Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Thời điểm bế tắc của cuộc đàm phán Fontainebleau

Thời điểm bế tắc của cuộc đàm phán Fontainebleau



Ngày 12/8/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và nói chuyện với Đoàn đại biểu Việt Nam đang dự Hội nghị Fontainebleau và bà con Việt kiều vào thời điểm cuộc đàm phán bế tắc và ở Việt Nam quân Pháp đẩy mạnh khiêu khích.
Bình luận về cuộc đụng độ giữa lực lượng vũ trang Việt-Pháp tại Bắc Ninh và cuộc oanh tạc bằng không quân của Pháp, khi trả lời tờ “Le Combat” (Chiến đấu), người đứng đầu nhà nước Việt Nam nói: “… Ý kiến của tôi là mặc dầu trách nhiệm về bên nào, vụ xung đột ấy cũng rất đáng tiếc”; còn về  Hội nghị Fontainebleau, Bác cho rằng: “Hội nghị chỉ có thể gián đoạn chứ không thể tan vỡ được. Tôi sẽ không khởi hành trước khi chúng ta có thể đi tới một sự thoả thuận”. Còn với tờ “Libération”(Giải phóng), Bác nói rõ “Tôi không đặt điều kiện cho việc nối lại cuộc Hội nghị Fontainebleau”.
 
d
Ngày 12/8/1954, Bác cùng Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng tiếp các vị trong Uỷ ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành hiệp định Genève về Việt Nam.

Nhằm cứu vãn tình hình, trong ngày 12/8/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet bày tỏ quan điểm: “Điều trước tiên là chúng ta cần làm dịu đầu óc những người Pháp và những người Việt Nam... Cần làm cho cả hai bên đều hiểu những cái mà họ có thể giành được. Những vấn đề mà người Pháp cũng như người Việt Nam tha thiết nhất, đó là vấn đề độc lập dân tộc và vấn đề Nam Bộ...”. Sau khi cho biết sẽ gửi văn bản chính thức và tiếp tục thảo luận riêng, bức thư tỏ ý “Tôi chắc chắn rằng, với thiện ý chung và sự tin cậy lẫn nhau, chúng ta sẽ nhanh chóng đi đến một thoả thuận có lợi cho cả 2 dân tộc chúng ta”.

Cũng với mối quan tâm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp Maurice Thorez yêu cầu các Bộ trưởng cộng sản Pháp trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ Pháp khi thoả thuận về vấn đề Việt Nam hãy ủng hộ quan điểm của Việt Nam và xác định “Số phận Việt Nam tuỳ thuộc nhiều vào cuộc thảo luận đó”.
Trả lời tờ “Franc-Tireur”, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh khẩn thiết khẳng định: “Tôi không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho nhân dân Việt nam những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng tôi mong đợi ở nước Pháp. Nước Việt Nam không chịu trách nhiệm về các cuộc xung đột đã xẩy ra. Cần phải tạo nên bầu không khí thuận lợi cần thiết cho cuộc cộng tác Việt-Pháp. Muốn thế, cần làm yên lòng người Việt cũng như người Pháp. Về phần chúng tôi, chúng tôi quyết định bảo đảm cho nước Pháp những quyền lợi tinh thần, văn hoá và vật chất, nhưng trái lại nước Pháp phải bảo đảm nền độc lập của chúng tôi”.

Đó là bằng chứng những nỗ lực của Việt Nam cho hoà bình và thân thiện, đồng thời cũng thể hiện nguyênlý ngoại giao mà Bác Hồ đã căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi lên đường sang Pháp “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét