yếu là để thức tỉnh cho con người đừng mê muội. Bản dịch sách Trung quốc hồn ta nhắc đến trên kia, lấy đề là Giác thê tân thanh ". Giác thế là phải làm sao cho người đời tỉnh giấc mê (giác là tỉnh giấc) để thoát ra cái vạ chết lòng. Con người Việt Nam ấy có nhiều bệnh, nặng nề là bệnh ngu si, bệnh thở than và bệnh ích kỷ. Phải làm sao ra khỏi sự mê muội này.

4) Các thầy ở Đông kinh nghĩa thục, còn chú ý soạn thêm các sách gia huấn. Loại gia huấn ca này ở nước ta có nhiều, và đều là sách có giá trị giáo dục. Nhưng phần lớn là theo đạo đức phong kiến. Thầy giáo trường Đông kinh: muốn dạy dỗ cho lớp con cái phải tiếp cận với phong trào mới để tu dưỡng cho nên người. Hiện nay ta chỉ mới sưu tầm được hai bản dạy cho chị em phụ nữ đều lấy tên là Tân nữ huấn ca. Hai thầy đó là thấy Nguyễn Hữu Cần và thầy Lê Đại. Những sách này, sau khi Đông kinh nghĩa thục bị giải tán mới được xuất bản.

5) Có lẽ còn có một phương pháp giảng dạy nữa của các thầy ở Đông kinh. Có thầy giáo đặt ra một số câu, có tính cách như khẩu hiệu để nhắc nhở động viên đồng bào . . . Thầy truyền bá câu đó cho học sinh để người người ghi nhớ. Trường hợp này thấy ở thầy Lương Văn Can, hiệu trưởng nhà trường. Thầy đã đặt ra sáu chữ: "Bảo quốc túy, tuyệt quốc sỉ", nghĩa là: giữ gìn tinh hoa của đất nước, rửa nhục cho nước.

Mấy chữ này, thầy cũng dùng làm lời trối trăng để lại cho con cháu và cho đồng bào. Đám tang của thầy ngày 13-6-1927 tại Hà Nội, những chữ này đã được in trên hàng ngàn tờ giấy bướm và phát cho người đi dự đám tang. Đây là một hành động giáo dục tuyệt vời, hình như không ai làm được cả.

Trở lên một vài tư liệu tản mạn thu thập để hình dung ra sự giảng dạy (nội dung và phương pháp) ở nhà trường Đông kinh nghĩa thục. Xin được xem đây là vài liên hệ gợi ý, mong được mọi người chúng ta gom góp bổ sung thêm. 










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét